Sự sụp đổ của Hương Cảng đã tác thành cho cô. Thế nhưng trong cái thế giới không thể giải thích rõ này, ai biết được cái gì là nhàn, cái gì là quả? Ai biết được, có lẽ chính vì muốn tác thành cho cô, mà cả thành phố lớn này đã bị lật đổ.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Có một tòa thành gọi là Hương Cảng. Đây không đơn giản chỉ là một tòa thành, mà còn là một tòa Cảng Đảo[1]. Đã có lúc, tòa thành này cách chúng ta rất xa, xa tựa núi dài sông sâu như thể cách một đất nước; lại có lúc rất gần chúng ta, chỉ bằng khoảng cách của một sớm một chiều. Còn chúng ta đều là những hạt bụi nhỏ nhoi du ngoạn trong tòa thành này, những người đến rồi đi, lướt qua nhau giữa dòng người, phiêu lãng chính là chốn về tốt nhất.
[1] Cảng Đảo hay Hương Cảng là cách gọi tắt của đảo Hương Cảng (Hồng Kông). Trong bản dịch này, chúng tôi dùng cách gọi cũ Hương Cảng để phù hợp với bối cảnh thời Dân Quốc.
Trương Ái Linh từng là khách qua đường của tòa thành này, thời gian cô lưu trú ở đây, nói dài không dài, nói ngắn cũng không ngắn, chỉ ba năm mà thôi. Từ khi trốn ra khỏi nhà của cha, hàng ngày Trương Ái Linh đều chăm chỉ học bổ túc bên nhà mẹ, chuẩn bị thi vào đại học London. Cô thông minh bẩm sinh quả không phụ kỳ vọng, đã thi đỗ vào đại học London. Nhìn thấy ước mơ du học đã sắp thành hiện thực, thế nhưng chuyện tốt luôn gặp nhiều gian nan, chiến tranh ác liệt diễn ra không ngừng, khiến Trương Ái Linh không có cách nào đi Anh được, đành phải đổi sang đi Hương Cảng.
Năm 1939, cô gái 19 tuổi Trương Ái Linh đến Đại học Hương Cảng để chuyên nghiên cứu văn học. Cô gái cao gầy này, mặc một chiếc sườn xám màu trắng, xách chiếc va li da cũ mà mẹ cô đã dùng khi ra nước ngoài, cứ thế một mình đi xuống phía Nam. Có lẽ trong cô sẽ cảm thấy một chút bất an đối với thành phố xa lạ này. Nhưng cô đã luôn mong ước được độc hành từ lâu, chỉ cần đi khỏi Thượng Hải, là cô có thể sống một cuộc sống giản đơn phóng khoáng, có thể làm chủ cuộc đời mình.
Khi thuyền cập bến Hương Cảng, Trương Ái Linh đã được thưởng thức sắc màu tuyệt mỹ mà chỉ tòa thành này mới có. Sau này, ấn tượng đầu tiên về Hương Cảng được cô viết lại trong Mối tình khuynh thành: “Nhìn ra xa, thứ bắt mắt nhất là những tấm biển quảng cáo cỡ lớn xung quanh bến tàu, nào đỏ, nào hồng, nào da cam, tất cả đều in trên nền biển xanh ngắt, từng sọc từng sọc, từng tầng từng tầng, những sắc đối lập đầy kích thích, mảng trồi lên mảng hằn xuống”[2]
[2] Chuyện tình giai nhân (tên gốc Mối tình khuynh thành), Trương Ái Linh, do Trần Quang Đức dịch.
Dẫu đã quen nhìn những cảnh vật huyền ảo, đã sớm hiểu rất rõ những khung cảnh phồn hoa, nhưng Trương Ái Linh vẫn cố chấp tin rằng, mỗi thành phố đều có những câu chuyện và vẻ đẹp riêng không thể nói bằng lời. Cô biết, thành phố này có thể giữ cô ở lại, nhưng cũng chỉ trong một quãng thời gian ngắn ngủi. Dẫu luôn tin rằng, mình là một cô gái tuyệt trần, nhưng điều mà cô mong đợi, cũng chỉ là một cuộc sống giản đơn.
Trương Ái Linh rời xa quê nhà để đi học, người lo lắng cho cô nhất vẫn là người mẹ và người cô Trương Mậu Uyên. Họ sắp xếp một người tên là Lý Khai Đệ đón cô ở bến cảng. Lý Khai Đệ là mối tình đầu của người cô Trương Mậu Uyên, từng gặp gỡ nhau trên chuyến tàu sang London, tình yêu của họ là tình yêu sét đánh. Nhưng họ lại không nên duyên phận, Lý Khai Đệ sau này yêu người khác, rồi kết hôn, còn Trương Mậu Uyên vẫn phòng không năm mươi năm. Nhưng có lẽ số phận đã định tình duyên, ở tuổi xế chiều họ lại được trùng phùng lần nữa, cùng nắm tay nhau đón buổi hoàng hôn.
Đại học Hương Cảng tọa lạc trong một tu viện kiến trúc Pháp ở lưng chừng núi, hai bên con đường núi hoa dại nở đầy, sắc đỏ như lửa đốt. Sau này, rất nhiều cảnh trí ở nơi đây đều trở thành bối cảnh trong tiểu thuyết của Trương Ái Linh. Nếu những năm trung học của Trương Ái Linh mang một màu xám xịt như cô thường nói, thì những năm tháng đại học có lẽ đã mang đến cho cô rất nhiều màu sắc mà cô không ngờ tới.
Sinh viên của Đại học Hương Cảng phần lớn đến từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là những cô gái của phú thương Hoa kiều. Nếu là sinh viên bản địa, thì gia cảnh của họ cũng phải rất khá giả. Những tiểu thư giàu có này, tiêu tiền như nước, hoạt động xã giao nhiều như sao trên trời, vốn tiếng Anh của họ rất tốt, còn trình độ Trung văn lại chỉ ở mức biết chữ. Vì sống dựa vào mẹ, nên so với họ, Trương Ái Linh rõ ràng thanh bần hơn rất nhiều.
Trong Tiểu đoàn viên, Trương Ái Linh viết: “Trong ngôi trường mà con gái ông trùm cao su nhập học này, chỉ có cô là không có bút máy (chỉ có thể dùng bút chấm mực), lúc nào cũng mang theo một bình mực nước, nhìn vô cùng nổi bật”. Nhằm tiết kiệm chi phí, cô không dám tham gia bất cứ hoạt động xã giao nào. Trong ba năm học ở Hương Cảng, cô thậm chí còn không học nhảy, bởi cô không có nhiều tiền để mua váy khiêu vũ.
Vào trường không lâu, Trương Ái Linh đã gặp phải một chuyện khiến cô bối rối khó xử. Trong ký túc xá có một nữ sinh tên là Chu Diệu, cha là một hào phú, bỏ tiền ra mua cả một hòn đảo độc lập, rồi xây một tòa biệt thự tráng lệ xa hoa trên đó. Cô ấy mời tất cả bạn bè trong ký túc xá đến đó chơi một ngày, đi đến đó phải thuê một chiếc thuyền nhỏ, cả đi cả về mỗi người sẽ mất khoảng mười mấy đồng đi thuyền. Vì không nỡ bỏ ra khoản chi phí ngoài hạn mức này, nên Trương Ái Linh xin với bà sơ là không đi. Bà sơ hỏi ngọn ngành, Trương Ái Linh đành phải nói rõ sự tình. Cha mẹ ly dị, cô buộc phải ra ngoài sống. Với thu nhập không đáng là bao, mẹ cô nuôi cô học đại học không hề dễ dàng, cho nên, cô không muốn mất quá nhiều tiền để tham gia những hoạt động xã giao đó. Khi mới đến đây, Trương Ái Linh tự cảm thấy cực kỳ tủi hổ. Nếu như không phải vạn bất đắc dĩ, cô hy vọng tất cả những cảnh ngộ như thế, cả đời này sẽ không phải nhắc lại với bất cứ ai nữa. Nào ngờ bà sơ lại không tự mình quyết định được, liền đem chuyện này nói với viện trưởng tu viện, cuối cùng tất cả mọi người đều biết chuyện.
Nghèo không phải là cái tội, nhưng vô hình trung nghèo lại trở thành một nỗi nhục. Bởi những nữ sinh lớn lên trong nhung lụa kia, làm sao có thể hiểu được sâu sắc nỗi cơ cực của cuộc sống. Họ cho rằng, nghèo khiến người ta mất thể diện, thậm chí đánh mất sự tôn nghiêm. Cho nên, dù có thế nào, cũng phải phô diễn sự vinh hoa phú quý trước mặt người khác, mới không phụ những năm tháng như gấm như hoa này.
Chỉ là sự sang hèn của một người, đâu phải thứ mà bạn có thể lựa chọn? Dẫu Trương Ái Linh là con cháu hào môn, danh gia vọng tộc, nhưng mấy chục năm ngắn ngủi, tất cả vinh hoa đã bị một cơn gió thổi sạch bay. Cuộc đời xưa nay chưa bao giờ có sự an ổn tuyệt đối, trong cơn khốn cùng, duy chỉ có tự cứu mình, mới có thể giải thoát cho chính mình.
©STENT: http://www.luv-ebook.com
Cách Trương Ái Linh tự giải thoát cho mình, đó chính là phấn đấu học hành, để gột tẩy nỗi nhục nghèo hèn. Cô nỗ lực học tiếng Anh, cuối cùng đã có thể đọc thuộc toàn bộ bài thơ Paradise Lost của John Milton. Trong ba năm, cô đều viết thư cho mẹ và cô của mình bằng tiếng Anh. Những năm cuối đời sống ở Mỹ, đã từng có giáo sư nói rằng cô viết lách bằng tiếng Anh còn giỏi hơn và có văn phong nghệ thuật hơn người Mỹ rất nhiều.
Sự nỗ lực của cô cuối cùng đã không uổng công, thành tích các môn của cô đều đứng thứ nhất. Năm thứ hai, một mình cô đã giành được hai học bổng của năm thứ hai khoa Văn học, Đại học Hương Cảng. Có một vị giáo sư quốc tịch Anh đã vì chuyện này mà kinh ngạc cảm thán: “Tôi dạy học suốt mười mấy năm, chưa bao giờ thấy có sinh viên nào lại đạt điểm điểm số cao như vậy!”. Bởi vì xuất chúng, nên toàn bộ học phí, tiền ăn ở ký túc xá của cô đều được miễn, nghe nói sau khi tốt nghiệp cô còn có thể được gửi đến đại học Oxford để đào tạo sâu hơn và được đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Dần dần, bạn bè cùng lớp đã quên mất sự nghèo túng của cô, thay vào đó là sự hâm mộ và ngợi khen. Nhưng ở đây rốt cuộc vẫn không phải là trường nữ sinh St’s Maria, nơi có những thiếu niên có tâm hồn đơn thuần và tinh khiết. Những cô gái Hoa kiều nơi đây mang theo cảm giác ưu việt bẩm sinh, tùy ý buông thả cuộc đời của mình, giống như những đóa hoa dại hoang dã đỏ như lửa thiêu đốt suốt dọc đường núi đó. Họ không có cách nào hiểu được cô gái có một nửa là cổ điển, một nửa là thời thượng này, càng không thể nào hiểu được sự cao ngạo đầy tôn quý và thế giới nội tâm sâu sắc đằng sau văn chương của cô ấy.
Những nữ sinh tình ý chớm nở này, xinh đẹp như nụ hoa đầu cành giữa trời xuân, chúm chím đợi lúc bừng nở. Họ muốn tụ hội với những người thưởng hoa trong buổi thịnh yến thanh xuân này. Trong Tiểu đoàn viên Trương Ái Linh từng viết: “Chớm hè, từng đám nam sinh tản bộ trên núi, nắm tay nhau xếp thành một hàng dài, đi đi lại lại trên đường cái, đồng thanh hát những bài hát thịnh hành. Có lúc, họ còn gọi tên của nữ sinh trong ký túc xá, gọi một tiếng, là một tràng cười ồn ào nổi lên theo”.
Dẫu cho, cuộc sống đầy màu sắc ở Đại học Hương Cảng khiến Trương Ái Linh kinh ngạc và vui sướng, nhưng trong những người thưởng hoa đến rồi đi đó, mãi vẫn không tìm thấy người mà cô muốn tìm. Những năm xế chiều, khi nhớ lại, Trương Ái Linh nói: “Tôi cô độc đã thành quen, khi còn học đại học, bạn bè cùng lớp thường nói họ nghe mà không hiểu những gì tôi đang nói, nhưng tôi cũng không buồn để ý”.
Không phải là cô cự tuyệt sự bừng nở, mà là cô không gặp được người đáng để cô tỏa sáng vì họ. Dáng dấp bề ngoài của cô tưởng chừng như yếu đuối, nhưng thực ra cô mang trong mình một sự bền vững khôn tả. Không có ai dám tùy tiện gõ cửa trái tim cô. Ước mơ trong sâu thẳm nội tâm trước sau đã không thể viên mãn, cô đành giản đơn sống qua ngày trong sự thiếu sót đáng tiếc. Cả mái trường này, thậm chí cả thành phố này, đều đầy rẫy những đóa hoa như lửa đó. Mà thế giới của cô, hoa lê trắng hơn tuyết, thanh khiết như buổi đầu.
Khi người khác đang thỏa sức giải phóng tuổi thanh xuân của mình, Trương Ái Linh đã tìm được nơi thích hợp với bản thân, đó chính là thư viện. Cô gửi gắm tình cảm vào nơi đây, quên đi mình đang cô độc biết bao. Bầu không khí trong thư viện rất tĩnh mịch, phảng phất mùi thơm lành lạnh của sách vở, khiến cô không thể không yêu thích. Trên giá sách còn bày đầy những tấu chương của đại thần, tăm ngà, trong những chiếc túi gấm nhét kín những bản in tranh ngũ sắc của lễ phục thời Thanh, tất cả mang đến cho cô một cảm giác quen thuộc đã lâu mới thấy.
Ngồi ở thư viện giống như ngồi trong tòa điện của lịch sử, có thể quay ngược trở lại các triều đại, thu hoạch được rất nhiều niềm kinh ngạc vô danh. Tháng ngày dài đằng đẵng, chầm chậm trôi ở nơi này, vừa chân thực lại vừa hư ảo. Thi thoảng ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm mưa mù và núi xanh, trái tim của cô, yên tĩnh như thế, yên tĩnh đến mức bụi trần cũng không nỡ rớt xuống.
Hóa ra, chỉ cần nội tâm trầm tĩnh, thì cho dù bạn đặt mình ở nơi phố thị phồn hoa đến đâu, vẫn có thể trong sáng giản đơn. Chẳng có quãng đời nào là không phải trải qua mưa gió dập vùi, có lẽ không đến mức kính sợ, nhưng cũng phải được tôn trọng. Nhưng chúng ta vẫn phải đi tiếp, làm theo quy luật của thế tục, tiếp tục đi, không thiên không lệch, không kinh hoảng, không lo toan. Tôi tin rằng, những thứ mà Hương Cảng mang đến cho Trương Ái Linh, chắc chắn còn nhiều hơn thế.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Có một tòa thành gọi là Hương Cảng. Đây không đơn giản chỉ là một tòa thành, mà còn là một tòa Cảng Đảo[1]. Đã có lúc, tòa thành này cách chúng ta rất xa, xa tựa núi dài sông sâu như thể cách một đất nước; lại có lúc rất gần chúng ta, chỉ bằng khoảng cách của một sớm một chiều. Còn chúng ta đều là những hạt bụi nhỏ nhoi du ngoạn trong tòa thành này, những người đến rồi đi, lướt qua nhau giữa dòng người, phiêu lãng chính là chốn về tốt nhất.
[1] Cảng Đảo hay Hương Cảng là cách gọi tắt của đảo Hương Cảng (Hồng Kông). Trong bản dịch này, chúng tôi dùng cách gọi cũ Hương Cảng để phù hợp với bối cảnh thời Dân Quốc.
Trương Ái Linh từng là khách qua đường của tòa thành này, thời gian cô lưu trú ở đây, nói dài không dài, nói ngắn cũng không ngắn, chỉ ba năm mà thôi. Từ khi trốn ra khỏi nhà của cha, hàng ngày Trương Ái Linh đều chăm chỉ học bổ túc bên nhà mẹ, chuẩn bị thi vào đại học London. Cô thông minh bẩm sinh quả không phụ kỳ vọng, đã thi đỗ vào đại học London. Nhìn thấy ước mơ du học đã sắp thành hiện thực, thế nhưng chuyện tốt luôn gặp nhiều gian nan, chiến tranh ác liệt diễn ra không ngừng, khiến Trương Ái Linh không có cách nào đi Anh được, đành phải đổi sang đi Hương Cảng.
Năm 1939, cô gái 19 tuổi Trương Ái Linh đến Đại học Hương Cảng để chuyên nghiên cứu văn học. Cô gái cao gầy này, mặc một chiếc sườn xám màu trắng, xách chiếc va li da cũ mà mẹ cô đã dùng khi ra nước ngoài, cứ thế một mình đi xuống phía Nam. Có lẽ trong cô sẽ cảm thấy một chút bất an đối với thành phố xa lạ này. Nhưng cô đã luôn mong ước được độc hành từ lâu, chỉ cần đi khỏi Thượng Hải, là cô có thể sống một cuộc sống giản đơn phóng khoáng, có thể làm chủ cuộc đời mình.
Khi thuyền cập bến Hương Cảng, Trương Ái Linh đã được thưởng thức sắc màu tuyệt mỹ mà chỉ tòa thành này mới có. Sau này, ấn tượng đầu tiên về Hương Cảng được cô viết lại trong Mối tình khuynh thành: “Nhìn ra xa, thứ bắt mắt nhất là những tấm biển quảng cáo cỡ lớn xung quanh bến tàu, nào đỏ, nào hồng, nào da cam, tất cả đều in trên nền biển xanh ngắt, từng sọc từng sọc, từng tầng từng tầng, những sắc đối lập đầy kích thích, mảng trồi lên mảng hằn xuống”[2]
[2] Chuyện tình giai nhân (tên gốc Mối tình khuynh thành), Trương Ái Linh, do Trần Quang Đức dịch.
Dẫu đã quen nhìn những cảnh vật huyền ảo, đã sớm hiểu rất rõ những khung cảnh phồn hoa, nhưng Trương Ái Linh vẫn cố chấp tin rằng, mỗi thành phố đều có những câu chuyện và vẻ đẹp riêng không thể nói bằng lời. Cô biết, thành phố này có thể giữ cô ở lại, nhưng cũng chỉ trong một quãng thời gian ngắn ngủi. Dẫu luôn tin rằng, mình là một cô gái tuyệt trần, nhưng điều mà cô mong đợi, cũng chỉ là một cuộc sống giản đơn.
Trương Ái Linh rời xa quê nhà để đi học, người lo lắng cho cô nhất vẫn là người mẹ và người cô Trương Mậu Uyên. Họ sắp xếp một người tên là Lý Khai Đệ đón cô ở bến cảng. Lý Khai Đệ là mối tình đầu của người cô Trương Mậu Uyên, từng gặp gỡ nhau trên chuyến tàu sang London, tình yêu của họ là tình yêu sét đánh. Nhưng họ lại không nên duyên phận, Lý Khai Đệ sau này yêu người khác, rồi kết hôn, còn Trương Mậu Uyên vẫn phòng không năm mươi năm. Nhưng có lẽ số phận đã định tình duyên, ở tuổi xế chiều họ lại được trùng phùng lần nữa, cùng nắm tay nhau đón buổi hoàng hôn.
Đại học Hương Cảng tọa lạc trong một tu viện kiến trúc Pháp ở lưng chừng núi, hai bên con đường núi hoa dại nở đầy, sắc đỏ như lửa đốt. Sau này, rất nhiều cảnh trí ở nơi đây đều trở thành bối cảnh trong tiểu thuyết của Trương Ái Linh. Nếu những năm trung học của Trương Ái Linh mang một màu xám xịt như cô thường nói, thì những năm tháng đại học có lẽ đã mang đến cho cô rất nhiều màu sắc mà cô không ngờ tới.
Sinh viên của Đại học Hương Cảng phần lớn đến từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là những cô gái của phú thương Hoa kiều. Nếu là sinh viên bản địa, thì gia cảnh của họ cũng phải rất khá giả. Những tiểu thư giàu có này, tiêu tiền như nước, hoạt động xã giao nhiều như sao trên trời, vốn tiếng Anh của họ rất tốt, còn trình độ Trung văn lại chỉ ở mức biết chữ. Vì sống dựa vào mẹ, nên so với họ, Trương Ái Linh rõ ràng thanh bần hơn rất nhiều.
Trong Tiểu đoàn viên, Trương Ái Linh viết: “Trong ngôi trường mà con gái ông trùm cao su nhập học này, chỉ có cô là không có bút máy (chỉ có thể dùng bút chấm mực), lúc nào cũng mang theo một bình mực nước, nhìn vô cùng nổi bật”. Nhằm tiết kiệm chi phí, cô không dám tham gia bất cứ hoạt động xã giao nào. Trong ba năm học ở Hương Cảng, cô thậm chí còn không học nhảy, bởi cô không có nhiều tiền để mua váy khiêu vũ.
Vào trường không lâu, Trương Ái Linh đã gặp phải một chuyện khiến cô bối rối khó xử. Trong ký túc xá có một nữ sinh tên là Chu Diệu, cha là một hào phú, bỏ tiền ra mua cả một hòn đảo độc lập, rồi xây một tòa biệt thự tráng lệ xa hoa trên đó. Cô ấy mời tất cả bạn bè trong ký túc xá đến đó chơi một ngày, đi đến đó phải thuê một chiếc thuyền nhỏ, cả đi cả về mỗi người sẽ mất khoảng mười mấy đồng đi thuyền. Vì không nỡ bỏ ra khoản chi phí ngoài hạn mức này, nên Trương Ái Linh xin với bà sơ là không đi. Bà sơ hỏi ngọn ngành, Trương Ái Linh đành phải nói rõ sự tình. Cha mẹ ly dị, cô buộc phải ra ngoài sống. Với thu nhập không đáng là bao, mẹ cô nuôi cô học đại học không hề dễ dàng, cho nên, cô không muốn mất quá nhiều tiền để tham gia những hoạt động xã giao đó. Khi mới đến đây, Trương Ái Linh tự cảm thấy cực kỳ tủi hổ. Nếu như không phải vạn bất đắc dĩ, cô hy vọng tất cả những cảnh ngộ như thế, cả đời này sẽ không phải nhắc lại với bất cứ ai nữa. Nào ngờ bà sơ lại không tự mình quyết định được, liền đem chuyện này nói với viện trưởng tu viện, cuối cùng tất cả mọi người đều biết chuyện.
Nghèo không phải là cái tội, nhưng vô hình trung nghèo lại trở thành một nỗi nhục. Bởi những nữ sinh lớn lên trong nhung lụa kia, làm sao có thể hiểu được sâu sắc nỗi cơ cực của cuộc sống. Họ cho rằng, nghèo khiến người ta mất thể diện, thậm chí đánh mất sự tôn nghiêm. Cho nên, dù có thế nào, cũng phải phô diễn sự vinh hoa phú quý trước mặt người khác, mới không phụ những năm tháng như gấm như hoa này.
Chỉ là sự sang hèn của một người, đâu phải thứ mà bạn có thể lựa chọn? Dẫu Trương Ái Linh là con cháu hào môn, danh gia vọng tộc, nhưng mấy chục năm ngắn ngủi, tất cả vinh hoa đã bị một cơn gió thổi sạch bay. Cuộc đời xưa nay chưa bao giờ có sự an ổn tuyệt đối, trong cơn khốn cùng, duy chỉ có tự cứu mình, mới có thể giải thoát cho chính mình.
©STENT: http://www.luv-ebook.com
Cách Trương Ái Linh tự giải thoát cho mình, đó chính là phấn đấu học hành, để gột tẩy nỗi nhục nghèo hèn. Cô nỗ lực học tiếng Anh, cuối cùng đã có thể đọc thuộc toàn bộ bài thơ Paradise Lost của John Milton. Trong ba năm, cô đều viết thư cho mẹ và cô của mình bằng tiếng Anh. Những năm cuối đời sống ở Mỹ, đã từng có giáo sư nói rằng cô viết lách bằng tiếng Anh còn giỏi hơn và có văn phong nghệ thuật hơn người Mỹ rất nhiều.
Sự nỗ lực của cô cuối cùng đã không uổng công, thành tích các môn của cô đều đứng thứ nhất. Năm thứ hai, một mình cô đã giành được hai học bổng của năm thứ hai khoa Văn học, Đại học Hương Cảng. Có một vị giáo sư quốc tịch Anh đã vì chuyện này mà kinh ngạc cảm thán: “Tôi dạy học suốt mười mấy năm, chưa bao giờ thấy có sinh viên nào lại đạt điểm điểm số cao như vậy!”. Bởi vì xuất chúng, nên toàn bộ học phí, tiền ăn ở ký túc xá của cô đều được miễn, nghe nói sau khi tốt nghiệp cô còn có thể được gửi đến đại học Oxford để đào tạo sâu hơn và được đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Dần dần, bạn bè cùng lớp đã quên mất sự nghèo túng của cô, thay vào đó là sự hâm mộ và ngợi khen. Nhưng ở đây rốt cuộc vẫn không phải là trường nữ sinh St’s Maria, nơi có những thiếu niên có tâm hồn đơn thuần và tinh khiết. Những cô gái Hoa kiều nơi đây mang theo cảm giác ưu việt bẩm sinh, tùy ý buông thả cuộc đời của mình, giống như những đóa hoa dại hoang dã đỏ như lửa thiêu đốt suốt dọc đường núi đó. Họ không có cách nào hiểu được cô gái có một nửa là cổ điển, một nửa là thời thượng này, càng không thể nào hiểu được sự cao ngạo đầy tôn quý và thế giới nội tâm sâu sắc đằng sau văn chương của cô ấy.
Những nữ sinh tình ý chớm nở này, xinh đẹp như nụ hoa đầu cành giữa trời xuân, chúm chím đợi lúc bừng nở. Họ muốn tụ hội với những người thưởng hoa trong buổi thịnh yến thanh xuân này. Trong Tiểu đoàn viên Trương Ái Linh từng viết: “Chớm hè, từng đám nam sinh tản bộ trên núi, nắm tay nhau xếp thành một hàng dài, đi đi lại lại trên đường cái, đồng thanh hát những bài hát thịnh hành. Có lúc, họ còn gọi tên của nữ sinh trong ký túc xá, gọi một tiếng, là một tràng cười ồn ào nổi lên theo”.
Dẫu cho, cuộc sống đầy màu sắc ở Đại học Hương Cảng khiến Trương Ái Linh kinh ngạc và vui sướng, nhưng trong những người thưởng hoa đến rồi đi đó, mãi vẫn không tìm thấy người mà cô muốn tìm. Những năm xế chiều, khi nhớ lại, Trương Ái Linh nói: “Tôi cô độc đã thành quen, khi còn học đại học, bạn bè cùng lớp thường nói họ nghe mà không hiểu những gì tôi đang nói, nhưng tôi cũng không buồn để ý”.
Không phải là cô cự tuyệt sự bừng nở, mà là cô không gặp được người đáng để cô tỏa sáng vì họ. Dáng dấp bề ngoài của cô tưởng chừng như yếu đuối, nhưng thực ra cô mang trong mình một sự bền vững khôn tả. Không có ai dám tùy tiện gõ cửa trái tim cô. Ước mơ trong sâu thẳm nội tâm trước sau đã không thể viên mãn, cô đành giản đơn sống qua ngày trong sự thiếu sót đáng tiếc. Cả mái trường này, thậm chí cả thành phố này, đều đầy rẫy những đóa hoa như lửa đó. Mà thế giới của cô, hoa lê trắng hơn tuyết, thanh khiết như buổi đầu.
Khi người khác đang thỏa sức giải phóng tuổi thanh xuân của mình, Trương Ái Linh đã tìm được nơi thích hợp với bản thân, đó chính là thư viện. Cô gửi gắm tình cảm vào nơi đây, quên đi mình đang cô độc biết bao. Bầu không khí trong thư viện rất tĩnh mịch, phảng phất mùi thơm lành lạnh của sách vở, khiến cô không thể không yêu thích. Trên giá sách còn bày đầy những tấu chương của đại thần, tăm ngà, trong những chiếc túi gấm nhét kín những bản in tranh ngũ sắc của lễ phục thời Thanh, tất cả mang đến cho cô một cảm giác quen thuộc đã lâu mới thấy.
Ngồi ở thư viện giống như ngồi trong tòa điện của lịch sử, có thể quay ngược trở lại các triều đại, thu hoạch được rất nhiều niềm kinh ngạc vô danh. Tháng ngày dài đằng đẵng, chầm chậm trôi ở nơi này, vừa chân thực lại vừa hư ảo. Thi thoảng ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm mưa mù và núi xanh, trái tim của cô, yên tĩnh như thế, yên tĩnh đến mức bụi trần cũng không nỡ rớt xuống.
Hóa ra, chỉ cần nội tâm trầm tĩnh, thì cho dù bạn đặt mình ở nơi phố thị phồn hoa đến đâu, vẫn có thể trong sáng giản đơn. Chẳng có quãng đời nào là không phải trải qua mưa gió dập vùi, có lẽ không đến mức kính sợ, nhưng cũng phải được tôn trọng. Nhưng chúng ta vẫn phải đi tiếp, làm theo quy luật của thế tục, tiếp tục đi, không thiên không lệch, không kinh hoảng, không lo toan. Tôi tin rằng, những thứ mà Hương Cảng mang đến cho Trương Ái Linh, chắc chắn còn nhiều hơn thế.
/34
|