Lá rụng non vắng, cành lạnh tìm quanh[1]. Vào buổi chiều còn vương ánh thu tàn, hái chút ánh dương, đọc vài cuốn thi thư, ngày tháng phởn phơ lãng quên thế tục. Đi qua bao năm tháng tựa núi rộng sông dài, ngỡ rằng thế sự sớm đã đổi khác, biết bao tình cảnh vô duyên vô cớ đã được sinh ra, hóa ra, có một loại năm tháng gọi là từ bi. Bởi vì hiểu rằng, trên sân khấu nhân gian mênh mang này, từ lúc bắt đầu, đến khi hạ màn, một con người phải trải qua biết bao khó khăn, nên năm tháng mới khoan dung, nhân hậu; để những người phải nếm trải hết khói lửa như chúng ta, vẫn giữ được một trái tim trong trắng tựa hoa lê như thuở nào.
[1] Lá rụng non vắng: Ý thơ của Vi Ứng Vật. Cành lạnh tìm quanh: Ý thơ của Tô Thức. Đều là hai câu tả cảnh mùa thu lạnh lẽo, buồn thảm.
Sênh ca tuy đã dứt, âm vang vọng sân nhà. Ánh đèn kia thắp sáng, tiễn khách xuống lầu xa[2]. Thời kì Dân Quốc là một vở kịch rời rạc, câu chuyện khuynh thành vui vẻ sớm đã bị chôn vùi dưới bao lớp phong trần, không biết đi đâu về đâu. Người con gái bị tháng năm vứt bỏ ấy, lại khoan thai bước ra từ ngõ nhỏ năm xưa. Cô vận một chiếc sườn xám bằng gấm trắng, đi qua mưa khói Dân Quốc, vượt vòng tuần hoàn của bốn mùa, còn thứ vương vãi khắp trên mặt đất đó, chính là ký ức thanh mát như bạc hà.
[2] Nguyên văn “Sênh ca quy viện lạc, đăng hỏa hạ lâu dài”, là hai câu trích trong bài Yến tán của Bạch Cư Dị.
Tôi thích Trương Ái Linh, không cần duyên cớ, chẳng hỏi nhân quả. Thích sự tự sùng bái mình lúc thiếu thời, thích sự si tình không hối hận sau khi gặp được tình yêu và cũng thích cách sống cô quạnh xa rời chốn đông người những năm cuối đời của cô. Người con gái ấy, trên bến Thượng Hải đầy sóng gió, nhảy múa mãi với vầng hào quang của trăng sáng mà chẳng tốn chút sức lực nào. Người con gái ấy, chìm nổi mấy độ, nhìn lại những sóng gió đã qua, cuối cùng đã chọn quay người một cách diễm lệ, đi xa tận chân trời. Diễm lệ như cô, cao ngạo như cô, chưa từng dễ dàng yêu một người, cũng không dễ dàng phụ một người.
Đàn ông thời Dân Quốc nhiều như những đốm lửa, nhưng chỉ có một đốm lửa vô tình chiếu sán cho Trương Ái Linh. Gặp gỡ của đời người là một chuyện vô cùng tốt đẹp, còn chúng ta thì luôn vì cái đẹp mà diễn vai si tình và vô tình. Hồ Lan Thành có thể quên rất nhiều lời ước hẹn chỉ trong thời gian uống một chén trà ngắn ngủi, còn Trương Ái Linh lại vì một mối tình mà chịu trách nhiệm đến cùng. Cô vì anh mà chịu thấp kém đến tận cùng cát bụi, từ trong cát bụi nở ra một đóa hoa, đóa hoa này, nở nhầm thời gian. Khoảnh khắc anh quay đi, cô cam tâm tình nguyện một mình tàn úa.
Về sau Trương Ái Linh gặp một mối duyên phận, đó là đạo diễn Tạng Hồ, người đã mang đến cho cô một cuộc tương phùng tựa gió nhẹ mây bay. Chỉ là cô không chịu được tháng ngày lẻ loi, mà cúi đầu rũ áo. Sau đó, cô lại có một mối tình dị quốc với một người già tên là Ferdinand Reyer, họ đã nắm tay nhau vượt qua khốn khó suốt mười một năm ròng. Nhưng hồng trần lênh đênh, cuối cùng vẫn không cho Trương Ái Linh nổi một kiếp yên ổn mà cô mong muốn. Có lẽ, tình yêu là thứ nhất định phải làm người ta tổn thương đến độ không thể tổn thương hơn được nữa, thì mới có thể thấu hiểu.
Hồ Lan Thành nói, Trương Ái Linh là “hoa soi bóng nước” thời Dân Quốc. Cô không cần kinh qua bao thế sự, tất cả mọi chuyện của thời đại này sẽ tự tìm đến làm bạn với cô. Cô không đẹp, nhưng bất cứ dáng vẻ nào của cô cũng đủ khuynh thành. Chính người con gái truyền kỳ này, đã kết tình duyên một đời với ánh trăng, sinh ra trong ngày trăng tròn, chết đi cũng vào ngày trăng tròn. Vầng trăng của Dân Quốc đã chìm khuất từ lâu, nhưng câu chuyện của cô sẽ mãi mãi không kết thúc.
Ở chốn nhân gian kỳ quái này, mấy ai có thể để ngày tháng vụt qua như nước chảy mây trôi. Nhưng tôi trước sau vẫn luôn tin rằng, đi qua mưa khói Bành Hồ[3], qua năm tháng, núi sông, những người đã nếm trải hết mùi vị của cuộc sống, sẽ càng sống động và trong sạch hơn. Thời gian mãi mãi là kẻ đứng ngoài cuộc, chúng ta cần tự mình gánh vác tất cả quá trình và kết quả.
[3] Một địa danh văn hóa lịch sử lâu đời thuộc huyện Gia Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc.
Thế gian từng có Trương Ái Linh, thế gian chỉ có một Trương Ái Linh, chỉ là người ấy sớm đã rời xa. Cho dù chúng ta có đi tới tận cùng biển người, cũng không thể gặp lại được cô nữa. Bởi cô cũng chỉ có một đời một kiếp, cô không thể đầu thai, cũng không sống dựa vào một người hoặc một vật nào đó. Nhưng chúng ta vẫn sẽ nhớ mãi người con gái khiến người khác yêu mến và trân trọng đó, nhớ mãi linh hồn trẻ mãi này. Cho nên, bạn tìm cô ấy hay không, cô ấy cũng vẫn đang ở đây.
Nước lạnh sông lặng, trăng sáng sao thưa. Trước khi hạ màn, tôi bỗng khóc. Có lẽ chúng ta nên giữ một trái tim lương thiện, coi đời này là kiếp cuối cùng, chờ đợi trên con đường duyên phận sẽ đi qua, tôn trọng từng đoạn tình cảm mà khó khăn mới có được. Phải biết rằng, giữa ngàn vạn người, gặp được người mà bạn muốn, phải tu duyên phận biết bao năm!
Năm tháng bất tận, ly hợp phút chốc. Bởi vì thấu hiểu, cho nên từ bi.
Bạch Lạc Mai
Ngày 18 tháng 11 năm 2011
[1] Lá rụng non vắng: Ý thơ của Vi Ứng Vật. Cành lạnh tìm quanh: Ý thơ của Tô Thức. Đều là hai câu tả cảnh mùa thu lạnh lẽo, buồn thảm.
Sênh ca tuy đã dứt, âm vang vọng sân nhà. Ánh đèn kia thắp sáng, tiễn khách xuống lầu xa[2]. Thời kì Dân Quốc là một vở kịch rời rạc, câu chuyện khuynh thành vui vẻ sớm đã bị chôn vùi dưới bao lớp phong trần, không biết đi đâu về đâu. Người con gái bị tháng năm vứt bỏ ấy, lại khoan thai bước ra từ ngõ nhỏ năm xưa. Cô vận một chiếc sườn xám bằng gấm trắng, đi qua mưa khói Dân Quốc, vượt vòng tuần hoàn của bốn mùa, còn thứ vương vãi khắp trên mặt đất đó, chính là ký ức thanh mát như bạc hà.
[2] Nguyên văn “Sênh ca quy viện lạc, đăng hỏa hạ lâu dài”, là hai câu trích trong bài Yến tán của Bạch Cư Dị.
Tôi thích Trương Ái Linh, không cần duyên cớ, chẳng hỏi nhân quả. Thích sự tự sùng bái mình lúc thiếu thời, thích sự si tình không hối hận sau khi gặp được tình yêu và cũng thích cách sống cô quạnh xa rời chốn đông người những năm cuối đời của cô. Người con gái ấy, trên bến Thượng Hải đầy sóng gió, nhảy múa mãi với vầng hào quang của trăng sáng mà chẳng tốn chút sức lực nào. Người con gái ấy, chìm nổi mấy độ, nhìn lại những sóng gió đã qua, cuối cùng đã chọn quay người một cách diễm lệ, đi xa tận chân trời. Diễm lệ như cô, cao ngạo như cô, chưa từng dễ dàng yêu một người, cũng không dễ dàng phụ một người.
Đàn ông thời Dân Quốc nhiều như những đốm lửa, nhưng chỉ có một đốm lửa vô tình chiếu sán cho Trương Ái Linh. Gặp gỡ của đời người là một chuyện vô cùng tốt đẹp, còn chúng ta thì luôn vì cái đẹp mà diễn vai si tình và vô tình. Hồ Lan Thành có thể quên rất nhiều lời ước hẹn chỉ trong thời gian uống một chén trà ngắn ngủi, còn Trương Ái Linh lại vì một mối tình mà chịu trách nhiệm đến cùng. Cô vì anh mà chịu thấp kém đến tận cùng cát bụi, từ trong cát bụi nở ra một đóa hoa, đóa hoa này, nở nhầm thời gian. Khoảnh khắc anh quay đi, cô cam tâm tình nguyện một mình tàn úa.
Về sau Trương Ái Linh gặp một mối duyên phận, đó là đạo diễn Tạng Hồ, người đã mang đến cho cô một cuộc tương phùng tựa gió nhẹ mây bay. Chỉ là cô không chịu được tháng ngày lẻ loi, mà cúi đầu rũ áo. Sau đó, cô lại có một mối tình dị quốc với một người già tên là Ferdinand Reyer, họ đã nắm tay nhau vượt qua khốn khó suốt mười một năm ròng. Nhưng hồng trần lênh đênh, cuối cùng vẫn không cho Trương Ái Linh nổi một kiếp yên ổn mà cô mong muốn. Có lẽ, tình yêu là thứ nhất định phải làm người ta tổn thương đến độ không thể tổn thương hơn được nữa, thì mới có thể thấu hiểu.
Hồ Lan Thành nói, Trương Ái Linh là “hoa soi bóng nước” thời Dân Quốc. Cô không cần kinh qua bao thế sự, tất cả mọi chuyện của thời đại này sẽ tự tìm đến làm bạn với cô. Cô không đẹp, nhưng bất cứ dáng vẻ nào của cô cũng đủ khuynh thành. Chính người con gái truyền kỳ này, đã kết tình duyên một đời với ánh trăng, sinh ra trong ngày trăng tròn, chết đi cũng vào ngày trăng tròn. Vầng trăng của Dân Quốc đã chìm khuất từ lâu, nhưng câu chuyện của cô sẽ mãi mãi không kết thúc.
Ở chốn nhân gian kỳ quái này, mấy ai có thể để ngày tháng vụt qua như nước chảy mây trôi. Nhưng tôi trước sau vẫn luôn tin rằng, đi qua mưa khói Bành Hồ[3], qua năm tháng, núi sông, những người đã nếm trải hết mùi vị của cuộc sống, sẽ càng sống động và trong sạch hơn. Thời gian mãi mãi là kẻ đứng ngoài cuộc, chúng ta cần tự mình gánh vác tất cả quá trình và kết quả.
[3] Một địa danh văn hóa lịch sử lâu đời thuộc huyện Gia Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc.
Thế gian từng có Trương Ái Linh, thế gian chỉ có một Trương Ái Linh, chỉ là người ấy sớm đã rời xa. Cho dù chúng ta có đi tới tận cùng biển người, cũng không thể gặp lại được cô nữa. Bởi cô cũng chỉ có một đời một kiếp, cô không thể đầu thai, cũng không sống dựa vào một người hoặc một vật nào đó. Nhưng chúng ta vẫn sẽ nhớ mãi người con gái khiến người khác yêu mến và trân trọng đó, nhớ mãi linh hồn trẻ mãi này. Cho nên, bạn tìm cô ấy hay không, cô ấy cũng vẫn đang ở đây.
Nước lạnh sông lặng, trăng sáng sao thưa. Trước khi hạ màn, tôi bỗng khóc. Có lẽ chúng ta nên giữ một trái tim lương thiện, coi đời này là kiếp cuối cùng, chờ đợi trên con đường duyên phận sẽ đi qua, tôn trọng từng đoạn tình cảm mà khó khăn mới có được. Phải biết rằng, giữa ngàn vạn người, gặp được người mà bạn muốn, phải tu duyên phận biết bao năm!
Năm tháng bất tận, ly hợp phút chốc. Bởi vì thấu hiểu, cho nên từ bi.
Bạch Lạc Mai
Ngày 18 tháng 11 năm 2011
/34
|