Khi Dương Hạo đang thắt dây đai áo trong dịch quán thì Bích Túc cũng vừa tới được khu phố náo nhiệt của Kim Lăng. Hắn đứng ở phố Kê Lung hỏi thăm người ta dịch quán ở đâu, rồi tìm một khách điếm để ở tạm, đợi đến tối, lợi dụng cơ hội dùng khả năng trèo tường của mình để lén đi gặp Dương Hạo. Ánh mắt hắn đang nhìn xung quanh tìm khách điếm thì chợt nhìn thấy một bóng người lướt qua ở phía không xa. Hắn nhớ mang máng bóng dáng quen quen đó, trong tích tắc, bất giác người hắn rung lên một cái. Hắn vội vàng nhanh bước đuổi theo.
Nhưng đường phố đông đúc chật ních người, trước mặt nhiều người như thế này hắn không thể giở công phu khinh thân của mình. Khi hắn ra khỏi đám người đông đúc đó thì thấy có tới ba bốn ngõ ngách, cũng không biết mĩ nhân đã đi đằng nào rồi. Hắn đứng lại ở đầu đường, buồn bã vô cớ.
***
Bích Túc sau khi đến thành Kim Lăng thì đầu tiên là tìm một khách điếm ở lại, đến đêm liền thay y phục đột nhập vào dịch quán, tìm đến phòng ở của tiết độ sứ Tống quốc. Khi gặp được Dương Hạo thì hắn báo cáo tỉ mỉ rõ ràng những việc xảy ra gần đây ở phủ Khai Phong.
Sau khi Dương Hạo đi, Diễm Diễm và Oa Oa cũng nhanh chóng thu dọn hành lý và được các thị vệ tâm phúc mà Mục Vũ và Dương Hạo đưa từ Lô Lĩnh Châu về hộ tống. Khi rời khỏi Khai Phong thì đầu tiên là theo đuôi đoàn nghi trượng nam hành của khâm sai vài ngày, sau khi xác định không có ai đi theo liền chuyển sang tây hành, hướng về phía Hoa Sơn. Theo tình hình thực tế mà nói, nơi đó là nơi ít có tranh loạn, đồng thời cũng dễ ẩn cư, đây cũng là việc mà Dương Hạo đã thương lượng ổn thỏa trước với họ, đợi họ sắp xếp xong hết thì sẽ hội ngộ ở Kim Lăng.
Ở bên Khai Phong, biết được chân tướng sự việc, Tao Trư Nhi đã đồng ý chăm sóc cho Diệu Diệu. Còn về trạch viện thì giống như lần trước Oa Oa rời khỏi Biện Lương, tất cả các gia nô hộ viện đều để lại, hoàn toàn không để lộ dấu vết gì. Còn đám người Trương Ngưu Nhi và Lão Hắc cũng giao cho Diệu Diệu quản lý, họ vốn xuất thân từ quản sự nội viện và bảo tiêu hộ viện, làm những việc này còn giỏi hơn cả Mục Vũ, đúng là cánh tay đắc lực của Diệu Diệu.
Dương Hạo nghe thấy mọi chuyện đã sắp xếp ổn thỏa, trong lòng không khỏi vui mừng, liền bảo Bích Túc về khách điếm nghỉ ngơi vài ngày trước, rồi sớm đi tìm Diễm Diễm và Oa Oa thương lượng địa điểm hội hợp, đợi khi họ đến thì kịp thời thông báo với mình.
Bích Túc nghe xong lập tức vui mừng trong lòng vì đúng như ý hắn muốn. Hắn cáo từ Dương Hạo rồi nhân đêm tối lại mò ra khỏi dịch quán, trở về khách điếm.
Mấy ngày tiếp theo đó, Lý Dục năm ngày lại tổ chức một đại yến, ba ngày tổ chức tiểu yến, đối đãi vô cùng ân cần với Dương Hạo. Thực ra Lý Dục vì thái độ cao ngạo của Dương Hạo, trong lòng quả thực không muốn tiếp tục qua lại với hắn nữa, nhưng nghe thấy tiểu Chu hậu kể về những hành động của hắn ở Kim Lăng, hắn thật sự thấy lo lắng cái tính cách thích đi khắp nơi gây chuyện thị phi này của Dương Hạo sẽ làm nảy sinh xung đột với đại thần Đường quốc. Hắn cho dù có bất kính thế nào với mình thì cũng không dám có hành động thái quá, như thế chi bằng mượn yến tiệc để trói chân hắn bên cạnh mình, đợi đến khi hắn về nước.
Cái bệnh mọt sách của Lý Dục rất nặng, hắn luôn cho rằng khi Tống quốc thảo phạt Hán, hắn không những không đồng ý xuất binh trợ giúp Hán, mà còn giúp Tống viết thư cho Hán quốc, khuyên Lưu Kế Hưng đầu hàng. Lại còn nhanh chóng xưng thần với Tống trước khi Hán quốc bị diệt vong, hạ cách cải chế, tự nhận mình là thần tử, đối với Tống quốc cũng được coi như là chí nhân chí nghĩa. Triệu Khuông Dận nếu đã tiếp nhận mình là thần tử Tống quốc thì sẽ không có lí do gì để thảo phạt Đường quốc nữa. Hắn muốn giữ Dương Hạo bên người chủ yếu là sợ thái độ quá kiêu ngạo của hắn sẽ làm cho một số đại thần văn võ Đường quốc bất kính với hắn, sẽ dấn đến bất lợi cho ngoại giao. Cho nên hắn đã làm theo kiến nghị của tiểu Chu hậu, thường xuyên mời Dương Hạo vào cung dự tiệc.
Lời mời của Lý Dục, Dương Hạo không thể không đi. Mấy ngày này Bích Túc lại ở khắp các phố lớn ngõ nhỏ, đi tìm ý trung nhân đó của mình.
Bích Túc là một tên háo sắc, cũng đã từng có rất nhiều nữ nhân, không chỉ là các nữ tử vì tiền bạc ở trong thanh lâu, mà dựa vào tướng mạo của hắn cũng có thể dụ dỗ được cả đống các khuê nữ con đại gia, quý phụ hào môn. Nhưng người mà làm cho hắn động lòng như vậy thì đây lại là lần đầu tiên hắn gặp.
Khi Dương Hạo sai hắn đi dò là tin tức của dân chúng khu Giang Hoài, hắn đã gặp được cô nương ấy. Tuy hai bên chưa từng nói chuyện, cũng chưa từng có bất kỳ tiếp xúc nào, nhưng hắn đã yêu nàng ta mất rồi, đến giờ cũng không thể dứt ra được. Đó cũng chỉ vì cô nương chưa từng nói chuyện với hắn ấy khi nhờ hắn tránh đường để đi đã mỉm cười dịu dàng với hắn.
Nụ cười ấy dịu dàng thân thiết, Bích Túc nhớ mang máng hình như khi còn nhỏ mẫu thân mình cũng mỉm cười như thế. nhiều năm rồi, trong chiến tranh loạn lạc, người thân của hắn đều đã chết hết không còn ai, hắn vô thân vô thích, lưu lạc giang hồ, giống như cây phù du trôi nổi, chưa từng có mùi vị tình yêu, tình thân. Kết quả lại vì một nụ cười hiền dịu của một cô gái không quen biết chạm vào tận sâu trong trái tim hắn.
Cô gái đó lại là một ni cô. Muốn tìm nàng ấy có dễ gì đâu.
Trước đây Giang Nam có bốn trăm tám mươi tự, hương khói nghi ngút. Nhưng bây giờ Giang Nam trong tay Lý Dục đâu chỉ có bốn trăm tám mươi ngôi chùa chứ.
Lý Dục háo mĩ sắc, thi từ, tín phật, đánh cờ. Giang Nam là đất của tín phật, từ sau khi Lý Dục kế vị, càng lúc càng trở nên thịnh vượng. Mỗi ngày sau khi thoái triều, hắn đều cùng tiểu Chu hậu thay y phục mặc tăng y vào, ngồi niệm kinh. Trung thư xá nhân Trương Bạc vốn không tín phật, nhưng muốn nịnh nọt hoàng đế, nên mỗi lần gặp Lý Dục hắn lại ngồi cùng đàm đạo phật pháp, vì thế hắn nhanh chóng nhảy lên trở thành sủng thần bên cạnh Lý Dục. Lấy hắn làm gương, văn võ bá quan trong triều như tổ ong vò vẽ, đều trở nên tín phật.
Giang Nam phật tự vốn đã rất nhiều, Lý Dục lại hạ chiếu xây thêm cả hơn một nghìn phật tự trên Ngưu Đầu Sơn của thành Kim Lăng, trong cung vì thế mà phải chi ra một khoản không nhỏ, thậm chí ngay cả trong cung uyển cũng xây một tòa Tĩnh Đức tự. Trong một thời gian chỉ ngay trong thành Kim Lăng mà tăng đồ đã nhiều đến gần mười vạn người. Những tăng nhân này không phải làm gì, chỉ ngồi đếm tiền, ăn uống, hưởng lạc, hết việc còn đi hành dân chúng, làm cho dân tình ai oán.
Hơn nữa người xuất gia không cần phải nộp thuế, phục binh dịch, làm lính, cho nên trong cổ đại để đề phòng sức lao động thiếu hụt mà triều đình đa phần đếu nghiêm khắc hạn chế số lượng tăng nhân, nếu không người xuất gia quá nhiều, tài lực, vật lực của quốc gia sẽ bị tổn hại. Thế tông hoàng đế Hậu Chu Sài Vinh cũng chính vì nguyên nhân này mà đã ra tay diệt phật pháp, hủy hơn ba vạn phật tự, để cho mười vạn tăng nhân hoàn tục về trồng ruộng. Nhưng Lý Dục thì lại làm ngược lại. Hắn không những hủy bỏ chế độ tiến hành kiểm tra nghiêm khắc việc "phổ độ" đối với người xuất gia, mà còn vì hắn là tín đồ phật giáo, còn lấy thân phận hoàng đế đích thân ra mặt tranh đoạt tín đồ với Đạo giáo, quy định nếu như đạo sĩ nào đồng ý chuyển sang tín phật thì quan phủ sẽ thưởng cho hai lạng vàng.
Cho nên, khắp nơi từ chỗ phồn thịnh hay những nời hoang dã đều có hòa thượng. Trong đó có rất nhiều người vì lợi ích, ví dụ như có người nương tựa cửa phật thực ra chỉ là đệ tử ghi danh, nhưng sản nghiệp trong nhà đều trở thành đất phật, tiền thuế triều đình một đồng cũng không lấy. Lại có người giả đi làm đạo sĩ, vừa được chứng nhận làm đạo sĩ lập tức đổi sang làm hòa thượng, nhân cơ hội để lĩnh tiền thưởng của triều đình.
Cũng may có sự giàu có sung túc của hai đời tổ phụ của Lý Dục để lại mới có thể chịu nổi sự giày xéo của hắn đến tận bây giờ. Đường quốc lúc này quốc lực suy thoái đến mức độ này, lòng quân lòng dân lay động, không thể không có liên quan đến việc này. Khi những tăng nhân không làm mà có ăn ngày càng nhiều, chỉ dựa vào hương hỏa dân chúng cung phụng thì không có cách nào duy trì sự tồn tại của nhiều tự viện như thế. Lý Dục đã hạ chỉ tăng lữ sẽ do triều đình cung dưỡng, khoản chi cho tăng lữ này còn lớn hơn gấp nhiều lần so với chi cho quân đội.
Vì thế mà làn gió tín phật của Giang Nam càng thịnh, người xuất gia đâu đâu cũng có, chỉ tính am ni cô cũng đã không dưới một trăm chiếc. Nam nhân muốn vào am ni cô không phải là chuyện dễ dàng, huống hồ còn muốn tìm người trong cả đám ni cô đó. Bích Túc lại không thể bảo trụ trì gọi tất cả các ni cô xinh đẹp ra cho hắn nhìn. Hắn đã tìm hai ngày rồi mà không có tin tức gì của nàng ni cô đó, ngược lại còn bị một số lão ni cho rằng hắn là kẻ dâm tặc muốn trộm hương cướp ngọc.
Bích Túc chợt nghĩ ra gì đó, hắn liền cải trang nữ nhân, giả lên am thắp hương khấn phật, cứ như vậy am ni cô nào hắn cũng có thể vào được mà không bị ai ngăn cản. Bích Túc bây giờ cũng đang rảnh rỗi, hắn liền đi dọc khắp các am ni cô tìm một lượt. Theo bình thường mà nói thì quy mô của am ni cô và số lượng ni cô vẫn ít hơn nhiều so với tự viện, nhưng nếu muốn gặp được hết các ni cô trong một am để tìm người cũng không phải là chuyện dễ dàng. Chỉ có lúc tụng kinh trên đại điện thì tất cả các tăng lữ mới tập trung lại, vì thế mỗi lần hắn đến một am ni cô, hắn đều kiên nhẫn đợi đến lúc các ni cô ra tụng kinh.
Hôm nay hắn đến am Tĩnh Tâm cũng không ngoại lệ. Hắn châm hương, cúng tiền, đi đi lại lại trong am cho đến khi đám ni cô ra đại điện tụng kinh. Bích Túc đứng bên ngoài đại điện đi qua đi lại mấy vòng, vẫn không nhìn thấy nàng ni cô trong lòng hắn đâu, không khỏi thờ dài rồi rời khỏi đại điện. Khi hắn bước vào nhị tiền lạc viện, đang định quay người rời đi thì vô tình quay đầu lại, đột nhiên nhìn thấy một bóng người vừa lướt qua bức tường màu vàng, bước vào khu nhà trái.
Trong lòng Bích Túc đột nhiên rung lên, tất cả các ni cô bây giờ đều ở trong điện niệm kinh, ni cô này sao lại không ở đấy? Hắn vô thức mà đuổi theo, thì nhìn thấy ni cô đó đang gánh hai thùng nước, lững thững đi vào một góc am, bộ y phục màu mã não rộng thùng thình nhưng không có thể che được dáng người thon thả tuổi trăng rằm của nàng. Chỉ cần nhìn lướt qua, hai con mắt của Bích Túc đã sáng lên: "Là nàng ấy. Là nàng ấy! Trời xanh không phụ người có lòng, cuối cùng mình cũng đã tìm được rồi."
Lập tức Bích Túc như bị trúng tà, hai chân bất giác chủ động di chuyển, từ phía sau đuổi lên.
Những ngày này Dương Hạo thường xuyên ra vào đại nội hoàng cung, đã trở thành thường khách của hậu cung. Qua lại nhiều cũng không thể thường xuyên tỏ ra bất kính với Lý Dục, thái độ của hắn dần dần khách khí hơn. Lý Dục thấy vậy vô cùng vui mừng, nghĩ rằng sự thành tâm thành ý của mình đã có thể làm cho sứ tiết Tống quốc kiêu căng ngạo mạn dần dần có ý sùng kính đối với mình, vì thế hắn càng đối xử ân cần hơn với khách.
Khi thưởng thức rượu thịt thì tất nhiên phải có ca vũ làm bạn. Diểu nương là đệ nhất ca vũ trong cung, đương nhiên mỗi lần thiết tiệc nàng đều phải lên biểu diễn.
Diểu nương vốn là một nữ tử hái hoa sen ở Giang Nam, mười sáu tuổi đã được chọn vào cung. Mẫu thân nàng vốn là người Ba Tư, cho nên Diểu nương là con lai, mắt hơi có màu xanh, hốc mắt giống người châu Âu, rất gợi cảm, phong tình vạn chủng. Điệu múa hái sen mà nàng đã sáng tạo ra vô cùng tuyệt diệu. Thân hình thon như mạ non của nàng một khi đã chuyển động thì giống như đóa sen Lăng Ba, xinh đẹp quyến rũ vô cùng, cho nên Lý Dục vô cùng thích thú với nàng.
Diểu nương tuy không phải là phi tần của Lý Dục, nhưng cũng là nữ nhân được hắn rất sủng ái, hắn thường để nàng ở bên hầu hạ. Vì tương thân với Dương Hạo, lại không phải là quốc yến nên ngoài Dương Hạo ra thì ở đây chỉ toàn là những vũ kĩ và nội thị trong cung, không cần phải kiêng kị nhiều, vì thế sau khi rượu say sưa, Lý Dục không khỏi có những cử chỉ thân mật với Diểu nương.
Nhất cử nhất động của vị Diểu nương này đều đầy vẻ gợi tình. Trước mặt Dương Hạo nàng càng tỏ ra phong tình hơn, mắt liếc nhìn Dương Hạo.
Dương Hạo không khỏi thở dài, nghĩ: "Giang Nam phong vật, quả nhiên không thể nghiêm cẩn bằng phương bắc. Phi tần, ca kĩ trong cung đình Tống quốc tuyệt đối sẽ không làm ra những hành động như thế này với hoàng đế trước ngoại thần. Tên Lý Dục này quả thật không giống một hoàng đế."
Những hoàng đế giống Lý Dục thực ra lại ít thấy. Việc mây mưa trước đây của hắn với người nữ tử chưa thành hoàng hậu không cần nói làm gì, mà bây giờ ngay cả Nữ Anh đã làm hoàng hậu, cuộc sống của hai người sau hôn nhân cũng hoàn toàn không che giấu. Cảnh hai người họ phong tình cũng không có giấu giếm. Thế nên, lúc này hắn lại thân mật với một vũ kĩ trước mặt Dương Hạo nào sẽ để ý tới việc cố kị chứ.
Chiếc "chén da" của Diểu nương ngậm rượu rồi mớm vào mồm Lý Dục, nàng ta như ý thức được Dương Hạo đang nhìn mình, cơ thể mềm mại ngả vào lòng Lý Dục, nhưng ánh mắt lại chuyển động nhìn về phía Dương Hạo mỉm cười, rõ ràng mang đầy tình ý trong đó. Dương Hạo chợt giật mình, vội cúi mặt xuống: " Giai nhân trong hậu cung Lý Dục có cả hơn ba nghìn người, nhưng Lý Dục lại chỉ có một, những oán phụ thâm cung này e là đều muốn mà không được, bất mãn, nên ngay cả trước mặt Lý Dục cũng dám đưa tình với ta."
Đang suy nghĩ miên ma thì một vị nội thị chạy vào dâng biểu, hắn ghé tai nói với Lý Dục mấy câu. Lý Dục nhăn mày lại, buông tay ra khỏi cái eo thon thả của Diểu nương, không vui nói: "Ta và Dương tả sứ đang thưởng rượu, ngươi không nhìn thấy sao?"
Nội thị đó sợ hãi nói: "Quốc chủ, những cái án tử tù này đã để quá lâu rồi, xin thỉnh quan gia ngự lãm rồi phê chuẩn ạ."
Dương Hạo thấy thế liền cười nói: "Quốc sự là trọng, quốc chủ hãy đi phê duyệt tấu chương đi. Hạ quan mượn ý rượu cũng đã nhiều, giờ xin cáo từ."
Lý Dục lại vẫn chưa hết hứng, liền cười với hắn: "Ta rất thích đánh cờ, tuy giỏi nhất cờ vây nhưng cờ tướng cũng rất thích. Lúc nãy nghe thấy hạ pháp cờ tướng đấy của Dương tả sứ, cảm thấy rất hứng thú, ta đang muốn mở mang một chút đây. Dương tả sứ đừng đi vội, Diểu nương sẽ dẫn Dương tả sứ đi thường hoa trong cúc uyển, ta đi một lát rồi sẽ trở lại."
Rồi hắn hạ lệnh tan tiệc, đi theo nội thị đến thư phòng xử lý tấu chương. Còn Dương Hạo thì được Diểu nương dẫn ra hậu uyển. Diểu nương đã từng được tiểu Chu hậu dặn dò, lại có lòng muốn làm xấu mặt Dương Hạo, đáng tiếc mãi vẫn chưa có cơ hội thích hợp để hai người có thể gặp mặt riêng, chỉ có thể đưa tình bằng ánh mắt, lại thi triển thủ đoạn hồ ly tinh trước mặt Lý Dục để làm cho Dương Hạo động lòng.
Đáng tiếc, khi nàng múa hát trên điện, Dương Hạo tuy không rời mắt nhìn nàng, thường tỏ vẻ tán thưởng với nàng, nhưng trong hoàn cảnh một mình gặp gỡ lại rất quy củ, không hề liếc mắt. Thực ra đây cũng là căn bệnh thường gặp của đại đa số nam nhân, khi ngồi dưới đài thì có thể bình phẩm từ đầu đến chân mĩ nữ trên đài, nhưng khi đối diện với người đó thì lại rất khó mở lời.
Dương Hạo hỏi gì đáp nấy. Tâm tư của nhân vật Giang Nam này lại vô cùng tinh nhanh, thêm nữa là sự trêu chọc của vị Diểu nương này lại quá nho nhã cao siêu, chỉ dựa vào chút học vấn của Dương Hạo sao có thể hiểu ra được? Bạn đang đọc chuyện tại Truyện.YY
Nhưng Diểu nương lại không biết điều đó. Nàng ta nói ra một loạt các lời trêu ghẹo, to gan lớn mật, nhưng Dương Hạo lại chỉ ậm ừ gật đầu, vẫn rất tuân thủ lễ nghĩa. Diểu nương không khỏi thầm nghi hoặc: "Vị Tống sứ này rốt cuộc là một chính nhân quân tử không háo sắc hay là cảm thấy kiêng kị với thân phận của ta? Để ta thử hắn xem."
"Dương đại nhân, ngài thấy hoa cúc nở có đẹp không?"
Dương Hạo nhìn theo hướng chỉ tay của Diểu nương, thì thấy đằng không xa có rất nhiều các loại hoa cúc đủ các màu trắng ngọc, vàng nhạt, phấn hồng, đỏ, tím nhạt đang đua sắc, nở đầy cả vườn, giống như mĩ nữ đang cười, thật làm cho người ta phải trầm trồ khen ngợi.
Diểu nương chỉ tay vào một cành hoa cúc màu trắng gần đó, cười nói: "Cành hoa cúc này có một cái tên, gọi là "nguyệt hạ vũ nương". Đại nhân, ngài xem hình dáng cánh hoa này có giống một mĩ nhân đang múa dưới ánh trăng không?"
Diểu nương làm ra vẻ như rượu say vô lực, nàng ta đứng sát vào Dương Hạo, khi đưa tay ra chỉ nhành hoa thì cố ý dí sát bộ ngực đầy đặn của mình vào ngực Dương Hạo, lại cố ý chà đi chà lại, cái cảm giác mềm nẩy đó đúng là có thể làm chết người. Dương Hạo cảm thấy hơi thở của nàng như một bông hoa lan, cơ thể nghiêng nghiêng, như chỉ cần hắn nghiêng đầu một cái là đã có thể hôn lên trán của nàng, hắn liền dứt khoát lùi lại một bước, cười nói: "Vốn Dương mỗ vẫn chưa nhìn ra hình dạng, nhưng Diểu nương nói như vậy ta quả nhiên thấy rất giống."
"Haizz, ý rượu của bổn quan lại dậy lên rồi, hơi say rồi. Diểu nương đi nghỉ đi, bổn quan không cần có người đi cùng đâu, quốc chủ công sự bận rộn. Dương mỗ muốn một mình đi lại ở đây để tỉnh hơi rượu."
Diểu nương nghe thấy thế không khỏi ngẩn ra. Từ khi nàng xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, không biết đã có bao nhiêu nam nhân muốn theo đuổi, núp dưới váy nàng, nhưng chủ động tránh né nàng Dương Hạo lại là người đầu tiên. Chẳng lẽ người này thật sự là một quân tử có phẩm hạnh cao khiết, hay là chuyện Đào Cốc năm đó đã làm cho hắn cảnh giác hơn? Diểu nương không tiện tỏ thái độ quá nồng hậu, đành phải cười nhạt mà đáp lại, rồi từ từ lui đi.
Lý Dục xử lí công vụ không phải là do tiểu Chu hậu sai người cố ý bảo hắn rời đi, nếu không nói không chừng đã có thể lợi dụng cơ hội này để tạo một vụ tai tiếng tình ái không thể biện bạch được cho Dương Hạo. Lý Dục bị người ta làm mất hứng rượu thực ra là mưu mô của đám nội thị, mục đích của chúng không phải là tạo cho Diểu nương cơ hội mà là muốn mưu tài cho mình.
Hóa ra Lý Dục tín phật, cho nên hắn đã đem luật pháp quốc gia ra làm trò chơi. Mỗi khi có dịp ăn chay mà có án hành quyết tử tù, hắn lại không xử theo luật, mà liền cho mỗi một phạm nhân một chiếc đèn mệnh, đặt ở trong tự viện của hoàng cung, mỗi buổi sáng hắn sẽ đến kiểm tra, nếu như ngọn đèn nào cả đêm không tắt, thì tử tù đó sẽ được miễn tội chết, đổi sang hình phạt khác.
Mỗi tháng phật gia đều có một ngày ăn chay. Nghe nói ngày này sẽ có nhất tôn Bồ Tát hạ thế, theo như dân gian thì ngày này nếu như niệm kinh bồ tát thì có thể diệt được tất cả tội lỗi, tăng thêm phần phúc.
Lý Dục lệnh cho nếu đến không tắt thì sẽ được tha tội cũng chính là mô phỏng Bồ Tát, nhưng hắn không biết trên thực tế hắn lại là Bồ Tát thần tài cho đám hoạn quan và hòa thượng.
Quy định này đã lâu, cả Đường quốc đều biết, nhưng một khi có án xử tử tù thì người thân của tử tù không tiếc tiền tài, hối lộ nội thị trong cung và hòa thượng trong cung miếu, cố ý đem cái án này che giấu lại, đợi đến ngày ăn chay mới dâng lên cho Lý Dục, đặc biệt là chọn lúc Lý Dục đang bận việc khác, làm cho hắn không có lòng dạ nào mà đọc chi tiết án.
Hòa thượng trong cung miếu nhận tiền của gia đình tử tù thì sẽ cẩn thận chăm sóc đến ngọn đèn của tử tù đó, cho dù nửa đêm có bị gió thổi tắt mất, hoặc dầu bị hết thì họ sẽ lén bảo tiểu tăng đi châm lại hoặc cho thêm dầu, để cứu tính mạng người đó. Không biết đã có bao nhiêu tên ác bá đã được bảo toàn tính mạng bằng cách này.
Ngày ăn chay lại thẩm tra án tù. Nếu đã có quy định như vậy rồi thì Lý Dục nào sẽ giống Triệu Khuông Dận, tỉ mỉ đọc lại từng án thẩm tra, làm như vậy thì làm gì còn hứng thú cho việc khác nữa? Hắn vội vàng đọc lướt qua một lượt, phê chuẩn từng cái một rồi vẫn như quy tắc cũ, viết tên tử tù lên một tấm bài, treo vào đế đèn, rồi đưa vào Tĩnh Đức tự ở hậu cung.
Lý Dục dùng tốc độ nhanh nhất để hoàn thành đám án tử tù đó, rồi vội vàng chạy ra hậu uyển. Hắn rất muốn để Dương Hạo biểu diễn cách chơi cờ tướng với những quy tắc mới cho mình xem, ai ngờ trong vườn cúc lại không có bóng một ai. Lý Dục ngạc nhiên nhìn xung quanh, gọi hai tiểu lại tới sai bảo: "Dương tả sứ chắc đang đi dạo đâu đó trong vườn. Hai người các ngươi chia nhau đi tìm cho ta, bảo là đến gặp ta."
Hai tiểu nội thị đó đáp một tiếng rồi chia nhau đi tìm, đi một vòng để tìm kiếm.
Dương Hạo vừa nãy đi vào đình để nghỉ, đang bước vào trong đình thì đột nhiên thấy một tiểu cung nữ dẫn một cô nương từ vườn hoa bước ra, nhìn bóng dáng có tám chín phần giống Chiết Tử Du. Dương Hạo vô cùng kinh ngạc, bất giác không tự chủ được mà đuổi theo. Kết quả là đi theo bóng dáng đó lại lọt vào một vườn hoa, rất khó tìm được người, quay đi quay lại nửa ngày trời thì hắn phát hiện ra mình đã bị lạc đường, xung quanh đều là hoa thơm đủ loại, nhưng đều không giống hoa cúc, hắn nghĩ chắc chắn đã lạc vào một biệt viện khác. Hắn cũng biết đại nội cung cấm không được đi lung tung, nhưng cứ nghĩ đến Chiết Tử Du hắn lại cắn chặt răng, tiếp tục men theo con đường hoa đó về phía trước.
/639
|