Thiện Thủy trời sinh đã bị dị ứng với cây Thuỵ Hương.
Cây Thuỵ Hương là loại cây nổi tiếng từ ngàn xưa, nở hoa vào mùa Xuân và Hạ. Bởi vì loài hoa này mang ngụ ý là điềm lành, mùi hoa lại thơm ngát, cho nên rất nhiều gia đình thế gia vọng tộc trong Kinh đều có trồng nó ở trong đình viện nhà mình, cây Thụy Hương cũng có một loại có tên là “Kim Biên”, được người đương thời cho rằng có lợi cho giấc ngủ, thường trang trí đặt trong phòng ngủ.
Nhưng Thiện Thủy nghe được mùi hoa Thụy Hương thì sẽ biến sắc, nếu không kịp thời tránh xa, chỉ sau một khắc cả người sẽ bị dị ứng, nổi lên từng vết chấm đỏ, vô cùng ngứa ngáy.
Nàng nhớ khi còn bé, lúc mình khoảng chừng một tuổi, được nhũ mẫu Lâm thị ôm đến hậu hoa viên phơi nắng, khi đi qua một lùm cây Thuỵ Hương thì Lâm thị bị mùi hoa này hấp dẫn, liền ngắt lấy một đóa cắm lên bím tóc nhỏ duyên dáng giả trang của nàng. Sau đó rất nhanh toàn thân nàng liền nổi lấm tấm mẩn đỏ, cả người giống như uống rượu say, đến ban đêm còn phát sốt. Mời thầy Lang đến xem, nói là chỉ bị phát kinh cảm lạnh, uống không ít thuốc, gắng gượng gần nửa tháng, làn da trên người mới khôi phục lại nguyên trạng, những ngày đấy làm cho Tiết Lạp và Văn thị lo đến mức ngày đêm đều không chợp mắt. Chính nàng lúc ấy cũng không ý thức được là do cây Thuỵ Hương gây ra. Từ đó, chỉ vì đi một chuyến vào vườn mà đã thành như vậy, nếu Văn thị thấy chỗ nào có tiếp xúc với những thứ gì dơ bẩn, sẽ bảo Lâm thị không được cho nàng đi qua. Bình yên cũng gần một năm, đến mùa Xuân năm sau, nàng đã có thể tự mình chạy nhảy khắp nơi, có một hôm vào vườn, lại đi qua cây Thuỵ Hương đó thì bị mùi hoa hấp dẫn, liền hít lấy vài cái. Không ngờ chỉ một lát sau, trên người lại bắt đầu nổi mẩn đỏ.
Lần này nàng rốt cuộc cũng phát hiện ra ngọn nguồn căn bệnh kỳ quái của mình là do đâu. Đợi Văn thị vội vã đi mời thầy Lang về rồi sai người cùng đi vào trong hoa viên đốt tiền giấy tế thần, nàng liền nói với Văn thị nhổ bỏ hết sạch những cây Thụy Hương ở trong nhà, giải thích rằng là do mình động vào hoa này nên mới bị như vậy. Văn thị lo lắng cho con gái yêu của mình đương nhiên không tiếc vài cọng hoa cỏ, từ đó Tiết gia không còn trồng loại cây này nữa, thỉnh thoảng nếu Thiện Thủy có đi đến nhà người khác, từ xa nghe thấy mùi của Thụy Hương phải lập tức trốn xa, nhiều năm qua vẫn luôn không có việc gì. Chuyện này chỉ có người trong nhà nàng biết, cả Trương Thanh cũng không biết được.
Hiện tại vận số đào hoa của nàng cuồn cuộn mà đến như mui xe gần kề trên đỉnh đầu, nàng ôm đầu suy nghĩ mấy ngày, rốt cuộc cũng nghĩ ra được cách này. Ngày trước thì tránh né nó không kịp, nhưng bây giờ thì lại thành cọng cỏ cứu mạng. Nàng âm thầm nói ra chủ ỷ của mình với phụ mẫu. Tiết Lạp ngay lập tức liền vỗ bàn đồng ý. Ông nhanh chóng ra lệnh cho tâm phúc thân cận của mình đi mua hơn mười bụi Thụy Hương về trồng lại ở trong vườn. Thiện Thủy đi thoáng qua bên cạnh nó mấy lần, rồi đi tới gần dùng sức nhiệt tình hít lấy hít để, hận không thể đem cả hoa ăn hết vào bụng thì mới yên tâm.
Nhờ phúc của bông hoa thần kì, mặc dù kết quả không khủng khiếp như hồi còn bé, nhưng rất nhanh toàn thân nàng nổi lên mẩn đỏ, từng hột lấm tấm gồ ghề, chỗ cánh tay và đùi thậm chí nối liền nhau thành cả một mảng, ngứa đến nỗi nàng hận không thể lăn lộn cọ xát vào tường cho hết. Nhìn trên mặt vị cô nương ở trong gương đã nổi đầy từng hạt mụn đỏ lỡ loét trông vô cùng đáng sợ, lúc này Thiện Thủy mới hối hận vì mình đã ra tay quá nhiệt tình. Thật ra thì trước đó không cần thiết phải xuống tay ác với bản thân mình như vậy, nếu chú ý hơn một chút thì sẽ không đến nỗi nào.
Trương Thanh không hiểu đầu đuôi sự việc được mời tới chẩn bệnh, khi nhìn thấy cũng bị dọa cho sợ tới mức không nhẹ. Hỏi nguyên do, Tiết gia đương nhiên hỏi cái gì cũng trả lời không biết, chỉ nói đang yên lành bỗng nhiên biến thành như thế. Trương Thanh không rõ nguyên do, không thể làm gì khác hơn đành kê những phương thuốc ngăn ngừa bài trừ nấm ngứa, để lại thuốc thoa ngoài da rồi rời đi. Giờ chỉ còn đợi lúc Tiết Lạp dâng thư cáo trạng lên nữa là xong, ông làm như vậy, thứ nhất là ông hiểu được tâm ý của nữ nhi nhà mình, việc này hợp lẽ với mong muốn cả hai nhà. Thứ hai, quả thật Thiện Thủy cũng đang có bệnh nhẹ, vả lại cũng không rõ nguyên nhân tại sao căn bệnh lại ùn ùn kéo tới, cũng không phải khi quân, đương nhiên cũng thoải mái đề tên dâng lên.
. . . . . .
Chùa Phổ Tư là một ngôi Chùa cổ ngàn năm, đã trải qua nhiều đợt khói lửa chiến tranh. Lúc Vương Triều khai Quốc, Thái Tổ hạ lệnh tu sửa, trăm năm qua hương khói vẫn luôn cường thịnh. Mà quý trọng ở chỗ là không phải chỉ đón tiếp những nhà giàu sang quyền thế mà cự tuyệt người ở xa vạn dặm, mà là tất cả các thiện nam tín nữ đến hành hương Tam Bảo (chỉ Phật, Pháp, Tăng) trên mảnh đất phồn thịnh này. Nhất là gốc cây đa già cỗi ở trước cổng Chùa kia, không biết đã trải qua bao nhiêu Triều đại, cành lá đan xen khó gỡ. Một nửa bị huỷ hoại bởi Thiên Lôi hỏa sét vào những năm đã rất lâu đời trước đó, đều cháy đen héo mòn, một nửa còn lại thì cành lá phát triển vô cùng rậm rạp xanh tươi, kéo dài bao phủ cả tòa cửa Chùa, có thể coi đấy như một cảnh vật lạ. Chủ Trì Nhân Quả đại sư ở trong Chùa thời còn trẻ du lịch bốn phương đọc nhiều sách vở kiến thức uyên bác, là người bạn chí cốt với Tiết Lạp. Đến chỗ này dưỡng bệnh, dĩ nhiên là chỗ thanh tịnh tốt nhất.
Thiện Thủy được phụ mẫu giúp đỡ đưa vào cổng Chùa, nàng ôm theo Sước Sước đi cùng. Nhân Quả đại sư tự mình ra nghênh đón. Bởi vì trước đó Thiện Thủy đã từng theo Tiết Lạp đến nơi đây, nhìn thấy bộ dáng Thiện Thủy hôm nay, chỉ biết lắc đầu mà thở dài không thôi. Trong thiền viện yên tĩnh ở phía sau núi chuyên dành cho nhóm khách nữ hành hương đến tu đã nhường ra mấy gian thiền thất (là phòng dành để ngồi thiền), Văn thị ở lại cùng nữ nhi được hai ngày, sau đó bị Thiện Thủy khuyên trở về nhà, bà bèn bảo nhũ mẫu Lâm thị và hai nha đầu tiếp tục ở lại.
Lễ tắm Phật tháng Tư vừa qua khỏi (8/4 âm lịch – Lễ này rất lớn trong hội Phật đản ‘năm nào tớ cũng đi xin nước này về uống nên bít ^^’), còn Lễ Vu Lan tháng Bảy thì chưa tới, cho nên lúc này trong Chùa vẫn còn rất thanh tịnh. Thiện Thủy ở thiền viện Tam Sáo, ở mặt sau gần đây có một nơi rất thanh tịnh hơi giống với chỗ của vị nữ khách đến tu ở. Vào ban ngày chỉ thấy một người ra vào để hầu hạ vị phụ nhân ấy, vị phụ nhân này ăn mặc một màu trắng mộc mạc lại trầm mặc ít nói, vị nữ khác đó trước giờ chưa từng lộ diện. Qua mấy ngày sau, Thiện Thủy nghe được Vũ Tình kể lại, nói mình hôm nay gặp được người hầu của phụ nhân đó ở phía trước nên lên tiếng chào hỏi, bà ta lại tỏ ra như không hề nghe thấy, cũng chẳng ừ hử một câu cứ thế mà bước đi ngang luôn qua nàng, nhớ lại tình cảnh lúc ấy Vũ Tình vểnh miệng lên nói tiếp: "Bất quá cũng chỉ là một người hầu, nhìn bên ngoài cũng không phải là người giàu sang quyền quý gì, ta chỉ muốn chào hỏi làm quen để sau này còn biết mặt nhau, bà ta đã không quan tâm, còn ngoảnh cái mông lạnh về phía ta!"
Bạch Quân lớn tuổi nhất, còn lớn hơn Thiện Thủy mấy tháng, nghe được lời này cười trách: "Ngươi mở miệng nói chuyện chẳng có chừng mực gì cả! Cái mông gì đó cũng không biết ngượng mà cứ nói ra miệng như thế! Người ta không thích đáp lại, sau này ngươi cứ coi như không thấy gì là được, đừng dông dài lắm lời như vậy, coi chừng khiến cho tiểu thư chán ghét sẽ đuổi ngươi đi đấy!"
Vũ Tình thè lưỡi, không còn dám lên tiếng nữa.
Lúc này Thiện Thủy đang ngồi ở trước gương soi.
Nàng không hề có chút hứng thú gì với vị nữ khách chưa từng gặp mặt kia. Hiện tại chỉ quan tâm đến gương mặt của mình. Tuy rằng thể xác cũng chỉ là vật ngoài thân, nhưng dù sao cũng là con gái, ngay cả bà lão năm sáu chục tuổi cũng thích chỉnh chu mình trở nên xinh đẹp rạng rỡ, huống chi bây giờ nàng còn đang ở độ tuổi tươi đẹp như hoa? Ngày hôm trước lúc Văn thị vẫn còn ở đây, có một ma ma dọn dẹp phòng ốc đến còn dẫn theo cả thái y, cũng không biết là ý của Hoàng đế hay là Hoàng hậu, chỉ nói tới để xem xét cho nàng. Nhưng thật ra đây là tới kiểm tra xem Tiết gia rốt cuộc có gì mờ ám hay không. Dù sao, cuộc tuyển chọn tú nữ này cũng là quy củ xưa nay của triều đình. Có người muốn ăn thịt, đương nhiên cũng có người muốn ăn chay. Lòng người sâu xa khó đoán, quy củ thì đặt ra đấy, tất nhiên không dễ gì nói phá bỏ thì phá ngay được. Bằng không hôm nay là Tiết gia, ngày mai lại đến Vương gia, Lý gia, đó không phải là gây rối loạn sao? Lúc đó ma ma và thái y tới kiểm tra qua một lần, thấy Thiện Thủy đúng thật toàn thân chi chít chấm đỏ chật vật không chịu nổi, thấy vậy mới chịu rời đi.
Sau khi bọn họ đi, mấy ngày nay Thiện Thủy cũng không đi ra ngoài, mỗi ngày chỉ ru rú lặng lẽ ở trong thiện phòng, chờ mong những nốt mẩn đỏ trên người trên mặt mau mau biến mất. Hiện tại đã thấy phai nhạt đi rất nhiều, có lẽ qua vài ngày nữa sẽ hết hẳn hoàn toàn, nghĩ như vậy mới thoáng thở phào nhẹ nhõm.
Nàng cũng không sợ mấy ngày nữa lại có người đến kiểm tra bất chợt. Phụ thân đã sớm nghe theo nàng, cả mười bụi hoa Thụy Hương ở trong nhà đều hái xuống hết rang lên rồi nghiền nát cho vào bình sứ mang đến. Nàng đã dùng muỗng nhỏ múc một ít thoa thử ở trên lưng, sau khi làn da được tiếp xúc với bột phấn, vẫn giống như trước kia nổi lên mẩn đỏ. Có pháp bảo như vậy ở ngay bên cạnh, dũng khí trong nàng lúc này thật sự tăng vọt hơn nhiều.
Qua thêm hai ba ngày nữa, vết đỏ trên người Thiện Thủy đã nhạt đi rất nhiều, trên mặt chỉ còn lại một số đốt nhàn nhạt, vết sẹo sau gáy cũng lành hẳn, tâm tình nàng vô cùng tốt. Nhìn thấy cây Táp Đan Nhai đứng giữa núi cùng với tiếng nước phát ra từ khe suối xanh biếc, người cũng dần thưa thớt, thỉnh thoảng nàng còn bảo Lâm thị gọi thêm vài người nữa dắt theo Sước Sước cùng nhau đi leo núi, lúc trở về cả người đổ đầy mồ hôi, sau khi tắm rửa xong, tinh thần bỗng cảm thấy sảng khoái hẳn lên. Nghĩ rằng chỉ cần cứ như thế ở lại chỗ này thêm một tháng nữa, đợi qua đợt tuyển tú nữ này rồi nàng liền trở về nhà, chuyện hôn sự của hai nhà Tiết - Trương đã định, cả đời này sẽ sống với nhau hòa thuận ổn thỏa.
Sáng sớm hôm nay vẫn theo thường lệ đi leo núi rồi trở về tắm rửa sạch sẽ, lúc đưa tới cơm trưa là thức ăn chay. Trong một cái đĩa Bách Hợp là món nấm đông cô xào, một đĩa củ từ nhồi đậu phụ, cộng thêm súp đậu nấu với rau cải trắng cùng một chén cơm, bởi vì đang đói bụng, những món này trong mắt nàng cảm thấy hết sức ngon miệng. Dùng cơm xong, nàng và Bạch Quân ngồi ở trước cửa sổ thiện phòng cùng nhau may vá thêu thùa làm vài món đồ dùng, sau đó thấy có chút mệt nên bảo mọi người tự ai nấy về chỗ của mình nghỉ ngơi, nàng cũng lên giường đi ngủ.
Thiện Thủy đang ngủ say, bên tai bỗng nghe thấy một trận tiếng động hỗn tạp, cố sức mở mắt ra cẩn thận lắng nghe, đúng là tiếng của Bạch Quân và Vũ Tình đang tranh chấp với người phụ nữ xa lạ kia ở phía bên ngoài, thỉnh thoảng còn có tiếng Sước Sước kêu ăng ẳng, cơn buồn ngủ toàn bộ tiêu tán, vội mặc áo khoác đi ra ngoài, trông thấy đầu hành lang bên kia có vài người đang đứng, còn Sước Sước thì trốn ở một góc kế cây trúc, nhìn thấy Thiện Thủy, liền giống như một đứa bé bị uất ức vù vù chạy về phía nàng.
Thiện Thủy ôm lấy Sước Sước đi tới, những người đang tranh chấp nhìn thấy nàng đến, tiếng động cũng dần biến mất, tất cả đều ngước nhìn lên.
Thiện Thủy lẳng lặng đánh giá phụ nhân kia, nhìn mặt ước chừng gần bốn mươi tuổi, trang phục mộc mạc, tướng mạo không có gì đáng chú ý, cả người lại tạo ra cho người ta có cảm giác khó mà gần gũi. Nói vậy, đây chính là vú già mà lần trước bị Vũ Tình ca cẩm cho một trận. Còn chưa hiểu được sao lại tranh chấp lớn tiếng như vậy, đã bị hỏi ngược lại một câu.
Phụ nhân nọ liếc mắt nhìn sang nàng, lạnh lùng nói: "Ngươi chính là chủ nhân của con súc sinh này? Sao không biết nghiêm khắc dạy dỗ cho tốt? Phu nhân nhà ta thêu một bộ tượng Đại Sĩ đã hơn nửa năm, cũng sắp xong đến nơi rồi, con súc sinh ngươi nuôi dưỡng lại xông vào làm ngã đổ lư hương, những đốm lửa nhỏ bắn ra đốt thủng hết cả ảnh thêu. Súc sinh như thế ta bắt đi dìm chết để đền tội, liệu có gì sai chăng?"
Thiện Thủy khẽ cau mày nhìn về phía Vũ Tình.
Nàng biết Sước Sước trước giờ luôn nghịch ngợm, bây giờ đến sống ở nơi này, sau này còn phải ở lại đây một thời gian nữa, nếu người ta đã không thích qua lại với người khác, sợ rằng Sước Sước tùy tiện xông vào đã khiến cho người ta không vừa ý, lúc trước đặc biệt có căn dặn Vũ Tình, kêu trông chừng nó cho cẩn thận. Không ngờ cuối cùng vẫn xảy ra chuyện, lại càng không phải chuyện nhỏ. Tuy rằng cảm thấy phụ nhân nọ cứ luôn miệng súc sinh này súc sinh nọ thật là chói tai, nhưng do bên mình không đúng trước, thế nên không phản bác được.
Vũ Tình cũng biết mình gây họa. Bởi vì Sước Sước này thường ngày là nàng nuôi giữ. Mặt hơi hơi đỏ lên, nhỏ giọng nói: "Tiểu thư, đúng là nô tỳ không tốt. Lúc trước nhất thời sơ sót không có để ý. Nhưng mà bà ta lại muốn bắt Sước Sước đi ném vào nước, nô tỳ mới không ngăn lại."
Thiện Thủy liếc mắt nhìn Sước Sước trong ngực. Nó giống như cũng hiểu được bản thân mình đã gây rắc rối, nó co rúm lại thành một khối ngước đôi mắt to long lanh nước nhìn nàng, nhẹ giọng rên ư ử. Thiện Thủy làm sao nỡ để cho cho phụ nhân này thật sự kết liễu cái mạng nhỏ của nó? Nàng nhìn phụ nhân nọ nói: "Quả thật là Cẩu nhi của ta không đúng. Mong rằng a ma rộng lượng vì một . . . . . ."
"Hồng Anh! Đốt cũng đốt rồi, tội gì còn phải hại thêm một mạng nữa?"
Nàng nói còn chưa dứt lời, liền nghe từ phía sau truyền đến một giọng nữ êm ái hòa nhã, nghe vô cùng êm tai. Quay đầu nhìn lại thấy ngay cửa hành lanh thông nhau với trong sân có một vị phụ nhân trung niên đang đứng. Bà ta mặc một thân màu xanh nhạt, quàn áo lụa mỏng thuần khiết của gia đình bình thường hay dùng, tóc dùng một cây ngọc trâm vấn lên, cách ăn mặc giống như một nữ đạo sĩ, toàn thân từ trên xuống sạch sẽ ngăn nắp không hề có món trang sức nào, tướng mạo xinh đẹp đoan trang, lúc tuổi còn trẻ dung mạo chắc hẳn cũng rất động lòng người. Điểm duy nhất chính là làn da tái nhợt, nhìn thần sắc hình như không khỏe, có vẻ như bởi vì quanh năm suốt tháng không tiếp xúc với ánh nắng.
Người phụ nữ được gọi là Hồng Anh thấy bà xuất hiện, liền vội vàng đi tới, mở miệng nói: "Phu nhân, cơ thể người vốn không tốt. Ảnh thêu này người đã mất thời gian hơn nửa năm, mắt thấy sắp có thể treo trong Phật đường tại gia rồi, hôm nay lại bị con súc sinh này chà đạp như vậy, trong lòng nô tỳ thật sự tức giận. . . . . ."
Người phụ nữ đó thản nhiên nhìn qua Thiện Thủy, nói: "Đốt cũng đốt rồi. Có thể thấy được ta cùng Quan Âm Đại Sĩ chắc là không có duyên phận. Tiếp tục thêu lại một bộ khác là được." Dứt lời xoay người muốn đi vào trong.
Thiện Thủy vội nói: "Phu nhân, xin dừng bước. Có thể để cho tiểu nữ xem qua đốt thành như thế nào không? Không chừng còn có thể sửa lại được."
Hồng Anh lạnh nhạt nói: "Lỗ nhỏ lỗ lớn đếm ra cũng hơn chục cái, còn sửa như thế nào, mà có sửa lại cũng không thể xem được. Huống chi đồ vật đã bị hư hại cho dù có sửa lại được, Thần - Phật cũng sẽ không vui."
Thiện Thủy vừa nghe lời này, trong lòng cũng hiểu được đôi chút, vì vậy nói: "Vừa rồi đa tạ phu nhân đại lượng, trong lòng tiểu nữ vô cùng cảm kích. Con người tu hành lấy sự chân thành làm đầu. Trong lòng thật sự thành tâm thành ý, thì tấm lòng sẽ đến thẳng tới trước chân Thần - Phật, sao lại có thể không vui? Nhưng xin phiền cho tiểu nữ nhìn qua một chút được không? Nếu chỉ lớn nhỏ như thế, không chừng tiểu nữ vẫn có thể sửa chữa được, cũng coi như tiểu nữ nhận lỗi với phu nhân."
Phụ nhân vì thêu bức tranh này đã mất hơn nửa năm tâm huyết. Hôm nay nếu bỏ đi làm lại một lần nữa, quả thật cũng có chút đáng tiếc. Bây giờ thấy cô gái trẻ này cũng đã mở lời, vẻ mặt chắc chắn lời nói cũng rất có lý lẽ. Trong lòng ngẫm nghĩ, chi bằng cứ để cho nàng ta xem thử một chút, nếu có thể sửa lại được thì quá tốt. Nghĩ vậy liền gật nhẹ đầu rồi bước đi vào trong.
Thiện Thủy vội đưa Sước Sước giao cho Vũ Tình, đi theo hai người ở phía trước đi vào trong. Bước vào một gian phòng vô cùng yên tĩnh ở trong viện, thấy lư hương quả nhiên vẫn còn đang nghiêng ngã ở trên bàn, bên cạnh đó là bộ tranh thêu đã bị hủy có chiều dài ba thước, rộng hai thước. Mặt trên thêu hình Quan Âm Đại Sĩ trông rất sống động. Nàng lau tay sạch sẽ rồi cầm lên xem xét, thấy cháy chỗ nào không cháy lại đốt thủng đúng ngay chỗ mi mắt nơi tỉ mỉ nhất trên gương mặt. Hiện tại có rất nhiều lỗ thủng nhỏ xuyên suốt, nhìn vào quả thật rất quái dị. Nàng cầm lấy lật qua lật lại nhìn ngắm một lúc, rốt cuộc ngẩng đầu nhìn phụ nhân nọ nói: "Có thể cho phép tiểu nữ mang về từ từ sửa lại hay không? Có lẽ cũng không thành vấn đề."
Cây Thuỵ Hương là loại cây nổi tiếng từ ngàn xưa, nở hoa vào mùa Xuân và Hạ. Bởi vì loài hoa này mang ngụ ý là điềm lành, mùi hoa lại thơm ngát, cho nên rất nhiều gia đình thế gia vọng tộc trong Kinh đều có trồng nó ở trong đình viện nhà mình, cây Thụy Hương cũng có một loại có tên là “Kim Biên”, được người đương thời cho rằng có lợi cho giấc ngủ, thường trang trí đặt trong phòng ngủ.
Nhưng Thiện Thủy nghe được mùi hoa Thụy Hương thì sẽ biến sắc, nếu không kịp thời tránh xa, chỉ sau một khắc cả người sẽ bị dị ứng, nổi lên từng vết chấm đỏ, vô cùng ngứa ngáy.
Nàng nhớ khi còn bé, lúc mình khoảng chừng một tuổi, được nhũ mẫu Lâm thị ôm đến hậu hoa viên phơi nắng, khi đi qua một lùm cây Thuỵ Hương thì Lâm thị bị mùi hoa này hấp dẫn, liền ngắt lấy một đóa cắm lên bím tóc nhỏ duyên dáng giả trang của nàng. Sau đó rất nhanh toàn thân nàng liền nổi lấm tấm mẩn đỏ, cả người giống như uống rượu say, đến ban đêm còn phát sốt. Mời thầy Lang đến xem, nói là chỉ bị phát kinh cảm lạnh, uống không ít thuốc, gắng gượng gần nửa tháng, làn da trên người mới khôi phục lại nguyên trạng, những ngày đấy làm cho Tiết Lạp và Văn thị lo đến mức ngày đêm đều không chợp mắt. Chính nàng lúc ấy cũng không ý thức được là do cây Thuỵ Hương gây ra. Từ đó, chỉ vì đi một chuyến vào vườn mà đã thành như vậy, nếu Văn thị thấy chỗ nào có tiếp xúc với những thứ gì dơ bẩn, sẽ bảo Lâm thị không được cho nàng đi qua. Bình yên cũng gần một năm, đến mùa Xuân năm sau, nàng đã có thể tự mình chạy nhảy khắp nơi, có một hôm vào vườn, lại đi qua cây Thuỵ Hương đó thì bị mùi hoa hấp dẫn, liền hít lấy vài cái. Không ngờ chỉ một lát sau, trên người lại bắt đầu nổi mẩn đỏ.
Lần này nàng rốt cuộc cũng phát hiện ra ngọn nguồn căn bệnh kỳ quái của mình là do đâu. Đợi Văn thị vội vã đi mời thầy Lang về rồi sai người cùng đi vào trong hoa viên đốt tiền giấy tế thần, nàng liền nói với Văn thị nhổ bỏ hết sạch những cây Thụy Hương ở trong nhà, giải thích rằng là do mình động vào hoa này nên mới bị như vậy. Văn thị lo lắng cho con gái yêu của mình đương nhiên không tiếc vài cọng hoa cỏ, từ đó Tiết gia không còn trồng loại cây này nữa, thỉnh thoảng nếu Thiện Thủy có đi đến nhà người khác, từ xa nghe thấy mùi của Thụy Hương phải lập tức trốn xa, nhiều năm qua vẫn luôn không có việc gì. Chuyện này chỉ có người trong nhà nàng biết, cả Trương Thanh cũng không biết được.
Hiện tại vận số đào hoa của nàng cuồn cuộn mà đến như mui xe gần kề trên đỉnh đầu, nàng ôm đầu suy nghĩ mấy ngày, rốt cuộc cũng nghĩ ra được cách này. Ngày trước thì tránh né nó không kịp, nhưng bây giờ thì lại thành cọng cỏ cứu mạng. Nàng âm thầm nói ra chủ ỷ của mình với phụ mẫu. Tiết Lạp ngay lập tức liền vỗ bàn đồng ý. Ông nhanh chóng ra lệnh cho tâm phúc thân cận của mình đi mua hơn mười bụi Thụy Hương về trồng lại ở trong vườn. Thiện Thủy đi thoáng qua bên cạnh nó mấy lần, rồi đi tới gần dùng sức nhiệt tình hít lấy hít để, hận không thể đem cả hoa ăn hết vào bụng thì mới yên tâm.
Nhờ phúc của bông hoa thần kì, mặc dù kết quả không khủng khiếp như hồi còn bé, nhưng rất nhanh toàn thân nàng nổi lên mẩn đỏ, từng hột lấm tấm gồ ghề, chỗ cánh tay và đùi thậm chí nối liền nhau thành cả một mảng, ngứa đến nỗi nàng hận không thể lăn lộn cọ xát vào tường cho hết. Nhìn trên mặt vị cô nương ở trong gương đã nổi đầy từng hạt mụn đỏ lỡ loét trông vô cùng đáng sợ, lúc này Thiện Thủy mới hối hận vì mình đã ra tay quá nhiệt tình. Thật ra thì trước đó không cần thiết phải xuống tay ác với bản thân mình như vậy, nếu chú ý hơn một chút thì sẽ không đến nỗi nào.
Trương Thanh không hiểu đầu đuôi sự việc được mời tới chẩn bệnh, khi nhìn thấy cũng bị dọa cho sợ tới mức không nhẹ. Hỏi nguyên do, Tiết gia đương nhiên hỏi cái gì cũng trả lời không biết, chỉ nói đang yên lành bỗng nhiên biến thành như thế. Trương Thanh không rõ nguyên do, không thể làm gì khác hơn đành kê những phương thuốc ngăn ngừa bài trừ nấm ngứa, để lại thuốc thoa ngoài da rồi rời đi. Giờ chỉ còn đợi lúc Tiết Lạp dâng thư cáo trạng lên nữa là xong, ông làm như vậy, thứ nhất là ông hiểu được tâm ý của nữ nhi nhà mình, việc này hợp lẽ với mong muốn cả hai nhà. Thứ hai, quả thật Thiện Thủy cũng đang có bệnh nhẹ, vả lại cũng không rõ nguyên nhân tại sao căn bệnh lại ùn ùn kéo tới, cũng không phải khi quân, đương nhiên cũng thoải mái đề tên dâng lên.
. . . . . .
Chùa Phổ Tư là một ngôi Chùa cổ ngàn năm, đã trải qua nhiều đợt khói lửa chiến tranh. Lúc Vương Triều khai Quốc, Thái Tổ hạ lệnh tu sửa, trăm năm qua hương khói vẫn luôn cường thịnh. Mà quý trọng ở chỗ là không phải chỉ đón tiếp những nhà giàu sang quyền thế mà cự tuyệt người ở xa vạn dặm, mà là tất cả các thiện nam tín nữ đến hành hương Tam Bảo (chỉ Phật, Pháp, Tăng) trên mảnh đất phồn thịnh này. Nhất là gốc cây đa già cỗi ở trước cổng Chùa kia, không biết đã trải qua bao nhiêu Triều đại, cành lá đan xen khó gỡ. Một nửa bị huỷ hoại bởi Thiên Lôi hỏa sét vào những năm đã rất lâu đời trước đó, đều cháy đen héo mòn, một nửa còn lại thì cành lá phát triển vô cùng rậm rạp xanh tươi, kéo dài bao phủ cả tòa cửa Chùa, có thể coi đấy như một cảnh vật lạ. Chủ Trì Nhân Quả đại sư ở trong Chùa thời còn trẻ du lịch bốn phương đọc nhiều sách vở kiến thức uyên bác, là người bạn chí cốt với Tiết Lạp. Đến chỗ này dưỡng bệnh, dĩ nhiên là chỗ thanh tịnh tốt nhất.
Thiện Thủy được phụ mẫu giúp đỡ đưa vào cổng Chùa, nàng ôm theo Sước Sước đi cùng. Nhân Quả đại sư tự mình ra nghênh đón. Bởi vì trước đó Thiện Thủy đã từng theo Tiết Lạp đến nơi đây, nhìn thấy bộ dáng Thiện Thủy hôm nay, chỉ biết lắc đầu mà thở dài không thôi. Trong thiền viện yên tĩnh ở phía sau núi chuyên dành cho nhóm khách nữ hành hương đến tu đã nhường ra mấy gian thiền thất (là phòng dành để ngồi thiền), Văn thị ở lại cùng nữ nhi được hai ngày, sau đó bị Thiện Thủy khuyên trở về nhà, bà bèn bảo nhũ mẫu Lâm thị và hai nha đầu tiếp tục ở lại.
Lễ tắm Phật tháng Tư vừa qua khỏi (8/4 âm lịch – Lễ này rất lớn trong hội Phật đản ‘năm nào tớ cũng đi xin nước này về uống nên bít ^^’), còn Lễ Vu Lan tháng Bảy thì chưa tới, cho nên lúc này trong Chùa vẫn còn rất thanh tịnh. Thiện Thủy ở thiền viện Tam Sáo, ở mặt sau gần đây có một nơi rất thanh tịnh hơi giống với chỗ của vị nữ khách đến tu ở. Vào ban ngày chỉ thấy một người ra vào để hầu hạ vị phụ nhân ấy, vị phụ nhân này ăn mặc một màu trắng mộc mạc lại trầm mặc ít nói, vị nữ khác đó trước giờ chưa từng lộ diện. Qua mấy ngày sau, Thiện Thủy nghe được Vũ Tình kể lại, nói mình hôm nay gặp được người hầu của phụ nhân đó ở phía trước nên lên tiếng chào hỏi, bà ta lại tỏ ra như không hề nghe thấy, cũng chẳng ừ hử một câu cứ thế mà bước đi ngang luôn qua nàng, nhớ lại tình cảnh lúc ấy Vũ Tình vểnh miệng lên nói tiếp: "Bất quá cũng chỉ là một người hầu, nhìn bên ngoài cũng không phải là người giàu sang quyền quý gì, ta chỉ muốn chào hỏi làm quen để sau này còn biết mặt nhau, bà ta đã không quan tâm, còn ngoảnh cái mông lạnh về phía ta!"
Bạch Quân lớn tuổi nhất, còn lớn hơn Thiện Thủy mấy tháng, nghe được lời này cười trách: "Ngươi mở miệng nói chuyện chẳng có chừng mực gì cả! Cái mông gì đó cũng không biết ngượng mà cứ nói ra miệng như thế! Người ta không thích đáp lại, sau này ngươi cứ coi như không thấy gì là được, đừng dông dài lắm lời như vậy, coi chừng khiến cho tiểu thư chán ghét sẽ đuổi ngươi đi đấy!"
Vũ Tình thè lưỡi, không còn dám lên tiếng nữa.
Lúc này Thiện Thủy đang ngồi ở trước gương soi.
Nàng không hề có chút hứng thú gì với vị nữ khách chưa từng gặp mặt kia. Hiện tại chỉ quan tâm đến gương mặt của mình. Tuy rằng thể xác cũng chỉ là vật ngoài thân, nhưng dù sao cũng là con gái, ngay cả bà lão năm sáu chục tuổi cũng thích chỉnh chu mình trở nên xinh đẹp rạng rỡ, huống chi bây giờ nàng còn đang ở độ tuổi tươi đẹp như hoa? Ngày hôm trước lúc Văn thị vẫn còn ở đây, có một ma ma dọn dẹp phòng ốc đến còn dẫn theo cả thái y, cũng không biết là ý của Hoàng đế hay là Hoàng hậu, chỉ nói tới để xem xét cho nàng. Nhưng thật ra đây là tới kiểm tra xem Tiết gia rốt cuộc có gì mờ ám hay không. Dù sao, cuộc tuyển chọn tú nữ này cũng là quy củ xưa nay của triều đình. Có người muốn ăn thịt, đương nhiên cũng có người muốn ăn chay. Lòng người sâu xa khó đoán, quy củ thì đặt ra đấy, tất nhiên không dễ gì nói phá bỏ thì phá ngay được. Bằng không hôm nay là Tiết gia, ngày mai lại đến Vương gia, Lý gia, đó không phải là gây rối loạn sao? Lúc đó ma ma và thái y tới kiểm tra qua một lần, thấy Thiện Thủy đúng thật toàn thân chi chít chấm đỏ chật vật không chịu nổi, thấy vậy mới chịu rời đi.
Sau khi bọn họ đi, mấy ngày nay Thiện Thủy cũng không đi ra ngoài, mỗi ngày chỉ ru rú lặng lẽ ở trong thiện phòng, chờ mong những nốt mẩn đỏ trên người trên mặt mau mau biến mất. Hiện tại đã thấy phai nhạt đi rất nhiều, có lẽ qua vài ngày nữa sẽ hết hẳn hoàn toàn, nghĩ như vậy mới thoáng thở phào nhẹ nhõm.
Nàng cũng không sợ mấy ngày nữa lại có người đến kiểm tra bất chợt. Phụ thân đã sớm nghe theo nàng, cả mười bụi hoa Thụy Hương ở trong nhà đều hái xuống hết rang lên rồi nghiền nát cho vào bình sứ mang đến. Nàng đã dùng muỗng nhỏ múc một ít thoa thử ở trên lưng, sau khi làn da được tiếp xúc với bột phấn, vẫn giống như trước kia nổi lên mẩn đỏ. Có pháp bảo như vậy ở ngay bên cạnh, dũng khí trong nàng lúc này thật sự tăng vọt hơn nhiều.
Qua thêm hai ba ngày nữa, vết đỏ trên người Thiện Thủy đã nhạt đi rất nhiều, trên mặt chỉ còn lại một số đốt nhàn nhạt, vết sẹo sau gáy cũng lành hẳn, tâm tình nàng vô cùng tốt. Nhìn thấy cây Táp Đan Nhai đứng giữa núi cùng với tiếng nước phát ra từ khe suối xanh biếc, người cũng dần thưa thớt, thỉnh thoảng nàng còn bảo Lâm thị gọi thêm vài người nữa dắt theo Sước Sước cùng nhau đi leo núi, lúc trở về cả người đổ đầy mồ hôi, sau khi tắm rửa xong, tinh thần bỗng cảm thấy sảng khoái hẳn lên. Nghĩ rằng chỉ cần cứ như thế ở lại chỗ này thêm một tháng nữa, đợi qua đợt tuyển tú nữ này rồi nàng liền trở về nhà, chuyện hôn sự của hai nhà Tiết - Trương đã định, cả đời này sẽ sống với nhau hòa thuận ổn thỏa.
Sáng sớm hôm nay vẫn theo thường lệ đi leo núi rồi trở về tắm rửa sạch sẽ, lúc đưa tới cơm trưa là thức ăn chay. Trong một cái đĩa Bách Hợp là món nấm đông cô xào, một đĩa củ từ nhồi đậu phụ, cộng thêm súp đậu nấu với rau cải trắng cùng một chén cơm, bởi vì đang đói bụng, những món này trong mắt nàng cảm thấy hết sức ngon miệng. Dùng cơm xong, nàng và Bạch Quân ngồi ở trước cửa sổ thiện phòng cùng nhau may vá thêu thùa làm vài món đồ dùng, sau đó thấy có chút mệt nên bảo mọi người tự ai nấy về chỗ của mình nghỉ ngơi, nàng cũng lên giường đi ngủ.
Thiện Thủy đang ngủ say, bên tai bỗng nghe thấy một trận tiếng động hỗn tạp, cố sức mở mắt ra cẩn thận lắng nghe, đúng là tiếng của Bạch Quân và Vũ Tình đang tranh chấp với người phụ nữ xa lạ kia ở phía bên ngoài, thỉnh thoảng còn có tiếng Sước Sước kêu ăng ẳng, cơn buồn ngủ toàn bộ tiêu tán, vội mặc áo khoác đi ra ngoài, trông thấy đầu hành lang bên kia có vài người đang đứng, còn Sước Sước thì trốn ở một góc kế cây trúc, nhìn thấy Thiện Thủy, liền giống như một đứa bé bị uất ức vù vù chạy về phía nàng.
Thiện Thủy ôm lấy Sước Sước đi tới, những người đang tranh chấp nhìn thấy nàng đến, tiếng động cũng dần biến mất, tất cả đều ngước nhìn lên.
Thiện Thủy lẳng lặng đánh giá phụ nhân kia, nhìn mặt ước chừng gần bốn mươi tuổi, trang phục mộc mạc, tướng mạo không có gì đáng chú ý, cả người lại tạo ra cho người ta có cảm giác khó mà gần gũi. Nói vậy, đây chính là vú già mà lần trước bị Vũ Tình ca cẩm cho một trận. Còn chưa hiểu được sao lại tranh chấp lớn tiếng như vậy, đã bị hỏi ngược lại một câu.
Phụ nhân nọ liếc mắt nhìn sang nàng, lạnh lùng nói: "Ngươi chính là chủ nhân của con súc sinh này? Sao không biết nghiêm khắc dạy dỗ cho tốt? Phu nhân nhà ta thêu một bộ tượng Đại Sĩ đã hơn nửa năm, cũng sắp xong đến nơi rồi, con súc sinh ngươi nuôi dưỡng lại xông vào làm ngã đổ lư hương, những đốm lửa nhỏ bắn ra đốt thủng hết cả ảnh thêu. Súc sinh như thế ta bắt đi dìm chết để đền tội, liệu có gì sai chăng?"
Thiện Thủy khẽ cau mày nhìn về phía Vũ Tình.
Nàng biết Sước Sước trước giờ luôn nghịch ngợm, bây giờ đến sống ở nơi này, sau này còn phải ở lại đây một thời gian nữa, nếu người ta đã không thích qua lại với người khác, sợ rằng Sước Sước tùy tiện xông vào đã khiến cho người ta không vừa ý, lúc trước đặc biệt có căn dặn Vũ Tình, kêu trông chừng nó cho cẩn thận. Không ngờ cuối cùng vẫn xảy ra chuyện, lại càng không phải chuyện nhỏ. Tuy rằng cảm thấy phụ nhân nọ cứ luôn miệng súc sinh này súc sinh nọ thật là chói tai, nhưng do bên mình không đúng trước, thế nên không phản bác được.
Vũ Tình cũng biết mình gây họa. Bởi vì Sước Sước này thường ngày là nàng nuôi giữ. Mặt hơi hơi đỏ lên, nhỏ giọng nói: "Tiểu thư, đúng là nô tỳ không tốt. Lúc trước nhất thời sơ sót không có để ý. Nhưng mà bà ta lại muốn bắt Sước Sước đi ném vào nước, nô tỳ mới không ngăn lại."
Thiện Thủy liếc mắt nhìn Sước Sước trong ngực. Nó giống như cũng hiểu được bản thân mình đã gây rắc rối, nó co rúm lại thành một khối ngước đôi mắt to long lanh nước nhìn nàng, nhẹ giọng rên ư ử. Thiện Thủy làm sao nỡ để cho cho phụ nhân này thật sự kết liễu cái mạng nhỏ của nó? Nàng nhìn phụ nhân nọ nói: "Quả thật là Cẩu nhi của ta không đúng. Mong rằng a ma rộng lượng vì một . . . . . ."
"Hồng Anh! Đốt cũng đốt rồi, tội gì còn phải hại thêm một mạng nữa?"
Nàng nói còn chưa dứt lời, liền nghe từ phía sau truyền đến một giọng nữ êm ái hòa nhã, nghe vô cùng êm tai. Quay đầu nhìn lại thấy ngay cửa hành lanh thông nhau với trong sân có một vị phụ nhân trung niên đang đứng. Bà ta mặc một thân màu xanh nhạt, quàn áo lụa mỏng thuần khiết của gia đình bình thường hay dùng, tóc dùng một cây ngọc trâm vấn lên, cách ăn mặc giống như một nữ đạo sĩ, toàn thân từ trên xuống sạch sẽ ngăn nắp không hề có món trang sức nào, tướng mạo xinh đẹp đoan trang, lúc tuổi còn trẻ dung mạo chắc hẳn cũng rất động lòng người. Điểm duy nhất chính là làn da tái nhợt, nhìn thần sắc hình như không khỏe, có vẻ như bởi vì quanh năm suốt tháng không tiếp xúc với ánh nắng.
Người phụ nữ được gọi là Hồng Anh thấy bà xuất hiện, liền vội vàng đi tới, mở miệng nói: "Phu nhân, cơ thể người vốn không tốt. Ảnh thêu này người đã mất thời gian hơn nửa năm, mắt thấy sắp có thể treo trong Phật đường tại gia rồi, hôm nay lại bị con súc sinh này chà đạp như vậy, trong lòng nô tỳ thật sự tức giận. . . . . ."
Người phụ nữ đó thản nhiên nhìn qua Thiện Thủy, nói: "Đốt cũng đốt rồi. Có thể thấy được ta cùng Quan Âm Đại Sĩ chắc là không có duyên phận. Tiếp tục thêu lại một bộ khác là được." Dứt lời xoay người muốn đi vào trong.
Thiện Thủy vội nói: "Phu nhân, xin dừng bước. Có thể để cho tiểu nữ xem qua đốt thành như thế nào không? Không chừng còn có thể sửa lại được."
Hồng Anh lạnh nhạt nói: "Lỗ nhỏ lỗ lớn đếm ra cũng hơn chục cái, còn sửa như thế nào, mà có sửa lại cũng không thể xem được. Huống chi đồ vật đã bị hư hại cho dù có sửa lại được, Thần - Phật cũng sẽ không vui."
Thiện Thủy vừa nghe lời này, trong lòng cũng hiểu được đôi chút, vì vậy nói: "Vừa rồi đa tạ phu nhân đại lượng, trong lòng tiểu nữ vô cùng cảm kích. Con người tu hành lấy sự chân thành làm đầu. Trong lòng thật sự thành tâm thành ý, thì tấm lòng sẽ đến thẳng tới trước chân Thần - Phật, sao lại có thể không vui? Nhưng xin phiền cho tiểu nữ nhìn qua một chút được không? Nếu chỉ lớn nhỏ như thế, không chừng tiểu nữ vẫn có thể sửa chữa được, cũng coi như tiểu nữ nhận lỗi với phu nhân."
Phụ nhân vì thêu bức tranh này đã mất hơn nửa năm tâm huyết. Hôm nay nếu bỏ đi làm lại một lần nữa, quả thật cũng có chút đáng tiếc. Bây giờ thấy cô gái trẻ này cũng đã mở lời, vẻ mặt chắc chắn lời nói cũng rất có lý lẽ. Trong lòng ngẫm nghĩ, chi bằng cứ để cho nàng ta xem thử một chút, nếu có thể sửa lại được thì quá tốt. Nghĩ vậy liền gật nhẹ đầu rồi bước đi vào trong.
Thiện Thủy vội đưa Sước Sước giao cho Vũ Tình, đi theo hai người ở phía trước đi vào trong. Bước vào một gian phòng vô cùng yên tĩnh ở trong viện, thấy lư hương quả nhiên vẫn còn đang nghiêng ngã ở trên bàn, bên cạnh đó là bộ tranh thêu đã bị hủy có chiều dài ba thước, rộng hai thước. Mặt trên thêu hình Quan Âm Đại Sĩ trông rất sống động. Nàng lau tay sạch sẽ rồi cầm lên xem xét, thấy cháy chỗ nào không cháy lại đốt thủng đúng ngay chỗ mi mắt nơi tỉ mỉ nhất trên gương mặt. Hiện tại có rất nhiều lỗ thủng nhỏ xuyên suốt, nhìn vào quả thật rất quái dị. Nàng cầm lấy lật qua lật lại nhìn ngắm một lúc, rốt cuộc ngẩng đầu nhìn phụ nhân nọ nói: "Có thể cho phép tiểu nữ mang về từ từ sửa lại hay không? Có lẽ cũng không thành vấn đề."
/89
|