Tôn Tử viết :
- Phàm dụng binh chi pháp, chủ tướng nhận lệnh của vua, tập hợp quân đội, quân nhu (giáo, khí, lương, tiền, …), khi xuất chinh ở “phỉ địa” (đất xấu) thì không dựng trại, ở “cù địa” (đất có đường lớn thông suốt) phải kết giao với nước láng giềng, ở “tuyệt địa” không được nấn ná, ở “vi địa” (đất bị vây) thì phải tính kế, ở “tử địa” phải liều chết quyết chiến. Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh, có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua không nên nghe. Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách dùng binh. Không tinh thông những ứng biến ấy, dù có nắm được địa hình cũng không thể giành được địa lợi. Chỉ huy quân đội mà không biết dùng những ứng biến ấy thì dù biết năm điều lợi cũng không thể phát huy được toàn bộ tác dụng của quân đội.
- Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại. Khi gặp tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành được đại sự. Gặp tình hình thuận lợi, phải cố thấy rõ những yếu tố bất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
- Muốn khuất phục chư hầu, phải đánh vào chỗ nguy hại của họ ; muốn điều khiển chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể không làm ; muốn ép họ vào thế bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụ họ.
- Nguyên tắc dùng binh là : không chờ địch đến đánh ta, mà phải tập trung vào việc sắp sẵn kế sách đối phó ; không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của ta vững chắc, địch không thể hạ được.
- Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm : liều chết khinh suất có thể bị giết, tham sống sợ chết có thể bị bắt, nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu, liêm khiết tự trọng không chịu được nhục nhã, thương dân có thể lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm đó thì tai họa khó lường cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bị giết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà ra, không thể không suy xét kỹ.
- Phàm dụng binh chi pháp, chủ tướng nhận lệnh của vua, tập hợp quân đội, quân nhu (giáo, khí, lương, tiền, …), khi xuất chinh ở “phỉ địa” (đất xấu) thì không dựng trại, ở “cù địa” (đất có đường lớn thông suốt) phải kết giao với nước láng giềng, ở “tuyệt địa” không được nấn ná, ở “vi địa” (đất bị vây) thì phải tính kế, ở “tử địa” phải liều chết quyết chiến. Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh, có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua không nên nghe. Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách dùng binh. Không tinh thông những ứng biến ấy, dù có nắm được địa hình cũng không thể giành được địa lợi. Chỉ huy quân đội mà không biết dùng những ứng biến ấy thì dù biết năm điều lợi cũng không thể phát huy được toàn bộ tác dụng của quân đội.
- Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại. Khi gặp tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành được đại sự. Gặp tình hình thuận lợi, phải cố thấy rõ những yếu tố bất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
- Muốn khuất phục chư hầu, phải đánh vào chỗ nguy hại của họ ; muốn điều khiển chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể không làm ; muốn ép họ vào thế bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụ họ.
- Nguyên tắc dùng binh là : không chờ địch đến đánh ta, mà phải tập trung vào việc sắp sẵn kế sách đối phó ; không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của ta vững chắc, địch không thể hạ được.
- Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm : liều chết khinh suất có thể bị giết, tham sống sợ chết có thể bị bắt, nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu, liêm khiết tự trọng không chịu được nhục nhã, thương dân có thể lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm đó thì tai họa khó lường cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bị giết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà ra, không thể không suy xét kỹ.
/18
|