Tôn Tử nói: Có năm cách đánh bằng lửa:
-Thứ nhất là đốt dinh trại để giết người;
-Thứ hai là đốt lương thảo tích trữ;
-Thứ ba là đốt xe cộ ;
-Thứ tư là kho lẫm ;
-Thứ năm là đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cụu bị sẵn sàng.
Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.
Ngày thuận lơị là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, bích, Dực,Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại bônnnns sao ấy là những ngày nổi gió.
Khi dùng hoả công, phải biết ứng biến tuỳ theo năm trường hợp phóng hoả :
-Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài ;
-Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh ;
-Khi lửa cháy to, vào được thì vào, không vào được thì thôi ;
- Lửa đã cháy được ở ngoài, thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
-Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên.
-Ban ngày có gió nhiều,thì ban đêm không có gió.
Nhà binh phải biết năm trường hợp phát hỏa ấy và phải tính toán ngày giờ,phương hướng để mà giữ gìn.
Dùng lửa để trợ giúp vào sự tấn công thì sáng sủa dễ thấy,dùng nước để trợ giúp vào sự tấn công thì được mạnh thế hơn. Nước có thể dung để ngăn chặn, chớ không thể dùng để chiếm đoạt.
Đánh thì thắng, giành thì lấy được,mà không tưởng thưởng công lao của sĩ tốt, đó là một điều nguy hại, như thế chỉ ở lại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích. Cho nên Vua sáng phải lo tính điều ấy, tướng tài phải sắt đặt việc ấy .
Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.
Nhà vua không nên vì giận giữ mà dấy binh, tướng không nên vì oán hờn mả gây chiến. thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh,không thấy ích lợi thì thôi.
Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại ; nước mất rồi thì khó lấy lại người chết rồi thì không thể sống lại.
Cho nên vua sáng phải cẩn thận về việc ấy, tướng tài phải cảnh giác về điều ấy, đó là phép yêu nước, giữ binh được vẹn toàn.
-Thứ nhất là đốt dinh trại để giết người;
-Thứ hai là đốt lương thảo tích trữ;
-Thứ ba là đốt xe cộ ;
-Thứ tư là kho lẫm ;
-Thứ năm là đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cụu bị sẵn sàng.
Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.
Ngày thuận lơị là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, bích, Dực,Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại bônnnns sao ấy là những ngày nổi gió.
Khi dùng hoả công, phải biết ứng biến tuỳ theo năm trường hợp phóng hoả :
-Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài ;
-Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh ;
-Khi lửa cháy to, vào được thì vào, không vào được thì thôi ;
- Lửa đã cháy được ở ngoài, thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
-Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên.
-Ban ngày có gió nhiều,thì ban đêm không có gió.
Nhà binh phải biết năm trường hợp phát hỏa ấy và phải tính toán ngày giờ,phương hướng để mà giữ gìn.
Dùng lửa để trợ giúp vào sự tấn công thì sáng sủa dễ thấy,dùng nước để trợ giúp vào sự tấn công thì được mạnh thế hơn. Nước có thể dung để ngăn chặn, chớ không thể dùng để chiếm đoạt.
Đánh thì thắng, giành thì lấy được,mà không tưởng thưởng công lao của sĩ tốt, đó là một điều nguy hại, như thế chỉ ở lại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích. Cho nên Vua sáng phải lo tính điều ấy, tướng tài phải sắt đặt việc ấy .
Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.
Nhà vua không nên vì giận giữ mà dấy binh, tướng không nên vì oán hờn mả gây chiến. thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh,không thấy ích lợi thì thôi.
Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại ; nước mất rồi thì khó lấy lại người chết rồi thì không thể sống lại.
Cho nên vua sáng phải cẩn thận về việc ấy, tướng tài phải cảnh giác về điều ấy, đó là phép yêu nước, giữ binh được vẹn toàn.
/18
|