Tối hôm ấy, chúng tôi ở cùng chung một phòng. Xưa tới giờ, tôi đuợc coi là nhỏ nhất trong nhà, lại đuợc Nội nuông chiều nên hơi nhõng nhẽo. Bây giờ đột nhiên trong nhà xuất hiện một người nhỏ hơn. Cảm giác đuợc làm chị khiến tôi thấy mình lớn và trưởng thành hơn, tôi thấy dễ chịu. Nhắm mắt lại một chút, tôi ngủ lúc nào không haỵ Đến khi giật mình thức giấc thì trời đã sáng trắng. Nhưng ơ kìa, một cả giác lạ vây quanh. Căn phòng tôi hôm nay thật khác. Sách báo trên bàn đâu vào đó, chứ không lộn xộn như hàng ngàỵ Bàn đuợc lau chùi sạch sẽ. Ghế ngay ngắn. Thảm dưới chân trải thẳng. Định làm chị chưa kịp chăm sóc nguời ta thì đã đuợc người chăm sóc lại chu đáo. Tôi thấy ngượng ngập. Nhưng như vậy cũng tốt, từ đây về sau tôi sẽ không còn bị Nội mắng là ở cái phòng giống như là cái ổ chó. Tiểu Song đi đâu không có trong phòng. Tôi đẩy cửa bước ra. Ngoài phòng khách có tiếng đàn, anh Thi Nghiêu hôm nay đàn sớm thể? Tôi bước qua phòng khách định nhắc nhở anh đến sở Truyền hình, đồng thời nhớ lấy cho tôi mấy tấm vé xem diễn tập ở đài, mà tôi và bà Trương bên cạnh đã mấy lần nhắc nhở, nhưng anh vẫn quên. Vừa bước vào phòng khách, tôi lại ngạc nhiên với cảnh trước mắt. Tiếng đàn ban nãy không phải của anh Thi Nghiêm đàn. Người đang ngồi sau đàn là Tiểu Song. Những ngón tay thon dài lướt nhanh trên phím, tạo thành những âm thanh trầm bổng thành thuộc. Anh Thi Nghiêu đứng cạnh lắng nghe. Tiểu Song với chiếc aó khoác ngoài bằng len màu đen, mái tóc dài xõa ngang vai, điểm một hoa trắng cài trên mái tóc. Những âm thanh điêu luyện van g đều. Tối qua dưới ánh đèn, có lẽ tôi không thấy rõ dung nhan Tiểu Song. Bây giờ, bên cây dương cầm, Tiểu Song hiện thân như một tiểu thư đài các, kiêu sa, thanh tú với làn da trắng xanh lôi cuốn. Một cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ mà có thể đàn những tác phẩm tuyệt tác thành thạo như thế ư? Có lẽ tôi chưa biết đuợc hết cội nguồn của người bạn mới nàỵ Bản nhạc dứt, Tiểu Song đưa mắt lên thăm dò nhìn anh Nghiêu. Ông anh tôi cũng có vẻ chợt tỉnh, hỏi: -- Cô học đàn đuợc bao lâu rồỉ Tiểu Song đáp. -- Em cũng không nhớ. Có lẽ từ khi mới biết đi. Cha em là giáo viên dạy nhạc. Người thường nói, đời cha nghèo lắm, không có của cải gì để lại cho con, ngoài kiến thức âm nhạc này, con hãy gắng học, và em đã vâng lời cha, học thật chăm chỉ. Nhà không có đàn. Em chỉ sử dụng đàn của nhà trường lúc về đêm. -- Nhưng cô đàn tuyệt quá. -- Nhờ em chịu khó tập luyện. Thi Nghiêu gật gù: -- Ban nãy cô dấu, định thử tài tôi ư? -- Dạ không, nhưng em nghe nói đàn này là của anh. Anh Nghiêu nổi nóng: -- Và vì vậy mà cô muốn thử tôi. Cô nghỉ rằng người tàn tật như tôi không biết đuợc bao nhiêu âm nhạc? Phải không? Tiểu Song đỏ mặt, nàng mở to mắt: -- Anh tàn tật? Anh Nghiêu giận dữ: -- Không lẽ cô không nhìn thấy? Tôi thấy không khí thật căng thẳng. Tiểu Song kém tế nhị quá. Cô ấy không hiểu ông anh tôi. Một ông anh tài hoa nhưng nóng tánh, và mỗi khi nóng lên thì giống như một hỏa sơn phun lửa. Tôi định bước vào gỡ rối, thì nghe Tiểu Song nói: -- Em nghỉ là...thọt chân không có nghĩa là tàn phế, anh không thấy là bao nhiêu người câm, điếc, khùng... Chết chưa! Trong nhà tôi hai chữ thọt chân là hai chữ đại kỵ, từ Nội cho đến tôi chẳng ai dám nói đến hai tiếng đó. Không ngờ, mới bước vào nhà có một ngày, mà Tiểu Song đã làm một chuyện động trời. Tôi chưa biết phải làm gì để cứu vãn tình hình thì đã nghe anh Thi Nghiêu lớn tiếng: -- Im mồm! Cô đừng tưởng cô đàn đuợc như vậy là cô đã hơn người, cô ngạo nghễ cười sự tàn tật của người khác. Cái thứ mồ côi không cha không mẹ, không nhà không cửa như cô mới thật sự là đáng buồn. Cô phải tự ti với định mệnh tàn khốc đó mới phải chứ Tiểu Song bị choáng váng, nàng trừng mắt và chỉ ngồi yên. Tôi chạy ra. -- Anh Nghiêu! Nội nghe ồn ào cũng tới: -- Cái gì mà sáng sớm đã la lối thế? Anh Nghiêu nói: -- Mới thức dậy đã gặp quỷ ma! Nội hỏi -- Ma quỷ đâu? Tiểu Song đứng lên: -- Con đây! Tôi can thiệp: -- Thôi bỏ qua hết đi. Tiểu Song, tính của anh cả nóng nảy lắm, anh cả dược Nội nuông chiều quá nên... Nội nói: -- Chứ không phải cô sao? -- Thì tất cả chúng con bị Nội nuông chiều hư hết cã. -- Hừ, chúng bây làm gì cũng trút hết tội cho Nội. Tôi nóị -- Di nhiên rồi. Nội sinh ra cha, rồi cha tạo ra chúng con, tất cả không phải lỗi ở Nội còn ở ai? Nội ngẩn ra hết cãi. Tôi quay sang anh Thi Nghiêu, anh ấy mặt vẫn còn tái xanh. -- Anh Nghiêu này, dù sao anh cũng là chủ, cô Song đây mới đến với chúng ta có một ngày mà anh chẳng khách sáo một chút đuợc ư? Anh Nghiêu chưa trả lời , thì Tiểu Song dã lên tiếng: -- Em không phải là khách, nên không cần sự biệt đãi nào cã. Có điều em không biết là tại sao con người lại hay trốn tránh sự thật? Nếu định mệnh đã an bày, đã bắt ta có một khuyết tật hay hòan cảnh nào đó. Không lẽ khi không đề cập đến là khuyết tật hay hoàn cảnh đó sẽ biến mất đi? Vâng, em là đứa con mồ côi, đứa không còn cha còn mẹ Có lẽ đó là định số, là ý trời đặt để. Nhưng nói thật, em cũng không vì thế mà cảm thấy tủi thân hay tự ti. Tiểu Song cuí xuống, giọng lạc hẵn. --Em còn đuợc gia đình anh chị thu nhận vào , coi như người trong nhà, so với hàng vạn đứa trẻ mồ côi khác, em còn có phúc hơn. Nói xong Tiểu Song bỏ đi về phòng. Không hiểu sao, tôi chỉ đứng lặng. Bà tôi thì ngơ ngác vì không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Riêng anh Thi Nghiêu thì đứng đấy như người vừa phạm lỗi. Mẹ xách giỏ đi chợ về thấy cảnh trong phòng khách, ngạc nhiên hỏi: -- Ủa hôm nay Thi Binh không đi học ư? Còn Thi Nghiêu đi làm chưa? Chuyện gì vậy? Câu nói của mẹ làm tôi nhớ ra. Bữa nay thi cuối học kỳ, thế mà mặt còn chưa rửa, tóc chưa chải. Chuyện của Tiểu Song với anh Nghiêu làm tôi quên hết. tôi vội vã đi chuẩn bị công việc mình. Chiều hơn năm giờ tôi mới từ trường trở về. Nhà thật vắng chỉ có Nội ngồi đan áo trong phòng khách. Lò sưỡi lửa hồng, cái ấm áp tràn lan. Tôi ngồi xuống cạnh Nội, hỏị -- Đi đâu hết rồi Nội? Còn Tiểu Song? Nội nóị -- Coi chừng, đừng quậy rối chỉ hết nghen. Coi kìa, đi học không mang dù theo, để mưa ướt cả tóc cả người, lạnh như cục nước đá, coi chừng cảm lạnh cho xem! -- Con hỏi Nội đi đâu hết rồi, Nội không trả lời con? -- Thì cha con nghỉ đủ mười ngày phép rồi, hôm nay phải đi làm. Thi Nghiêu thì công việc ở đài truyền hình chưa về, còn Thi Tinh tan sở xong chắc ghé nhà họ Lý rồi, Tiểu Song thì. Nội nói tới đây, đột ngột đổi giọng: -- Cái con nhỏ coi vậy mà đảm đang ra phết. Cả một ngày làm đủ mọi việc. Giặt rửa, may vá cái gì cũng biết, chứ không như tiểu thư đài các như chúng bây đâu. Cái gì cũng đợi sẵn tới miệng. -- Nhưng cô ấy hiện ở đâu? -- Trong nhà bếp phụ mẹ con. Tôi vội đứng dậy ùa vào nhà bếp. mẹ đang xắt thịt, trong khi Tiểu Song đang ngồi trên ghế cao bóc ngô, hai người đang nói gì có vẻ tâm đắc lắm. Tôi nói: -- Mẹ, Tiểu Song mới đến nhà ta mà mẹ bắt cô ấy làm việc như vậy không sợ mang tiếng bóc lột à? Mẹ quay lại cười: -- Làm gì con bênh Song dữ vậy. Đuợc rồi, nếu sợ mang tiếng thì Tiểu Song ơi, mang ngô ra đưa cho Thi Binh nó bóc hột giùm bác đi. -- Bóc thì bóc, sợ gì. Tôi nói và quay sang Tiểu Song. -- Này Song, mình mang về phòng mình cùng làm đi, tôi có chuyện muốn nói với bạn. Mẹ nói: -- Đám con gái tụi bây lộn xộn quá. Làm gì bí mật thể? Phải về phòng riêng mới nói chuyện đuợc à? Tôi tỉnh bơ kéo Tiểu Song và rổ bắp về phòng, khép cửa lại. Chúng tôi ngồi bên bàn vừa bóc hạt vừa nói: -- Tiểu Song, làm sao sáng nay cãi nhau với anh Nghiêu thể? Đến lớp mà tôi vẫn không hiểu, tại sao bạn đàn cho ông ấy nghe mà còn bị ông ấy bắt bẻ là thử tài? Tiểu Song yên lặng một chút, ngẩng đầu lên nhìn tôi: -- Chị hỏi thì em nói. Thế này, chị biết là ngay từ nhỏ, em đã đuợc cha dạy nhạc, không những chỉ piano, violon, đến khi cha phát hiện mình bị bệnh ung thư, cha biết không còn sống bao lâu nửa, nên cha càng ra sức truyền hết nghề cho em. Cha thường nói, cha chết đi không có gì để lại cho con. Nhưng con có tài, con có chí, như vậy con sẽ không nghèo giống cha. Cha dạy em nhạc, cống hiến cả một đời cho âm nhạc mà có ai biết tới đâu? Đó là điều khiến cha buồn. Với em, cha đặt hy vọng cao lắm, em cũng không muốn phụ lòng cha, nên thấy nhà chị có piano, có cả ông anh hiểu về nhạc, em... Tôi cắt ngang. -- Bạn lầm rồi. Ngành nghề chánh của anh Nghiêu không phải là âm nhạc. Anh ấy tốt nghiệp ngành báo chí, sau đó sang Mỹ tu nghiệp môn truyền thông đại chúng, và hiện là Phó Giám dốc kế hoạch cho Đài Truyền hình. Âm nhạc chỉ là một thứ tiêu khiển của anh ấy, chứ không phải để kiếm ăn. Tiểu Song ngỡ ngàng nhìn tôi: -- À thì ra thể Nhưng sao anh ấy lại biết nhiều về âm luật như vậy? -- Nhưng bạn đã thử thế nào để ông ấy nổi sùng chứ? Tiểu Song nói. -- Cũng không có gì. Em chỉ cố tình đánh sai mấy nốt nhạc, người không sành khó có thể nhận ra, em ỷ lại, phải nói là em chỉ kiêu hãnh về vốn liếng âm nhạc của mình, vì vậỵ Thôi từ rày về sau em chẳng dám xem thường ai hết. Sẵn dịp tôi đã thổi phồng anh Nghiêu: -- Anh Nghiêu nhà tôi rành nhiều thứ lắm, ngoài hội họa, văn học, nghệ thuật, âm nhạc ra anh ấy còn nghiên cứu đủ thứ. Tiếc một điều là lúc còn nhỏ sau một cơn sốt, anh ấy bị liệt thành thọt chân. Có lẽ cái tật này đã làm anh ấy khó tánh, dễ nổi nóng... Tiểu Song đã lẩy xong ngô nói: -- Em biết anh ấy khó tánh, từ rày về sau em sẽ cố không để có chuyện xảy ra nữa. Và cô ta bưng rổ ngô xuống bếp. Trước giờ cơm tối, cha và anh Nghiêu mới về. Về tới nhà là anh bỏ ngay về phòng riêng. Mãi tới giờ cơm, khi mọi người tụ họp đông đủ, anh mới ra. Bữa cơm tối là giờ phút vui vẻ nhất trong nhà. Mọi người quây quần bên bàn ăn. Nội và mẹ hết lời tán tụng Tiểu Song. Cha ngồi chăm chú nghe, đột nhiên người nói: -- Song phải học luyện thi, để mùa hè năm nay vào đại học Tiểu Song nhìn lên: -- Con muốn tìm việc làm, không học đại học đâu! Cha cắt ngang. -- Tiểu Song! Con mới 18 tuổi mà việc gì làm? Nếu cha con còn sống, chắc người cũng muốn con vào đại học thôị Tiểu Song cương quyết: -- Nếu cha con còn sống người cũng không để con lên đại học đâu, nguời nói ở dại học cũng không dạy con nhiều hơn điều cha đã dạỵ -- Nhưng hiện nay cha con chết rồi, ai dạy con? Tiểu Song cũng kính nói. -- Vâng. Thưa bác, bác hãy để con tự quyết định lấy tương lai của mình. Con hiểu điều con muốn. Gia đình bác đã dành cho con quá nhiều thứ. Cuộc đời và địn h mệnh con quá khốn khổ, con không dám mơ ước nhiều hơn, con chấp nhận những gì mình có. Hạnh phúc quá, chỉ tổ trời xanh ganh ghét. Cha ngẩn người ra. Người có vẻ không tin chính tai đã nghe những lời như vậy thốt ra từ chiếc miệng 18 tuổị Chúng tối cũng thế. Mẹ có vẻ cảm thấy không khí năng nên nói vàọ -- Ồ! Cái đó cũng không quan trọng, có đại học hay không cũng thế. Ai bảo tôi lạc hậu tôi chịu, chứ con gái học ít cũng tốt thôi. Học cho nhiều, rồi cũng bồng con, nuôi chồng thôi. Tiểu Song nhỏ nhẹ: -- Con muốn có công việc làm, chứ không thích ngồi không ở nhà. Cha tôi lắc đầu: -- Nhưng bác không tin con sẽ tìm đuợc việc. Nãy giờ ngồi yên, chợt anh Thi Nghiêu lên tiếng: -- Để tôi vaò đài, hỏi mấy ban nhạc xem họ có cần người chép nhạc không? Tiểu Song nhìn thẳng: -- Thôi khỏi. Một mình em tìm lấỵ Anh Thi Nghiêu tiu nghỉu, từ đó đến tàn bữa cơm, anh không nói một tiếng nào nữa. Phải nói là tôi phục lăn Tiểu Song, vì chỉ một tuần sau đó, cô ta đã tìm một chân dạy đàn piano ở một lớp dạy nhạc. Có lần tôi đã đề nghị Song dùng đàn ở nhà, chiêu sinh mấy em nhỏ đến học, đỡ phải đi xa, nhưng cô ấy lạnh lùng nói. -- Học trò vô ra bận rộn không khí gia đình, vã lại em cũng không muốn sử dụng đàn của anh Nghiêu. Tôi thấy buồn, vì Tiểu Song vừa vào ở trong nhà đã không thân thiện với anh Nghiêu rồi sau này sẽ ra sao.
/23
|