Hai đại đội "cứng" trang bị đại liên hộ tống Khu bộ phó Lê Văn Viễn vượt sông Soài Rạp qua lộ 4, băng Vườn Thơm tới Cần Vè, Vàm Cỏ Tây xuôi dòng kênh Dương Văn Dương tới làng Nhơn Hòa Lập, nơi đóng quân của các cơ quan kháng chiến Nam bộ.
Tư Sang chọn xóm Nhà Thờ đóng quân.
Trước sân, bộ đội Bình Xuyên đặt súng nòng chĩa lên trời, đạn treo chạy dài từng băng, đỏ au dưới ánh mặt trời. Dân làng rủ nhau đi xem súng lớn của bộ đội miền Ðông.
Chiều chiều, ban nhạc Chi đội 9 kéo nhau ra cầu ván trước nhà thờ hòa nhạc.
Trong khi đó Bảy Viễn tới Ủy ban Kháng chiến -Hành chính Nam bộ họp.
Ðây là một ngày trọng đại trong lịch sử kháng Pháp - ngày 26.5.1948.
Có mặt đầy đủ Ban Thường vụ với các ông Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Bình, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thành Vĩnh, Kha Vạn Cân, Lê Quẩn, Diệp Ba, Lê Ðình Chi, Trịnh Ðình Trọng, Phan Văn Chương.
Phía Bình Xuyên có Lê Văn Viễn, Huỳnh Văn Trí, Trần Văn Ðối, Nguyễn Văn Hoạnh. Thêm hai vị Khu phó Khu 7 Huỳnh Văn Nghệ và Chính ủy Khu 9 Nguyễn Văn Trấn.
Ông Thuần chủ tọa hội nghị, hai ông Trấn và Diệp Ba làm thư ký.
Ông Thuần vô đề ngay:
- Pháp đang đánh lá bài chia rẽ, chúng ta cố gắng củng cố nội bộ của mình. Tôi đề nghị chúng ta thẳng thắn nêu ra những thắc mắc, nghi ngờ để giải quyết một lần cho xong hầu chung sức đánh Tây .
Bảy Viễn liền đứng lên nói ngay:
- Anh em chiến sĩ Bình Xuyên luôn luôn chiến đấu cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, luôn luôn tuân lệnh chính phủ.
Nguyễn Bình đứng lên trình bày cảm nghĩ của mình trong cuộc họp lần đầu tiên có Khu bộ phó Bảy Viễn tham dự. Ông nói:
- Trước khi rời Khu 7, tôi muốn giải quyết dứt khoát những chuyện lủng củng giữa Khu và anh em Bình Xuyên. Khu 7 là chiến khu đàn anh với nhiều chiến công. Rất tiếc giữa ông Bảy và tôi lâu nay không được gần gũi, do đó mà có nhiều việc hiểu lầm. Hôm nay, tôi rất cám ơn ông Tám Nghệ đã mời ông Bảy xuống đây họp để xóa tan những nghi ky.
Anh em chỉ huy Bình Xuyên ngại về Khu vì sợ bị thủ tiêu. Hai anh Năm Hà và Sáu Ðối đòi phải có sự bảo đảm như Khu phải đưa người xuống Rừng Sác làm con tin thì mới dám về Nam bộ. Dù sao thì hai ông Năm Hà và Sáu Ðối cũng đã về Khu gặp tôi. Duy có ông Bảy là chưa. Và đây là lần đầu tiên tôi hân hạnh được gặp ông Khu bộ phó. Nhân đây, tôi xin nêu ra những việc cần bàn cãi: Thứ nhất, Lai Hữu Tài đã mạt sát tôi, ủy viên quân sự Nam bộ trong một bức thư ngỏ, vậy mà ông Bảy ký tên thị chứng bức thư đó. Thứ hai, Lâm Văn Hậu trong ban chỉ huy Ðệ tam sư đoàn vô khu vực Bình Xuyên tuyên truyền lôi kéo anh em binh sĩ về thành đầu hàng Pháp, vậy mà ông Bảy làm ngơ. Thứ ba, ba tên Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt, Lai Hữu Tài âm mưu ám sát tôi rồi chạy trốn trong Chi đội 9 lại được ông Bảy bao che, không bắt. Thứ tư, Lâm Ngọc Ðường, Tư Thiên là dân mật thám, lấy danh nghĩa Bình Xuyên làm tiền bạc triệu, chỉ đóng góp cho Chi đội 9 một phần trăm. Càng nguy hiểm hơn là hai tên này giăng lưới bắt nhân viên chính phủ hoạt động nội thành.
Trên đây là những vụ nổi cộm, tôi nói ra để từ nay hai bên hiểu nhau, giữ uy tín và danh dự cho nhau trước âm mưu chia rẽ của địch mà thắt chặt tình đoàn kết.
Sau cùng, đây là một giải pháp mà Thường vụ Nam bộ đã nhất trí, xin quý vị đặc biệt quan tâm: Từ lâu, ta được tin Pháp cố nắm các phần tử quốc gia trong kháng chiến, dụ dỗ đưa về thành đầu hàng Tây dưới danh nghĩa là về với chính phủ quốc gia của Bảo Ðại.
Ta vừa bắt được Phán Huề, đại diện Chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra bưng tìm Khu bộ phó Lê Văn Viễn để thành lập chiến khu quốc gia Rừng Sác. Ðịch đã bố trí nhiều tay Phòng Nhì vô Chi đội 9 như Tư Sang, Năm Tài nên nghĩ
rằng chúng dễ nắm anh em Bình Xuyên.
Ðể phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và Việt Minh của tên cáo già Bollaert, Nam bộ quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên, bỏ hẳn Bộ Tư lệnh Bình Xuyên, quân đội Bình Xuyên. Các đơn vị Bình Xuyên trở thành các trung đoàn Vệ quốc đoàn trong quân đội quốc gia.
Các chỉ huy Bình Xuyên đỏ mặt tía tai khi nghe Nam bộ quyết định giải thể Bình Xuyên.
Bảy Viễn đứng phắt dậy, hét lớn:
- Không? Chúng tôi phản đối quyết định trên ! Ba năm nay, bộ đội Bình Xuyên đã đổ máu cho lá cờ đỏ sao vàng, noi gương anh Ba Dương - người đã trở thành vị tướng lãnh liệt sĩ đầu tiên của giới giang hồ theo kháng chiến.
Nguyễn Bình khoát tay:
- Xin ông Bảy bình tĩnh nghe tôi nói tiếp. Chiến khu Rừng Sác theo cách tổ chức mới sẽ là một chiến khu đặc biệt, một thành trì kháng chiến. Thưa các ông, tiền muôn bạc triệu dễ tìm, còn danh dự chiến sĩ cách mạng, anh hùng cứu quốc mà các ông hiện đang có không thể mua bằng vàng, bằng địa vị hư danh. Tôi mong các ông giữ gìn, nâng niu danh dự đó. Có như vậy tôi cũng được hãnh diện là người biết chọn lựa người có tài, có đức đưa vào chức vụ xứng đáng. Tôi rất sung sướng có những đồng đội, những người bạn quý như các ông.
Tư Sang chọn xóm Nhà Thờ đóng quân.
Trước sân, bộ đội Bình Xuyên đặt súng nòng chĩa lên trời, đạn treo chạy dài từng băng, đỏ au dưới ánh mặt trời. Dân làng rủ nhau đi xem súng lớn của bộ đội miền Ðông.
Chiều chiều, ban nhạc Chi đội 9 kéo nhau ra cầu ván trước nhà thờ hòa nhạc.
Trong khi đó Bảy Viễn tới Ủy ban Kháng chiến -Hành chính Nam bộ họp.
Ðây là một ngày trọng đại trong lịch sử kháng Pháp - ngày 26.5.1948.
Có mặt đầy đủ Ban Thường vụ với các ông Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Bình, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thành Vĩnh, Kha Vạn Cân, Lê Quẩn, Diệp Ba, Lê Ðình Chi, Trịnh Ðình Trọng, Phan Văn Chương.
Phía Bình Xuyên có Lê Văn Viễn, Huỳnh Văn Trí, Trần Văn Ðối, Nguyễn Văn Hoạnh. Thêm hai vị Khu phó Khu 7 Huỳnh Văn Nghệ và Chính ủy Khu 9 Nguyễn Văn Trấn.
Ông Thuần chủ tọa hội nghị, hai ông Trấn và Diệp Ba làm thư ký.
Ông Thuần vô đề ngay:
- Pháp đang đánh lá bài chia rẽ, chúng ta cố gắng củng cố nội bộ của mình. Tôi đề nghị chúng ta thẳng thắn nêu ra những thắc mắc, nghi ngờ để giải quyết một lần cho xong hầu chung sức đánh Tây .
Bảy Viễn liền đứng lên nói ngay:
- Anh em chiến sĩ Bình Xuyên luôn luôn chiến đấu cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, luôn luôn tuân lệnh chính phủ.
Nguyễn Bình đứng lên trình bày cảm nghĩ của mình trong cuộc họp lần đầu tiên có Khu bộ phó Bảy Viễn tham dự. Ông nói:
- Trước khi rời Khu 7, tôi muốn giải quyết dứt khoát những chuyện lủng củng giữa Khu và anh em Bình Xuyên. Khu 7 là chiến khu đàn anh với nhiều chiến công. Rất tiếc giữa ông Bảy và tôi lâu nay không được gần gũi, do đó mà có nhiều việc hiểu lầm. Hôm nay, tôi rất cám ơn ông Tám Nghệ đã mời ông Bảy xuống đây họp để xóa tan những nghi ky.
Anh em chỉ huy Bình Xuyên ngại về Khu vì sợ bị thủ tiêu. Hai anh Năm Hà và Sáu Ðối đòi phải có sự bảo đảm như Khu phải đưa người xuống Rừng Sác làm con tin thì mới dám về Nam bộ. Dù sao thì hai ông Năm Hà và Sáu Ðối cũng đã về Khu gặp tôi. Duy có ông Bảy là chưa. Và đây là lần đầu tiên tôi hân hạnh được gặp ông Khu bộ phó. Nhân đây, tôi xin nêu ra những việc cần bàn cãi: Thứ nhất, Lai Hữu Tài đã mạt sát tôi, ủy viên quân sự Nam bộ trong một bức thư ngỏ, vậy mà ông Bảy ký tên thị chứng bức thư đó. Thứ hai, Lâm Văn Hậu trong ban chỉ huy Ðệ tam sư đoàn vô khu vực Bình Xuyên tuyên truyền lôi kéo anh em binh sĩ về thành đầu hàng Pháp, vậy mà ông Bảy làm ngơ. Thứ ba, ba tên Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt, Lai Hữu Tài âm mưu ám sát tôi rồi chạy trốn trong Chi đội 9 lại được ông Bảy bao che, không bắt. Thứ tư, Lâm Ngọc Ðường, Tư Thiên là dân mật thám, lấy danh nghĩa Bình Xuyên làm tiền bạc triệu, chỉ đóng góp cho Chi đội 9 một phần trăm. Càng nguy hiểm hơn là hai tên này giăng lưới bắt nhân viên chính phủ hoạt động nội thành.
Trên đây là những vụ nổi cộm, tôi nói ra để từ nay hai bên hiểu nhau, giữ uy tín và danh dự cho nhau trước âm mưu chia rẽ của địch mà thắt chặt tình đoàn kết.
Sau cùng, đây là một giải pháp mà Thường vụ Nam bộ đã nhất trí, xin quý vị đặc biệt quan tâm: Từ lâu, ta được tin Pháp cố nắm các phần tử quốc gia trong kháng chiến, dụ dỗ đưa về thành đầu hàng Tây dưới danh nghĩa là về với chính phủ quốc gia của Bảo Ðại.
Ta vừa bắt được Phán Huề, đại diện Chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra bưng tìm Khu bộ phó Lê Văn Viễn để thành lập chiến khu quốc gia Rừng Sác. Ðịch đã bố trí nhiều tay Phòng Nhì vô Chi đội 9 như Tư Sang, Năm Tài nên nghĩ
rằng chúng dễ nắm anh em Bình Xuyên.
Ðể phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và Việt Minh của tên cáo già Bollaert, Nam bộ quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên, bỏ hẳn Bộ Tư lệnh Bình Xuyên, quân đội Bình Xuyên. Các đơn vị Bình Xuyên trở thành các trung đoàn Vệ quốc đoàn trong quân đội quốc gia.
Các chỉ huy Bình Xuyên đỏ mặt tía tai khi nghe Nam bộ quyết định giải thể Bình Xuyên.
Bảy Viễn đứng phắt dậy, hét lớn:
- Không? Chúng tôi phản đối quyết định trên ! Ba năm nay, bộ đội Bình Xuyên đã đổ máu cho lá cờ đỏ sao vàng, noi gương anh Ba Dương - người đã trở thành vị tướng lãnh liệt sĩ đầu tiên của giới giang hồ theo kháng chiến.
Nguyễn Bình khoát tay:
- Xin ông Bảy bình tĩnh nghe tôi nói tiếp. Chiến khu Rừng Sác theo cách tổ chức mới sẽ là một chiến khu đặc biệt, một thành trì kháng chiến. Thưa các ông, tiền muôn bạc triệu dễ tìm, còn danh dự chiến sĩ cách mạng, anh hùng cứu quốc mà các ông hiện đang có không thể mua bằng vàng, bằng địa vị hư danh. Tôi mong các ông giữ gìn, nâng niu danh dự đó. Có như vậy tôi cũng được hãnh diện là người biết chọn lựa người có tài, có đức đưa vào chức vụ xứng đáng. Tôi rất sung sướng có những đồng đội, những người bạn quý như các ông.
/79
|