Nghe theo lời hiệu triệu của Ba Dương, các chi đội Bình Xuyên thi đua giết giặc lập công.
Lính Chà chóp và lính Nhật đi lẻ tẻ trên đường vắng, thế nào cũng bị anh em nhảy ra giật súng.
Bảy Rô và Ba Bay trong nhóm bảo vệ anh Ba Dương ở cầu Rạch Ðỉa đã nhử bọn Chà chóp đuổi theo qua cầu Rạch Giới để bắn vào tổ ong vò vẽ ở trụ giữa cầu khiến ong bu đốt bọn Chà chóp một trận nhớ đời. Có tên quýnh quá quăng súng nhảy xuống sông, vẫn không thoát khỏi đội quân cảm tử có cánh.
Trong những trận kéo tấn công bót Thương khẩu Khánh Hội bắt sống trưởng đồn Paul Jean, rồi thừa thắng xông lên đánh bót số 6, giải thoát 60 thanh niên bị bắt giam.
Bộ đội Bảy Viễn đánh Sở Cứu hỏa trên đại lộ Galliéni (Trần Hưng Ðạo), leo lên tháp canh cao 100m treo cờ đỏ sao vàng. Bốn chiến sĩ hy sinh, nhưng ta đã đạt mục đích: treo cờ Việt Minh to bằng tấm đệm lên cột cờ tháp canh cao ngất.
Chiến hạm Triomphant, Suffren và soái hạm Richelieu đổ quân Pháp xuống Sài Gòn, tạo thế mạnh cho quân đội Pháp. Chúng chiếm hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa dễ dàng nhanh chóng.
Tiểu đoàn Âu-Phi và đại đội Commando Ponchardier cộng thêm lính Thủy quân với hỏa lực hùng hậu tiến quân như vũ bão. Cũng trong thời gian này, Sư đoàn 20 Hoàng gia Anh tới Sài Gòn.
Bọn Pháp vui mừng như hùm mọc thêm cánh. Cuối tháng 10.1945, bơn tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tân An, Mỹ Tho thất thủ.
Trước tình thế đó, tướng Nguyễn Bình quyết định đánh lớn để lấy lại uy thế kháng chiến.
Kế hoạch đề ra là đánh vô thị xã Biên Hòa vào đầu năm dương lịch, lúc Tây đang nghỉ ngơi trong niềm vui chiến thắng.
Tham gia trận đánh là các chi đội miền Ðông, gồm Chi đội I của Huỳnh Kim Trương (Thủ Dầu Một), Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ (Biên Hòa), bộ đội Tô Ký (liên quân giải phóng Hóc Môn -Bà Ðiểm -Ðức Hòa), bộ đội Ðào Sơn Tây (Dĩ An).
Trận đánh diễn tiến như ta bố trí, thắng lợi hoàn toàn. Ðặc biệt có một tiểu đội nữ chiến sĩ tình nguyện từ Quảng Ngãi vào chuyên sử dụng mã tấu. Biết bao đầu Việt gian rơi rụng dưới những thanh mã tấu của bộ đội.
Trận chiến thắng làm nô nức nhân dân Biên Hòa. Sau đó rất nhiều nhân sĩ, trí thức bỏ thành vào khu kháng chiến.
Trước Tết 1946, Nguyễn Bình nhận được tin khẩn cấp của anh Bùi Sĩ Hùng, sinh viên Trường Y Hà Nội về Nam chiến đấu tại mặt trận Bến Tre, cho biết Mặt trận An Hóa -Giao Hòa đang bị địch vây cần được viện binh tới giải vây.
Lập tức Nguyễn Bình từ Tân Uyên xuống Long Thành, ra lệnh cho Ba Dương:
- Anh Ba đưa một cánh quân mạnh xuống Bến Tre giải vây mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Cho anh em ăn Tết sớm rồi hành quân ngay trong ba ngày Tết .
Ăn Tết xong, đoàn quân lên đường, vượt sông Soài Rạp, vô đất Gò Công đi tắt tới Bến Tre, gặp giặc thì đánh, khí thế xung thiên. Tới Châu Bình thì đụng giặc càn lớn.
Một anh thư ký văn phòng chìa trước mặt anh Ba Dương một xấp giấy thuế thân:
- Tây bao vây bốn phía. Mình chỉ có nước chém vè. Ðây, anh Ba lấy một tờ để giả dạng thường dân, rút ra khỏi vòng vây .
Ba Dương xé nát tờ giấy thuế thân, nghiêm nghị nói:
- Chỉ huy mà đụng giặc chạy trốn thì đâu phải là chỉ huy nữa ! Anh em nghe tôi: giấu súng chém vè. Xong sẽ tập hợp lại .
Mấy chiếc Spitfire lên bắn dọn đường cho bộ binh.
Anh Ba không xuống hầm mà chạy vòng quanh cây rơm , nhưng anh chậm chân bị trúng đạn té xõng soài dưới mương ruộng.
Mất chủ tướng, đoàn quân mất tinh thần, chỉ biết tìm đường trở về Rừng Sác.
Ngày anh Ba hy sinh là 20.2.1946 tức 19.1 Bính Tuất (theo một tài liệu khác thì anh Ba Dương hy sinh vào mùng 6 Tết Bính Tuất, tức ngày 7.2.46).
Tin Ba Dương tử trận khiến Bảy Viễn trở lại ý đồ muốn xung thủ lĩnh Bình Xuyên.
Lính Chà chóp và lính Nhật đi lẻ tẻ trên đường vắng, thế nào cũng bị anh em nhảy ra giật súng.
Bảy Rô và Ba Bay trong nhóm bảo vệ anh Ba Dương ở cầu Rạch Ðỉa đã nhử bọn Chà chóp đuổi theo qua cầu Rạch Giới để bắn vào tổ ong vò vẽ ở trụ giữa cầu khiến ong bu đốt bọn Chà chóp một trận nhớ đời. Có tên quýnh quá quăng súng nhảy xuống sông, vẫn không thoát khỏi đội quân cảm tử có cánh.
Trong những trận kéo tấn công bót Thương khẩu Khánh Hội bắt sống trưởng đồn Paul Jean, rồi thừa thắng xông lên đánh bót số 6, giải thoát 60 thanh niên bị bắt giam.
Bộ đội Bảy Viễn đánh Sở Cứu hỏa trên đại lộ Galliéni (Trần Hưng Ðạo), leo lên tháp canh cao 100m treo cờ đỏ sao vàng. Bốn chiến sĩ hy sinh, nhưng ta đã đạt mục đích: treo cờ Việt Minh to bằng tấm đệm lên cột cờ tháp canh cao ngất.
Chiến hạm Triomphant, Suffren và soái hạm Richelieu đổ quân Pháp xuống Sài Gòn, tạo thế mạnh cho quân đội Pháp. Chúng chiếm hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa dễ dàng nhanh chóng.
Tiểu đoàn Âu-Phi và đại đội Commando Ponchardier cộng thêm lính Thủy quân với hỏa lực hùng hậu tiến quân như vũ bão. Cũng trong thời gian này, Sư đoàn 20 Hoàng gia Anh tới Sài Gòn.
Bọn Pháp vui mừng như hùm mọc thêm cánh. Cuối tháng 10.1945, bơn tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tân An, Mỹ Tho thất thủ.
Trước tình thế đó, tướng Nguyễn Bình quyết định đánh lớn để lấy lại uy thế kháng chiến.
Kế hoạch đề ra là đánh vô thị xã Biên Hòa vào đầu năm dương lịch, lúc Tây đang nghỉ ngơi trong niềm vui chiến thắng.
Tham gia trận đánh là các chi đội miền Ðông, gồm Chi đội I của Huỳnh Kim Trương (Thủ Dầu Một), Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ (Biên Hòa), bộ đội Tô Ký (liên quân giải phóng Hóc Môn -Bà Ðiểm -Ðức Hòa), bộ đội Ðào Sơn Tây (Dĩ An).
Trận đánh diễn tiến như ta bố trí, thắng lợi hoàn toàn. Ðặc biệt có một tiểu đội nữ chiến sĩ tình nguyện từ Quảng Ngãi vào chuyên sử dụng mã tấu. Biết bao đầu Việt gian rơi rụng dưới những thanh mã tấu của bộ đội.
Trận chiến thắng làm nô nức nhân dân Biên Hòa. Sau đó rất nhiều nhân sĩ, trí thức bỏ thành vào khu kháng chiến.
Trước Tết 1946, Nguyễn Bình nhận được tin khẩn cấp của anh Bùi Sĩ Hùng, sinh viên Trường Y Hà Nội về Nam chiến đấu tại mặt trận Bến Tre, cho biết Mặt trận An Hóa -Giao Hòa đang bị địch vây cần được viện binh tới giải vây.
Lập tức Nguyễn Bình từ Tân Uyên xuống Long Thành, ra lệnh cho Ba Dương:
- Anh Ba đưa một cánh quân mạnh xuống Bến Tre giải vây mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Cho anh em ăn Tết sớm rồi hành quân ngay trong ba ngày Tết .
Ăn Tết xong, đoàn quân lên đường, vượt sông Soài Rạp, vô đất Gò Công đi tắt tới Bến Tre, gặp giặc thì đánh, khí thế xung thiên. Tới Châu Bình thì đụng giặc càn lớn.
Một anh thư ký văn phòng chìa trước mặt anh Ba Dương một xấp giấy thuế thân:
- Tây bao vây bốn phía. Mình chỉ có nước chém vè. Ðây, anh Ba lấy một tờ để giả dạng thường dân, rút ra khỏi vòng vây .
Ba Dương xé nát tờ giấy thuế thân, nghiêm nghị nói:
- Chỉ huy mà đụng giặc chạy trốn thì đâu phải là chỉ huy nữa ! Anh em nghe tôi: giấu súng chém vè. Xong sẽ tập hợp lại .
Mấy chiếc Spitfire lên bắn dọn đường cho bộ binh.
Anh Ba không xuống hầm mà chạy vòng quanh cây rơm , nhưng anh chậm chân bị trúng đạn té xõng soài dưới mương ruộng.
Mất chủ tướng, đoàn quân mất tinh thần, chỉ biết tìm đường trở về Rừng Sác.
Ngày anh Ba hy sinh là 20.2.1946 tức 19.1 Bính Tuất (theo một tài liệu khác thì anh Ba Dương hy sinh vào mùng 6 Tết Bính Tuất, tức ngày 7.2.46).
Tin Ba Dương tử trận khiến Bảy Viễn trở lại ý đồ muốn xung thủ lĩnh Bình Xuyên.
/79
|