Sau vụ cướp táo bạo chủ sở cao su Dầu Tiếng, Bảy Viễn, Mười Trì lại bị bắt đày Côn Ðảo.
Với Bảy Viễn, đây là chuyến ra đảo lần thứ ba.
Thầy chú gặp lại người hùng đã từng hạ vô địch Chùa Tháp Khăm Chay chỉ bằng một ngọn cước sấm sét , vui vẻ chào mừng. Nhiều người còn nợ anh, bắt tay hỏi đùa:
- Bộ trở ra đây đòi tiền phải không cha nội ? Mình còn nợ cha nội mấy chục đồng .
Bảy Viễn cũng đùa lại:
- Tây đưa mình ra đây như bắt cóc bỏ đĩa .
Anh vỗ túi quần:
- Về Sài Gòn mình làm ăn được. Ra đây không đòi tiền mấy thày mà còn có thể cho mượn thêm để "đậu chến" giải buồn. Ðược không mấy thầy?
Tất nhiên là thầy chú dễ dãi với các tay giang hồ kỳ hiệp như Mười Trí, Bảy Viễn. Họ tin hai vị này theo gương 108 anh hùng Lương Sơn Bạc chuyên đánh cướp bọn trọc phú giúp đở dân nghèo.
Ngoài miệng thì bô lô ba la với thầy chú nhưng đêm đêm, Mười Trí và Bảy Viễn đều nôn nóng sanh mưu tính kế vượt ngục vì tình hình dường như sắp biến chuyển quan trọng. Chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Phe Ðồng minh dang phản công như giông gió. Phát xít Ðức-Ý-nhật đang yếu thế. Nhờ đọc báo mà Bảy Viễn và Mười Trí biết chút ít thời cuộc. Càng biết thời cuộc thì không thể an tâm nằm ngoài đảo lâu ngày được.
May thay Ba Rùm vẫn còn ở Bản Chế, sẵn sàng giúp đỡ đàn anh khi có yêu cầu.
Bảy Viễn mong gặp lại Châu, vợ mã tà 76. Châu vừa là người tình vừa là tay trong mua sắm những thứ cần thiết cho những vụ vượt đảo.
Nhưng lần này thì Bảy Viễn mất hứng. Vợ chồng mã tà 76 đã hết hạn phục vụ trên đảo và đã đổi về Sài Gòn trước đó vài tháng. Tuy còn có nhiều chị em vợ mã tà "nhảy dù" kiếm tiền "đậu chến", nhưng Bảy Viễn đã chán chuyện "ăn bánh trả tiền". Bây giờ anh mới biết khó tìm được một "cánh sen trong bùn" như Châu.
Ba Rùm tận tình giúp đỡ hai anh Mười Trí và Bảy Viễn trong chuyến vượt ngục lần thứ ba này.
Cũng như lần trước. Ba Rùm chỉ giúp mà không bước xuống bè. Anh vẫn quyết tâm trả hết nợ 12 năm để làm lại cuộc đời lương thiện.
Về tới đất liền thật là đúng lúc. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bọn Nhật ở Ðông Dương buồn rầu còn hơn cha chết. Nhiều sĩ quan harakiri (mổ bụng) tự tử. Theo báo chí thì quân đội Anh - Ấn gồm toàn lính Ấn có nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở phía Nam, còn trên miền Bắc thì nhiệm vụ giải giới quân Nhật do quân Tàu của tướng Lư Hán ở Hoa Nam đảm trách.
Tình hình biến chuyển nhanh chóng, Sài Gòn đổi chủ không sao lường được. Pháp đang làm trời thì bị Nhật đảo chính ngày 9.3.1945. Một tuần sau, quân Nhật đổ bộ lên đảo bắt hết Tây đưa đi, để lại một trung đội lính Nhật điều hành mọi việc trên đảo. Lúc này phe thân Nhật lên chân. Một số trí thức như giáo sư Trần Văn Quế, Cao Ðài thân Nhật, được đưa về đất liền. Nhật đưa Còm mi Lê Văn Trà lên trông coi công việc hành chính quản trị trên đảo. Phụ tá Còm mi Trà có Sơn Vương, một nhà văn - tướng cướp.
Nhưng quân Nhật chỉ thay Pháp làm chúa Việt Nam có mấy tháng rồi "cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ".
Sau hai trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống hai thành phố lớn Hiroshima và Nagasaki, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng.
Tại Nam Kỳ, quân đội Nhật bị quân Anh tước khí giới và bắt làm tù binh.
Chứng kiến cảnh này, Bảy Viện nói với Mười Trí:
- Ðúng là cá ăn kiến, mà cũng có khi kiến ăn cá .
Mười Trí thực tế hơn, lo nghĩ chuyện phải làm trước mắt:
- Trong tình hình này, mình phải làm gì đây? Tốt nhất ta nên tìm hỏi những bậc cao minh. Anh có quen lớn với ai thì đi hỏi người đó . Còn tôi thì qua Tân Quy thăm anh Ba Dương .
Bảy Viễn nghĩ ngay tới Maurice Thiên, người đã giúp anh "kiếm tiền chợ" vào các chiều thứ bảy tại Trường đua Phú Thọ, rồi giới thiệu anh tháp tùng cuộc đua Vòng quanh Ðông Dương với tư cách quản lý xe giải khát của ban tổ chức.
Gặp lại Bảy Viễn, Tư Thiên vui mừng nói:
- Anh về đất liền đúng lúc quá. Tình hình đang cần những tay chọc trời khuấy nước ! Anh biết không, Chiến tranh thế giới đã kết thúc. Phát xít Ðức - Ý - Nhật thua, đồng minh Anh - Pháp - Nga - Tàu - Mỹ thắng. Quân Anh đang giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào. Phía ngoài giao cho quân Tàu của tướng Lư Hán...
Bảy Viễn gật lia:
- Ðại cuộc thì tôi đọc báo biết rồi. Anh Tư nói chuyện mình phải làm gì trong lúc này?
- Việt Minh đang nổi lên cướp chính quyền ngoài Bắc. Nghe nói trong Nam cũng có Việt Minh. Việt Minh nổi lên rất đúng thời cơ, Nhật thua trận, buồn rầu như chết chưa chôn. Còn Pháp thì vẫn đang còn bị Nhật giam trong trại Ong-dèm. Nghe nói quân Pháp từ Calcutta và Bom Bay sẽ trực chỉ tới Sài Gòn tái chiếm Nam Kỳ từ tay Nhật. Không biết Việt Minh và Pháp, ai sẽ tới trước.
Bảy Viễn dốt chính trị , hỏi tới cho rõ:
- Việt Minh là ai vậy? Mình ở ngoài đảo có nghe ai nói tới Việt Minh đâu?
Tư Thiên nói:
- Việt Minh là gọi tắt của sáu chữ Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh - một tổ chức chính trị, quân sự do Ðảng Cộng sản lập ra để cướp chính quyền, khai sinh một nước Việt Nam độc lập. Họ đứng trong phe Ðồng Minh, chống Phát Xít, từng cộng tác với quân Mỹ ở Hoa Nam như cứu giúp các phi công Mỹ và Anh bị Nhật bắn rơi ở Bắc Việt, đưa qua Vân Nam giao cho quân Ðồng Minh. Nhờ các đóng góp đó mà Việt Minh gây được thanh thế với quốc tế. Nghe nói Tổng thống Mỹ không tán thành Pháp tái chiếm các thuộc địa cũ ở Ðông Dương .
Bảy Viễn suy nghĩ khá lâu mới nói:
- Nghe anh Tư nói tình hình, tôi dự đoán sẽ có nổ súng giữa quân Pháp và quân Việt Minh. Vậy mình phải chọn ai trong cuộc tranh hùng này ?
Tư Thiên cười :
- Người Tàu mình không thích bàn chính trị, chỉ lo làm ăn thôi. Nhưng anh đã hỏi thì mình nói. Nghe qua rồi bỏ nghe anh Bảy. Pháp thì mình biết quá nhiều. Mình học tiếng Pháp từ nhỏ. Cách sống của mình cũng rập khuôn theo Pháp: sáng cà phê sữa, bánh mì ốp la, trưa cơm gà chiên bơ, rượu chát; tối ăn súp cho nhẹ bụng ngủ ngon giấc .
- Còn Việt Minh thắng thì sao ? - Bảy Viễn hỏi.
Tư Thiên cười ngất:
- Làm gì có chuyện đó ! Việt Minh mới lập bộ đội vài tháng làm sao đương cự nổi đội quân Viễn chinh xông pha khắp chiến trường châu Âu, Bắc Phi. Khác nào đem trứng chọi đá .
- Nhưng đời Trần, đời Lê mình đã mấy lần thắng kẻ địch mạnh gấp trăm lần, nên có câu ca dao "Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng".
Trong thâm tâm Bảy Viễn nghĩ thầm: nắng chiều nào, che chiều đó. Anh quyết tâm bán vàng mua súng đạn, lập bộ đội.
Với Bảy Viễn, đây là chuyến ra đảo lần thứ ba.
Thầy chú gặp lại người hùng đã từng hạ vô địch Chùa Tháp Khăm Chay chỉ bằng một ngọn cước sấm sét , vui vẻ chào mừng. Nhiều người còn nợ anh, bắt tay hỏi đùa:
- Bộ trở ra đây đòi tiền phải không cha nội ? Mình còn nợ cha nội mấy chục đồng .
Bảy Viễn cũng đùa lại:
- Tây đưa mình ra đây như bắt cóc bỏ đĩa .
Anh vỗ túi quần:
- Về Sài Gòn mình làm ăn được. Ra đây không đòi tiền mấy thày mà còn có thể cho mượn thêm để "đậu chến" giải buồn. Ðược không mấy thầy?
Tất nhiên là thầy chú dễ dãi với các tay giang hồ kỳ hiệp như Mười Trí, Bảy Viễn. Họ tin hai vị này theo gương 108 anh hùng Lương Sơn Bạc chuyên đánh cướp bọn trọc phú giúp đở dân nghèo.
Ngoài miệng thì bô lô ba la với thầy chú nhưng đêm đêm, Mười Trí và Bảy Viễn đều nôn nóng sanh mưu tính kế vượt ngục vì tình hình dường như sắp biến chuyển quan trọng. Chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Phe Ðồng minh dang phản công như giông gió. Phát xít Ðức-Ý-nhật đang yếu thế. Nhờ đọc báo mà Bảy Viễn và Mười Trí biết chút ít thời cuộc. Càng biết thời cuộc thì không thể an tâm nằm ngoài đảo lâu ngày được.
May thay Ba Rùm vẫn còn ở Bản Chế, sẵn sàng giúp đỡ đàn anh khi có yêu cầu.
Bảy Viễn mong gặp lại Châu, vợ mã tà 76. Châu vừa là người tình vừa là tay trong mua sắm những thứ cần thiết cho những vụ vượt đảo.
Nhưng lần này thì Bảy Viễn mất hứng. Vợ chồng mã tà 76 đã hết hạn phục vụ trên đảo và đã đổi về Sài Gòn trước đó vài tháng. Tuy còn có nhiều chị em vợ mã tà "nhảy dù" kiếm tiền "đậu chến", nhưng Bảy Viễn đã chán chuyện "ăn bánh trả tiền". Bây giờ anh mới biết khó tìm được một "cánh sen trong bùn" như Châu.
Ba Rùm tận tình giúp đỡ hai anh Mười Trí và Bảy Viễn trong chuyến vượt ngục lần thứ ba này.
Cũng như lần trước. Ba Rùm chỉ giúp mà không bước xuống bè. Anh vẫn quyết tâm trả hết nợ 12 năm để làm lại cuộc đời lương thiện.
Về tới đất liền thật là đúng lúc. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bọn Nhật ở Ðông Dương buồn rầu còn hơn cha chết. Nhiều sĩ quan harakiri (mổ bụng) tự tử. Theo báo chí thì quân đội Anh - Ấn gồm toàn lính Ấn có nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở phía Nam, còn trên miền Bắc thì nhiệm vụ giải giới quân Nhật do quân Tàu của tướng Lư Hán ở Hoa Nam đảm trách.
Tình hình biến chuyển nhanh chóng, Sài Gòn đổi chủ không sao lường được. Pháp đang làm trời thì bị Nhật đảo chính ngày 9.3.1945. Một tuần sau, quân Nhật đổ bộ lên đảo bắt hết Tây đưa đi, để lại một trung đội lính Nhật điều hành mọi việc trên đảo. Lúc này phe thân Nhật lên chân. Một số trí thức như giáo sư Trần Văn Quế, Cao Ðài thân Nhật, được đưa về đất liền. Nhật đưa Còm mi Lê Văn Trà lên trông coi công việc hành chính quản trị trên đảo. Phụ tá Còm mi Trà có Sơn Vương, một nhà văn - tướng cướp.
Nhưng quân Nhật chỉ thay Pháp làm chúa Việt Nam có mấy tháng rồi "cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ".
Sau hai trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống hai thành phố lớn Hiroshima và Nagasaki, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng.
Tại Nam Kỳ, quân đội Nhật bị quân Anh tước khí giới và bắt làm tù binh.
Chứng kiến cảnh này, Bảy Viện nói với Mười Trí:
- Ðúng là cá ăn kiến, mà cũng có khi kiến ăn cá .
Mười Trí thực tế hơn, lo nghĩ chuyện phải làm trước mắt:
- Trong tình hình này, mình phải làm gì đây? Tốt nhất ta nên tìm hỏi những bậc cao minh. Anh có quen lớn với ai thì đi hỏi người đó . Còn tôi thì qua Tân Quy thăm anh Ba Dương .
Bảy Viễn nghĩ ngay tới Maurice Thiên, người đã giúp anh "kiếm tiền chợ" vào các chiều thứ bảy tại Trường đua Phú Thọ, rồi giới thiệu anh tháp tùng cuộc đua Vòng quanh Ðông Dương với tư cách quản lý xe giải khát của ban tổ chức.
Gặp lại Bảy Viễn, Tư Thiên vui mừng nói:
- Anh về đất liền đúng lúc quá. Tình hình đang cần những tay chọc trời khuấy nước ! Anh biết không, Chiến tranh thế giới đã kết thúc. Phát xít Ðức - Ý - Nhật thua, đồng minh Anh - Pháp - Nga - Tàu - Mỹ thắng. Quân Anh đang giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào. Phía ngoài giao cho quân Tàu của tướng Lư Hán...
Bảy Viễn gật lia:
- Ðại cuộc thì tôi đọc báo biết rồi. Anh Tư nói chuyện mình phải làm gì trong lúc này?
- Việt Minh đang nổi lên cướp chính quyền ngoài Bắc. Nghe nói trong Nam cũng có Việt Minh. Việt Minh nổi lên rất đúng thời cơ, Nhật thua trận, buồn rầu như chết chưa chôn. Còn Pháp thì vẫn đang còn bị Nhật giam trong trại Ong-dèm. Nghe nói quân Pháp từ Calcutta và Bom Bay sẽ trực chỉ tới Sài Gòn tái chiếm Nam Kỳ từ tay Nhật. Không biết Việt Minh và Pháp, ai sẽ tới trước.
Bảy Viễn dốt chính trị , hỏi tới cho rõ:
- Việt Minh là ai vậy? Mình ở ngoài đảo có nghe ai nói tới Việt Minh đâu?
Tư Thiên nói:
- Việt Minh là gọi tắt của sáu chữ Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh - một tổ chức chính trị, quân sự do Ðảng Cộng sản lập ra để cướp chính quyền, khai sinh một nước Việt Nam độc lập. Họ đứng trong phe Ðồng Minh, chống Phát Xít, từng cộng tác với quân Mỹ ở Hoa Nam như cứu giúp các phi công Mỹ và Anh bị Nhật bắn rơi ở Bắc Việt, đưa qua Vân Nam giao cho quân Ðồng Minh. Nhờ các đóng góp đó mà Việt Minh gây được thanh thế với quốc tế. Nghe nói Tổng thống Mỹ không tán thành Pháp tái chiếm các thuộc địa cũ ở Ðông Dương .
Bảy Viễn suy nghĩ khá lâu mới nói:
- Nghe anh Tư nói tình hình, tôi dự đoán sẽ có nổ súng giữa quân Pháp và quân Việt Minh. Vậy mình phải chọn ai trong cuộc tranh hùng này ?
Tư Thiên cười :
- Người Tàu mình không thích bàn chính trị, chỉ lo làm ăn thôi. Nhưng anh đã hỏi thì mình nói. Nghe qua rồi bỏ nghe anh Bảy. Pháp thì mình biết quá nhiều. Mình học tiếng Pháp từ nhỏ. Cách sống của mình cũng rập khuôn theo Pháp: sáng cà phê sữa, bánh mì ốp la, trưa cơm gà chiên bơ, rượu chát; tối ăn súp cho nhẹ bụng ngủ ngon giấc .
- Còn Việt Minh thắng thì sao ? - Bảy Viễn hỏi.
Tư Thiên cười ngất:
- Làm gì có chuyện đó ! Việt Minh mới lập bộ đội vài tháng làm sao đương cự nổi đội quân Viễn chinh xông pha khắp chiến trường châu Âu, Bắc Phi. Khác nào đem trứng chọi đá .
- Nhưng đời Trần, đời Lê mình đã mấy lần thắng kẻ địch mạnh gấp trăm lần, nên có câu ca dao "Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng".
Trong thâm tâm Bảy Viễn nghĩ thầm: nắng chiều nào, che chiều đó. Anh quyết tâm bán vàng mua súng đạn, lập bộ đội.
/79
|