Các Bang Hội Và Công Cuộc Phản Thanh Phục Minh
Người Trung Hoa bất mãn và thù ghét triều đình Mãn Thanh, và lấy các nhân vật Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy Hử làm kiểu mẫu chống lại nhà Thanh. Rất nhiều tổ chức bí mật, bang hội hoạt động cho mục đích lật đổ nhà Mãn Thanh. Biểu tượng cho các tổ chức Phản Thanh Phục Minh là một hình tam giác, còn gọi là Tam Điểm, tượng trưng cho quan niệm nhân sinh của người Trung hoa, gồm có: Trời, Đất và Người.
Bang hội là một nét đặc biệt trong xã hội Trung hoa, biểu thị phản ứng của nông dân, thợ thuyền, dân nghèo tại các thành thị, chống lại sự đàn áp của giai cấp thống trị. Lịch sử Trung Hoa là hàng loạt những cuộc nổi dậy của nông dân chống lại những triều đình hà khắc hoặc những triều đại ngoại xâm. Trong những cuộc nổi dậy ấy, các bang hội đóng vai trò lãnh đạo quần chúng. Hoạt động của các bang hội không phải chỉ là những cuộc đấu tranh chính trị hay vũ trang, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác: Có thể là một cuộc tấn công vào nha môn để giết tham quan hoặc giải thoát tù nhân có thể là phục kích cướp đoạt hàng hóa, tiền thuế, lương thực, hoặc bắt cóc người đòi tiền chuộc, có thể là tấn công các nhà giầu, thương gia hoặc địa chủ...
Thành phần chủ yếu của bang hội là các nông dân không có ruộng phải đi lang thang kiếm miếng ăn, hoặc những thợ thuyền đi vào bước đường cùng, và đặc biệt là những binh lính bị giải ngũ. Khi có chiến tranh thì nhà nước bắt nông dân đi lính ồ ạt, nhưng khi hết chiến tranh, nhà nước sa thải lính hàng loạt tại chỗ. Những người này không có phương tiện trở về quê, đành phải sống lang thang, và dễ gia nhập các bang hội để tìm chỗ nương thân. Vả lại sau một thời gian làm lính, những nông dân hiền lành trở thành những tay côn đồ, quen cướp bóc hà hiếp dân chúng, và do đó họ không còn muốn trở lại với nghề nông nữa.
Một bang hội lâu đời nhất tại Trung hoa là Bạch Liên Giáo, bắt đầu ra đời từ thế kỷ 12, và có một vai trò quan trọng trong công cuộc chống lại sự thống trị của người Mông Cổ. Khi nhà Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa, Bạch Liên Giáo cũng phát động vài cuộc nổi dậy, nhưng thất bại. Mặc dù không đạt được thắng lợi, nhưng các bang hội cứ tiếp tục tồn tại trong nhiều thế kỷ. Mỗi lần bị đàn áp, bang hội bị tan rã, nhưng những người còn sống sót lại tiếp tục tập hợp và tổ chức lại. Số hội viên của các tổ chức bí mật này gia tăng rất nhanh, và về sau có đủ thành phần trong xã hội tham gia. Có những tổ chức hoàn toàn vì lòng ái quốc, nhưng cũng có nhóm dùng tinh thần ái quốc che dấu những hoạt động tội ác của họ. Vào cuối thế kỷ 19 có ba tổ chức nổi bật nhất là Thiên Địa Hội, Tam Điểm Hội và Tam Hòa Hội.
Tam Hòa Hội ra đời từ thế kỷ 17, khi người Mãn Châu lật đổ nhà Minh và lập nên nhà Mãn Thanh. Người Trung Hoa không phục người Mãn Châu, và nhiều tổ chức bí mật được thành lập với chủ trương Phản Thanh Phục Minh. Các nhà sư chùa Thiếu Lâm cũng tham gia công cuộc này. Bề ngoài chùa Thiếu Lâm giả vờ thần phục nhà Thanh để chờ thời cợ Năm 1678, nhà Thanh mở một cuộc chinh phạt một bộ tộc tại Tân Cương. Các nhà sư Thiếu Lâm xin đi theo tham chiến với quân nhà Thanh, nhưng thực tâm muốn tìm cơ hội liên kết với bộ tộc Tân Cương chống lại nhà Thanh. Nhưng âm mưu của các nhà sư Thiếu Lâm bị bại lộ, và tất cả các nhà sư Thiếu Lâm đều bị quan quân nhà Thanh hành quyết, và ngôi chùa bị hỏa thiêu.
Nhưng có năm nhà sư Thiếu Lâm may mắn trốn thoát, và thành lập Tam Hòa Hội, với mục đích diệt nhà Thanh để phục thù. Tam Hòa Hội đã gây khốn đốn cho triều đình, vì thế những người thuộc Tam Hòa Hội mà bị triều đình bắt được thì thường bị những hình phạt tàn khốc hơn các người thuộc bang hội khác. Thực ra Tam Hòa Hội, Tam Điểm Hội và Thiên Địa Hội đều giống nhau trong mục đích là khôi phục nhà Minh, nên mọi người trong ba hội này đều tự nhận là con cháu nhà Minh, tức là Hồng Nhị Chữ Hồng thoát thai từ chữ Hồng Võ, niên hiệu của Chu Nguyên Chương, ông vua khai sáng nhà Minh.
Về tổ chức, lúc đầu Tam Hòa Hội không có cơ quan trung ương, và mỗi hội viên chỉ trực thuộc vào phân đàn của mình. Tam Hòa Hội có năm phân đàn ở năm tỉnh lớn, tượng trưng cho năm vị sư sáng lập, thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân Nam, Hồ Nam và Chiết Giang. Như vậy sức mạnh của Tam Hòa Hội đều tập trung tại miền nam Trung Hoa, và nhà Mãn Thanh cũng bị chống đối mạnh nhất tại miền nam Trung Hoa. Từ giữa thế kỷ 19, Tam Hòa Hội chuyển hoạt động về các thành phố duyên hải, đặc biệt là Thượng Hải, Quảng Châu...
Một trong những lãnh tụ quan trọng nhất trong phong trào Phản Thanh Phục Minh là Tôn Văn, tự là Dật Tiên. Tôn Dật Tiên sinh ngày 12- 11- 1866 tại một làng ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông. Thuở nhỏ Tôn Dật Tiên học trường làng cho đến năm 13 tuổi thì theo mẹ đến đảo Hawai, vì có người anh di cư lập nghiệp tại đó. Tại Hawai, Tôn Dật Tiên theo học trường trung học Iolani, một trường nội trú dành cho con trai được sự bảo trợ của Hội truyền giáo Anh quốc. Sau ba năm, gia đình nghe biết Tôn Dật Tiên đã theo đạo Thiên Chúa, nên không cho học nữa và bắt Tôn Dật Tiên phải xuống tàu về nước. Khi về đến Trung hoa, Tôn Dật Tiên biểu thị tín ngưỡng mới của mình bằng cách đập phá các pho tượng trong một ngôi đền trong làng, và do đó Tôn Dật Tiên bị người làng tức giận, trục xuất ra khỏi làng.
Tôn Dật Tiên quen biết một bác sĩ người Mỹ, và ông ra Hương Cảng theo học ngành y khoa. Tôn Dật Tiên tốt nghiệp bác sĩ năm 1892. Ông hành nghề y sĩ tại Ma Cao một thời gian rất ngắn, khoảng hai năm. Tôn Dật Tiên không quan tâm nhiều đến nghề thày thuốc, và ông bỏ nghề thuốc khi Trung Hoa bị Nhật bản đánh bại năm 1895. Cuộc đời của ông sau đó là những ngày gian lao của một nhà cách mạng lúc nào cũng ở trong tình trạng trốn tránh lưu đày. Ông có hoài bão nâng Trung Hoa lên ngang hàng với các quốc gia khác. Tôn Dật Tiên quyết liệt chủ trương phải lật đổ nhà Mãn Thanh. Ông có tài diễn thuyết lôi cuốn quần chúng nên được nhiều thanh niên đi theo.Năm 1894, Tống Giáo Nhân gặp Tôn Dật Tiên lần đầu tiên. Cả hai đều thuộc Tam Hòa Hội. Hai người có nhiều điểm tương đồng: Cùng nói thổ ngữ miền nam Trung Hoa, cùng theo đạo Thiên Chúa, cùng được giáo dục tại Hoa Kỳ, và cùng có nhiều tham vọng. Do đó hai người trở thành bằng hữu chí thân một cách mau lẹ. Bất cứ khi nào đến Thượng Hải, Tôn Dật Tiên cũng tới cư ngụ tại nhà Tống Giáo Nhân. Con cái nhà họ Tống coi Tôn Dật Tiên như một người trong gia đình, một thứ cha chú. Đối với Tống Giáo Nhân thì Tôn Dật Tiên tượng trưng cho một ngọn lửa tinh khiết của những lý tưởng đã đem lại cho Tống Giáo Nhân một ý nghĩa cao đẹp cho cuộc đời, ngoài những lúc tính toán làm giàu.
Người Trung Hoa bất mãn và thù ghét triều đình Mãn Thanh, và lấy các nhân vật Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy Hử làm kiểu mẫu chống lại nhà Thanh. Rất nhiều tổ chức bí mật, bang hội hoạt động cho mục đích lật đổ nhà Mãn Thanh. Biểu tượng cho các tổ chức Phản Thanh Phục Minh là một hình tam giác, còn gọi là Tam Điểm, tượng trưng cho quan niệm nhân sinh của người Trung hoa, gồm có: Trời, Đất và Người.
Bang hội là một nét đặc biệt trong xã hội Trung hoa, biểu thị phản ứng của nông dân, thợ thuyền, dân nghèo tại các thành thị, chống lại sự đàn áp của giai cấp thống trị. Lịch sử Trung Hoa là hàng loạt những cuộc nổi dậy của nông dân chống lại những triều đình hà khắc hoặc những triều đại ngoại xâm. Trong những cuộc nổi dậy ấy, các bang hội đóng vai trò lãnh đạo quần chúng. Hoạt động của các bang hội không phải chỉ là những cuộc đấu tranh chính trị hay vũ trang, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác: Có thể là một cuộc tấn công vào nha môn để giết tham quan hoặc giải thoát tù nhân có thể là phục kích cướp đoạt hàng hóa, tiền thuế, lương thực, hoặc bắt cóc người đòi tiền chuộc, có thể là tấn công các nhà giầu, thương gia hoặc địa chủ...
Thành phần chủ yếu của bang hội là các nông dân không có ruộng phải đi lang thang kiếm miếng ăn, hoặc những thợ thuyền đi vào bước đường cùng, và đặc biệt là những binh lính bị giải ngũ. Khi có chiến tranh thì nhà nước bắt nông dân đi lính ồ ạt, nhưng khi hết chiến tranh, nhà nước sa thải lính hàng loạt tại chỗ. Những người này không có phương tiện trở về quê, đành phải sống lang thang, và dễ gia nhập các bang hội để tìm chỗ nương thân. Vả lại sau một thời gian làm lính, những nông dân hiền lành trở thành những tay côn đồ, quen cướp bóc hà hiếp dân chúng, và do đó họ không còn muốn trở lại với nghề nông nữa.
Một bang hội lâu đời nhất tại Trung hoa là Bạch Liên Giáo, bắt đầu ra đời từ thế kỷ 12, và có một vai trò quan trọng trong công cuộc chống lại sự thống trị của người Mông Cổ. Khi nhà Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa, Bạch Liên Giáo cũng phát động vài cuộc nổi dậy, nhưng thất bại. Mặc dù không đạt được thắng lợi, nhưng các bang hội cứ tiếp tục tồn tại trong nhiều thế kỷ. Mỗi lần bị đàn áp, bang hội bị tan rã, nhưng những người còn sống sót lại tiếp tục tập hợp và tổ chức lại. Số hội viên của các tổ chức bí mật này gia tăng rất nhanh, và về sau có đủ thành phần trong xã hội tham gia. Có những tổ chức hoàn toàn vì lòng ái quốc, nhưng cũng có nhóm dùng tinh thần ái quốc che dấu những hoạt động tội ác của họ. Vào cuối thế kỷ 19 có ba tổ chức nổi bật nhất là Thiên Địa Hội, Tam Điểm Hội và Tam Hòa Hội.
Tam Hòa Hội ra đời từ thế kỷ 17, khi người Mãn Châu lật đổ nhà Minh và lập nên nhà Mãn Thanh. Người Trung Hoa không phục người Mãn Châu, và nhiều tổ chức bí mật được thành lập với chủ trương Phản Thanh Phục Minh. Các nhà sư chùa Thiếu Lâm cũng tham gia công cuộc này. Bề ngoài chùa Thiếu Lâm giả vờ thần phục nhà Thanh để chờ thời cợ Năm 1678, nhà Thanh mở một cuộc chinh phạt một bộ tộc tại Tân Cương. Các nhà sư Thiếu Lâm xin đi theo tham chiến với quân nhà Thanh, nhưng thực tâm muốn tìm cơ hội liên kết với bộ tộc Tân Cương chống lại nhà Thanh. Nhưng âm mưu của các nhà sư Thiếu Lâm bị bại lộ, và tất cả các nhà sư Thiếu Lâm đều bị quan quân nhà Thanh hành quyết, và ngôi chùa bị hỏa thiêu.
Nhưng có năm nhà sư Thiếu Lâm may mắn trốn thoát, và thành lập Tam Hòa Hội, với mục đích diệt nhà Thanh để phục thù. Tam Hòa Hội đã gây khốn đốn cho triều đình, vì thế những người thuộc Tam Hòa Hội mà bị triều đình bắt được thì thường bị những hình phạt tàn khốc hơn các người thuộc bang hội khác. Thực ra Tam Hòa Hội, Tam Điểm Hội và Thiên Địa Hội đều giống nhau trong mục đích là khôi phục nhà Minh, nên mọi người trong ba hội này đều tự nhận là con cháu nhà Minh, tức là Hồng Nhị Chữ Hồng thoát thai từ chữ Hồng Võ, niên hiệu của Chu Nguyên Chương, ông vua khai sáng nhà Minh.
Về tổ chức, lúc đầu Tam Hòa Hội không có cơ quan trung ương, và mỗi hội viên chỉ trực thuộc vào phân đàn của mình. Tam Hòa Hội có năm phân đàn ở năm tỉnh lớn, tượng trưng cho năm vị sư sáng lập, thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân Nam, Hồ Nam và Chiết Giang. Như vậy sức mạnh của Tam Hòa Hội đều tập trung tại miền nam Trung Hoa, và nhà Mãn Thanh cũng bị chống đối mạnh nhất tại miền nam Trung Hoa. Từ giữa thế kỷ 19, Tam Hòa Hội chuyển hoạt động về các thành phố duyên hải, đặc biệt là Thượng Hải, Quảng Châu...
Một trong những lãnh tụ quan trọng nhất trong phong trào Phản Thanh Phục Minh là Tôn Văn, tự là Dật Tiên. Tôn Dật Tiên sinh ngày 12- 11- 1866 tại một làng ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông. Thuở nhỏ Tôn Dật Tiên học trường làng cho đến năm 13 tuổi thì theo mẹ đến đảo Hawai, vì có người anh di cư lập nghiệp tại đó. Tại Hawai, Tôn Dật Tiên theo học trường trung học Iolani, một trường nội trú dành cho con trai được sự bảo trợ của Hội truyền giáo Anh quốc. Sau ba năm, gia đình nghe biết Tôn Dật Tiên đã theo đạo Thiên Chúa, nên không cho học nữa và bắt Tôn Dật Tiên phải xuống tàu về nước. Khi về đến Trung hoa, Tôn Dật Tiên biểu thị tín ngưỡng mới của mình bằng cách đập phá các pho tượng trong một ngôi đền trong làng, và do đó Tôn Dật Tiên bị người làng tức giận, trục xuất ra khỏi làng.
Tôn Dật Tiên quen biết một bác sĩ người Mỹ, và ông ra Hương Cảng theo học ngành y khoa. Tôn Dật Tiên tốt nghiệp bác sĩ năm 1892. Ông hành nghề y sĩ tại Ma Cao một thời gian rất ngắn, khoảng hai năm. Tôn Dật Tiên không quan tâm nhiều đến nghề thày thuốc, và ông bỏ nghề thuốc khi Trung Hoa bị Nhật bản đánh bại năm 1895. Cuộc đời của ông sau đó là những ngày gian lao của một nhà cách mạng lúc nào cũng ở trong tình trạng trốn tránh lưu đày. Ông có hoài bão nâng Trung Hoa lên ngang hàng với các quốc gia khác. Tôn Dật Tiên quyết liệt chủ trương phải lật đổ nhà Mãn Thanh. Ông có tài diễn thuyết lôi cuốn quần chúng nên được nhiều thanh niên đi theo.Năm 1894, Tống Giáo Nhân gặp Tôn Dật Tiên lần đầu tiên. Cả hai đều thuộc Tam Hòa Hội. Hai người có nhiều điểm tương đồng: Cùng nói thổ ngữ miền nam Trung Hoa, cùng theo đạo Thiên Chúa, cùng được giáo dục tại Hoa Kỳ, và cùng có nhiều tham vọng. Do đó hai người trở thành bằng hữu chí thân một cách mau lẹ. Bất cứ khi nào đến Thượng Hải, Tôn Dật Tiên cũng tới cư ngụ tại nhà Tống Giáo Nhân. Con cái nhà họ Tống coi Tôn Dật Tiên như một người trong gia đình, một thứ cha chú. Đối với Tống Giáo Nhân thì Tôn Dật Tiên tượng trưng cho một ngọn lửa tinh khiết của những lý tưởng đã đem lại cho Tống Giáo Nhân một ý nghĩa cao đẹp cho cuộc đời, ngoài những lúc tính toán làm giàu.
/39
|