Ba tuần lễ sau vụ tàn sát phe cộng tại Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch ngỏ lời cầu hôn Mỹ Linh, và được Mỹ Linh chấp nhận. Cuộc hôn nhân lần thứ ba của Tưởng là một tính toán chính trị. Niềm mơ ước thiết tha nhất của Tưởng là được làm người thừa kế chính thống của Tôn Dật Tiên. Quần chúng Trung hoa kính ngưỡng Tôn Dật Tiên như thần thánh. Hình ảnh của ông hiện diện khắp nơi. Bất cứ một chính khách hoặc một tướng lãnh nào có được một sự liên hệ với Tôn Dật Tiên, dù rất xa xôi, lúc ông còn sống, cũng có thể tạo được một sự nghiệp chính trị quan trọng nhờ sự liên hệ ấy. Làm rể nhà họ Tống quả thực là một cơ hội vô cùng thiết yếu đối với Tưởng, để được công nhận nối tiếp công cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên. Tưởng vẫn mong có thể cầu hòa được với Khánh Linh và Tống Tử Văn bằng cách trở thành một người em rể của họ. Tuy thế không phải là Tưởng không say mê Mỹ Linh. Tưởng vẫn tự phụ là một tay anh hùng chọc trời khuấy nước một thời, và theo truyền thống Trung hoa thì cuộc đời của một người anh hùng phải có bóng dáng giai nhân thì mới thực toàn vẹn.
Lúc đó Tưởng đang cần sự ủng hộ của các nước tây phương. Tưởng không biết ngoại ngữ, trừ tiếng Nhật. Nếu có Mỹ Linh làm vợ, Tưởng sẽ có "Tai và miệng" để đương đầu với người tây phương. Ngoài ra Tưởng rất phục khả năng chuyên môn về kinh tế tài chánh của Tống Tử Văn. Viễn tượng tài chánh của Tưởng rất đen tối. Tài sản của các thương gia Thượng Hải chỉ có giới hạn. Tưởng không thể tiếp tục tống tiền khai thác họ mãi. Quân đội của Tưởng mỗi ngày một bành trướng và do đó Tưởng cần tiền trả lương cho binh sĩ ngày một nhiều hơn. Tưởng thấy cần phải tìm nguồn tài trợ của ngoại quốc. Con đường duy nhất Tưởng có thể tìm được sự viện trợ và đầu tư của ngoại quốc là qua gia đình nhà họ Tống, đặc biệt là Tống Tử Văn, một người có uy tín với các ngân hàng, công ty và chính phủ ngoại quốc.
Tống Tử Văn không đồng ý cho em gái kết hôn với Tưởng Giới Thạch, vì Tống biết Tưởng dính dáng vào nhiều tội ác như cướp của, tống tiền, giết người. Không những thế, Tưởng còn trải qua nhiều đời vợ. Nhưng điều Tống Tử Văn khó chịu nhất là Tưởng đã chiếm đoạt hết số bạc dự trữ tại Ngân hàng Trung ương, một công trình mà Tống Tử Văn đã đem hết tâm huyết ra thực hiện. Tuy vậy Tống Tử Văn cũng không chống lại được cuộc hôn nhân này, vì Tống luôn luôn bị bà chị cả Ái Linh tham tiền làm áp lực, tẩy não, bắt phải đi theo con đường của bà đã vạch ra. Hôn nhân của Tưởng và Mỹ Linh chính là công trình mà Ái Linh nhất quyết thực hiện cho bằng được cho mục tiêu làm giàu của mình.
Khánh Linh thì hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân, vì theo bà thì cả hai bên trong cuộc hôn nhân này đều là những người lợi dụng, chứ không hề có tình yêu đích thực. Tuy nhiên mười năm sau, Khánh Linh nhận xét, "Lúc đầu cuộc hôn nhân này không phải vì tình yêu, nhưng bây giờ thì đã có tình yêu giữa hai người. Mỹ Linh yêu Tưởng và Tưởng cũng yêu Mỹ Linh. Nếu không có Mỹ Linh thì cuộc đời của Tưởng sẽ khốn đốn hơn thế."
Nhiều người mới gặp Ái Linh đều tưởng bà là một người khả ái, có bản chất tốt như tên của bà. Nhưng thực ra, bà là người quyết định hầu hết mọi việc quan trọng trong gia đình nhà họ Tống và họ Khổng. Ái Linh và Khổng Tường Hy lấy nhau năm 1914 tại Nhật trong khi tỵ nạn tránh Viên Thế Khải. Khi trở lại Thượng Hải, Ái Linh sống trong căn nhà số 139 đường Seymour Road để chờ chồng chuẩn bị một chuyến về nhà chồng thật an toàn. Trên đường trở về quê chồng tại Sơn Tây, hai vợ chồng Ái Linh dùng xe lửa đến tận biên giới tỉnh Sơn Tây. Sau đó Ái Linh phải đi nốt cuộc hành trình một cách vất vả, phải ngồi cáng hoặc ngồi kiệu và có chồng cưỡi ngựa đi bên cạnh.
Nhưng khi về đến nhà chồng, Ái Linh thấy nhẹ hẳn người khi trông thấy dinh cơ đồ sộ của nhà chồng. Đó là một lâu đài mênh mông, nằm giữa những khu vườn trồng đầy kỳ hoa dị thảo, và có trên 500 gia nhân. Ái Linh sinh con gái đầu lòng là Khổng Lệnh Tuấn tại đây năm 1916, và ba đứa con sau sinh tại Thượng Hải. Con cái của Ái Linh được cưng chiều như những bông hoa lan cực quý. Khổng Lệnh Kiệt, người con trai thứ hai của Ái Linh, rất ngỗ nghịch. Cậu quý tử này học lái xe hơi năm mới có 15 tuổi. Một hôm Khổng Lệnh Kiệt đang lái xe tại đường phố đông đúc của Thượng Hải thì bị một cảnh sát Ấn Độ chặn xe lại. Khi người cảnh sát định cảnh cáo Khổng Lệnh Kiệt về tội lái xe ẩu, thì cậu quý tử này rút súng bắn đứt ngón tay cái của người cảnh sát.
Người con gái thứ ba thì kiêu căng phách lối. Thú tiêu khiển kỳ lạ của cô chiêu này là mặc quần áo đàn ông rồi đi dạo phố. Khổng Tường Hy cung phụng cho con cái một đời sống rất xa hoa trong một dinh thự nguy nga tại khu tô giới Pháp. Khổng Tường Hy là đại diện của hãng dầu Standard Oil tại Trung hoa. Ông cũng là trung gian giữa các sứ quân miền bắc. Trong cuộc xung đột giữa Tưởng và chính phủ Vũ Hán, chính Khổng Tường Hy đã dùng tiền mua chuộc Phùng Ngọc Tường đứng về phe Tưởng.
Sau khi về nhà chồng, Ái Linh nắm giữ tất cả tài sản nhà chồng, có từng đoàn thư ký và kế toán phụ tá. Bà đã dùng uy tín của chồng để thu thập được những tin tức tài chánh cần thiết để làm giàu thêm. Người ta tin rằng Ái Linh đã dùng tiền bạc để thuê người ám sát những nhà tài phiệt đối thủ, hoặc những người chống đối không chịu nhượng bộ hoặc cộng tác với bà. Ái Linh đã có liên hệ mật thiết với Bố già Đỗ Đại Nhĩ và các tay anh chị của Lục Hội. Lúc đó tại Á Châu có một tổ chức của phụ nữ với mục đích ám sát hoặc trừng phạt đàn ông. Người ta tin rằng người đứng đầu tổ chức này là Ái Linh. Bà được coi là một người đàn bà độc ác, cương quyết, thông minh, quỷ quyệt và nhiều tham vọng, kín đáo điều khiển tất cả mọi công việc làm ăn của dòng họ.
Tháng 4- 1927, Ái Linh và Khổng Tường Hy hết sức giúp Tưởng vắt tiền của các thương gia kinh hoàng tại Thượng Hải. Tưởng thường tới thăm vợ chồng Ái Linh. Đô đốc Bristol, tư lệnh hạm đội Mỹ tại Á Châu, một lần đến thăm gia đình Ái Linh, đã hết sức khâm phục cách tiếp đãi khách của những người trong nhà họ Tống. Tưởng Giới Thạch cũng từng chứng kiến gia đình nhà họ Tống chinh phục cảm tình của người tây phương một cách dễ dàng.
Khi Tưởng ngỏ lời cầu hôn với Mỹ Linh vào tháng 5- 1927 thì đó là giai đoạn chót của công cuộc sắp đặt theo đúng ý Ái Linh. Khi Tống Tử Văn phản đối cuộc hôn nhân thì bị bà chị cả cảnh cáo nếu không đồng ý thì Tống Tử Văn sẽ không thể hoạt động gì tại Thượng Hải. Cuối cùng Tống Tử Văn nhượng bộ vào tháng 6 để được tái bổ nhiệm chức bộ trưởng tài chánh, và được tự do hoạt động trong lãnh vực kinh tế tài chánh. Tống Tử Văn cũng hứa giúp Ái Linh và Khổng Tường Hy thuyết phục bà mẹ chấp nhận cuộc hôn nhân.
Thoạt đầu bà Tống Giáo Nhân không chấp nhận hôn nhân của Mỹ Linh với Tưởng vì Tưởng không phải là người đạo Thiên Chúa, và vì những cuộc hôn nhân trước kia của Tưởng. Ái Linh liền khuyên mẹ đi nghỉ mát tại Nagasaki, Nhật Bản, và đến tắm tại các suối nổi tiếng trong vùng Kamakurạ Gia đình sẽ đi theo bà sau. Mục đích của Ái Linh là tống khứ bà mẹ bướng bỉnh này đi cho khuất mắt.
Đúng lúc đó Tưởng gặp khó khăn với các sứ quân miền bắc. Các sứ quân này kín đáo liên kết với Tưởng và Lục Hội, qua mặt các tướng lãnh cao cấp của Tưởng. Nhưng sau đó các sứ quân miền bắc ngầm báo cho các tướng của Tưởng biết Tưởng đã ngầm liên kết với kẻ địch sau lưng họ. Đây là một đòn ly gián có thể gây xáo trộn trong hàng ngũ Quốc dân đảng. Trong lúc Tưởng nổi giận, cực lực cải chánh sự đi đêm thầm lén của mình thì các sứ quân miền bắc bất thần tấn công lực lượng Quốc dân đảng. Các tướng của Tưởng đang hoang mang, bị đánh bất ngờ, phải rút về sông Dương Tử. Trong một cơn phẫn nộ, ba tướng cao cấp nhất của Quốc dân đảng tuyên bố sẽ không nghe lệnh của Tưởng nữa. Sau khi thảo luận với Bố già Đỗ Đại Nhĩ và Curio Trương, Tưởng ra thông cáo "để giữ vững sự đoàn kết của đảng, " Tưởng từ chức tất cả mọi chức vụ trong Quốc dân đảng, và rút lui khỏi sân khấu chính trị.
Tưởng chơi một đòn chính trị cổ điển. Tưởng rời khỏi Thượng Hải, bề ngoài có vẻ từ bỏ mọi tham vọng, nhưng mục tiêu là để các tướng lãnh đối đầu quay lại cắn giết lẫn nhau. Tưởng đem theo hai trăm vệ sĩ đi vào một vùng hoang vu tại núi Vũ Lĩnh Sơn, một nơi nghỉ mát ưa thích nhất của các lãnh tụ Lục Hội, và nằm dưới sự kiểm soát của Bố già Đỗ Đại Nhĩ.
Lúc đó Tưởng đang cần sự ủng hộ của các nước tây phương. Tưởng không biết ngoại ngữ, trừ tiếng Nhật. Nếu có Mỹ Linh làm vợ, Tưởng sẽ có "Tai và miệng" để đương đầu với người tây phương. Ngoài ra Tưởng rất phục khả năng chuyên môn về kinh tế tài chánh của Tống Tử Văn. Viễn tượng tài chánh của Tưởng rất đen tối. Tài sản của các thương gia Thượng Hải chỉ có giới hạn. Tưởng không thể tiếp tục tống tiền khai thác họ mãi. Quân đội của Tưởng mỗi ngày một bành trướng và do đó Tưởng cần tiền trả lương cho binh sĩ ngày một nhiều hơn. Tưởng thấy cần phải tìm nguồn tài trợ của ngoại quốc. Con đường duy nhất Tưởng có thể tìm được sự viện trợ và đầu tư của ngoại quốc là qua gia đình nhà họ Tống, đặc biệt là Tống Tử Văn, một người có uy tín với các ngân hàng, công ty và chính phủ ngoại quốc.
Tống Tử Văn không đồng ý cho em gái kết hôn với Tưởng Giới Thạch, vì Tống biết Tưởng dính dáng vào nhiều tội ác như cướp của, tống tiền, giết người. Không những thế, Tưởng còn trải qua nhiều đời vợ. Nhưng điều Tống Tử Văn khó chịu nhất là Tưởng đã chiếm đoạt hết số bạc dự trữ tại Ngân hàng Trung ương, một công trình mà Tống Tử Văn đã đem hết tâm huyết ra thực hiện. Tuy vậy Tống Tử Văn cũng không chống lại được cuộc hôn nhân này, vì Tống luôn luôn bị bà chị cả Ái Linh tham tiền làm áp lực, tẩy não, bắt phải đi theo con đường của bà đã vạch ra. Hôn nhân của Tưởng và Mỹ Linh chính là công trình mà Ái Linh nhất quyết thực hiện cho bằng được cho mục tiêu làm giàu của mình.
Khánh Linh thì hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân, vì theo bà thì cả hai bên trong cuộc hôn nhân này đều là những người lợi dụng, chứ không hề có tình yêu đích thực. Tuy nhiên mười năm sau, Khánh Linh nhận xét, "Lúc đầu cuộc hôn nhân này không phải vì tình yêu, nhưng bây giờ thì đã có tình yêu giữa hai người. Mỹ Linh yêu Tưởng và Tưởng cũng yêu Mỹ Linh. Nếu không có Mỹ Linh thì cuộc đời của Tưởng sẽ khốn đốn hơn thế."
Nhiều người mới gặp Ái Linh đều tưởng bà là một người khả ái, có bản chất tốt như tên của bà. Nhưng thực ra, bà là người quyết định hầu hết mọi việc quan trọng trong gia đình nhà họ Tống và họ Khổng. Ái Linh và Khổng Tường Hy lấy nhau năm 1914 tại Nhật trong khi tỵ nạn tránh Viên Thế Khải. Khi trở lại Thượng Hải, Ái Linh sống trong căn nhà số 139 đường Seymour Road để chờ chồng chuẩn bị một chuyến về nhà chồng thật an toàn. Trên đường trở về quê chồng tại Sơn Tây, hai vợ chồng Ái Linh dùng xe lửa đến tận biên giới tỉnh Sơn Tây. Sau đó Ái Linh phải đi nốt cuộc hành trình một cách vất vả, phải ngồi cáng hoặc ngồi kiệu và có chồng cưỡi ngựa đi bên cạnh.
Nhưng khi về đến nhà chồng, Ái Linh thấy nhẹ hẳn người khi trông thấy dinh cơ đồ sộ của nhà chồng. Đó là một lâu đài mênh mông, nằm giữa những khu vườn trồng đầy kỳ hoa dị thảo, và có trên 500 gia nhân. Ái Linh sinh con gái đầu lòng là Khổng Lệnh Tuấn tại đây năm 1916, và ba đứa con sau sinh tại Thượng Hải. Con cái của Ái Linh được cưng chiều như những bông hoa lan cực quý. Khổng Lệnh Kiệt, người con trai thứ hai của Ái Linh, rất ngỗ nghịch. Cậu quý tử này học lái xe hơi năm mới có 15 tuổi. Một hôm Khổng Lệnh Kiệt đang lái xe tại đường phố đông đúc của Thượng Hải thì bị một cảnh sát Ấn Độ chặn xe lại. Khi người cảnh sát định cảnh cáo Khổng Lệnh Kiệt về tội lái xe ẩu, thì cậu quý tử này rút súng bắn đứt ngón tay cái của người cảnh sát.
Người con gái thứ ba thì kiêu căng phách lối. Thú tiêu khiển kỳ lạ của cô chiêu này là mặc quần áo đàn ông rồi đi dạo phố. Khổng Tường Hy cung phụng cho con cái một đời sống rất xa hoa trong một dinh thự nguy nga tại khu tô giới Pháp. Khổng Tường Hy là đại diện của hãng dầu Standard Oil tại Trung hoa. Ông cũng là trung gian giữa các sứ quân miền bắc. Trong cuộc xung đột giữa Tưởng và chính phủ Vũ Hán, chính Khổng Tường Hy đã dùng tiền mua chuộc Phùng Ngọc Tường đứng về phe Tưởng.
Sau khi về nhà chồng, Ái Linh nắm giữ tất cả tài sản nhà chồng, có từng đoàn thư ký và kế toán phụ tá. Bà đã dùng uy tín của chồng để thu thập được những tin tức tài chánh cần thiết để làm giàu thêm. Người ta tin rằng Ái Linh đã dùng tiền bạc để thuê người ám sát những nhà tài phiệt đối thủ, hoặc những người chống đối không chịu nhượng bộ hoặc cộng tác với bà. Ái Linh đã có liên hệ mật thiết với Bố già Đỗ Đại Nhĩ và các tay anh chị của Lục Hội. Lúc đó tại Á Châu có một tổ chức của phụ nữ với mục đích ám sát hoặc trừng phạt đàn ông. Người ta tin rằng người đứng đầu tổ chức này là Ái Linh. Bà được coi là một người đàn bà độc ác, cương quyết, thông minh, quỷ quyệt và nhiều tham vọng, kín đáo điều khiển tất cả mọi công việc làm ăn của dòng họ.
Tháng 4- 1927, Ái Linh và Khổng Tường Hy hết sức giúp Tưởng vắt tiền của các thương gia kinh hoàng tại Thượng Hải. Tưởng thường tới thăm vợ chồng Ái Linh. Đô đốc Bristol, tư lệnh hạm đội Mỹ tại Á Châu, một lần đến thăm gia đình Ái Linh, đã hết sức khâm phục cách tiếp đãi khách của những người trong nhà họ Tống. Tưởng Giới Thạch cũng từng chứng kiến gia đình nhà họ Tống chinh phục cảm tình của người tây phương một cách dễ dàng.
Khi Tưởng ngỏ lời cầu hôn với Mỹ Linh vào tháng 5- 1927 thì đó là giai đoạn chót của công cuộc sắp đặt theo đúng ý Ái Linh. Khi Tống Tử Văn phản đối cuộc hôn nhân thì bị bà chị cả cảnh cáo nếu không đồng ý thì Tống Tử Văn sẽ không thể hoạt động gì tại Thượng Hải. Cuối cùng Tống Tử Văn nhượng bộ vào tháng 6 để được tái bổ nhiệm chức bộ trưởng tài chánh, và được tự do hoạt động trong lãnh vực kinh tế tài chánh. Tống Tử Văn cũng hứa giúp Ái Linh và Khổng Tường Hy thuyết phục bà mẹ chấp nhận cuộc hôn nhân.
Thoạt đầu bà Tống Giáo Nhân không chấp nhận hôn nhân của Mỹ Linh với Tưởng vì Tưởng không phải là người đạo Thiên Chúa, và vì những cuộc hôn nhân trước kia của Tưởng. Ái Linh liền khuyên mẹ đi nghỉ mát tại Nagasaki, Nhật Bản, và đến tắm tại các suối nổi tiếng trong vùng Kamakurạ Gia đình sẽ đi theo bà sau. Mục đích của Ái Linh là tống khứ bà mẹ bướng bỉnh này đi cho khuất mắt.
Đúng lúc đó Tưởng gặp khó khăn với các sứ quân miền bắc. Các sứ quân này kín đáo liên kết với Tưởng và Lục Hội, qua mặt các tướng lãnh cao cấp của Tưởng. Nhưng sau đó các sứ quân miền bắc ngầm báo cho các tướng của Tưởng biết Tưởng đã ngầm liên kết với kẻ địch sau lưng họ. Đây là một đòn ly gián có thể gây xáo trộn trong hàng ngũ Quốc dân đảng. Trong lúc Tưởng nổi giận, cực lực cải chánh sự đi đêm thầm lén của mình thì các sứ quân miền bắc bất thần tấn công lực lượng Quốc dân đảng. Các tướng của Tưởng đang hoang mang, bị đánh bất ngờ, phải rút về sông Dương Tử. Trong một cơn phẫn nộ, ba tướng cao cấp nhất của Quốc dân đảng tuyên bố sẽ không nghe lệnh của Tưởng nữa. Sau khi thảo luận với Bố già Đỗ Đại Nhĩ và Curio Trương, Tưởng ra thông cáo "để giữ vững sự đoàn kết của đảng, " Tưởng từ chức tất cả mọi chức vụ trong Quốc dân đảng, và rút lui khỏi sân khấu chính trị.
Tưởng chơi một đòn chính trị cổ điển. Tưởng rời khỏi Thượng Hải, bề ngoài có vẻ từ bỏ mọi tham vọng, nhưng mục tiêu là để các tướng lãnh đối đầu quay lại cắn giết lẫn nhau. Tưởng đem theo hai trăm vệ sĩ đi vào một vùng hoang vu tại núi Vũ Lĩnh Sơn, một nơi nghỉ mát ưa thích nhất của các lãnh tụ Lục Hội, và nằm dưới sự kiểm soát của Bố già Đỗ Đại Nhĩ.
/39
|