Tiếng chim hót líu lo bên tai khiến Yến Thư thức giấc. Cô bé chầm chậm nhoài người ngồi dậy, đoạn liếc mắt nhìn xung quanh chiếc đệm mỏng tanh. Nơi đây không quá rộng, nói thẳng ra thì khá chật chội. Trước mặt cô bé là gian bếp gọn nhỏ cùng một vài chiếc nồi inox cũ kĩ đã bị ố đi bởi những vệt đen vằn vện, bên cạnh có đặt thêm một chiếc tủ lạnh mini cùng một nhà vệ sinh ngay đối diện. Đưa mắt qua bên phải là hai tủ nhựa xỉn màu với nhiều ngăn nhỏ đựng vài vật dụng cá nhân. Đánh mắt sang trái là một con xe máy không thể nào quê mùa hơn, bên dưới vương vãi vài đôi dép bám bụi cho thấy đã lâu ngày không được chà rửa sạch sẽ.
Nắng sáng hắt vào qua chiếc cửa nhà tróc sơn khiến bé Thư dần tỉnh táo trở lại. Cô bé nhớ ra rồi, hôm qua chính bản thân đã lẽo đẽo theo anh trai trẻ tuổi trở về đây bằng một chuyến xe chui. Nhưng vì bản thân quá mệt mỏi nên vừa về đến khu trọ đã thiếp đi lúc nào không hay.
"Nhưng mà anh ấy không có ở đây? Anh đi đâu rồi?"
Vừa kết thúc lời tự hỏi, bỗng tiếng cửa nhà vang lên lạch cạch, rồi ngay sau đó là Trương Thịnh đẩy cửa bước vào.
"A! Anh đã đi đâu vậy ạ?"
Trương Thịnh chỉ khẽ đưa mắt nhìn người đối diện như để xác nhận bé Thư đã tỉnh ngủ, song lại tập trung vào chiếc điện thoại cục gạch trên tay, tiếp tục cuộc nói chuyện đang giang dở: "Dạ con biết rồi! Cảm ơn chú đã giúp đỡ, về tiền bạc thì chú cứ nhắn cho con sau, cháu sẽ gửi đầy đủ hằng tháng ạ."
"Cậu cũng thật là! Vì là chỗ quen biết nên tôi chỉ lấy giá vật liệu thôi, không lấy tiền công của cậu. Nhưng mà nhất thiết phải đặt cạnh huyệt mộ của bà ấy sao, nếu cháu đặt ở chỗ khác thì giá sẽ rẻ hơn gấp đôi đó." Đầu dây bên kia vang lên giọng khàn khàn của một người đàn ông đứng tuổi.
"Dạ con vẫn lo được, chú cứ để con bé nằm cạnh mẹ, chỉ vậy thôi là con đã mãn nguyện lắm rồi."
"Được rồi! Hoa lễ gì đó tôi sẽ giúp cậu góp một ít, nội trong sáng nay sẽ hạ huyệt xong thôi. Cậu cũng lo ăn uống nghỉ ngơi một chút đi, tối qua đến giờ có ngủ miếng nào đâu."
"Dạ con cảm ơn chú rất nhiều. Nhờ chú giúp em con an nghỉ."
Tiếng tắt máy vang lên khô khốc trong căn phòng ọp ẹp của dãy trọ lao động nghèo. Yến Thư vẫn đưa cặp mắt lấp lánh nhìn Trương Thịnh, giờ đây trước mắt cô bé không phải là một kẻ qua đường xa lạ, mà là ân nhân. Là đấng cứu thế đã cứu rỗi cuộc đời tăm tối của Thư, là người đã xua đi bóng tối bao trùm tưởng chừng như sẽ không bao giờ biến mất đó.
"Anh ơi! Em vẫn chưa biết tên của anh."
Trương Thịnh vẫn dửng dưng, anh bước qua Yến Thư tiến thẳng vào nhà tắm. Cô bé chưng hửng nhìn theo, không biết nói gì thêm cho phải. Tầm mười phút trôi qua, anh bước ra với bộ đồ công nhân trên người, thu dọn một vài vật dụng bỏ vào túi rồi nhanh chóng bước ra cửa.
"Trương Thịnh là tên tôi! Trong tủ lạnh còn ổ bánh mì thịt hôm qua tôi mua mà chưa kịp, nhóc chịu khó ăn lạnh. Tuyệt đối đừng động vào bếp núc, cháy nổ thì có ông trời mới cứu được. Ở nhà thấy gì bừa bộn thì dọn dùm, cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để ngày mai đi làm luôn đi. Tôi đây không có dư giả tiền bạc mà lo thêm một cái miệng ăn nữa đâu."
Xổ một tràng rồi Trương Thịnh liền đóng cửa đi mất, bỏ lại cô bé tám tuổi vẫn ngơ ngác chưa hiểu hết được những gì vừa nghe. Điều Thư hiểu nhanh nhất chính là chiếc bánh mì thịt đang ở trong tủ lạnh. Thế là cô bé liền phóng như bay đến, lấy ra chiếc bánh mì rồi xử một cách ngon lành. Đúng là rất lạnh nhưng bây giờ có ăn là tốt rồi. Đã rất lâu Yến Thư mới cảm thấy ăn một chiếc bánh mì lại có vị ngon như thế này. Vừa ăn mà nước mắt cứ tuôn mãi không sao kiềm lại được.
Thấm thoát mà đã gần hết ngày, trời cũng dần ngã sang màu đen xanh u ám. Chiếc bánh mì hồi sáng quả là không đủ cho một cô bé ốm yếu lót dạ. Nhưng vì vẫn nhận thức rõ được bản thân đang được ân nhân cưu mang nên Thư sẽ không táy máy hay than thở gì thêm, ngậm ngùi đợi anh Thịnh về.
Tiếng mở cửa mong chờ mãi cuối cùng cũng vang lên, bé Thư vui mừng chạy vụt ra, luôn miệng hỏi dồn dập:
"Mừng anh mới về! Sao anh về trễ quá vậy ạ? Chẳng lẽ ngày nào anh cũng về trễ như vậy sao? Anh đã ăn gì chưa. Em có biết nấu một vài món đơn giản nhưng anh bảo không được đụng vào bếp nên em chưa làm gì hết."
Trương Thịnh không đáp lời Thư, mệt mỏi bước vào trong, theo thói quen tiến đến nhà tắm, bộ đồ công nhân sáng còn tinh tươm là thế, giờ lại cáu bẩn hôi hám vô cùng.
Tắm rửa xong xuôi, Trương Thịnh thở dài bước ra đầy mệt mỏi, lẩm bẩm: "Phải nấu gì ăn mới được. Thật tình, tự nhiên sao lúc đó mình lại đưa con bé này về..."
Nhìn xung quanh chẳng thấy bé Thư đâu, lại thấy cửa trước đang mở tang hoang, Trương Thịnh hốt hoảng chạy ra. Yến Thư lúc này đang hì hục cầm chiếc bàn chải cũ đặt trước nhà tắm mà chà rửa bộ đồ công nhân.
"Anh tắm xong rồi ạ. Vậy anh đợi Thư giặt xong bộ đồ này rồi sẽ nấu cơm cho anh ăn nha. Có anh ở nhà rồi nên Thư được phép đụng vào bếp núc chứ ạ."
Hình ảnh của bé Thư giờ đây lại càng giống Ngọc Thương hơn bao giờ hết. Thịnh vẫn còn nhớ khi ở với mẹ, gia đình anh cũng chẳng khấm khá hơn là bao. Nhưng bù lại hai anh em luôn luôn biết cách phụ giúp mẹ việc nhà. Nếu anh nấu cơm thì Ngọc Thương sẽ giặt đồ, nếu anh ủi quần áo giúp mẹ thì Thương sẽ chuẩn bị sách vở cho ngày mai, lắm lúc còn thấy con bé tranh làm với anh để anh có thêm thời gian hoàn thành bài tập. Cuộc sống lúc ấy tuy khổ nhưng lại đầy ắp tiếng cười, đầy ắp hơi ấm gia đình. Con bé tuy còn nhỏ nhưng hiểu chuyện vô cùng. Rất giống Yến Thư lúc này đây.
Trương Thịnh vẫn lắc lắc đầu để xua đi đoạn kí ức chạy qua đầu, quay người bỏ vào trong bếp: "Giặt xong thì đem vào đây phơi lên giúp, đừng treo ở ngoài. Để đó tôi nấu cho."
Trương Thịnh dặn lòng chỉ để con bé thảnh thơi một ngày hôm nay thôi, hôm sau sẽ đưa Thư đến nhà bà dì ghẻ kia để làm việc. Anh nhớ dạo này bà ta đang than mệt, muốn có người làm để thỏa mãn cơn lười nhác. Nghe bảo sau đợt bán quách Ngọc Thương cho bên buôn lậu, bà ta đã bị công an sờ gáy, lôi lên phường điều tra không biết bao nhiêu lần nên ít nhiều cũng đã tởn mùi văn phòng cảnh sát. Nếu để con bé phụ việc cho bà ta, anh sẽ không phải lo lắng khi để con bé ở nhà một mình, lại còn chẳng phải chi trả tiền điện hay tiền ăn gì thêm. Nghĩ kĩ thì không thua thiệt là bao. Nếu so sánh với động bàng tơ của mụ già tú bà kia, thì vài trận hành hạ lên cơn của mụ dì ghẻ này còn không đủ thấm thía.
Ghét thì ghét bà ta thật, căm thì chắc chắn căm thù đến suốt đời này vì chính bà ta đã đẩy em gái Trương Thịnh vào đường chết. Nhưng vì bản thân vẫn chưa dứt hẳn được vài công việc hậu hĩnh mà bà ta đang giao, nên anh chỉ còn cách cắn răng cắn lợi mà làm. Tấm bằng học hành đàng hoàng còn chưa có nên anh vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra bất lợi của bản thân. Vậy nên Thịnh luôn luôn chờ đợi, tìm kiếm một cơ hội để thoát khỏi nanh vuốt của con cáo già này.
Nghĩ là làm, sáng hôm sau, sau khi dặn dò Yến Thư vài điều, anh dắt cô bé đến trước cửa căn nhà bề thế của cha ruột và mụ dì ghẻ. Trương Thịnh lúc này vẫn còn quá đau buồn trước cái chết của em gái nên nhất thời chưa thể mường tượng ra được đầy đủ tâm địa của dì ghẻ. Trước mắt, anh vẫn lo cho tấm thân nghèo kiết xác của bản thân, dù sao số tiền khổng lồ dành dụm để chuộc Ngọc Thương cũng chẳng còn nữa.
"Gì đây! Hôm nay không lo đi làm sớm mà dắt con nít qua đây. Mày muốn ăn vạ tao sao?"
"Nghe bảo dì đang tìm kiếm người làm, tôi mang tới cho dì một đứa đây. Được việc, lanh lẹn, tháo vác."
Nắng sáng hắt vào qua chiếc cửa nhà tróc sơn khiến bé Thư dần tỉnh táo trở lại. Cô bé nhớ ra rồi, hôm qua chính bản thân đã lẽo đẽo theo anh trai trẻ tuổi trở về đây bằng một chuyến xe chui. Nhưng vì bản thân quá mệt mỏi nên vừa về đến khu trọ đã thiếp đi lúc nào không hay.
"Nhưng mà anh ấy không có ở đây? Anh đi đâu rồi?"
Vừa kết thúc lời tự hỏi, bỗng tiếng cửa nhà vang lên lạch cạch, rồi ngay sau đó là Trương Thịnh đẩy cửa bước vào.
"A! Anh đã đi đâu vậy ạ?"
Trương Thịnh chỉ khẽ đưa mắt nhìn người đối diện như để xác nhận bé Thư đã tỉnh ngủ, song lại tập trung vào chiếc điện thoại cục gạch trên tay, tiếp tục cuộc nói chuyện đang giang dở: "Dạ con biết rồi! Cảm ơn chú đã giúp đỡ, về tiền bạc thì chú cứ nhắn cho con sau, cháu sẽ gửi đầy đủ hằng tháng ạ."
"Cậu cũng thật là! Vì là chỗ quen biết nên tôi chỉ lấy giá vật liệu thôi, không lấy tiền công của cậu. Nhưng mà nhất thiết phải đặt cạnh huyệt mộ của bà ấy sao, nếu cháu đặt ở chỗ khác thì giá sẽ rẻ hơn gấp đôi đó." Đầu dây bên kia vang lên giọng khàn khàn của một người đàn ông đứng tuổi.
"Dạ con vẫn lo được, chú cứ để con bé nằm cạnh mẹ, chỉ vậy thôi là con đã mãn nguyện lắm rồi."
"Được rồi! Hoa lễ gì đó tôi sẽ giúp cậu góp một ít, nội trong sáng nay sẽ hạ huyệt xong thôi. Cậu cũng lo ăn uống nghỉ ngơi một chút đi, tối qua đến giờ có ngủ miếng nào đâu."
"Dạ con cảm ơn chú rất nhiều. Nhờ chú giúp em con an nghỉ."
Tiếng tắt máy vang lên khô khốc trong căn phòng ọp ẹp của dãy trọ lao động nghèo. Yến Thư vẫn đưa cặp mắt lấp lánh nhìn Trương Thịnh, giờ đây trước mắt cô bé không phải là một kẻ qua đường xa lạ, mà là ân nhân. Là đấng cứu thế đã cứu rỗi cuộc đời tăm tối của Thư, là người đã xua đi bóng tối bao trùm tưởng chừng như sẽ không bao giờ biến mất đó.
"Anh ơi! Em vẫn chưa biết tên của anh."
Trương Thịnh vẫn dửng dưng, anh bước qua Yến Thư tiến thẳng vào nhà tắm. Cô bé chưng hửng nhìn theo, không biết nói gì thêm cho phải. Tầm mười phút trôi qua, anh bước ra với bộ đồ công nhân trên người, thu dọn một vài vật dụng bỏ vào túi rồi nhanh chóng bước ra cửa.
"Trương Thịnh là tên tôi! Trong tủ lạnh còn ổ bánh mì thịt hôm qua tôi mua mà chưa kịp, nhóc chịu khó ăn lạnh. Tuyệt đối đừng động vào bếp núc, cháy nổ thì có ông trời mới cứu được. Ở nhà thấy gì bừa bộn thì dọn dùm, cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để ngày mai đi làm luôn đi. Tôi đây không có dư giả tiền bạc mà lo thêm một cái miệng ăn nữa đâu."
Xổ một tràng rồi Trương Thịnh liền đóng cửa đi mất, bỏ lại cô bé tám tuổi vẫn ngơ ngác chưa hiểu hết được những gì vừa nghe. Điều Thư hiểu nhanh nhất chính là chiếc bánh mì thịt đang ở trong tủ lạnh. Thế là cô bé liền phóng như bay đến, lấy ra chiếc bánh mì rồi xử một cách ngon lành. Đúng là rất lạnh nhưng bây giờ có ăn là tốt rồi. Đã rất lâu Yến Thư mới cảm thấy ăn một chiếc bánh mì lại có vị ngon như thế này. Vừa ăn mà nước mắt cứ tuôn mãi không sao kiềm lại được.
Thấm thoát mà đã gần hết ngày, trời cũng dần ngã sang màu đen xanh u ám. Chiếc bánh mì hồi sáng quả là không đủ cho một cô bé ốm yếu lót dạ. Nhưng vì vẫn nhận thức rõ được bản thân đang được ân nhân cưu mang nên Thư sẽ không táy máy hay than thở gì thêm, ngậm ngùi đợi anh Thịnh về.
Tiếng mở cửa mong chờ mãi cuối cùng cũng vang lên, bé Thư vui mừng chạy vụt ra, luôn miệng hỏi dồn dập:
"Mừng anh mới về! Sao anh về trễ quá vậy ạ? Chẳng lẽ ngày nào anh cũng về trễ như vậy sao? Anh đã ăn gì chưa. Em có biết nấu một vài món đơn giản nhưng anh bảo không được đụng vào bếp nên em chưa làm gì hết."
Trương Thịnh không đáp lời Thư, mệt mỏi bước vào trong, theo thói quen tiến đến nhà tắm, bộ đồ công nhân sáng còn tinh tươm là thế, giờ lại cáu bẩn hôi hám vô cùng.
Tắm rửa xong xuôi, Trương Thịnh thở dài bước ra đầy mệt mỏi, lẩm bẩm: "Phải nấu gì ăn mới được. Thật tình, tự nhiên sao lúc đó mình lại đưa con bé này về..."
Nhìn xung quanh chẳng thấy bé Thư đâu, lại thấy cửa trước đang mở tang hoang, Trương Thịnh hốt hoảng chạy ra. Yến Thư lúc này đang hì hục cầm chiếc bàn chải cũ đặt trước nhà tắm mà chà rửa bộ đồ công nhân.
"Anh tắm xong rồi ạ. Vậy anh đợi Thư giặt xong bộ đồ này rồi sẽ nấu cơm cho anh ăn nha. Có anh ở nhà rồi nên Thư được phép đụng vào bếp núc chứ ạ."
Hình ảnh của bé Thư giờ đây lại càng giống Ngọc Thương hơn bao giờ hết. Thịnh vẫn còn nhớ khi ở với mẹ, gia đình anh cũng chẳng khấm khá hơn là bao. Nhưng bù lại hai anh em luôn luôn biết cách phụ giúp mẹ việc nhà. Nếu anh nấu cơm thì Ngọc Thương sẽ giặt đồ, nếu anh ủi quần áo giúp mẹ thì Thương sẽ chuẩn bị sách vở cho ngày mai, lắm lúc còn thấy con bé tranh làm với anh để anh có thêm thời gian hoàn thành bài tập. Cuộc sống lúc ấy tuy khổ nhưng lại đầy ắp tiếng cười, đầy ắp hơi ấm gia đình. Con bé tuy còn nhỏ nhưng hiểu chuyện vô cùng. Rất giống Yến Thư lúc này đây.
Trương Thịnh vẫn lắc lắc đầu để xua đi đoạn kí ức chạy qua đầu, quay người bỏ vào trong bếp: "Giặt xong thì đem vào đây phơi lên giúp, đừng treo ở ngoài. Để đó tôi nấu cho."
Trương Thịnh dặn lòng chỉ để con bé thảnh thơi một ngày hôm nay thôi, hôm sau sẽ đưa Thư đến nhà bà dì ghẻ kia để làm việc. Anh nhớ dạo này bà ta đang than mệt, muốn có người làm để thỏa mãn cơn lười nhác. Nghe bảo sau đợt bán quách Ngọc Thương cho bên buôn lậu, bà ta đã bị công an sờ gáy, lôi lên phường điều tra không biết bao nhiêu lần nên ít nhiều cũng đã tởn mùi văn phòng cảnh sát. Nếu để con bé phụ việc cho bà ta, anh sẽ không phải lo lắng khi để con bé ở nhà một mình, lại còn chẳng phải chi trả tiền điện hay tiền ăn gì thêm. Nghĩ kĩ thì không thua thiệt là bao. Nếu so sánh với động bàng tơ của mụ già tú bà kia, thì vài trận hành hạ lên cơn của mụ dì ghẻ này còn không đủ thấm thía.
Ghét thì ghét bà ta thật, căm thì chắc chắn căm thù đến suốt đời này vì chính bà ta đã đẩy em gái Trương Thịnh vào đường chết. Nhưng vì bản thân vẫn chưa dứt hẳn được vài công việc hậu hĩnh mà bà ta đang giao, nên anh chỉ còn cách cắn răng cắn lợi mà làm. Tấm bằng học hành đàng hoàng còn chưa có nên anh vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra bất lợi của bản thân. Vậy nên Thịnh luôn luôn chờ đợi, tìm kiếm một cơ hội để thoát khỏi nanh vuốt của con cáo già này.
Nghĩ là làm, sáng hôm sau, sau khi dặn dò Yến Thư vài điều, anh dắt cô bé đến trước cửa căn nhà bề thế của cha ruột và mụ dì ghẻ. Trương Thịnh lúc này vẫn còn quá đau buồn trước cái chết của em gái nên nhất thời chưa thể mường tượng ra được đầy đủ tâm địa của dì ghẻ. Trước mắt, anh vẫn lo cho tấm thân nghèo kiết xác của bản thân, dù sao số tiền khổng lồ dành dụm để chuộc Ngọc Thương cũng chẳng còn nữa.
"Gì đây! Hôm nay không lo đi làm sớm mà dắt con nít qua đây. Mày muốn ăn vạ tao sao?"
"Nghe bảo dì đang tìm kiếm người làm, tôi mang tới cho dì một đứa đây. Được việc, lanh lẹn, tháo vác."
/43
|