Trần Năng đang hoảng hốt thì Đào Kỳ đã phi thân đến trước mặt nàng. Chàng phất tay đỡ chưởng của Đinh Công Minh. Hai chưởng lực gặp nhau, Đinh Công Minh cảm thấy chưởng lực của mình mất tăm mất tích. Y lùi lại mấy bước, trố mắt nhìn địch thủ: Đó là một thiếu niên ít hơn y tới mấy tuổi.
Y bàng hoàng, sửng sốt. Tại sao trên đời lại có người luyện được nội công âm nhu đến độ hai chưởng chạm vào nhau, kình lực của y mất tăm mất tích luôn? Y vẫn chưa tin, vội hít một hơi chân khí, vận đủ mười thành công lực tấn công.
Chưởng phong của y ào ào tuôn ra. Trần Năng đứng sau còn cảm thấy nghẹt thở. Đào Kỳ vẫn ung dung đợi cho chưởng của địch tới nơi rồi mới đỡ. Hai chưởng gặp nhau, dính tẹt làm một. Đào Kỳ thấy chưởng đối phương thuộc loại dương cương, chàng vận âm nhu ra chống đỡ. Một lúc sau, mặt y đỏ bừng lên. Chàng biết chân khí y phát huy cùng cực rồi. Hai người tiếp tục đấu nội lực. Được một lát thì Đinh Công Minh cảm thấy yếu dần. Y muốn lên tiếng van xin, nhưng nếu mở miệng ra thì lập tức ộc máu mà chết. Y tự nghĩ:
– Thôi rồi! Hôm nay ta phải chết.
Đào Kỳ thấy nếu tiếp tục một lát nữa, gã họ Đinh tất phải chết. Tuy cha gã là một ma đầu, nhưng gã là một thiên tài, giết đi thực đáng tiếc. Chàng từ từ thu hồi nội lực. Đinh Công Minh như xuống quỷ môn quan được trở về, bải hoải ngồi bịch xuống đất.
Phương Dung dí kiếm vào cổ y, hỏi:
– Mi chịu phục chưa?
Hắn gật đầu, uể oải đứng dậy nói:
– Thiếu niên kia, ta muốn biết tên ngươi. Chưởng pháp của ngươi là chưởng pháp Tản-viên, nhưng ta thấy chính Đặng Thi Sách chưởng môn của phái này cũng không phải là đối thủ của ngươi. Vậy ngươi là đệ tử của ai?
Đào Kỳ nói:
– Ta không phải người của phái Tản-viên. Võ công ta học là võ công Văn-Lang, nên có đôi phần giống võ công Tản-viên. Hôm nay ta tha cho ngươi trở về. Ngươi đã bại thì phải mang trâu bò đến Thượng-hồng mà nộp.
Đinh Công Minh nói:
– Ta sẽ làm như lời ngươi nói.
Rồi y vẫy tráng đinh ra đi. Lệ bấy giờ, hai đấu thủ đấu với nhau tới chỗ sống chết, nếu bên này thua, muốn được đối phương tha chết thì phải nộp từ mười trâu trở lên để chuộc mạng. Đáng lẽ giết Đinh Công Minh trả thù cho Trần Hậu, nhưng Đào Kỳ là người nhân hậu, chàng tiếc tài, không muốn giết một thiếu niên có chân tài, lại có khí phách, chứ không giống như cha chú.
Chàng nói với Hùng Bảo:
– Sư điệt, người cùng tráng đinh mai táng cho nhạc gia đi.
Hùng Bảo cùng vợ điều động tráng đinh chôn cất Trần Hậu và những người tử thương. Trần Năng nói:
– Bây giờ trang của ta bị đốt phá hết rồi, các anh em hãy mang gia đình sang trang Thượng-hồng mà ở.
Các tráng đinh vội vàng thu xếp đồ đạc, trâu bò, gà vịt, dắt díu vợ con, lên xe hướng Thượng-hồng tiến phát. Đoàn người đi một buổi mới tới Thượng-hồng. Hùng-hầu được tin, cho mở rộng cổng trang đón những người của trang Toàn-liệt. Ông nói:
– Trần-hầu với ta tuy là thông gia, nhưng tình như thủ túc. Chắc Trần Hầu cũng đã trối lại những điều giữa người và ta cùng mưu sự. Hỡi ôi! Ta những tưởng một mai sạch bóng quân thù, ta cùng Trần-hầu, ngày ngày cưỡi ngựa, tiêu dao mây nước, thế mà thoáng đây, nay đã cách trở đôi đàng!
Đào Kỳ hỏi:
– Ngày mai, ba mươi sáu động thuộc Nam Mê-linh họp để cử người đại diện dự đại hội Tây-hồ. Không biết Đinh Công Dũng có mời Thượng-hồng và Toàn-liệt ta dự không?
Trần Năng đưa ra bức thư:
– Có, trước ngày cưới, bố cháu cho biết người đã nhận được thư của Đinh Công Dũng mời tham dự đại hội 36 trang, động vùng Nam Mê-linh, chuẩn bị cho đại hội Tây-hồ. Bây giờ cha cháu đã ra người thiên cổ, cháu là con duy nhất, đương nhiên kế vị người. Sư thúc thử nghĩ xem cháu có nên đi không?
Phương Dung hỏi:
– Trong thư có giới hạn mỗi trang được mang đi bao nhiêu người không?
Trần Năng gật đầu:
– Ít nhất một người, nhiều nhất trăm người.
Hùng Trọng nói:
– Tôi thấy đại hội này Đinh Công Dũng dùng để thống nhất 36 trang, động lại. Vậy chúng ta phải đi, hầu phá vỡ âm mưu đó. Đại diện cho Thượng-hồng có tôi với Bảo. Tôi xin mạn phép thỉnh sư thúc đi theo trợ thủ, không biết người nghĩ sao?
Đào Kỳ nói:
– Sư tỷ giao Bảo cho tôi, tôi có bổn phận phải lo. Tôi nghĩ, khi Đinh Công Dũng ép các trang, động thống nhất làm một, chúng ta cứ chấp thuận. Cuối cùng sẽ đi đến việc cử người làm thống lĩnh, ta cứ bạo tay đoạt lấy.
Phương Dung bàn:
– Về phía Toàn-liệt thì Hùng phu nhân là trang chủ, tôi xin đi theo trợ giúp. Dù không thắng được Đinh Công Dũng, ít ra cũng phá cho đại hội nát bét. Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị cho chu đáo.
Đào Kỳ đồng ý:
– Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Nghiêm đại ca hứa sẽ nhắm mắt cho chúng ta làm việc này, chúng ta cứ tiến tới.
Phương Dung bàn:
– Chúng ta thấy những gì có lợi cho việc phục quốc thì cứ làm. Nếu có động đến quan nha thì để Đào đại ca đứng chủ trì. Lĩnh Nam công thì không dám trái ý phu nhân. Còn phu nhân thì rất thương yêu Đào đại ca. Ta cứ lợi dụng làm tới.
Cuối cùng, Hùng Trọng mang theo Hùng Bảo, Đào Kỳ. Còn Trần Năng mang theo Phương Dung với hai tỳ nữ.
Sáng sớm hôm sau, họ cùng lên đường, nhắm hướng Lôi-sơn mà đi. Họ đi rất chậm. Trong khi đi đường, Đào Kỳ đã giảng dạy cho Hùng Bảo những tinh yếu về võ công của Cửu-chân. Còn Phương Dung với Trần Năng thì ríu rít chuyện trò.
Tới chân núi Lôi-sơn thì có một toán ba người mặc quần áo xanh, chắp tay hành lễ:
– Lôi-sơn tam hùng sai bọn tôi đến đây nghinh tiếp đại giá Trần trang chủ Toàn-liệt và Hùng trang chủ Thượng-hồng.
Hùng Trọng và Trần Năng đáp lễ, rồi đi theo đám người tiếp rước. Đến giữa sườn núi lại có đám người khác tiếp rước thay thế cho đám người kia trở xuống. Đường lên núi đã được sửa chữa bằng phẳng, cây cối cũng được chặt cho gọn gàng, quang đãng. Xem vậy đủ biết Đinh Công Dũng đã chuẩn bị cho đại hội này thực kỹ càng. Nơi họp đại hội là đỉnh một ngọn đồi, nằm dưới chân núi Ba-vì. Đây là ngọn núi cao, hùng vĩ của vùng Mê-linh. Giữa đồi dựng lên một đài cao, xung quanh có tám khán đài làm theo hình bát quái. Hùng Trọng vừa tới nơi thì có tiếng loa gọi lớn:
– Hùng hầu, trang chủ Thượng-hồng và phái đoàn tới.
Đinh Công Thắng bước ra, chắp tay hành lễ:
– Xin mời Hùng-hầu lên đài cho.
Hùng Trọng dẫn Hùng Bảo lên khán đài ngồi.
Tiếng hô lại tiếp tục:
– Trần hầu, trang chủ Toàn-liệt tới.
Một thiếu nữ xinh đẹp, mắt sắc như dao cau, chắp tay mời Trần Năng:
– Xin mời Trần hầu.
Trần Năng nói nhỏ với Phương Dung:
– Cô này là Đinh Hồng Thanh, con gái Đinh Công Dũng. Nàng trọ học tại nhà bà cô ở Đăng-châu mới về. Nghe đâu võ công của nàng không kém gì anh là Đinh Công Minh.
Phương Dung liếc nhìn Đinh Hồng Thanh, thấy dáng người mảnh mai, nước da trắng, môi hồng, mặc bộ quần áo lụa xanh, thắt giây lưng tím, phất phơ trước gió như một vị tiên nữ.
Trần Năng nói nhỏ vào tai Phương Dung:
– Sư thẩm coi kìa, cô nàng đẹp có kém gì sư thẩm đâu?
Hai người cùng tỳ nữ lên đài ngồi:
Chợt tiếng loa lại hô lớn:
– Chưởng môn phái Tản-viên và phái đoàn tới.
Đào Kỳ, Phương Dung cùng rúng động. Từ hồi còn nhỏ, chàng đã nghe nói đến đương kim chưởng môn phái Tản-viên là Đặng Thi Sách, một trong đệ nhất cao thủ đương thời. Phái Tản-viên có chi phái lớn, một do họ Đặng chưởng quản, một do họ Trưng chưởng quản. Nhưng từ hơn trăm năm nay, hai họ không đồng ý với nhau, nên dù phái Tản-viên lớn là thế, vẫn không thể khôi phục được đất nước.
Trong kỳ đại hội Quế-lâm để tranh chức Lĩnh Nam võ lâm chí tôn thì chưởng môn phái này là Đặng Thi Kế với sư đệ là Nguyễn Thành Công đứng đầu. Sau đó, đệ tử của Nguyễn Thành Công là Phong-châu song quái phản sư môn, qua lại giang hồ, gây nên một trường sát nghiệp kinh thiên động địa, khiến Nguyễn Thành Công xấu hổ, đã tuyệt tích giang hồ. Còn Đặng Thi Kế truyền chức chưởng môn cho con là Đặng Thi Sách, rồi cũng tuyệt tích luôn.
Tuy Phong-châu song quái có hành vi ác độc, nhưng chính những hành vi đó, làm cho mọi người biết tiếng võ công Tản-viên đứng đầu thiên hạ. Có ai ngờ rằng Đặng Thi Kế bị sư thúc là Lê Đạo Sinh bắt giam ở dưới hầm trong vùng Long-biên, mà Đào Kỳ đã gặp. Riêng Nguyễn Thành Công không biết hiện giờ ở đâu?
Trong phái Tản-viên, cao thủ như rừng. Họ đều là người nghĩa hiệp, mưu đồ phục quốc. Trên Đặng Thi Sách còn hai người thái sư thúc, đó là Trần Đại Sinh, tuyệt tích giang hồ đã lâu, Đào Kỳ biết ông ẩn thân để nghiên cứu y học giúp đời. Ông là sư phụ của Trần Năng. Người thái sư thúc thứ nhì hiện được coi như là Thái-sơn Bắc-đẩu, đó là Lê Đạo Sinh, khắp giang hồ đều tôn ông là Lục-trúc, cho rằng ông là người quân tử. Nhưng Đào Kỳ đã biết rõ hành vi của y. Y chỉ là một tên ngụy quân tử trá hình. Khi rời Cửu-chân, Đào Kỳ nghe hai chi phái lớn nhất Tản-viên đã hợp lại với nhau, bằng cuộc hôn nhân của hai người thừa kế là Đặng Thi Sách và Trưng Trắc. Cho nên hôm nay Đào Kỳ, Phương Dung nghe Đặng Thi Sách đến, cả hai không khỏi rúng động. Phái đoàn Tản-viên là quan khách, được mời đến một khán đài riêng biệt.
Phương Dung hỏi Đào Kỳ:
– Phái đoàn Tản-viên đông đấy nhỉ? Người đi đầu là Đặng Thi Sách, người đàn bà đi cạnh chắc là Trưng Trắc. Còn người đàn bà thứ nhì đi cạnh Trưng Trắc chắc là Trưng Nhị.
Đào Kỳ chú ý nhìn Đặng Thi Sách, tướng đi bệ vệ, mắt nhìn thẳng, mặt hơi bầu, dáng người cao lớn, cử chỉ hòa nhã, vui tươi. Trưng Trắc dáng người thanh nhã, da trắng, mắt bồ câu đen, to, lưng đeo bảo kiếm. Trái lại, Trưng Nhị dáng người hơi đậm đà, da trắng, môi hồng, nụ cười luôn nở trên môi.
Phái đoàn Tản-viên đến chỗ khán đài Đào Kỳ, thì Hùng Trọng đứng dậy, hành lễ:
– Hùng Trọng xin tham kiến chưởng môn phái Tản-viên và phu nhân, cùng các vị anh hùng.
Trưng Trắc đáp lời:
– Hùng hầu, ngài là người thuộc dòng họ thân mẫu tôi, kể vai vế, tôi phải gọi người bằng cậu. Vậy xin cậu đừng quá đa lễ.
Trưng Nhị nhìn Hùng Bảo nói:
– Hôm trước được tin đệ đệ thành hôn, chúng ta bận quá, không đến chia vui được, chúng ta thành thực chịu lỗi với đệ đệ.
Hùng Trọng nói:
– Nhị Trưng là người hào kiệt đương thời, đừng quá khách sáo.
Đặng Thi Sách thấy Trần Năng để tang, thất kinh hỏi:
– Trần muội muội, chẳng hay lão bá đâu không đến dự?
Trần Năng chỉ vào Đinh Công Dũng:
– Tên ác tặc kia đã hại bố em rồi.
Rồi nàng kể sơ lược tự sự cho Đặng Thi Sách nghe. Đặng Thi Sách nói:
– Đinh tiên sinh định thống nhất 36 trang, động, không hiểu ý muội muội thế nào?
Trần Năng nói:
– Trang Thượng-hồng với Toàn-liệt sẽ chống đến cùng.
Đặng Thi Sách nói:
– Chúng ta tới đây cũng chỉ vì vấn đề đó. Dường như Đinh tiên sinh muốn thống nhất các trang, rồi sau đó, ăn thua đủ với những trang Bắc Mê-linh của ta...
Nhị Trưng nhìn thấy Đào Kỳ và Phương Dung, đưa mắt ngó Hùng Trọng. Hùng Bảo nói:
– Đây là Đào sư thúc của em. Còn đây là Nguyễn cô nương từ Long-biên tới.
Nhị Trưng nhìn Đào Kỳ, Phương Dung tự nhiên cảm thấy như thân quen nhau tự bao giờ. Trưng Nhị nắm tay Phương Dung:
– Em này, sau đại hội, nhất định hai em phải đến Bắc Mê-linh chơi với chúng ta ít hôm.
Chủ ý chuyến đi này của Đào Kỳ và Phương Dung là tìm gặp Đặng Thi Sách và Nhị Trưng, nên Phương Dung nói ngay:
– Hồi em còn bé xíu đã nghe danh Đặng chưởng môn, và nhất là Tản-viên song phượng Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bố em thường nói: Sinh làm con trai mà chưa gặp Đặng Thi Sách thì coi như uổng một đời. Sinh làm con gái mà không được thấy Tản-viên song phượng thì đừng xưng là con gái Âu Cơ.
Nhị Trưng còn đang quyến luyến Phương Dung chưa muốn rời, thì tiếng loa đã lại hô lớn:
– Tổng động chúa 72 động Tây-vu tới!
Mọi người quay lại, thấy một cụ già đầu tóc bạc phơ, ngồi trên một con ngựa ô đen không cương đang đi vào. Phía sau là một con voi trắng. Con voi có đặc điểm là hai cái ngà chéo nhau trông rất đẹp. Trên bành voi, một nữ lang ngồi với một thanh niên. Đào Kỳ ngơ ngác hỏi Trưng Nhị:
– Tản-viên song phượng, xin tỷ tỷ cho biết họ là ai vậy?
Trưng Nhị nói:
– Họ là khách đấy. Nguyên phía tây vùng Mê-linh ta, là vùng núi rừng Thiên-sớ thuộc đất Tây-vu, nơi phát xuất ra Thục An-Dương vương, có 72 châu. Gần đây, 72 châu đã thống nhất, cụ Hồ Công An làm thống lĩnh.
Phương Dung hỏi:
– Hồ lão gia có biết võ không?
Trưng Trắc nói:
– Ông không biết võ, nhưng con gái và con trai ông là hai cao thủ người Mường. Tính tình họ chất phác, ngay thẳng. Suốt bao năm qua, họ sống tiêu dao, tự tại với núi rừng. Người con gái là Hồ Đề, còn người con trai là Hồ Hác.
Hồ Công An tuổi già, sức yếu, ông lên đài ngồi, chắp tay hướng vào đài hội vái chào. Còn Hồ Đề, Hồ Hác thì đi khắp các khán đài chào mọi người. Tới khán đài có Đào Kỳ, Phương Dung gặp Đặng Thi Sách, Nhị Trưng. Hồ Đề nói:
– Chị em chúng tôi tới đây không phải để xem lão con khỉ làm trò, nhưng tới để được gặp những người anh kiệt thời đại như Đặng chưởng môn, Nhị Trưng và các vị đây.
Thế là họ kết thành một nhóm, đem chuyện phục quốc ra nói công khai. Một thiếu nữ đứng sau Trưng Nhị nói:
– Xin các anh, các chị nên kín đáo thì hơn. Rừng có mạch, bức vách có tai.
Hồ Đề nói:
– Phải, chúng ta sẽ gặp nhau ở Mê-linh, tha hồ mà bàn.
Nàng liếc nhìn thiếu nữ nói câu đó thì thấy đó là một thiếu nữ dáng người mảnh mai, bàn tay nhỏ đẹp, gương mặt thanh tú. Trưng Nhị giới thiệu:
– Đây là Nguyễn Quý Lan. Lan mới đến Mê-linh với chúng tôi không lâu. Người thì nhỏ, võ công không cao, nhưng văn tài, kế hoạch thì cực lỗi lạc.
Phương Dung hỏi Hồ Đề:
– Chị Hồ Đề, em hơi tò mò, chị đừng trách. Chị kiếm đâu được con ngựa đen cao lớn như vậy? Hơn nữa, làm cách nào, không cần cương, cũng cỡi được?
Hồ Đề nắm tay Phương Dung:
– Em thắc mắc cũng phải. Nguyên nó là một con ngựa rừng, một hôm đi săn, chị gặp nó. Không những nó không sợ chị mà còn chạy đến đá, cắn ngựa của chị. Lập tức chị phi thân phóng lên lưng nó. Nó tinh lắm, dựng đứng thân lên rồi phi thẳng, làm chị đáp hụt. Chị đang ở trên cao, liền đá gió một cái, người tạt ngang, thì nắm được bờm nó, giật mạnh. Thế là người chị bay vào lưng nó. Nó hí lên rồi nhảy dựng. Nó nhảy thế nào, mặc nó, chị cũng cứ bám chặc lấy bờm. Nó thấy nhảy dựng không hất được chị ngã, nó liền phóng nước đại, rồi thỉnh thoảng lại nhảy lên. Chị mặc kệ, cứ nắm chặt bờm. Chạy được một lúc, nó ngưng lại thở, tỏ vẻ phục tùng. Nó rất tinh khôn. Chị luyện cho nó quen với âm thanh, điều khiển nó như điều khiển người vậy.
Nói rồi Hồ Đề hú lên một tiếng dài. Lập tức thấy tiếng ngựa hí, rồi con ngựa ô phi thẳng đến gần khán đài, nghểnh cổ nhìn chủ. Trần Năng tính hiếu động, hỏi Hồ Đề:
– Chị cho em cỡi thử được không?
Hồ Đề cười:
– Được chứ. Em cứ cỡi đi. Chị bảo nó chạy cho mà coi.
Trần Năng phi thân vọt lên mình ngựa. Lưng nàng uốn cong, trông thực ngoạn mục. Hồ Đề hí lên một tiếng dài, một tiếng ngắn, con ngựa ô phi nước đại quanh khán đài. Trần Năng thấy gió ù ù bên tai, thích quá. Con ngựa chạy được một vòng rồi ngừng lại. Trần Năng nhảy xuống. Phương Dung nói:
– Ngựa của chị hiền như vậy, coi chừng bị ăn cắp.
Hồ Hác cười:
– Cô nương nói đùa thì thôi. Nếu không có lệnh của chủ, ngươi khác cỡi lên thì đừng hòng yên với nó.
Phương Dung không phục. Nàng phi thân vọt lên lưng ngựa ô. Con ngựa thấy người muốn cỡi lên lưng nó mà không có lệnh của chủ, nó dựng đứng lên, rồi hí một tiếng dài. Phương Dung lơ lửng trên không sắp rơi xuống, nàng đạp chân trên lưng ngựa, vọt lên cao, vừa lúc con ngựa đứng xuống. Nàng đã cỡi trên lưng nó. Con ngựa lại hí lên rồi phi nước đại. Phương Dung đứng một chân trên lưng ngựa. Dù ngựa phi như thế nào nàng cũng chỉ đứng một chân. Nó vẫn chưa phục thỉnh thoảng lại dựng đứng lên, nhưng chân Phương Dung vẫn bám sát lưng nó. Quan khách không biết bao nhiêu người đều nhìn Phương Dung cỡi ngựa. Họ ngạc nhiên:
– Không hiểu một cô gái nhỏ bé thế kia mà học ở đâu được khinh công đến tuyệt mức như vậy?
Chính Đặng Thi Sách với Nhị Trưng cũng ngẩn người ra:
– Cô bé có khinh công đến mức ấy thì muôn vạn lần mình không bằng. Trước đây, mình nghe sư phụ nói khinh công phái Long-biên tuyệt thế vô song, hôm nay mình mới được thấy lần thứ nhất.
Con ngựa chạy một lúc rồi ngừng lại thở, tỏ ý khâm phục. Phương Dung nhảy xuống, vỗ bờm nó, nó liếm tay nàng, tỏ ý âu yếm. Hồ Đề nói:
– Tiểu muội muội, nếu em thích, chị tặng em con ngựa này đó.
Phương Dung bái tạ:
– Tính em thích đùa, cỡi thử một lúc thôi. Em không dám nhận của chị đâu.
Hồ Đề tát yêu Phương Dung một cái:
– Đã là chị em, còn nề hà gì nữa?
Phương Dung đành tạ ơn, rồi hỏi Hồ Đề những âm thanh để sai khiến ngựa.
Quan khách đã đến đủ, bọn Đặng Thi Sách, Hồ Đề về khán đài ngồi. Một đệ tử của Lôi-sơn ra giữa sân đốt lên một cây pháo cối lớn, lập tức, bốn phương tiếng pháo nổ liên hồi. Pháo dứt, Đinh Công Dũng lẫm liệt bước lên giữa đài trung ương, chắp tay xá mọi người, rồi nói:
– Thưa quý vị huynh đệ xa gần. Hôm nay là ngày 36 trang, động Nam Mê-linh chúng tôi đại hội để thống nhất. Chúng tôi lấy làm cảm động thịnh tình quý khách từ xa tới đây chứng kiến.
Ngừng một lúc cho mọi người vỗ tay, hắn nói tiếp:
– Thưa quý vị huynh đệ trang chủ, động chủ 36 trang, động Nam Mê-linh, từ hơn trăm năm nay, các trang chúng ta sống rải rác, không nương tựa vào nhau, thậm chí còn coi nhau như người ngoài, chém giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi của nhau. Vì vậy, gần đây, tôi đã luận bàn với các vị đạo cao đức trọng trong 36 trang, động chúng ta bàn về việc hợp nhất làm một. May mắn thay, các vị đều đồng ý cả. Cho nên hôm nay, chúng ta mới hội nhau nơi đây để ra mắt anh hùng thiên hạ.
Bỗng một động chủ trong khán đài của 36 động đứng dậy nói:
– Đinh trang chủ nói rằng đã bàn với anh em, chẳng hay những người ấy là ai? Lão Du tôi là một động chủ mà sao không biết? Động Nam-hà của ta truyền từ trên ba mươi đời nay, lúc nào dân chúng cũng sống ấm no đầy đủ. Không bao giờ ta chịu bỏ đâu.
Bỗng có người ngồi cạnh lão Du quát lớn:
– Du Lợi Nhan, người có đủ tư cách làm động chủ động Nam-hà chăng?
Du Lợi Nhan nhìn lại thì là con cựu động chủ tiền nhiệm của động Nam-hà. Ông giận quá, hỏi:
– Trịnh Khánh Long, trong cuộc bầu cách đây bốn năm, ta thắng cử động chủ, chính ngươi cũng có dự mà? Tại sao hôm nay ngươi lại trở mặt như vậy?
Trịnh Khánh Long nói:
– Động chủ Nam-hà từ bao nhiêu đời nay là giòng dõi của họ Trịnh ta chủ quản, mi đã dùng thủ đoạn gian manh, cướp lấy. Hôm nay có anh hùng khắp thiên hạ tụ tập về đây, mi còn dám chường mặt ra xưng là động chủ sao?
Du Lợi Nhan nói:
– Cách đây bốn năm, sư phụ cho hội đồng môn, tuyên bố từ nay động Nam-hà theo lối cử người hiền lãnh đạo, chứ không theo lối lưu truyền huyết tộc nữa. Do vậy, ta mới đắc cử động chủ.
Trịnh Khánh Long cười hà hà:
– Ởã đời làm gì có người thương đứa học trò lưu manh hơn con mình bao giờ? Cha ta chủ tâm truyền chức động chủ cho ta, mi đã bỏ thuốc đầu độc cha ta rồi lừa dối anh em, chiếm ngôi động chủ. Hôm nay, trước anh hùng thiên hạ, ta phải trả mối thù này. Người hãy ra đây nói chuyện với ta.
Du Lợi Nhan giận quá, vác côn đứng trước đài:
– Ta há sợ ngươi sao?
Trịnh Khánh Long nói:
– Ngươi đã hại chết sư phụ là cha ta. Hôm nay ngươi có giỏi thì giết ta đi để anh hùng thiên hạ phán đoán.
Nói rồi Khánh Long vác côn đứng đối diện với Lợi Nhan. Hai người nhảy xổ vào nhau. Họ là người đồng môn, nên họ hiểu các thế võ của nhau, khó có thể quyết thắng trong một vài chiêu được. Hai bên đã qua lại trên hai chục hiệp. Đào Kỳ hỏi Trần Năng:
– Hùng phu nhân, việc trước mặt, phu nhân nghĩ sao?
Trần Năng nói:
– Thì Đinh Công Dũng xúi dục gã Trịnh Khánh Long lật đổ Du Lợi Nhan. Cháu e rằng các trang, động khác cũng làm hoàn cảnh tương tự.
Hai người giao đấu được ít hiệp nữa thì bỏ côn, dùng quyền đấu với nhau. Phương Dung nhận không ra quyền pháp của họ, liếc hỏi Đào Kỳ. Đào Kỳ cũng lắc đầu không hiểu. Giữa lúc ấy, Khánh Long có vẻ đuối thế, lui dần. Lợi Nhan đánh liền mấy quyền veo, veo. Khánh Long chợt nhảy vọt ra xa vung tay phóng chưởng đánh lại ba chiêu liền. Chưởng nọ liên tiếp chưởng kia như vũ bão. Phương Dung, Hùng Bảo, Đào Kỳ cùng nhìn nhau:
– Võ công Cửu-chân!
Lợi Nhan luống cuống, chống đỡ được chưởng thứ nhất, thì chưởng thứ nhì đã tới. Y biết không đỡ nổi, vội lăn tròn người đi mới tránh được, thì chưởng thứ ba đã bao trùm người y. Bùng một cái, thân hình y văng ra xa, dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Khánh Long đá xác y vào góc đài, nói:
– Cho quân lừa thầy phản bạn đền tội.
Hắn hướng vào Đinh Công Dũng nói:
– Đinh lão động chủ, tôi, động chủ động Nam-hà tán thành ý kiến của tiên sinh về việc thống nhất 36 động chúng ta.
Đinh Công Dũng hỏi lại:
– Có vị động chủ, trang chủ nào có ý kiến nữa chăng?
Trang chủ Thượng Hồng là Hùng Trọng đứng lên giữa đài, nói:
– Thưa các anh hùng thiên hạ! Lời Đinh lão trang chủ nói rất đúng. Chúng ta sống lẻ tẻ, không những bị ăn hiếp, mà việc canh tác, ngư nghiệp cũng không phát triển được. Nay, nếu chúng ta hiệp lại làm một, người người coi nhau như trong gia đình, còn gì tốt đẹp hơn?
Nỗi lo lắng nhất của Đinh Công Dũng là trang Thượng-hồng và Toàn-liệt, vì hai nơi đó xưa nay vẫn chống đối y. Nay y thấy Hùng Trọng tán đồng thì y không khỏi ngạc nhiên. Tưởng mình nghe lầm, y hỏi lại:
– Hùng hầu, như vậy là hầu tán thành?
Hùng Trọng nói:
– Đúng, tôi tán thành việc hợp nhất 36 trang, động làm một.
Đinh Công Dũng không tin ở tai mình nữa, y hỏi tiếp:
– Ý kiến của Hùng hầu coi như đã xong, còn ý kiến của Trần hầu?
Trần Năng đứng dậy nói:
– Cha tôi mới qua đời, tôi tạm quyền thay thế. Nay tôi đã làm dâu họ Hùng, ý kiến của bố chồng làm sao, tôi cũng đồng ý như vậy. Nhưng có một điều tôi hỏi Đinh lão gia: Ai sẽ là người thống lĩnh toàn thể 36 trang, động chúng ta?
Đinh Công Dũng nói:
– Việc thống nhất 36 trang, động đã xong. Bây giờ tới lượt đề cử ai là người thống lĩnh. Xin các động chủ, trang chủ cho biết ý kiến? Theo thiển kiến của tôi, người thống lĩnh phải là người đạo cao, đức trọng, võ công cao cường mới xứng đáng.
Lập tức có tiếng nhiều người cùng hô lớn:
– Đinh lão tiên sinh! Đinh lão tiên sinh!
– Lôi-sơn tam hùng!
Đợi cho tiếng hô dứt, Trần Năng mới nói:
– Tôi không phục! Tôi không phục!
Cử tọa im phăng phắc, hướng vào nàng. Trần Năng để cho mọi người im lặng, rồi nàng dõng dạc kể tất cả những hành vi của Đinh Công Dũng trong việc hại trang Toàn-liệt và Thượng-hồng với mọi người. Đinh Công Thắng nói:
– Theo ý Hùng phu nhân, ai mới là người xứng đáng thống lĩnh 36 trang, động chúng ta? Có lẽ là phu quân của nàng chăng?
Trần Năng lắc đầu:
– Phu quân của tôi tuổi trẻ, tài sơ, đâu dám với cao. Nhưng Đinh lão trang chủ vừa nói: Phải là người đạo cao, đức trọng, võ công cao cường phải không? Tôi xin cử một người hùng tài đại lược, võ công hơn đời, không ai chê được một điểm nào cả.
Nàng ngưng lại, làm mọi người ngơ ngác, tự hỏi:
– Ai? Ai đây nhỉ?
Trần Năng nghĩ một lúc rồi chỉ vào khán đài của phái Tản-viên:
– Tôi xin đề cử Tản-viên song phượng Nhị Trưng. Nhị Trưng võ công cao cường, ôn nhu đức hạnh, đạo cao đức trọng. Ai dám chê thì xin lên tiếng?
Đinh Công Hùng nói:
– Đã đành Nhị Trưng đạo cao đức trọng, võ công hơn đời, nhưng người có liên hệ gì với Nam Mê-linh chúng ta?
Trần Năng cãi:
– Sao lại không? Tôi xin hỏi Nhị Trưng hiện là trang chủ trang nào vậy?
Đinh Công Hùng nói:
– Dĩ nhiên Nhị Trưng là trang chủ của 72 trang Bắc Mê-linh. Trần Năng nói:
– Như vậy sao lại bảo không liên hệ với Mê-linh chúng ta? Nam hay Bắc cũng là Mê-linh.
Đinh Công Hùng tắc họng, không nói được nữa. Một trang chủ của 36 trang, động Nam Mê-linh nói:
– Phải là một người trong 36 trang, động của chúng ta mới được. Bây giờ tôi đề nghị: Trong tất cả những người của 36 trang, động Nam Mê-linh, ai muốn tranh chức thống lĩnh thì lên đài. Mỗi trang động chỉ được cử một người thôi. Sau đó, dùng võ công ăn thua, ai thắng thì làm thống lĩnh.
Lập tức quảng trường ồn lên. Trong nhóm Toàn-liệt, Thượng-hồng bàn luận xôn xao. Phương Dung đề nghị:
– Bây giờ Hùng phu nhân đại diện Toàn-liệt, còn phía Thượng-hồng thì tôi ra. Sau khi thắng được lão Đinh, tôi sẽ nhường cho phu nhân, nên chăng?
Đào Kỳ nói:
– Hay là để Hùng Bảo đại diện Thượng-hồng, còn Phương Dung đại diện Toàn-liệt? Với Hùng Bảo, tôi có thể mách nước cho được.
Mọi người thấy rằng Hùng Bảo và Trần Năng đều không phải là đối thủ của Đinh Công Dũng. Cuối cùng đành theo đề nghị của Phương Dung. Về phía họ Đinh thì Đinh Công Dũng ra tranh tài. Về phía các trang khác thì có trang Đỗ-xá cử một nữ lang tên là Lê Ngọc Trinh.
Hồ Đề đứng dậy, nói:
– Đấu võ phải có quy củ, có trọng tài. Vậy quy củ như thế nào? Ai sẽ là trọng tài?
Người này đề cử một người, người kia đề cử một người, quảng trường ồn ào hẳn lên.
Cuối cùng, Đặng Thi Sách là người có tiếng tăm, được cử làm trọng tài.
Ông đứng lên nói:
– Trước mặt, chúng ta có bốn đấu thủ đại diện: Lôi-sơn thì Đinh Công Dũng tiên sinh. Toàn-liệt thì Hùng phu nhân. Thượng-hồng thì Nguyễn Phương Dung cô nương. Đỗ-xá thì Lê Ngọc Trinh cô nương. Tôi viết bốn cái thăm bỏ vào một cái hộp. Tôi dùng một con chim gắp thăm. Nó gắp hai cái thứ nhất, trúng hai đấu thủ nào thì đấu với nhau. Còn lại hai đấu thủ khác sẽ đấu với nhau. Sau đợt đầu, có hai người thắng. Bấy giờ hai đấu thủ sẽ vào chung kết.
Ông vỗ tay một cái, người hầu đưa đến con két, lông xanh mướt, mỏ đỏ tươi. Ông vỗ tay cái nữa, con két mổ hai cái thăm ra: Phương Dung đấu với Đinh Công Dũng. Còn lại, Lê Ngọc Trinh sẽ đấu với Trần Năng.
Đặng Thi Sách nói lớn:
– Bây giờ tôi xin nhắc lại thể lệ cuộc đấu: Hai bên được dùng vũ khí, chưởng, quyền đấu với nhau. Cấm dùng ám khí, cấm không cho người ngoài can thiệp. Hai bên chỉ đấu với nhau đến 30 hiệp. Quá 30 hiệp là hòa. Cấm không được sát hại nhau. Nếu bên này đánh bên kia tử thương, coi như thua cuộc.
Đào Kỳ dặn Trần Năng:
– Hùng phu nhân, tôi không rõ võ công, chiêu số của Lê Ngọc Trinh, rất khó mà đoán. Nhưng phu nhân nên nhớ: Nếu thấy đối phương dùng nhu thì phải đánh rất gấp, phải thủ thắng trong vòng từ 10 tới 15 chiêu. Với công lực của phu nhân, sau 15 chiêu, sức sẽ giảm dần. Còn nếu đối phương dùng cương thì cứ cầm chừng cho đủ 30 chiêu cho hòa thì tốt hơn.
Lê Ngọc Trinh là một thiếu nữ tuổi khoảng 21, 22, dáng người đậm đà, xinh đẹp. Nàng khoanh tay đứng giữa đài. Trần Năng cũng thượng đài. Đặng Thi Sách nói:
– Cuộc tranh tài thứ nhất bắt đầu: Lê Ngọc Trinh cô nương, đại diện trang Đỗ-xá đấu với Hùng phu nhân trang chủ Toàn-liệt.
Trần Năng đứng thủ, chưa muốn ra tay. Nàng để ý thấy Lê Ngọc Trinh lấy mũi giày chùi trên đài. Nàng nhìn lại thì thấy chữ Hòa. Trần Năng hiểu ý, gật đầu. Lê Ngọc Trinh tấn công trước. Võ công nàng cũng là võ công Tản-viên như Trần Năng. Bấy giờ Trần Năng mới tỉnh ngộ: Thì ra Lê Ngọc Trinh đã biết nàng là đồng môn, nên mới đề nghị hòa.
Khi Lê Ngọc Trinh xuất chiêu, thì Đào Kỳ lẫn nhóm Thi Sách, Nhị Trưng đều kêu lên, kinh ngạc:
– Úi cha!
Đầy vẻ ngạc nhiên, Đào Kỳ tự hỏi:
– Cô này là ai? Tại sao lại có chưởng pháp giống của Tản-viên như vậy?
Chàng liếc nhìn sang chỗ Đặng Thi Sách, thì thấy ông lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu.
Chính Thi Sách cũng ngạc nhiên:
– Mình là chưởng môn Tản-viên mà sao không biết cô này là đệ tử ai? Cả đến Trần Năng cũng sử dụng võ công phái mình mà mình cũng không biết. Không lẽ cả hai đều là đệ tử của sư thúc Nguyễn Thành Công? Sư thúc tuyệt tích đã lâu, tại sao lại thu đệ tử?
Nhưng ông chợt tỉnh ngộ, vì nhận thấy cách biến chiêu của hai người đều giống nhau. Chính chỗ biến chiêu đó, khi cha ông dạy ông, có nói rằng người đã quên mất. Nay thấy hai thiếu nữ sử dụng đầy đủ, ông đờ người ra nhìn. Trong đầu óc ông đầy nghi vấn:
– Hay họ là đệ tử thái sư thúc Lê Đạo Sinh?
Hai thiếu nữ trẻ tuổi, sử dụng cùng một thứ võ công dương cương cực mạnh đấu với nhau, khiến mọi người ngây mặt ra nhìn. Bỗng Thi Sách hô lớn:
– Ngừng tay!
Hai người thu chưởng về, đồng chắp tay:
– Bái phục! Bái phục!
Thi Sách tuyên bố:
– Hai vị: Hùng phu nhân và Lê Ngọc Trinh cô nương đấu quá 30 hiệp không phân thắng bại, theo thể lệ như thế là hòa. Xin mời xuống đài.
Trần Năng trở về chỗ, hỏi Đào Kỳ:
– Sư thúc, sư thúc thấy thế nào?
Đào Kỳ nói:
– Tôi thấy dường như cả phu nhân lẫn Lê cô nương đều không dùng hết lực, giống như sư huynh, muội dợt võ với nhau vậy.
Trần Năng nói:
– Vì cô nương đó dùng chân viết chữ Hòa trên đài. Ý nàng muốn hòa với cháu, nên cháu cũng không dùng hết sức. Chắc chắn nàng biết rõ chân tướng cháu, mà cháu không biết rõ nàng. Có thể nàng là học trò của sư phụ cháu sai đến tiếp viện cho cháu cũng nên.
Trận thứ nhì, Phương Dung đấu với Đinh Công Dũng. Công Dũng vừa lên đài thì bốn phương trống đánh, người hò reo ầm ĩ. Y chắp tay chào bốn phía rồi đứng giữa đài, thái độ cực kỳ ngạo mạn. Phương Dung từ dưới đài tung mình nhảy lên. Nàng mặc chiếc áo xanh, dây lưng đỏ trông rất đẹp. Đinh Công Dũng thì to lớn, nàng thì nhỏ bé, trông không xứng chút nào.
Đinh Công Dũng nói:
– Nguyễn cô nương, lão già này mắt kém, không biết vị cao nhân nào đã tạo được một đệ tử tài ba như cô nương?
Phương Dung nói:
– Tôi học võ với bố tôi.
Đinh Công Dũng đã được báo cáo rằng thiếu nữ này từ Long-biên mới lên. Y nghĩ thầm:
– Hôm trước nàng sử dụng một thế kiếm đã làm Đinh Công Hùng suýt chết. Nghiêm Sơn hỏi nàng liên hệ thế nào với Mai Huyền Sương, Long-biên nhị hiệp, y thị đều chối. Thế thì y thị thuộc phái nào? Tuy nhiên y thị mới từng ấy tuổi đầu, ta há sợ sao?
Y làm mặt anh hùng nói với Đặng Thi Sách:
– Tôi dùng chưởng đấu với kiếm của Nguyễn cô nương, nếu chẳng may tôi lỡ chết hoặc bị thương, chẳng qua là vô tình, xin vẫn để cho cô thắng.
Y đứng khoanh tay, nhường cho Phương Dung ra tay trước. Phương Dung rút kiếm vòng lên không rồi chỉ xuống đất, đó là thế Tạ thiên, bái địa, một thế kiếm dùng để chào trước khi giao đấu... Đinh Công Dũng phóng hư chưởng đánh trả:
– Nguyễn cô nương không nên khách sáo.
Chưởng của y bao hàm âm nhu, biến hóa rất kỳ dị. Phương Dung vung kiếm đánh liên tiếp mười chiêu, y đều phản đòn được cả. Nàng chợt nghĩ:
– Đã vậy, ta đánh hư chiêu.
Nàng quay kiếm vòng lên không chuyển sang phải, sang trái toàn hư chiêu.
Đinh Công Dũng ngơ ngác tự hỏi:
– Kiếm này là kiếm gì vậy?
Y mải nghiên cứu kiếm thuật, thoáng một cái đã qua 20 chiêu. Y vội vàng hít hơi, dùng hết sức phóng một chưởng. Phương Dung vung kiếm đâm vào giữa chưởng của y. Y định thu chưởng về, nhưng không kịp nữa. Sột một cái, tay y bị xuyên thủng. Người Phương Dung bay bổng khỏi đài, rơi xuống đất. Nhưng nàng đạp chân phải một vật gì mềm mềm, thì ra con ngựa ô thấy chủ rơi xuống, nó phóng lại đỡ chân nàng. Phương Dung đạp lên lưng nó trở lại đài.
Đinh Công Dũng nói:
– Nguyễn cô nương, tuy cô nương đả thương được ta, nhưng cô nương rơi xuống đài là thua rồi.
Phương Dung cãi:
– Hồi đầu Đặng chưởng môn có nói: Ai rơi xuống đất là thua, ai có người trợ giúp là thua. Nay tôi đâu có rơi xuống đất? Đâu có người trợ giúp?
Đinh Công Dũng đành chịu nàng có lý. Y đổ quạu, vung chưởng đánh liền. Đào Kỳ hô lớn:
– Tam hư thất thực. Tử, tử, sinh, sinh.
Phương Dung tỉnh ngộ, rút kiếm xoẹt, xoẹt, xoẹt phóng liền ba chiêu. Đinh Công Dũng lùi đến mép đài. Y vung chưởng bổ lên đầu Phương Dung. Nàng muốn ngộp thở, ngã lăn trên đài. Đinh Công Dũng nhảy đến phóng tiếp một chưởng. Phương Dung áp dụng lý thuyết Tử, tử, sinh, sinh phóng liền 9 chiêu. Ba chiêu xuyên qua ngực Đinh Công Dũng. Y nhảy vọt lên cao, bóp cổ nàng. Nhưng người y đã hết kình lực, mắt trợn lên rồi buông nàng ra.
Đinh Công Thắng, Đinh Công Minh cùng nhảy lên đài phóng chưởng đánh Phương Dung. Đặng Thi Sách, Trưng Nhị vội nhảy lên đỡ chưởng hai người. Chưởng lực của Thi Sách, Trưng Nhị là Phục ngưu thần chưởng, hùng mạnh vô cùng. Binh, binh bốn chưởng gặp nhau. Thi Sách, Trưng Nhị đứng nguyên còn Đinh Công Minh và Đinh Công Thắng lùi lại hai bước, oẹ một tiếng, khạc ra một búng máu.
Đặng Thi Sách nói:
– Thứ lỗi, thứ lỗi.
Trưng Nhị xuống đài, Đặng Thi Sách nói:
– Nguyễn cô nương đánh tử thương Đinh lão, trái với thể lệ, như vậy, trang Thượng-hồng thua cuộc. Nhưng Đinh lão tử thương rồi. Vậy chỉ có Hùng phu nhân với Lê cô nương rút thăm. Ai được thì làm thủ lĩnh.
Ông viết hai cái thăm, bỏ vào hộp, vỗ tay một cái, nói:
– Lê cô nương lớn tuổi hơn rút trước.
Lê Ngọc Trinh thò tay vào rút, nàng mở ra thì là thăm trắng.
Đặng Thi Sách nói:
– Như thế, Lê cô nương thua cuộc. Tôi tuyên bố Hùng phu nhân thắng cuộc. Từ nay Hùng phu nhân thống lĩnh toàn thể 36 trang động Nam Mê-linh.
Trần Năng lên đài giữa tiếng vỗ tay của bốn phương anh hùng. Hồ Đề lên đài chắp tay nói:
– Đại diện 72 động vùng Tây vu và rừng Thiên-sớ, tôi xin kính mừng tỷ tỷ giữ chức thống lĩnh 36 động Nam Mê-linh. Từ đây đến Thiên sớ, đường không xa. Nếu tỷ tỷ có gì cần đến, xin cứ gọi. Tôi sẵn sàng.
Ý Hồ Đề muốn nói, Trần Năng có bị đám dư đảng của Đinh lão gây sự thì Hồ Đề sẵn sàng tiếp ứng.
Đặng Thi Sách cũng chắp tay nói:
– Phái Tản-viên cũng xin cáo từ, Hùng phu nhân, Mê-linh Nam, Bắc từ nay có nhau.
Trần Năng tiễn quan khách về hết rồi mới nói:
– Từ nay 36 động chúng ta thống nhất một nhà. Tôi xin đề nghị đặt tên cho trang chúng ta là Lôi-sơn.
Đám đệ tử của Đinh gia đang căm hận về cái chết của Đinh Công Dũng, nay Thấy trần Năng đặt tên cho châu mới của mình là Lôi-sơn, tức biệt hiệu của Đinh Công Dũng, thì uất hận dần dần tiêu tan.
Trần Năng nói:
– Tuy chúng ta có châu rồi, nhưng trong châu các trang, động vẫn giữ nguyên tên cũ. Các trang chủ, động chủ vẫn ở chức vụ điều khiển trong trang, động của mình. Riêng trang Lôi-sơn, xin lão tiên sinh Đinh Công Hùng giữ cho.
Nói rồi, nàng xuống đài, lên ngựa cùng mọi người trở về Thượng-hồng. Về tới nơi, Phương Dung nói:
– Tôi không ngờ chưởng lực của Đinh Công Dũng mạnh đến thế. Nếu không có con ngựa Ô thì tôi thua rồi. Võ công của lão này không thua sư thúc Đào Thế Hùng là bao. Có lẽ ngang với cha tôi chứ không ít. May nhờ có con ngựa Ô, chứ không thì thua rồi.
Đào Kỳ nói:
– Việc trước mắt, chúng ta phải tổ chức lại châu Lôi-sơn. Đinh Công Dũng tuy chết nhưng đệ tử thế lực của Đinh gia còn mạnh. Nếu chúng ta không tổ chức thành hệ thống, thì rút cục cái tên châu Lôi-sơn chỉ có tiếng, mà không có thực lực. Hùng phu nhân lấy quyền châu trưởng lệnh cho các trang, động đặt đội quân của họ dưới quyền điều động trực tiếp của ta. Các trang động có muốn sinh sự cũng không làm gì được.
Chúng ta chia ra như sau: Năm người làm một Ngũ, năm Ngũ tức 25 người làm một Lượng, bốn Lượng tức 100 người làm một Tốt. Năm Tốt tức 500 người làm một Lữ. Năm Lữ tức 2.500 người làm một Sư. Đó là lực lượng nòng cốt. Cứ bốn Lữ làm việc, thì có một Lữ tập luyện trong vòng 10 ngày. Ngoài ra trai tráng từ 15 đến 18 tuổi mỗi tháng phải luyện tập trong 5 ngày, và họ cũng được tổ chức thành một Lượng. Đến tuổi 18 họ được sung vào lực lượng chính. Người trên 36 tuổi thì được xếp thành những lượng trừ bị, khi cần thì dùng đến. Những ngày đi tập được phát lương thực đầy đủ.
Về ruộng đất chia đều theo lối đầu người, không kể nam, nữ, già trẻ, lớn bé. Nếu trong trang có người phải sung vào Sư đi chinh chiến xa, trong trang phải làm ruộng cho người đó. Nhà con một, người có cha mẹ tàn tật thì chỉ sung vào các lượng trừ bị mà thôi.
Về cách luyện quân tôi sẽ chỉ sau.
Nguyên hồi ở trang Thái-hà, Đào Kỳ đã học binh thư của Khương thái-công, Tô Võ Tử, Ngô Khởi nên chàng rất rành cách tổ chức. Nay chàng đem ra dạy cho Hùng Bảo để quản trị châu Lôi-sơn.
Chàng lại chỉ cho Trần Năng gởi người về Luy-lâu, Long-biên mua quặng sắt, mướn thợ về rèn binh khí. Dạy cho người trong trang biết luyện sắt thép, chế binh khí. Chàng còn ra lệnh cho trang Văn-lạc thống thuộc châu Lôi-sơn. Ngược lại châu Lôi-sơn sẽ giúp cho trang Văn lạc lương thực, lừa, ngựa,.v.v...
Hơn nửa tháng sau, một đêm Đào Kỳ đang luyện võ cho Hùng Bảo, Trần Năng, thì chàng lên cơn suyễn đến ngất đi hơn giờ sau, mới tỉnh dậy. Người chàng mệt nhừ, không còn chút kình lực nào.
Phương Dung đứng cạnh chàng an ủi, chà sát lưng cho hạ cơn suyễn. Chàng vừa tỉnh dậy, thì thấy dưới ánh trăng, một bóng người mặc quần áo lụa xanh. Nhìn kỹ, đó là một phụ nữ. Chàng giật mình hỏi:
– Chẳng hay người là ai? Đêm khuya đến đây có việc gì?
Người đó dường như không có ác ý, từ bóng tối bước ra, mặt bịt kín, chỉ để hở hai con mắt. Phương Dung lên tiếng:
– Ngươi tuy bịt mặt, nhưng ta cũng biết ngươi là ai rồi.Ngươi có cái lưng ong, tay chân dài, dáng tha thướt, thì ngươi là người đẹp lắm. Người đẹp như vậy thì cũng dễ tìm ra tông tích.
Người đó vẫy Hùng Bảo, Hùng Bảo tiến tới trước mặt hỏi:
– Cô nương là ai? Giá lâm tệ trang có điều chi dạy bảo?
Người đó nhảy vút lên cao, hai tay chụp xuống như con chim vồ mồi. Hùng Bảo trầm người xuống đinh tấn, hai tay biến thành cầm nã, bắt xuống hai trảo người đó. Người đó biến từ trảo ra chỉ, đâm vào mắt chàng. Hùng Bảo phải lộn người đi mới tránh khỏi, kêu lên một tiếng kinh ngạc.
Đào Kỳ cũng suýt kêu lên, vì người đò sử dụng ba tuyệt chiêu của phái Cửu chân. Những chiêu đó chỉ dạy cho nội đồ. Kình lực đó mạnh ngang với cô em họ Đào Phương Dung của chàng. Đào Kỳ nhìn kỹ, thấy người đó cao hơn Đào Phương Dung một chút, có lẽ tuổi ngang nhau.
Hùng Bảo lên tiếng:
– Cô nương sử dụng võ công Cửu chân, vậy chúng ta cùng môn hộ. Cô nương là ai? Tại sao lại bịt mặt như vậy?
Người đó không nói, tiếp tục tấn công Hùng Bảo. Hùng Bảo đem hết sức ra chống lại. Công lực người đó không phải tầm thườngf. Nếu chàng không được Đào Kỳ chỉ điểm cho mấy tháng qua, thì chàng đã bị thua từ hiệp thứ mười rồi. Đấu chừng năm mươi hiệp, người đó nhảy lùi lại.
Nàng thở dài một tiếng, rồi hướng vào Đào Kỳ tấn công. Đào Kỳ chỉ hóa giải chứ không phản công. Người đó tấn công đến trên một trăm chiêu, thủy chung Đào Kỳ cũng chỉ chiết giải. Người đó nhảy lùi lại, thở dài:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ta nghe lời sư phụ, hơn nữa vì sự nghiệp phục quốc của Lĩnh-Nam, nên mới tới đây trao thuốc giải cho ngươi. Thuốc này chỉ khiến cho ngươi không chết mà thôi. sau đó, ngươi phải tìm Khất đại phu, may mới thoát chết. Còn ta là ai, sau này ngươi sẽ biết. Việc họ Đinh, ta bảo đảm, không ai gây sự với các ngươi nữa đâu. Người đó đưa cho Đào Kỳ bình thuốc rồi phóng vào đêm tối. Đào Kỳ ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi Phương Dung:
– Em đoán thử xem, người đó là ai?
Phương Dung lắc đầu:
– Người này vai vế ngang với Hoàng sư tỷ. Chắc y thị là người Lôi-sơn, nghĩ tình đồng môn mà giúp đỡ chúng ta.
Trần Năng hỏi:
– Thuốc này có thể là thuốc độc không?
Phương Dung lắc đầu:
– Nếu y thị có ác ý, thì chẳng cần cho thuốc, một tháng sau, Đào đại ca cũng chết. Hơn nữa người đó là đệ tử của Đào trang không lẽ lại đi giết con út của chưởng môn? Đào trang đâu có phản đồ?
Đào Kỳ ngẫm nghĩ thấy Phương Dung có lý. Chàng cầm hai viên thuốc bỏ vào miệng nuốt. Chỉ một lát sau, chàng ho lên một tiếng, khạc ra một bãi đờm. Bao nhiêu cái khổ sở vì tức ngực, nghẹt thở đều chấm dứt. Chàng mừng lắm nói:
– Thuốc này là thuốc giải thực rồi. Vậy mà hôm trước Đinh Công Dũng bảo là không có. Thế ra y chẳng tử tế gì với Nghiêm đại ca.
Được hơn nữa tháng chàng nhắc Trần Năng:
– Ngày trăng tròn là ngày phu nhân có hẹn tương hội với tôn sư. Vậy nhớ hỏi người cách trị bệnh cho ta.
Trong suốt mấy ngày qua, Đào Kỳ tuy không nói ra, nhưng đêm đêm, thường thấy tức ngực khó thở. Chàng muốn vận khí luyện công mà không được. Chàng thường bị cơn suyễn hành hạ khổ sở. Song may mắn là cơn suyễn đó, mỗi ngày chỉ lên có một lần thôi.
Đúng ngày trăng tròn, Trần Năng cùng Đào Kỳ tới chỗ tương hội cùng sư phụ.
Hai người ngồi chờ tới lúc trăng lên cao cũng không thấy ông đến. Hai người đã định ra về thì thấy có tiếng ngựa. Trần Năng mừng quá, đứng dậy để đón tôn sư. Nhưng người đến là Lê Ngọc Trinh.
Kể từ hôm đại hội đến giờ, đây là lần đầu tiên Trần Năng gặp lại Lê Ngọc Trinh. Trần Năng mừng quá nói:
– Chị Trinh, từ hôm ấy đến giờ, chị đi đâu?
Ngọc Trinh cười:
– Thì còn đi đâu nữa? Chị đi hái thuốc với sư phụ. Cách đây hơn tháng, sư phụ có việc phải đi xa, người gọi chị đến dặn dò giúp em. Người còn nói: Hiện giờ bên cạnh em có người võ công không kém gì sư phụ. Em cứ việc học. Được người đó dạy, chỉ cần luyện tập trong mười lăm năm, thì bằng sư phụ rồi.
Đào Kỳ hỏi:
– Tỷ tỷ, tôn sư đi đâu? Bao giờ về vậy?
Lê Ngọc Trinh nói:
– Sư phụ tôi đi đâu, thường không bao giờ nói và cũng chẳng bao giờ cho biết ngày về.
Đào Kỳ thất vọng ra mặt, chàng từ biệt Lê Ngọc Trinh, rồi cùng Trần Năng ra về.
Hôm sau, chàng nói với Hùng Trọng:
– Về võ công bây giờ Hùng Bảo, Trần Năng không thua gì chú cháu họ Đinh nữa. Tôi với Phương Dung có việc phải đi, hậu hội hữu kỳ.
Rồi chàng với Phương Dung nhắm hướng Bắc Mê-linh tiến phát.
Y bàng hoàng, sửng sốt. Tại sao trên đời lại có người luyện được nội công âm nhu đến độ hai chưởng chạm vào nhau, kình lực của y mất tăm mất tích luôn? Y vẫn chưa tin, vội hít một hơi chân khí, vận đủ mười thành công lực tấn công.
Chưởng phong của y ào ào tuôn ra. Trần Năng đứng sau còn cảm thấy nghẹt thở. Đào Kỳ vẫn ung dung đợi cho chưởng của địch tới nơi rồi mới đỡ. Hai chưởng gặp nhau, dính tẹt làm một. Đào Kỳ thấy chưởng đối phương thuộc loại dương cương, chàng vận âm nhu ra chống đỡ. Một lúc sau, mặt y đỏ bừng lên. Chàng biết chân khí y phát huy cùng cực rồi. Hai người tiếp tục đấu nội lực. Được một lát thì Đinh Công Minh cảm thấy yếu dần. Y muốn lên tiếng van xin, nhưng nếu mở miệng ra thì lập tức ộc máu mà chết. Y tự nghĩ:
– Thôi rồi! Hôm nay ta phải chết.
Đào Kỳ thấy nếu tiếp tục một lát nữa, gã họ Đinh tất phải chết. Tuy cha gã là một ma đầu, nhưng gã là một thiên tài, giết đi thực đáng tiếc. Chàng từ từ thu hồi nội lực. Đinh Công Minh như xuống quỷ môn quan được trở về, bải hoải ngồi bịch xuống đất.
Phương Dung dí kiếm vào cổ y, hỏi:
– Mi chịu phục chưa?
Hắn gật đầu, uể oải đứng dậy nói:
– Thiếu niên kia, ta muốn biết tên ngươi. Chưởng pháp của ngươi là chưởng pháp Tản-viên, nhưng ta thấy chính Đặng Thi Sách chưởng môn của phái này cũng không phải là đối thủ của ngươi. Vậy ngươi là đệ tử của ai?
Đào Kỳ nói:
– Ta không phải người của phái Tản-viên. Võ công ta học là võ công Văn-Lang, nên có đôi phần giống võ công Tản-viên. Hôm nay ta tha cho ngươi trở về. Ngươi đã bại thì phải mang trâu bò đến Thượng-hồng mà nộp.
Đinh Công Minh nói:
– Ta sẽ làm như lời ngươi nói.
Rồi y vẫy tráng đinh ra đi. Lệ bấy giờ, hai đấu thủ đấu với nhau tới chỗ sống chết, nếu bên này thua, muốn được đối phương tha chết thì phải nộp từ mười trâu trở lên để chuộc mạng. Đáng lẽ giết Đinh Công Minh trả thù cho Trần Hậu, nhưng Đào Kỳ là người nhân hậu, chàng tiếc tài, không muốn giết một thiếu niên có chân tài, lại có khí phách, chứ không giống như cha chú.
Chàng nói với Hùng Bảo:
– Sư điệt, người cùng tráng đinh mai táng cho nhạc gia đi.
Hùng Bảo cùng vợ điều động tráng đinh chôn cất Trần Hậu và những người tử thương. Trần Năng nói:
– Bây giờ trang của ta bị đốt phá hết rồi, các anh em hãy mang gia đình sang trang Thượng-hồng mà ở.
Các tráng đinh vội vàng thu xếp đồ đạc, trâu bò, gà vịt, dắt díu vợ con, lên xe hướng Thượng-hồng tiến phát. Đoàn người đi một buổi mới tới Thượng-hồng. Hùng-hầu được tin, cho mở rộng cổng trang đón những người của trang Toàn-liệt. Ông nói:
– Trần-hầu với ta tuy là thông gia, nhưng tình như thủ túc. Chắc Trần Hầu cũng đã trối lại những điều giữa người và ta cùng mưu sự. Hỡi ôi! Ta những tưởng một mai sạch bóng quân thù, ta cùng Trần-hầu, ngày ngày cưỡi ngựa, tiêu dao mây nước, thế mà thoáng đây, nay đã cách trở đôi đàng!
Đào Kỳ hỏi:
– Ngày mai, ba mươi sáu động thuộc Nam Mê-linh họp để cử người đại diện dự đại hội Tây-hồ. Không biết Đinh Công Dũng có mời Thượng-hồng và Toàn-liệt ta dự không?
Trần Năng đưa ra bức thư:
– Có, trước ngày cưới, bố cháu cho biết người đã nhận được thư của Đinh Công Dũng mời tham dự đại hội 36 trang, động vùng Nam Mê-linh, chuẩn bị cho đại hội Tây-hồ. Bây giờ cha cháu đã ra người thiên cổ, cháu là con duy nhất, đương nhiên kế vị người. Sư thúc thử nghĩ xem cháu có nên đi không?
Phương Dung hỏi:
– Trong thư có giới hạn mỗi trang được mang đi bao nhiêu người không?
Trần Năng gật đầu:
– Ít nhất một người, nhiều nhất trăm người.
Hùng Trọng nói:
– Tôi thấy đại hội này Đinh Công Dũng dùng để thống nhất 36 trang, động lại. Vậy chúng ta phải đi, hầu phá vỡ âm mưu đó. Đại diện cho Thượng-hồng có tôi với Bảo. Tôi xin mạn phép thỉnh sư thúc đi theo trợ thủ, không biết người nghĩ sao?
Đào Kỳ nói:
– Sư tỷ giao Bảo cho tôi, tôi có bổn phận phải lo. Tôi nghĩ, khi Đinh Công Dũng ép các trang, động thống nhất làm một, chúng ta cứ chấp thuận. Cuối cùng sẽ đi đến việc cử người làm thống lĩnh, ta cứ bạo tay đoạt lấy.
Phương Dung bàn:
– Về phía Toàn-liệt thì Hùng phu nhân là trang chủ, tôi xin đi theo trợ giúp. Dù không thắng được Đinh Công Dũng, ít ra cũng phá cho đại hội nát bét. Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị cho chu đáo.
Đào Kỳ đồng ý:
– Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Nghiêm đại ca hứa sẽ nhắm mắt cho chúng ta làm việc này, chúng ta cứ tiến tới.
Phương Dung bàn:
– Chúng ta thấy những gì có lợi cho việc phục quốc thì cứ làm. Nếu có động đến quan nha thì để Đào đại ca đứng chủ trì. Lĩnh Nam công thì không dám trái ý phu nhân. Còn phu nhân thì rất thương yêu Đào đại ca. Ta cứ lợi dụng làm tới.
Cuối cùng, Hùng Trọng mang theo Hùng Bảo, Đào Kỳ. Còn Trần Năng mang theo Phương Dung với hai tỳ nữ.
Sáng sớm hôm sau, họ cùng lên đường, nhắm hướng Lôi-sơn mà đi. Họ đi rất chậm. Trong khi đi đường, Đào Kỳ đã giảng dạy cho Hùng Bảo những tinh yếu về võ công của Cửu-chân. Còn Phương Dung với Trần Năng thì ríu rít chuyện trò.
Tới chân núi Lôi-sơn thì có một toán ba người mặc quần áo xanh, chắp tay hành lễ:
– Lôi-sơn tam hùng sai bọn tôi đến đây nghinh tiếp đại giá Trần trang chủ Toàn-liệt và Hùng trang chủ Thượng-hồng.
Hùng Trọng và Trần Năng đáp lễ, rồi đi theo đám người tiếp rước. Đến giữa sườn núi lại có đám người khác tiếp rước thay thế cho đám người kia trở xuống. Đường lên núi đã được sửa chữa bằng phẳng, cây cối cũng được chặt cho gọn gàng, quang đãng. Xem vậy đủ biết Đinh Công Dũng đã chuẩn bị cho đại hội này thực kỹ càng. Nơi họp đại hội là đỉnh một ngọn đồi, nằm dưới chân núi Ba-vì. Đây là ngọn núi cao, hùng vĩ của vùng Mê-linh. Giữa đồi dựng lên một đài cao, xung quanh có tám khán đài làm theo hình bát quái. Hùng Trọng vừa tới nơi thì có tiếng loa gọi lớn:
– Hùng hầu, trang chủ Thượng-hồng và phái đoàn tới.
Đinh Công Thắng bước ra, chắp tay hành lễ:
– Xin mời Hùng-hầu lên đài cho.
Hùng Trọng dẫn Hùng Bảo lên khán đài ngồi.
Tiếng hô lại tiếp tục:
– Trần hầu, trang chủ Toàn-liệt tới.
Một thiếu nữ xinh đẹp, mắt sắc như dao cau, chắp tay mời Trần Năng:
– Xin mời Trần hầu.
Trần Năng nói nhỏ với Phương Dung:
– Cô này là Đinh Hồng Thanh, con gái Đinh Công Dũng. Nàng trọ học tại nhà bà cô ở Đăng-châu mới về. Nghe đâu võ công của nàng không kém gì anh là Đinh Công Minh.
Phương Dung liếc nhìn Đinh Hồng Thanh, thấy dáng người mảnh mai, nước da trắng, môi hồng, mặc bộ quần áo lụa xanh, thắt giây lưng tím, phất phơ trước gió như một vị tiên nữ.
Trần Năng nói nhỏ vào tai Phương Dung:
– Sư thẩm coi kìa, cô nàng đẹp có kém gì sư thẩm đâu?
Hai người cùng tỳ nữ lên đài ngồi:
Chợt tiếng loa lại hô lớn:
– Chưởng môn phái Tản-viên và phái đoàn tới.
Đào Kỳ, Phương Dung cùng rúng động. Từ hồi còn nhỏ, chàng đã nghe nói đến đương kim chưởng môn phái Tản-viên là Đặng Thi Sách, một trong đệ nhất cao thủ đương thời. Phái Tản-viên có chi phái lớn, một do họ Đặng chưởng quản, một do họ Trưng chưởng quản. Nhưng từ hơn trăm năm nay, hai họ không đồng ý với nhau, nên dù phái Tản-viên lớn là thế, vẫn không thể khôi phục được đất nước.
Trong kỳ đại hội Quế-lâm để tranh chức Lĩnh Nam võ lâm chí tôn thì chưởng môn phái này là Đặng Thi Kế với sư đệ là Nguyễn Thành Công đứng đầu. Sau đó, đệ tử của Nguyễn Thành Công là Phong-châu song quái phản sư môn, qua lại giang hồ, gây nên một trường sát nghiệp kinh thiên động địa, khiến Nguyễn Thành Công xấu hổ, đã tuyệt tích giang hồ. Còn Đặng Thi Kế truyền chức chưởng môn cho con là Đặng Thi Sách, rồi cũng tuyệt tích luôn.
Tuy Phong-châu song quái có hành vi ác độc, nhưng chính những hành vi đó, làm cho mọi người biết tiếng võ công Tản-viên đứng đầu thiên hạ. Có ai ngờ rằng Đặng Thi Kế bị sư thúc là Lê Đạo Sinh bắt giam ở dưới hầm trong vùng Long-biên, mà Đào Kỳ đã gặp. Riêng Nguyễn Thành Công không biết hiện giờ ở đâu?
Trong phái Tản-viên, cao thủ như rừng. Họ đều là người nghĩa hiệp, mưu đồ phục quốc. Trên Đặng Thi Sách còn hai người thái sư thúc, đó là Trần Đại Sinh, tuyệt tích giang hồ đã lâu, Đào Kỳ biết ông ẩn thân để nghiên cứu y học giúp đời. Ông là sư phụ của Trần Năng. Người thái sư thúc thứ nhì hiện được coi như là Thái-sơn Bắc-đẩu, đó là Lê Đạo Sinh, khắp giang hồ đều tôn ông là Lục-trúc, cho rằng ông là người quân tử. Nhưng Đào Kỳ đã biết rõ hành vi của y. Y chỉ là một tên ngụy quân tử trá hình. Khi rời Cửu-chân, Đào Kỳ nghe hai chi phái lớn nhất Tản-viên đã hợp lại với nhau, bằng cuộc hôn nhân của hai người thừa kế là Đặng Thi Sách và Trưng Trắc. Cho nên hôm nay Đào Kỳ, Phương Dung nghe Đặng Thi Sách đến, cả hai không khỏi rúng động. Phái đoàn Tản-viên là quan khách, được mời đến một khán đài riêng biệt.
Phương Dung hỏi Đào Kỳ:
– Phái đoàn Tản-viên đông đấy nhỉ? Người đi đầu là Đặng Thi Sách, người đàn bà đi cạnh chắc là Trưng Trắc. Còn người đàn bà thứ nhì đi cạnh Trưng Trắc chắc là Trưng Nhị.
Đào Kỳ chú ý nhìn Đặng Thi Sách, tướng đi bệ vệ, mắt nhìn thẳng, mặt hơi bầu, dáng người cao lớn, cử chỉ hòa nhã, vui tươi. Trưng Trắc dáng người thanh nhã, da trắng, mắt bồ câu đen, to, lưng đeo bảo kiếm. Trái lại, Trưng Nhị dáng người hơi đậm đà, da trắng, môi hồng, nụ cười luôn nở trên môi.
Phái đoàn Tản-viên đến chỗ khán đài Đào Kỳ, thì Hùng Trọng đứng dậy, hành lễ:
– Hùng Trọng xin tham kiến chưởng môn phái Tản-viên và phu nhân, cùng các vị anh hùng.
Trưng Trắc đáp lời:
– Hùng hầu, ngài là người thuộc dòng họ thân mẫu tôi, kể vai vế, tôi phải gọi người bằng cậu. Vậy xin cậu đừng quá đa lễ.
Trưng Nhị nhìn Hùng Bảo nói:
– Hôm trước được tin đệ đệ thành hôn, chúng ta bận quá, không đến chia vui được, chúng ta thành thực chịu lỗi với đệ đệ.
Hùng Trọng nói:
– Nhị Trưng là người hào kiệt đương thời, đừng quá khách sáo.
Đặng Thi Sách thấy Trần Năng để tang, thất kinh hỏi:
– Trần muội muội, chẳng hay lão bá đâu không đến dự?
Trần Năng chỉ vào Đinh Công Dũng:
– Tên ác tặc kia đã hại bố em rồi.
Rồi nàng kể sơ lược tự sự cho Đặng Thi Sách nghe. Đặng Thi Sách nói:
– Đinh tiên sinh định thống nhất 36 trang, động, không hiểu ý muội muội thế nào?
Trần Năng nói:
– Trang Thượng-hồng với Toàn-liệt sẽ chống đến cùng.
Đặng Thi Sách nói:
– Chúng ta tới đây cũng chỉ vì vấn đề đó. Dường như Đinh tiên sinh muốn thống nhất các trang, rồi sau đó, ăn thua đủ với những trang Bắc Mê-linh của ta...
Nhị Trưng nhìn thấy Đào Kỳ và Phương Dung, đưa mắt ngó Hùng Trọng. Hùng Bảo nói:
– Đây là Đào sư thúc của em. Còn đây là Nguyễn cô nương từ Long-biên tới.
Nhị Trưng nhìn Đào Kỳ, Phương Dung tự nhiên cảm thấy như thân quen nhau tự bao giờ. Trưng Nhị nắm tay Phương Dung:
– Em này, sau đại hội, nhất định hai em phải đến Bắc Mê-linh chơi với chúng ta ít hôm.
Chủ ý chuyến đi này của Đào Kỳ và Phương Dung là tìm gặp Đặng Thi Sách và Nhị Trưng, nên Phương Dung nói ngay:
– Hồi em còn bé xíu đã nghe danh Đặng chưởng môn, và nhất là Tản-viên song phượng Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bố em thường nói: Sinh làm con trai mà chưa gặp Đặng Thi Sách thì coi như uổng một đời. Sinh làm con gái mà không được thấy Tản-viên song phượng thì đừng xưng là con gái Âu Cơ.
Nhị Trưng còn đang quyến luyến Phương Dung chưa muốn rời, thì tiếng loa đã lại hô lớn:
– Tổng động chúa 72 động Tây-vu tới!
Mọi người quay lại, thấy một cụ già đầu tóc bạc phơ, ngồi trên một con ngựa ô đen không cương đang đi vào. Phía sau là một con voi trắng. Con voi có đặc điểm là hai cái ngà chéo nhau trông rất đẹp. Trên bành voi, một nữ lang ngồi với một thanh niên. Đào Kỳ ngơ ngác hỏi Trưng Nhị:
– Tản-viên song phượng, xin tỷ tỷ cho biết họ là ai vậy?
Trưng Nhị nói:
– Họ là khách đấy. Nguyên phía tây vùng Mê-linh ta, là vùng núi rừng Thiên-sớ thuộc đất Tây-vu, nơi phát xuất ra Thục An-Dương vương, có 72 châu. Gần đây, 72 châu đã thống nhất, cụ Hồ Công An làm thống lĩnh.
Phương Dung hỏi:
– Hồ lão gia có biết võ không?
Trưng Trắc nói:
– Ông không biết võ, nhưng con gái và con trai ông là hai cao thủ người Mường. Tính tình họ chất phác, ngay thẳng. Suốt bao năm qua, họ sống tiêu dao, tự tại với núi rừng. Người con gái là Hồ Đề, còn người con trai là Hồ Hác.
Hồ Công An tuổi già, sức yếu, ông lên đài ngồi, chắp tay hướng vào đài hội vái chào. Còn Hồ Đề, Hồ Hác thì đi khắp các khán đài chào mọi người. Tới khán đài có Đào Kỳ, Phương Dung gặp Đặng Thi Sách, Nhị Trưng. Hồ Đề nói:
– Chị em chúng tôi tới đây không phải để xem lão con khỉ làm trò, nhưng tới để được gặp những người anh kiệt thời đại như Đặng chưởng môn, Nhị Trưng và các vị đây.
Thế là họ kết thành một nhóm, đem chuyện phục quốc ra nói công khai. Một thiếu nữ đứng sau Trưng Nhị nói:
– Xin các anh, các chị nên kín đáo thì hơn. Rừng có mạch, bức vách có tai.
Hồ Đề nói:
– Phải, chúng ta sẽ gặp nhau ở Mê-linh, tha hồ mà bàn.
Nàng liếc nhìn thiếu nữ nói câu đó thì thấy đó là một thiếu nữ dáng người mảnh mai, bàn tay nhỏ đẹp, gương mặt thanh tú. Trưng Nhị giới thiệu:
– Đây là Nguyễn Quý Lan. Lan mới đến Mê-linh với chúng tôi không lâu. Người thì nhỏ, võ công không cao, nhưng văn tài, kế hoạch thì cực lỗi lạc.
Phương Dung hỏi Hồ Đề:
– Chị Hồ Đề, em hơi tò mò, chị đừng trách. Chị kiếm đâu được con ngựa đen cao lớn như vậy? Hơn nữa, làm cách nào, không cần cương, cũng cỡi được?
Hồ Đề nắm tay Phương Dung:
– Em thắc mắc cũng phải. Nguyên nó là một con ngựa rừng, một hôm đi săn, chị gặp nó. Không những nó không sợ chị mà còn chạy đến đá, cắn ngựa của chị. Lập tức chị phi thân phóng lên lưng nó. Nó tinh lắm, dựng đứng thân lên rồi phi thẳng, làm chị đáp hụt. Chị đang ở trên cao, liền đá gió một cái, người tạt ngang, thì nắm được bờm nó, giật mạnh. Thế là người chị bay vào lưng nó. Nó hí lên rồi nhảy dựng. Nó nhảy thế nào, mặc nó, chị cũng cứ bám chặc lấy bờm. Nó thấy nhảy dựng không hất được chị ngã, nó liền phóng nước đại, rồi thỉnh thoảng lại nhảy lên. Chị mặc kệ, cứ nắm chặt bờm. Chạy được một lúc, nó ngưng lại thở, tỏ vẻ phục tùng. Nó rất tinh khôn. Chị luyện cho nó quen với âm thanh, điều khiển nó như điều khiển người vậy.
Nói rồi Hồ Đề hú lên một tiếng dài. Lập tức thấy tiếng ngựa hí, rồi con ngựa ô phi thẳng đến gần khán đài, nghểnh cổ nhìn chủ. Trần Năng tính hiếu động, hỏi Hồ Đề:
– Chị cho em cỡi thử được không?
Hồ Đề cười:
– Được chứ. Em cứ cỡi đi. Chị bảo nó chạy cho mà coi.
Trần Năng phi thân vọt lên mình ngựa. Lưng nàng uốn cong, trông thực ngoạn mục. Hồ Đề hí lên một tiếng dài, một tiếng ngắn, con ngựa ô phi nước đại quanh khán đài. Trần Năng thấy gió ù ù bên tai, thích quá. Con ngựa chạy được một vòng rồi ngừng lại. Trần Năng nhảy xuống. Phương Dung nói:
– Ngựa của chị hiền như vậy, coi chừng bị ăn cắp.
Hồ Hác cười:
– Cô nương nói đùa thì thôi. Nếu không có lệnh của chủ, ngươi khác cỡi lên thì đừng hòng yên với nó.
Phương Dung không phục. Nàng phi thân vọt lên lưng ngựa ô. Con ngựa thấy người muốn cỡi lên lưng nó mà không có lệnh của chủ, nó dựng đứng lên, rồi hí một tiếng dài. Phương Dung lơ lửng trên không sắp rơi xuống, nàng đạp chân trên lưng ngựa, vọt lên cao, vừa lúc con ngựa đứng xuống. Nàng đã cỡi trên lưng nó. Con ngựa lại hí lên rồi phi nước đại. Phương Dung đứng một chân trên lưng ngựa. Dù ngựa phi như thế nào nàng cũng chỉ đứng một chân. Nó vẫn chưa phục thỉnh thoảng lại dựng đứng lên, nhưng chân Phương Dung vẫn bám sát lưng nó. Quan khách không biết bao nhiêu người đều nhìn Phương Dung cỡi ngựa. Họ ngạc nhiên:
– Không hiểu một cô gái nhỏ bé thế kia mà học ở đâu được khinh công đến tuyệt mức như vậy?
Chính Đặng Thi Sách với Nhị Trưng cũng ngẩn người ra:
– Cô bé có khinh công đến mức ấy thì muôn vạn lần mình không bằng. Trước đây, mình nghe sư phụ nói khinh công phái Long-biên tuyệt thế vô song, hôm nay mình mới được thấy lần thứ nhất.
Con ngựa chạy một lúc rồi ngừng lại thở, tỏ ý khâm phục. Phương Dung nhảy xuống, vỗ bờm nó, nó liếm tay nàng, tỏ ý âu yếm. Hồ Đề nói:
– Tiểu muội muội, nếu em thích, chị tặng em con ngựa này đó.
Phương Dung bái tạ:
– Tính em thích đùa, cỡi thử một lúc thôi. Em không dám nhận của chị đâu.
Hồ Đề tát yêu Phương Dung một cái:
– Đã là chị em, còn nề hà gì nữa?
Phương Dung đành tạ ơn, rồi hỏi Hồ Đề những âm thanh để sai khiến ngựa.
Quan khách đã đến đủ, bọn Đặng Thi Sách, Hồ Đề về khán đài ngồi. Một đệ tử của Lôi-sơn ra giữa sân đốt lên một cây pháo cối lớn, lập tức, bốn phương tiếng pháo nổ liên hồi. Pháo dứt, Đinh Công Dũng lẫm liệt bước lên giữa đài trung ương, chắp tay xá mọi người, rồi nói:
– Thưa quý vị huynh đệ xa gần. Hôm nay là ngày 36 trang, động Nam Mê-linh chúng tôi đại hội để thống nhất. Chúng tôi lấy làm cảm động thịnh tình quý khách từ xa tới đây chứng kiến.
Ngừng một lúc cho mọi người vỗ tay, hắn nói tiếp:
– Thưa quý vị huynh đệ trang chủ, động chủ 36 trang, động Nam Mê-linh, từ hơn trăm năm nay, các trang chúng ta sống rải rác, không nương tựa vào nhau, thậm chí còn coi nhau như người ngoài, chém giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi của nhau. Vì vậy, gần đây, tôi đã luận bàn với các vị đạo cao đức trọng trong 36 trang, động chúng ta bàn về việc hợp nhất làm một. May mắn thay, các vị đều đồng ý cả. Cho nên hôm nay, chúng ta mới hội nhau nơi đây để ra mắt anh hùng thiên hạ.
Bỗng một động chủ trong khán đài của 36 động đứng dậy nói:
– Đinh trang chủ nói rằng đã bàn với anh em, chẳng hay những người ấy là ai? Lão Du tôi là một động chủ mà sao không biết? Động Nam-hà của ta truyền từ trên ba mươi đời nay, lúc nào dân chúng cũng sống ấm no đầy đủ. Không bao giờ ta chịu bỏ đâu.
Bỗng có người ngồi cạnh lão Du quát lớn:
– Du Lợi Nhan, người có đủ tư cách làm động chủ động Nam-hà chăng?
Du Lợi Nhan nhìn lại thì là con cựu động chủ tiền nhiệm của động Nam-hà. Ông giận quá, hỏi:
– Trịnh Khánh Long, trong cuộc bầu cách đây bốn năm, ta thắng cử động chủ, chính ngươi cũng có dự mà? Tại sao hôm nay ngươi lại trở mặt như vậy?
Trịnh Khánh Long nói:
– Động chủ Nam-hà từ bao nhiêu đời nay là giòng dõi của họ Trịnh ta chủ quản, mi đã dùng thủ đoạn gian manh, cướp lấy. Hôm nay có anh hùng khắp thiên hạ tụ tập về đây, mi còn dám chường mặt ra xưng là động chủ sao?
Du Lợi Nhan nói:
– Cách đây bốn năm, sư phụ cho hội đồng môn, tuyên bố từ nay động Nam-hà theo lối cử người hiền lãnh đạo, chứ không theo lối lưu truyền huyết tộc nữa. Do vậy, ta mới đắc cử động chủ.
Trịnh Khánh Long cười hà hà:
– Ởã đời làm gì có người thương đứa học trò lưu manh hơn con mình bao giờ? Cha ta chủ tâm truyền chức động chủ cho ta, mi đã bỏ thuốc đầu độc cha ta rồi lừa dối anh em, chiếm ngôi động chủ. Hôm nay, trước anh hùng thiên hạ, ta phải trả mối thù này. Người hãy ra đây nói chuyện với ta.
Du Lợi Nhan giận quá, vác côn đứng trước đài:
– Ta há sợ ngươi sao?
Trịnh Khánh Long nói:
– Ngươi đã hại chết sư phụ là cha ta. Hôm nay ngươi có giỏi thì giết ta đi để anh hùng thiên hạ phán đoán.
Nói rồi Khánh Long vác côn đứng đối diện với Lợi Nhan. Hai người nhảy xổ vào nhau. Họ là người đồng môn, nên họ hiểu các thế võ của nhau, khó có thể quyết thắng trong một vài chiêu được. Hai bên đã qua lại trên hai chục hiệp. Đào Kỳ hỏi Trần Năng:
– Hùng phu nhân, việc trước mặt, phu nhân nghĩ sao?
Trần Năng nói:
– Thì Đinh Công Dũng xúi dục gã Trịnh Khánh Long lật đổ Du Lợi Nhan. Cháu e rằng các trang, động khác cũng làm hoàn cảnh tương tự.
Hai người giao đấu được ít hiệp nữa thì bỏ côn, dùng quyền đấu với nhau. Phương Dung nhận không ra quyền pháp của họ, liếc hỏi Đào Kỳ. Đào Kỳ cũng lắc đầu không hiểu. Giữa lúc ấy, Khánh Long có vẻ đuối thế, lui dần. Lợi Nhan đánh liền mấy quyền veo, veo. Khánh Long chợt nhảy vọt ra xa vung tay phóng chưởng đánh lại ba chiêu liền. Chưởng nọ liên tiếp chưởng kia như vũ bão. Phương Dung, Hùng Bảo, Đào Kỳ cùng nhìn nhau:
– Võ công Cửu-chân!
Lợi Nhan luống cuống, chống đỡ được chưởng thứ nhất, thì chưởng thứ nhì đã tới. Y biết không đỡ nổi, vội lăn tròn người đi mới tránh được, thì chưởng thứ ba đã bao trùm người y. Bùng một cái, thân hình y văng ra xa, dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Khánh Long đá xác y vào góc đài, nói:
– Cho quân lừa thầy phản bạn đền tội.
Hắn hướng vào Đinh Công Dũng nói:
– Đinh lão động chủ, tôi, động chủ động Nam-hà tán thành ý kiến của tiên sinh về việc thống nhất 36 động chúng ta.
Đinh Công Dũng hỏi lại:
– Có vị động chủ, trang chủ nào có ý kiến nữa chăng?
Trang chủ Thượng Hồng là Hùng Trọng đứng lên giữa đài, nói:
– Thưa các anh hùng thiên hạ! Lời Đinh lão trang chủ nói rất đúng. Chúng ta sống lẻ tẻ, không những bị ăn hiếp, mà việc canh tác, ngư nghiệp cũng không phát triển được. Nay, nếu chúng ta hiệp lại làm một, người người coi nhau như trong gia đình, còn gì tốt đẹp hơn?
Nỗi lo lắng nhất của Đinh Công Dũng là trang Thượng-hồng và Toàn-liệt, vì hai nơi đó xưa nay vẫn chống đối y. Nay y thấy Hùng Trọng tán đồng thì y không khỏi ngạc nhiên. Tưởng mình nghe lầm, y hỏi lại:
– Hùng hầu, như vậy là hầu tán thành?
Hùng Trọng nói:
– Đúng, tôi tán thành việc hợp nhất 36 trang, động làm một.
Đinh Công Dũng không tin ở tai mình nữa, y hỏi tiếp:
– Ý kiến của Hùng hầu coi như đã xong, còn ý kiến của Trần hầu?
Trần Năng đứng dậy nói:
– Cha tôi mới qua đời, tôi tạm quyền thay thế. Nay tôi đã làm dâu họ Hùng, ý kiến của bố chồng làm sao, tôi cũng đồng ý như vậy. Nhưng có một điều tôi hỏi Đinh lão gia: Ai sẽ là người thống lĩnh toàn thể 36 trang, động chúng ta?
Đinh Công Dũng nói:
– Việc thống nhất 36 trang, động đã xong. Bây giờ tới lượt đề cử ai là người thống lĩnh. Xin các động chủ, trang chủ cho biết ý kiến? Theo thiển kiến của tôi, người thống lĩnh phải là người đạo cao, đức trọng, võ công cao cường mới xứng đáng.
Lập tức có tiếng nhiều người cùng hô lớn:
– Đinh lão tiên sinh! Đinh lão tiên sinh!
– Lôi-sơn tam hùng!
Đợi cho tiếng hô dứt, Trần Năng mới nói:
– Tôi không phục! Tôi không phục!
Cử tọa im phăng phắc, hướng vào nàng. Trần Năng để cho mọi người im lặng, rồi nàng dõng dạc kể tất cả những hành vi của Đinh Công Dũng trong việc hại trang Toàn-liệt và Thượng-hồng với mọi người. Đinh Công Thắng nói:
– Theo ý Hùng phu nhân, ai mới là người xứng đáng thống lĩnh 36 trang, động chúng ta? Có lẽ là phu quân của nàng chăng?
Trần Năng lắc đầu:
– Phu quân của tôi tuổi trẻ, tài sơ, đâu dám với cao. Nhưng Đinh lão trang chủ vừa nói: Phải là người đạo cao, đức trọng, võ công cao cường phải không? Tôi xin cử một người hùng tài đại lược, võ công hơn đời, không ai chê được một điểm nào cả.
Nàng ngưng lại, làm mọi người ngơ ngác, tự hỏi:
– Ai? Ai đây nhỉ?
Trần Năng nghĩ một lúc rồi chỉ vào khán đài của phái Tản-viên:
– Tôi xin đề cử Tản-viên song phượng Nhị Trưng. Nhị Trưng võ công cao cường, ôn nhu đức hạnh, đạo cao đức trọng. Ai dám chê thì xin lên tiếng?
Đinh Công Hùng nói:
– Đã đành Nhị Trưng đạo cao đức trọng, võ công hơn đời, nhưng người có liên hệ gì với Nam Mê-linh chúng ta?
Trần Năng cãi:
– Sao lại không? Tôi xin hỏi Nhị Trưng hiện là trang chủ trang nào vậy?
Đinh Công Hùng nói:
– Dĩ nhiên Nhị Trưng là trang chủ của 72 trang Bắc Mê-linh. Trần Năng nói:
– Như vậy sao lại bảo không liên hệ với Mê-linh chúng ta? Nam hay Bắc cũng là Mê-linh.
Đinh Công Hùng tắc họng, không nói được nữa. Một trang chủ của 36 trang, động Nam Mê-linh nói:
– Phải là một người trong 36 trang, động của chúng ta mới được. Bây giờ tôi đề nghị: Trong tất cả những người của 36 trang, động Nam Mê-linh, ai muốn tranh chức thống lĩnh thì lên đài. Mỗi trang động chỉ được cử một người thôi. Sau đó, dùng võ công ăn thua, ai thắng thì làm thống lĩnh.
Lập tức quảng trường ồn lên. Trong nhóm Toàn-liệt, Thượng-hồng bàn luận xôn xao. Phương Dung đề nghị:
– Bây giờ Hùng phu nhân đại diện Toàn-liệt, còn phía Thượng-hồng thì tôi ra. Sau khi thắng được lão Đinh, tôi sẽ nhường cho phu nhân, nên chăng?
Đào Kỳ nói:
– Hay là để Hùng Bảo đại diện Thượng-hồng, còn Phương Dung đại diện Toàn-liệt? Với Hùng Bảo, tôi có thể mách nước cho được.
Mọi người thấy rằng Hùng Bảo và Trần Năng đều không phải là đối thủ của Đinh Công Dũng. Cuối cùng đành theo đề nghị của Phương Dung. Về phía họ Đinh thì Đinh Công Dũng ra tranh tài. Về phía các trang khác thì có trang Đỗ-xá cử một nữ lang tên là Lê Ngọc Trinh.
Hồ Đề đứng dậy, nói:
– Đấu võ phải có quy củ, có trọng tài. Vậy quy củ như thế nào? Ai sẽ là trọng tài?
Người này đề cử một người, người kia đề cử một người, quảng trường ồn ào hẳn lên.
Cuối cùng, Đặng Thi Sách là người có tiếng tăm, được cử làm trọng tài.
Ông đứng lên nói:
– Trước mặt, chúng ta có bốn đấu thủ đại diện: Lôi-sơn thì Đinh Công Dũng tiên sinh. Toàn-liệt thì Hùng phu nhân. Thượng-hồng thì Nguyễn Phương Dung cô nương. Đỗ-xá thì Lê Ngọc Trinh cô nương. Tôi viết bốn cái thăm bỏ vào một cái hộp. Tôi dùng một con chim gắp thăm. Nó gắp hai cái thứ nhất, trúng hai đấu thủ nào thì đấu với nhau. Còn lại hai đấu thủ khác sẽ đấu với nhau. Sau đợt đầu, có hai người thắng. Bấy giờ hai đấu thủ sẽ vào chung kết.
Ông vỗ tay một cái, người hầu đưa đến con két, lông xanh mướt, mỏ đỏ tươi. Ông vỗ tay cái nữa, con két mổ hai cái thăm ra: Phương Dung đấu với Đinh Công Dũng. Còn lại, Lê Ngọc Trinh sẽ đấu với Trần Năng.
Đặng Thi Sách nói lớn:
– Bây giờ tôi xin nhắc lại thể lệ cuộc đấu: Hai bên được dùng vũ khí, chưởng, quyền đấu với nhau. Cấm dùng ám khí, cấm không cho người ngoài can thiệp. Hai bên chỉ đấu với nhau đến 30 hiệp. Quá 30 hiệp là hòa. Cấm không được sát hại nhau. Nếu bên này đánh bên kia tử thương, coi như thua cuộc.
Đào Kỳ dặn Trần Năng:
– Hùng phu nhân, tôi không rõ võ công, chiêu số của Lê Ngọc Trinh, rất khó mà đoán. Nhưng phu nhân nên nhớ: Nếu thấy đối phương dùng nhu thì phải đánh rất gấp, phải thủ thắng trong vòng từ 10 tới 15 chiêu. Với công lực của phu nhân, sau 15 chiêu, sức sẽ giảm dần. Còn nếu đối phương dùng cương thì cứ cầm chừng cho đủ 30 chiêu cho hòa thì tốt hơn.
Lê Ngọc Trinh là một thiếu nữ tuổi khoảng 21, 22, dáng người đậm đà, xinh đẹp. Nàng khoanh tay đứng giữa đài. Trần Năng cũng thượng đài. Đặng Thi Sách nói:
– Cuộc tranh tài thứ nhất bắt đầu: Lê Ngọc Trinh cô nương, đại diện trang Đỗ-xá đấu với Hùng phu nhân trang chủ Toàn-liệt.
Trần Năng đứng thủ, chưa muốn ra tay. Nàng để ý thấy Lê Ngọc Trinh lấy mũi giày chùi trên đài. Nàng nhìn lại thì thấy chữ Hòa. Trần Năng hiểu ý, gật đầu. Lê Ngọc Trinh tấn công trước. Võ công nàng cũng là võ công Tản-viên như Trần Năng. Bấy giờ Trần Năng mới tỉnh ngộ: Thì ra Lê Ngọc Trinh đã biết nàng là đồng môn, nên mới đề nghị hòa.
Khi Lê Ngọc Trinh xuất chiêu, thì Đào Kỳ lẫn nhóm Thi Sách, Nhị Trưng đều kêu lên, kinh ngạc:
– Úi cha!
Đầy vẻ ngạc nhiên, Đào Kỳ tự hỏi:
– Cô này là ai? Tại sao lại có chưởng pháp giống của Tản-viên như vậy?
Chàng liếc nhìn sang chỗ Đặng Thi Sách, thì thấy ông lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu.
Chính Thi Sách cũng ngạc nhiên:
– Mình là chưởng môn Tản-viên mà sao không biết cô này là đệ tử ai? Cả đến Trần Năng cũng sử dụng võ công phái mình mà mình cũng không biết. Không lẽ cả hai đều là đệ tử của sư thúc Nguyễn Thành Công? Sư thúc tuyệt tích đã lâu, tại sao lại thu đệ tử?
Nhưng ông chợt tỉnh ngộ, vì nhận thấy cách biến chiêu của hai người đều giống nhau. Chính chỗ biến chiêu đó, khi cha ông dạy ông, có nói rằng người đã quên mất. Nay thấy hai thiếu nữ sử dụng đầy đủ, ông đờ người ra nhìn. Trong đầu óc ông đầy nghi vấn:
– Hay họ là đệ tử thái sư thúc Lê Đạo Sinh?
Hai thiếu nữ trẻ tuổi, sử dụng cùng một thứ võ công dương cương cực mạnh đấu với nhau, khiến mọi người ngây mặt ra nhìn. Bỗng Thi Sách hô lớn:
– Ngừng tay!
Hai người thu chưởng về, đồng chắp tay:
– Bái phục! Bái phục!
Thi Sách tuyên bố:
– Hai vị: Hùng phu nhân và Lê Ngọc Trinh cô nương đấu quá 30 hiệp không phân thắng bại, theo thể lệ như thế là hòa. Xin mời xuống đài.
Trần Năng trở về chỗ, hỏi Đào Kỳ:
– Sư thúc, sư thúc thấy thế nào?
Đào Kỳ nói:
– Tôi thấy dường như cả phu nhân lẫn Lê cô nương đều không dùng hết lực, giống như sư huynh, muội dợt võ với nhau vậy.
Trần Năng nói:
– Vì cô nương đó dùng chân viết chữ Hòa trên đài. Ý nàng muốn hòa với cháu, nên cháu cũng không dùng hết sức. Chắc chắn nàng biết rõ chân tướng cháu, mà cháu không biết rõ nàng. Có thể nàng là học trò của sư phụ cháu sai đến tiếp viện cho cháu cũng nên.
Trận thứ nhì, Phương Dung đấu với Đinh Công Dũng. Công Dũng vừa lên đài thì bốn phương trống đánh, người hò reo ầm ĩ. Y chắp tay chào bốn phía rồi đứng giữa đài, thái độ cực kỳ ngạo mạn. Phương Dung từ dưới đài tung mình nhảy lên. Nàng mặc chiếc áo xanh, dây lưng đỏ trông rất đẹp. Đinh Công Dũng thì to lớn, nàng thì nhỏ bé, trông không xứng chút nào.
Đinh Công Dũng nói:
– Nguyễn cô nương, lão già này mắt kém, không biết vị cao nhân nào đã tạo được một đệ tử tài ba như cô nương?
Phương Dung nói:
– Tôi học võ với bố tôi.
Đinh Công Dũng đã được báo cáo rằng thiếu nữ này từ Long-biên mới lên. Y nghĩ thầm:
– Hôm trước nàng sử dụng một thế kiếm đã làm Đinh Công Hùng suýt chết. Nghiêm Sơn hỏi nàng liên hệ thế nào với Mai Huyền Sương, Long-biên nhị hiệp, y thị đều chối. Thế thì y thị thuộc phái nào? Tuy nhiên y thị mới từng ấy tuổi đầu, ta há sợ sao?
Y làm mặt anh hùng nói với Đặng Thi Sách:
– Tôi dùng chưởng đấu với kiếm của Nguyễn cô nương, nếu chẳng may tôi lỡ chết hoặc bị thương, chẳng qua là vô tình, xin vẫn để cho cô thắng.
Y đứng khoanh tay, nhường cho Phương Dung ra tay trước. Phương Dung rút kiếm vòng lên không rồi chỉ xuống đất, đó là thế Tạ thiên, bái địa, một thế kiếm dùng để chào trước khi giao đấu... Đinh Công Dũng phóng hư chưởng đánh trả:
– Nguyễn cô nương không nên khách sáo.
Chưởng của y bao hàm âm nhu, biến hóa rất kỳ dị. Phương Dung vung kiếm đánh liên tiếp mười chiêu, y đều phản đòn được cả. Nàng chợt nghĩ:
– Đã vậy, ta đánh hư chiêu.
Nàng quay kiếm vòng lên không chuyển sang phải, sang trái toàn hư chiêu.
Đinh Công Dũng ngơ ngác tự hỏi:
– Kiếm này là kiếm gì vậy?
Y mải nghiên cứu kiếm thuật, thoáng một cái đã qua 20 chiêu. Y vội vàng hít hơi, dùng hết sức phóng một chưởng. Phương Dung vung kiếm đâm vào giữa chưởng của y. Y định thu chưởng về, nhưng không kịp nữa. Sột một cái, tay y bị xuyên thủng. Người Phương Dung bay bổng khỏi đài, rơi xuống đất. Nhưng nàng đạp chân phải một vật gì mềm mềm, thì ra con ngựa ô thấy chủ rơi xuống, nó phóng lại đỡ chân nàng. Phương Dung đạp lên lưng nó trở lại đài.
Đinh Công Dũng nói:
– Nguyễn cô nương, tuy cô nương đả thương được ta, nhưng cô nương rơi xuống đài là thua rồi.
Phương Dung cãi:
– Hồi đầu Đặng chưởng môn có nói: Ai rơi xuống đất là thua, ai có người trợ giúp là thua. Nay tôi đâu có rơi xuống đất? Đâu có người trợ giúp?
Đinh Công Dũng đành chịu nàng có lý. Y đổ quạu, vung chưởng đánh liền. Đào Kỳ hô lớn:
– Tam hư thất thực. Tử, tử, sinh, sinh.
Phương Dung tỉnh ngộ, rút kiếm xoẹt, xoẹt, xoẹt phóng liền ba chiêu. Đinh Công Dũng lùi đến mép đài. Y vung chưởng bổ lên đầu Phương Dung. Nàng muốn ngộp thở, ngã lăn trên đài. Đinh Công Dũng nhảy đến phóng tiếp một chưởng. Phương Dung áp dụng lý thuyết Tử, tử, sinh, sinh phóng liền 9 chiêu. Ba chiêu xuyên qua ngực Đinh Công Dũng. Y nhảy vọt lên cao, bóp cổ nàng. Nhưng người y đã hết kình lực, mắt trợn lên rồi buông nàng ra.
Đinh Công Thắng, Đinh Công Minh cùng nhảy lên đài phóng chưởng đánh Phương Dung. Đặng Thi Sách, Trưng Nhị vội nhảy lên đỡ chưởng hai người. Chưởng lực của Thi Sách, Trưng Nhị là Phục ngưu thần chưởng, hùng mạnh vô cùng. Binh, binh bốn chưởng gặp nhau. Thi Sách, Trưng Nhị đứng nguyên còn Đinh Công Minh và Đinh Công Thắng lùi lại hai bước, oẹ một tiếng, khạc ra một búng máu.
Đặng Thi Sách nói:
– Thứ lỗi, thứ lỗi.
Trưng Nhị xuống đài, Đặng Thi Sách nói:
– Nguyễn cô nương đánh tử thương Đinh lão, trái với thể lệ, như vậy, trang Thượng-hồng thua cuộc. Nhưng Đinh lão tử thương rồi. Vậy chỉ có Hùng phu nhân với Lê cô nương rút thăm. Ai được thì làm thủ lĩnh.
Ông viết hai cái thăm, bỏ vào hộp, vỗ tay một cái, nói:
– Lê cô nương lớn tuổi hơn rút trước.
Lê Ngọc Trinh thò tay vào rút, nàng mở ra thì là thăm trắng.
Đặng Thi Sách nói:
– Như thế, Lê cô nương thua cuộc. Tôi tuyên bố Hùng phu nhân thắng cuộc. Từ nay Hùng phu nhân thống lĩnh toàn thể 36 trang động Nam Mê-linh.
Trần Năng lên đài giữa tiếng vỗ tay của bốn phương anh hùng. Hồ Đề lên đài chắp tay nói:
– Đại diện 72 động vùng Tây vu và rừng Thiên-sớ, tôi xin kính mừng tỷ tỷ giữ chức thống lĩnh 36 động Nam Mê-linh. Từ đây đến Thiên sớ, đường không xa. Nếu tỷ tỷ có gì cần đến, xin cứ gọi. Tôi sẵn sàng.
Ý Hồ Đề muốn nói, Trần Năng có bị đám dư đảng của Đinh lão gây sự thì Hồ Đề sẵn sàng tiếp ứng.
Đặng Thi Sách cũng chắp tay nói:
– Phái Tản-viên cũng xin cáo từ, Hùng phu nhân, Mê-linh Nam, Bắc từ nay có nhau.
Trần Năng tiễn quan khách về hết rồi mới nói:
– Từ nay 36 động chúng ta thống nhất một nhà. Tôi xin đề nghị đặt tên cho trang chúng ta là Lôi-sơn.
Đám đệ tử của Đinh gia đang căm hận về cái chết của Đinh Công Dũng, nay Thấy trần Năng đặt tên cho châu mới của mình là Lôi-sơn, tức biệt hiệu của Đinh Công Dũng, thì uất hận dần dần tiêu tan.
Trần Năng nói:
– Tuy chúng ta có châu rồi, nhưng trong châu các trang, động vẫn giữ nguyên tên cũ. Các trang chủ, động chủ vẫn ở chức vụ điều khiển trong trang, động của mình. Riêng trang Lôi-sơn, xin lão tiên sinh Đinh Công Hùng giữ cho.
Nói rồi, nàng xuống đài, lên ngựa cùng mọi người trở về Thượng-hồng. Về tới nơi, Phương Dung nói:
– Tôi không ngờ chưởng lực của Đinh Công Dũng mạnh đến thế. Nếu không có con ngựa Ô thì tôi thua rồi. Võ công của lão này không thua sư thúc Đào Thế Hùng là bao. Có lẽ ngang với cha tôi chứ không ít. May nhờ có con ngựa Ô, chứ không thì thua rồi.
Đào Kỳ nói:
– Việc trước mắt, chúng ta phải tổ chức lại châu Lôi-sơn. Đinh Công Dũng tuy chết nhưng đệ tử thế lực của Đinh gia còn mạnh. Nếu chúng ta không tổ chức thành hệ thống, thì rút cục cái tên châu Lôi-sơn chỉ có tiếng, mà không có thực lực. Hùng phu nhân lấy quyền châu trưởng lệnh cho các trang, động đặt đội quân của họ dưới quyền điều động trực tiếp của ta. Các trang động có muốn sinh sự cũng không làm gì được.
Chúng ta chia ra như sau: Năm người làm một Ngũ, năm Ngũ tức 25 người làm một Lượng, bốn Lượng tức 100 người làm một Tốt. Năm Tốt tức 500 người làm một Lữ. Năm Lữ tức 2.500 người làm một Sư. Đó là lực lượng nòng cốt. Cứ bốn Lữ làm việc, thì có một Lữ tập luyện trong vòng 10 ngày. Ngoài ra trai tráng từ 15 đến 18 tuổi mỗi tháng phải luyện tập trong 5 ngày, và họ cũng được tổ chức thành một Lượng. Đến tuổi 18 họ được sung vào lực lượng chính. Người trên 36 tuổi thì được xếp thành những lượng trừ bị, khi cần thì dùng đến. Những ngày đi tập được phát lương thực đầy đủ.
Về ruộng đất chia đều theo lối đầu người, không kể nam, nữ, già trẻ, lớn bé. Nếu trong trang có người phải sung vào Sư đi chinh chiến xa, trong trang phải làm ruộng cho người đó. Nhà con một, người có cha mẹ tàn tật thì chỉ sung vào các lượng trừ bị mà thôi.
Về cách luyện quân tôi sẽ chỉ sau.
Nguyên hồi ở trang Thái-hà, Đào Kỳ đã học binh thư của Khương thái-công, Tô Võ Tử, Ngô Khởi nên chàng rất rành cách tổ chức. Nay chàng đem ra dạy cho Hùng Bảo để quản trị châu Lôi-sơn.
Chàng lại chỉ cho Trần Năng gởi người về Luy-lâu, Long-biên mua quặng sắt, mướn thợ về rèn binh khí. Dạy cho người trong trang biết luyện sắt thép, chế binh khí. Chàng còn ra lệnh cho trang Văn-lạc thống thuộc châu Lôi-sơn. Ngược lại châu Lôi-sơn sẽ giúp cho trang Văn lạc lương thực, lừa, ngựa,.v.v...
Hơn nửa tháng sau, một đêm Đào Kỳ đang luyện võ cho Hùng Bảo, Trần Năng, thì chàng lên cơn suyễn đến ngất đi hơn giờ sau, mới tỉnh dậy. Người chàng mệt nhừ, không còn chút kình lực nào.
Phương Dung đứng cạnh chàng an ủi, chà sát lưng cho hạ cơn suyễn. Chàng vừa tỉnh dậy, thì thấy dưới ánh trăng, một bóng người mặc quần áo lụa xanh. Nhìn kỹ, đó là một phụ nữ. Chàng giật mình hỏi:
– Chẳng hay người là ai? Đêm khuya đến đây có việc gì?
Người đó dường như không có ác ý, từ bóng tối bước ra, mặt bịt kín, chỉ để hở hai con mắt. Phương Dung lên tiếng:
– Ngươi tuy bịt mặt, nhưng ta cũng biết ngươi là ai rồi.Ngươi có cái lưng ong, tay chân dài, dáng tha thướt, thì ngươi là người đẹp lắm. Người đẹp như vậy thì cũng dễ tìm ra tông tích.
Người đó vẫy Hùng Bảo, Hùng Bảo tiến tới trước mặt hỏi:
– Cô nương là ai? Giá lâm tệ trang có điều chi dạy bảo?
Người đó nhảy vút lên cao, hai tay chụp xuống như con chim vồ mồi. Hùng Bảo trầm người xuống đinh tấn, hai tay biến thành cầm nã, bắt xuống hai trảo người đó. Người đó biến từ trảo ra chỉ, đâm vào mắt chàng. Hùng Bảo phải lộn người đi mới tránh khỏi, kêu lên một tiếng kinh ngạc.
Đào Kỳ cũng suýt kêu lên, vì người đò sử dụng ba tuyệt chiêu của phái Cửu chân. Những chiêu đó chỉ dạy cho nội đồ. Kình lực đó mạnh ngang với cô em họ Đào Phương Dung của chàng. Đào Kỳ nhìn kỹ, thấy người đó cao hơn Đào Phương Dung một chút, có lẽ tuổi ngang nhau.
Hùng Bảo lên tiếng:
– Cô nương sử dụng võ công Cửu chân, vậy chúng ta cùng môn hộ. Cô nương là ai? Tại sao lại bịt mặt như vậy?
Người đó không nói, tiếp tục tấn công Hùng Bảo. Hùng Bảo đem hết sức ra chống lại. Công lực người đó không phải tầm thườngf. Nếu chàng không được Đào Kỳ chỉ điểm cho mấy tháng qua, thì chàng đã bị thua từ hiệp thứ mười rồi. Đấu chừng năm mươi hiệp, người đó nhảy lùi lại.
Nàng thở dài một tiếng, rồi hướng vào Đào Kỳ tấn công. Đào Kỳ chỉ hóa giải chứ không phản công. Người đó tấn công đến trên một trăm chiêu, thủy chung Đào Kỳ cũng chỉ chiết giải. Người đó nhảy lùi lại, thở dài:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ta nghe lời sư phụ, hơn nữa vì sự nghiệp phục quốc của Lĩnh-Nam, nên mới tới đây trao thuốc giải cho ngươi. Thuốc này chỉ khiến cho ngươi không chết mà thôi. sau đó, ngươi phải tìm Khất đại phu, may mới thoát chết. Còn ta là ai, sau này ngươi sẽ biết. Việc họ Đinh, ta bảo đảm, không ai gây sự với các ngươi nữa đâu. Người đó đưa cho Đào Kỳ bình thuốc rồi phóng vào đêm tối. Đào Kỳ ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi Phương Dung:
– Em đoán thử xem, người đó là ai?
Phương Dung lắc đầu:
– Người này vai vế ngang với Hoàng sư tỷ. Chắc y thị là người Lôi-sơn, nghĩ tình đồng môn mà giúp đỡ chúng ta.
Trần Năng hỏi:
– Thuốc này có thể là thuốc độc không?
Phương Dung lắc đầu:
– Nếu y thị có ác ý, thì chẳng cần cho thuốc, một tháng sau, Đào đại ca cũng chết. Hơn nữa người đó là đệ tử của Đào trang không lẽ lại đi giết con út của chưởng môn? Đào trang đâu có phản đồ?
Đào Kỳ ngẫm nghĩ thấy Phương Dung có lý. Chàng cầm hai viên thuốc bỏ vào miệng nuốt. Chỉ một lát sau, chàng ho lên một tiếng, khạc ra một bãi đờm. Bao nhiêu cái khổ sở vì tức ngực, nghẹt thở đều chấm dứt. Chàng mừng lắm nói:
– Thuốc này là thuốc giải thực rồi. Vậy mà hôm trước Đinh Công Dũng bảo là không có. Thế ra y chẳng tử tế gì với Nghiêm đại ca.
Được hơn nữa tháng chàng nhắc Trần Năng:
– Ngày trăng tròn là ngày phu nhân có hẹn tương hội với tôn sư. Vậy nhớ hỏi người cách trị bệnh cho ta.
Trong suốt mấy ngày qua, Đào Kỳ tuy không nói ra, nhưng đêm đêm, thường thấy tức ngực khó thở. Chàng muốn vận khí luyện công mà không được. Chàng thường bị cơn suyễn hành hạ khổ sở. Song may mắn là cơn suyễn đó, mỗi ngày chỉ lên có một lần thôi.
Đúng ngày trăng tròn, Trần Năng cùng Đào Kỳ tới chỗ tương hội cùng sư phụ.
Hai người ngồi chờ tới lúc trăng lên cao cũng không thấy ông đến. Hai người đã định ra về thì thấy có tiếng ngựa. Trần Năng mừng quá, đứng dậy để đón tôn sư. Nhưng người đến là Lê Ngọc Trinh.
Kể từ hôm đại hội đến giờ, đây là lần đầu tiên Trần Năng gặp lại Lê Ngọc Trinh. Trần Năng mừng quá nói:
– Chị Trinh, từ hôm ấy đến giờ, chị đi đâu?
Ngọc Trinh cười:
– Thì còn đi đâu nữa? Chị đi hái thuốc với sư phụ. Cách đây hơn tháng, sư phụ có việc phải đi xa, người gọi chị đến dặn dò giúp em. Người còn nói: Hiện giờ bên cạnh em có người võ công không kém gì sư phụ. Em cứ việc học. Được người đó dạy, chỉ cần luyện tập trong mười lăm năm, thì bằng sư phụ rồi.
Đào Kỳ hỏi:
– Tỷ tỷ, tôn sư đi đâu? Bao giờ về vậy?
Lê Ngọc Trinh nói:
– Sư phụ tôi đi đâu, thường không bao giờ nói và cũng chẳng bao giờ cho biết ngày về.
Đào Kỳ thất vọng ra mặt, chàng từ biệt Lê Ngọc Trinh, rồi cùng Trần Năng ra về.
Hôm sau, chàng nói với Hùng Trọng:
– Về võ công bây giờ Hùng Bảo, Trần Năng không thua gì chú cháu họ Đinh nữa. Tôi với Phương Dung có việc phải đi, hậu hội hữu kỳ.
Rồi chàng với Phương Dung nhắm hướng Bắc Mê-linh tiến phát.
/40
|