Ảnh Hậu Trọng Sinh: Thượng Tướng Đại Nhân, Anh Đừng Trốn

Chương 18: Điên vì tình

/730


Chương 18: Điên vì tình

Piano màu trắng, tiếng đàn du dương, cô thiếu nữ ngồi giữa tiệm cà phê đang đánh bản Mozart tears. Nước mắt, tiếng đàn đẹp đẽ nhưng lại đau khổ như thế, mê người như vậy.

Mozart là một thiên tài âm nhạc, để lại cho người đời vô số khúc nhạc kinh điển. Ông ta là một người vô cùng mâu thuẫn. Ai cũng có thể thấy lạc quan và buồn đau trên người ông. Âm nhạc của ông ta trong sáng, vui vẻ nhưng có người gọi đùa khúc piano của ông ta là "Ánh mắt vĩnh hằng". Thế nhưng khi bạn để ý lắng nghe thì sẽ phát hiện trong âm nhạc của ông ta chứa đầy sức sống, là khúc ca bi tráng của cuộc sống. Ngay cả cái chết của ông ta cũng khiến mọi người phỏng đoán. Ông ta là người đơn giản. Ông ta từng tiếp xúc với xã hội này nhưng âm nhạc của ông ta lại giữ được phần "chân".

Năm đó, ông ta mới ba mươi lăm tuổi, một thiên chi kiêu tử* cứ qua đời như thế, nguyên nhân cái chết cũng được nói qua rất nhiều cách.

*đứa con kiêu ngạo của trời. Dưới triều nhà Hán, những người Hung Nô ở phương Bắc có thế lực rất hùng mạnh. Thiện Vu (tên gọi thủ lĩnh Hung Nô) kiêu ngạo tự xưng là "Thiên Kiêu". Về sau một số vua chúa của các dân thiểu số ở phương Bắc cũng dùng tên hiệu này. Nếu gọi Thành Cát Tư Hãn là "Thiên Kiêu" thì cái tên này quả cũng đúng sự thật.

Romain Rolland từng đánh giá về ông ta:

*Romain Rolland là nhà văn, nhà viết kịch Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1915

Âm nhạc của Mozart là bức chân dung cuộc sống nhưng cũng để điểm tô cho cuộc sống. Tuy giai điệu phản ứng tinh thần nhưng nó chắc chắn phải khiến tinh thần suy giảm mà tổn thương tới cơ thể hoặc tổn hại thính giác. Cho nên ở đâu đó trong Mozart, âm nhạc là sự bày tỏ hài hòa về cuộc sống. Không chỉ trong nhạc kịch của ông mà còn trong tất cả các tác phẩm của ông cũng đều như vậy. Âm nhạc của ông bất kể nhìn từ góc độ nào cũng luôn hướng tới tâm hồn chứ không phải trí lực. Hơn nữa từ đầu tới cuối tình cảm nó biểu đạt đều là cảm xúc mạnh mẽ nhưng tuyệt không khiến người khác khó chịu khi bị tình cảm này mạo phạm.

Tưởng Nhất Bối không từng học piano. Trong tất cả các loại nhạc cụ cô tình hữu độc chung* với piano cũng chỉ vì người đó mà thôi.

*Giữa hai nhân vật chính phải trải qua thời gian tiếp xúc lâu dài mới nảy sinh tình yêu, chung thủy với đối phương một cách sâu sắc

Anh nhắm mắt lại, nghe khúc nhạc piano du dương. Anh khiến người ta có cảm giác như thể đã hòa cùng cảnh vật xung quanh và âm nhạc làm một.

Kiếp trước Tô Ly từng nói: "Nếu Thẩm Duy An không đi làm lính thì chắc chắn cậu ta sẽ là một nhà piano xuất sắc."

Lời này cũng là lời cô muốn nói.

Tô Ly và Lạc Tây Khác từng thấy anh đàn piano. Tuy tuổi anh còn nhỏ nhưng đã có phong phạm của bậc thầy. Trong lòng anh bộc lộ dòng máu nhà piano, có sự thưởng thức và thiên phú đặc biệt với âm nhạc.

Anh rất giống Thiên Cơ, không chỉ ở tướng mạo mà còn ở cả tính cách. Anh có khuôn mặt xinh đẹp của mẹ, có sự cố chấp với tình yêu từ trong xương. Năm đó Thẩm Duy An hành quân tới Somalia, không ai biết anh có lòng riêng hay không. Khi đó Tưởng Nhất Bối đang náo loạn đòi ly hôn với anh. Có khi anh định dùng cách thức bi tráng nhất để để lại dấu ấn sâu nhất trong lòng cô. Bây giờ đã không ai biết suy nghĩ của anh, tất cả mọi thứ đã rời xa từ vụ tai nạn đó.

Mẹ Thẩm Duy An là Thiên Cơ, nhà piano nổi tiếng, thành danh khi đang còn là thiếu nữ. Năm mười tám tuổi bà tốt nghiệp học viện âm nhạc hoàng gia. Cùng năm đó bà được mới tới biểu diễn tại nhà hát Sydney. Trong sinh nhật tổng thống Mỹ, bà đàn một khúc piano cho Tổng thống tại Nhà Trắng. Kỳ nữ này đã tranh giành được tên tuổi cho người Trung Quốc, sáng lập một thời đại huy hoàng. Bây giờ bà đã rời khỏi giới âm nhạc nhưng vẫn có một vị trí riêng cho bà trong giới.

Tại thời kỳ đỉnh cao nhất của bà, vé vào cửa buổi diễn tấu piano của bà bị nâng tới mức hơn triệu đồng một vé. Cho dù là ngôi sao đang nổi bây giờ cũng không thể vượt qua sự kinh điển này. Bà là "công chúa piano của Phương Đông", là "Nữ thần" trong giới piano.

Những người thuộc thế hệ 9x, 2x sau này có rất ít người biết về sự tích của bà. Người đi trà lạnh nhưng kỳ nữ này đã chiếm giữ vị trí trong lòng một thế hệ. Ai học piano cũng biết những truyền thuyết về bà.

Không ngờ, kỳ nữ này lại là một người điên vì tình. Tình yêu của bà cũng như tình yêu cuồng nhiệt với âm nhạc của bà. Khi hết yêu thì âm nhạc của bà cũng giậm chân tại chỗ.

Thẩm Duy An rất yêu mẹ mình. Sau khi mẹ bị điên, anh không từng chạm vào piano.


/730

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status