Tôi kết thúc năm lớp 8 với tấm bằng học sinh tiên tiến. Nhưng không phải vì cố gắng học hành mà là vì cố gắng quay cóp cộng thêm chút may mắn. Bố mẹ cũng chẳng tự hào gì với thành tích vượt bậc của tôi so với hồi lớp 7. Trong mắt các cụ, tôi vẫn là thằng con lười biếng với tương lai mờ mịt.
Ngày ấy, học sinh cấp hai phải thi tốt nghiệp – một kỳ thi cực kỳ quan trọng mà điểm số của nó sẽ quyết định đầu vào trường cấp ba. Ba môn toán, văn, tiếng Anh chắc chắn sẽ thi; môn còn lại có thể là hóa, lý hoặc những môn giời ơi như lịch sử hoặc địa lý. Toán văn hệ số nhân hai, tiếng anh và môn thứ tư hệ số nhân một, cứ thế mà xét tuyển đầu vào. Đậu trường nào sẽ tùy theo nơi sống của từng đứa. Việc chọn trường cũng là một vấn đề. Đại khái tôi sống ở quận XYZ (xin phép không nêu tên), có bốn trường là A, B, C và D. Trong đó, trường A và B có điểm xét tuyển cao nhất; trường C thì làng nhàng; còn trường D tụ hợp nhiều thằng đầu bò đầu bướu thích đánh nhau hơn học. Tất nhiên môi trường học không ảnh hưởng tới kết quả thi đại học, càng không ảnh hưởng tương lai nghề nghiệp, nhưng học sinh lớp 9 đâu nghĩ được xa thế? Chúng nó (trong đó có tôi) chỉ biết rằng trường nào cao điểm hơn là có giá hơn. Không muốn rẽ cuộc đời vào một nơi làng nhàng hoặc đầy thằng đầu gấu, tôi đã nhắm đến trường B. Nhưng bố mẹ tôi không nghĩ tôi đủ sức vào đấy, ông cụ bảo:
-Nhắm trường nào vừa sức thôi con. Bố thấy trường D hợp sức học mày nhất đấy. Học trường nào cũng được, miễn là được đi học!
Còn bà cụ thì phán:
-Nếu mà không được trường D thì bố mẹ sẽ lo cho mày vào trường E. Hôm nào mày thử tới trường E, mẹ thấy cũng được đấy!
Cái Củ Đậu, trường E là trường nào? – Tôi lẩm bẩm. Với suy nghĩ của trẻ con, cái trường mà mình chưa nghe tên bao giờ chắc là… trường kém chất lượng. Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
-Khồng, khồng, khồng! Con sẽ thi vào trường B!
Ông cụ miễn bình luận còn bà cụ cười nắc nẻ:
-Ối giời ơi, mày mà vào được trường B hả con?
Các cụ khinh thường thằng con quá! – Tôi nghĩ thầm. Cơ mà bố mẹ lo lắng cũng có cơ sở, bởi điểm số của tôi vốn chẳng tốt đẹp gì cho cam. Nhưng kệ mẹ! Không C, D hay E gì sất, nhất định phải là B!
Tiện nói luôn là vấn đề chọn trường của tôi không liên quan gì tới Hoa Ngọc Linh. Hẳn bạn nghĩ một thằng lười như tôi cố sức thi thố là vì gái phỏng? Thực tình, tôi cũng muốn học chung với Linh lắm, nhưng hoàn cảnh không cho phép. Linh sống ở quận khác, vì vậy điểm tốt nghiệp của tôi dẫu có bằng hoặc hơn em đi chăng nữa, hai đứa cũng không thể học chung trường. Tất nhiên không phải là hết cách. Ở thành phố có trường S và trường SS, hai trường này không xét điểm tốt nghiệp mà xét tuyển qua kỳ thi riêng của mỗi trường. Tuy nhiên, trong một lần hỏi bài, tôi thử dò xét ý tứ của Linh về trường S và SS thì em lắc đầu cười:
-Chắc không đâu! Tao chẳng muốn thi vào đấy! Trường chuyên lớp chọn gì cho mệt đầu! Học lớp chọn mãi, tao chán lắm rồi!
Tôi gật gù. Vậy là dù muốn hay không, sau cấp hai, tôi và em sẽ chia tay nhau. Tôi không thể thay đổi sự thật ấy.
Nhưng trước khi chia tay, tôi muốn nối lại quan hệ với em. Tôi muốn khỏa lấp cái khoảng cách đã ngăn trở tôi và em suốt năm lớp 8.
Do có kỳ thi tốt nghiệp nên chuyện học hành năm lớp 9 khá nặng nề. Vì chăm lo, hay nói đúng hơn là vì thành tích, các thầy cô liên tục đốc thúc bọn học sinh. Trước lúc vào học chính, nhà trường dành mười lăm phút kiểm tra kiến thức. Mỗi tuần, ba mươi đứa từ các lớp khác nhau bị xướng tên qua loa phát thanh, rồi lần lượt vào phòng làm bài kiểm tra giấy. Điểm cao bao nhiêu cũng không được tính, nhưng điểm thấp là bị gọi điện thẳng cho phụ huynh. Tôi bị gọi vài lần, nhưng không lần nào dính điểm kém. Tập trung học phải khác chứ!
Ban đầu, môn thi thứ tư chưa được công bố. Trái ngược lũ bạn cầu trời khấn phật để tránh môn lịch sử, tôi lại đặc biệt ủng hộ bộ giáo dục cho thi lịch sử, bởi lẽ tôi… ngu hóa học. Thà học vẹt mấy cái chiến dịch với quân ta tiêu diệt bao nhiêu địch, thu lượm bao nhiêu vũ khí, còn hơn là một mớ chữ đi kèm con số bé tí ti với kết tủa, bay hơi, cháy xèo xèo hoặc nổ đì đoàng vỡ nhà chi đó. Nếu thực sự là hóa học, đời tôi coi như bế mạc. May sao năm ấy, người ta quyết định môn thi cuối cùng là sinh học. Có lẽ nỗi khổ của tôi đã lay động trời xanh! Ơn giời ơn phật! Con cảm ơn!
Áp lực kỳ thi cộng thêm quyết tâm nhắm vào trường B, tôi cố gắng trong mọi môn học và gần như không bỏ lớp học thêm nào. Bởi vì nghe đâu trường tuyển chọn còn xem xét cả học lực (sau này tôi mới biết người ta xét điểm thi, không xét thứ hạng). Tôi lấy lại sự tự tin trong môn toán, điểm lúc nào cũng từ số 8 trở lên. Tiếng Anh và Hóa nhờ năng nổ sáng tạo trong học tập cùng với… quay cóp nên tôi giữ điểm trung bình hai môn ở hạng khá. Nói chung, việc học tập của tôi khá tiến bộ. Nhưng cơn ác mộng của năm lớp 9 lại là môn văn. Phải, văn học! Với đại đa số bọn học sinh ngày ấy, môn đó quá đáng sợ. Đáng sợ không phải vì nó là “văn học”, tôi tin rằng ai cũng có nhu cầu đọc các tác phẩm văn học. Đáng sợ ở chỗ mọi suy nghĩ về tác phẩm của chúng tôi bị bẻ cong theo những lý luận của các ông soạn sách bình luận văn học – mấy thứ sách tham khảo chẳng có giá trị gì ngoài việc cho lũ trẻ con chép vào bải kiểm tra hoặc chuẩn bị bài đối phó kiểm tra miệng.
Quyển vở học văn ngày đó dày ít nhất ba trăm trang, chia thành hai nửa: ngữ pháp và tập làm văn. Ba trăm trang dày đặc chữ nghĩa, bọn trẻ phải nhồi nhét chúng cho tới những ngày cuối cùng của cấp hai. Học thuộc nhé, chứ không phải cảm thụ con khỉ mốc gì đâu! Phần tập làm văn cực kỳ nặng, bao gồm những tác phẩm trọng tâm trong chương trình văn lớp 9. Có thể kể ra những cái tên khủng bố như: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều hay cơn ác mộng dày vò bao đứa học sinh mang tên “Người lái đò sông Đà”. Chỉ là ông lái đò, cái thuyền, con sông mà sao chia thành ba mảng phân tích khác nhau, thế rồi chốt lại vẫn là “ánh sáng cách mạng”. Tại sao? Vì giáo viên và sách tham khảo bảo thế! Thành thử văn học trở thành môn học thuộc lòng và máy móc. Đến nỗi có chuyện khôi hài là văn gì thì văn, bắt buộc phải nhét bằng được mấy chữ “chế độ thực dân thối nát” với “ánh sáng cách mạng chói lòa”. Ý nghĩ khác ư? Gạch! Không đúng với barem ư? Gạch nốt! Khi ấy, lũ trẻ con đều mong đợi một vị anh hùng xuất hiện và chôn sống mấy thằng cha bình luận văn học kể trên. Thật!
Dù học hành lu bù, chơi điện tử vẫn là một thú vui không dễ bỏ. Năm lớp 9 – năm học căng thẳng nhất – đồng thời cũng là năm game online nở rộ khắp các hàng net. Thực sự nó xuất hiện từ giữa năm lớp 8, ban đầu là trò PTV (Priston Tale) rồi Lineage, sau cùng là sự tung hoành của cơn bão MU, trẻ con quen mồm gọi là Mờ U. Mấy cái thuật ngữ như “ép vé đi Bờ Lút (Blood)”, “đập búa chao (chaos)”, “ đi Đê Vin (Devil)”, “ri sét (Reset)” hay “rửa tội” thân thiết với lũ trẻ con chẳng kém gì “vẩy 46”. Game online ra đời, một cơ số không nhỏ bọn học sinh bắt đầu cắm dùi dựng trại tại hàng net. Rồi khi Mờ U loãng dần, lũ học sinh lại lao đầu vào Gunbound – một game sử dụng hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thương, nó thu hút luôn cả lũ con gái. Hàng net giờ không phải của riêng cho bọn đực rựa nữa, chị em hết giờ học là ra vào quán nườm nượp. He he, các cô gái dính vào game cũng nghiện chẳng kém gì lũ con trai thôi.
Tôi mất thời gian vào game online khoảng hai tháng, cũng “búa chaos”, cũng “ép vé đi Bờ Lút” như ai. Nhưng sau đó tôi bỏ dần, bởi khoảng giữa học kỳ I, một chuyện bất ngờ đã xảy đến: thằng bạn du học của tôi sang nước ngoài sinh sống. Tôi và nó tuy không thực sự thân như kiểu tôi và thằng Choác, nhưng nó là thằng bạn đầu tiên tôi gặp, thằng bạn đầu tiên khiến tôi chửi bậy. Ngày nó rời trường, tôi khóc nức nở như đứa trẻ con, còn nó thì cười toe toét:
-Cái con củ kẹc, khóc với lóc! Rồi bố sẽ gặp lại mày!
Tôi chẳng bao giờ nghĩ một ngày kia, bạn mình sẽ rời khỏi nơi đây và đi tới chân trời mới. Sau sự ra đi của thằng bạn du học, tôi bỗng nhận ra những ngày tháng cấp hai sắp kết thúc. Sẽ không còn trò đuổi bắt, sẽ không còn bà chủ nhiệm môi cong, sẽ không còn bà giáo bộ môn tiếng Anh hay chửi bới học sinh nữa (bả tiếc hùi hụi thằng du học vì chẳng đứa nào mang thành tích học sinh giỏi tiếng Anh về cho bả nữa). Rồi Hoa Ngọc Linh sẽ ra đi, thằng Choác sẽ ra đi, những đứa khác cũng vậy. Hồi cấp một, tôi từng nghĩ “ước gì được học cấp một mãi mãi”. Giờ đây, dù không còn suy nghĩ ngây ngô ấy nữa, nhưng tôi muốn lưu giữ lại mọi thứ về thời cấp hai để sau này có cái mà nhớ. Tôi bớt thời gian điện tử hơn, tham gia mọi trò chơi của lũ trẻ từ đá bóng, đá cầu, đuổi bắt cho tới trêu chọc bọn con gái. Hồi lớp 8, bọn con gái ghét tôi ghê gớm, nhưng sau chúng nó cũng quen dần với sự vô duyên cục súc của tôi nên chẳng đứa nào phàn nàn khi tôi giở trò nữa.
Học hành tấn tới, bạn bè cũng tạm (trừ thằng Cháy bỏ mẹ ra), chỉ duy một điều làm tôi lấn cấn: Linh. Đã không còn mùa đông giữa tôi và em, đã không còn trận cãi nhau vớ vẩn hồi lớp 7, nhưng khoảng cách vẫn còn đó. Xóa bỏ được khoảng cách ấy hay không phụ thuộc vào tôi.
Thực tình tôi không biết tình cảm giữa Linh và thằng Gà đi xa đến đâu. Tôi thích em thật, nhưng không thích cái kiểu săm soi em đi với ai hay làm gì. Trái tim em đậu ở cành nào, tôi không có quyền rung cành ấy, chỉ có thể đợi trái tim em bay đi rồi đuổi theo. Hơn nữa, do thuộc dạng tán gái siêu ngu nên tôi chẳng đi xa hơn, chỉ giữ quan hệ với Linh ở mức hai – đứa – đã – ngồi – cùng – bàn. Thật may, cái chủ đề âm nhạc rốc rít vẫn cung cấp cho tôi “cái để mà nói”.
-Linkin Park bao giờ ra đĩa mày nhỉ? – Tôi hỏi.
-Chịu! – Linh nhún vai – Thấy bảo chúng nó nghỉ một thời gian, không biết bao giờ mới ra đĩa mới (ban nhạc Linkin Park nghỉ một thời gian khá dài sau khi ra album thứ 3 “Meteora”)!
-Còn band gì đáng nghe nữa không?
-Đầy! Thiếu gì chứ? – Linh hào hứng – Mai tao mang đĩa của Limp Bizkit cho! Nu metal đặc sệt! Nghe không?
-Hôm trước thằng Lỉnh có giới thiệu nhưng đếch để ý lắm! – Tôi đáp – Hay lắm à?
-Rất hợp với cái đầu cục súc của mày! – Linh cười ngất – Đùa thôi! Hay thiệt đó! Tao còn giữ mấy đĩa của Korn, mượn luôn nhé? À quên, còn một đĩa của Metallica nữa, đem về nghe thử coi!
Limp Bizkit hay Korn, tôi đều biết vì hai band đều sừng sỏ trong giới Nu metal. Nhưng cái tên Metallica thì lạ hoắc, tôi chưa nghe bao giờ, bèn hỏi:
-Metallica là bọn vẹo nào?
-Nổi tiếng lắm! – Linh nói – Họ chơi metal hạng nặng (ngày ấy chưa đẻ ra lắm thuật ngữ như bây giờ, cứ Metallica trở lên là hạng nặng). Nghe cũng hay lắm, mày nghe thử xem? À, còn đĩa của Foo Fighters, mày nghe hết chưa?
Đĩa của Foo Fighters nằm trong hộp quà mà Linh tặng tôi hồi lớp 6. Tôi lắc đầu:
-Cố gắng rồi! Nhưng mà nghe cứ làm sao ấy!
-Thì nghe lại đi! – Em cười tươi.
Hôm sau, Linh mang cho tôi cả tập đĩa như đã hứa. Đúng như em nói, cái thứ nhạc của Limp Bizkit hợp với tôi kinh! Tôi vẫn nhớ như in bìa đĩa nham nhở hình thù quái dị trong album năm 2000 của họ cùng bài Hot Dog đặc nghẹt từ “fuck” (album Chocolate Starfish and the Hog Dog Flavored Water). Nguyên ngày cuối tuần, tôi nằm nhà nghe album, mồm lẩm bẩm “fuck, fuck” liên hồi. Tôi cũng nghe trọn bộ đĩa của Korn, nhưng với Metallica lại tắt ngay khi nghe track đầu tiên. Nhìn bìa album của Metallica mới đơn điệu làm sao: đen sì, dưới góc vẽ con rắn mờ mờ, nhạc thì ầm ầm chẳng đâu vào đâu. Linh nghe loại nhạc này sao? Tại sao em lại bảo nó hay? Rồi còn cả band Foo Fighters nữa, sao em cứ nói rằng âm nhạc của họ thú vị? Nghĩ đi nghĩ lại mới thấy kỳ quặc, ai mà nghĩ cô bé Hoa Ngọc Linh thích nghe mấy thứ nhạc ầm ĩ này chứ?
Tuy không nghe được Metallica, nhưng tôi cũng cố nghe cho hết Foo Fighters để có chuyện mà nói với Linh. Em rất hào hứng khi nghe tôi mô tả cảm nhận của mình về album thứ tư của họ (album One by One, ra đời năm 2002). Em nói:
-Tao thích album ấy lắm! Nhớ bài “Time like these” không? Tao thích bài đó nhất đấy!
-Bài thứ tư hả? Nhưng bài hát đó nói về cái gì vậy?
Linh nắm tay, đôi mắt ngước lên trần nhà, đầu đung đưa như đang nhớ giai điệu sôi nổi của bài hát. Ngẫm nghĩ một lúc, em trả lời:
-Đại khái… ờm, nó nói về một người phân vân giữa việc ở lại với quá khứ hay rũ bỏ tất cả để đi theo con đường mới. Tao nghĩ thế! Nghe lời bài hát thì tao hiểu vậy!
Tôi thừ mặt:
-Giỏi thế? Nghe lời đã hiểu à?
-Không! – Linh lắc đầu – Phải đọc lyrics mới hiểu được! Tao đâu giỏi thế? Có lyrics đấy, xem thử không?
Tôi mượn tờ giấy in lời bài “Time like these” của Linh. Vì nhà lắp Internet nên em thường dành thời gian tìm kiếm lời bài hát yêu thích. Tôi nhìn tờ giấy, lời bài hát là tiếng Anh, nhưng không hề giống những mẫu câu tiếng Anh mà tôi học trên lớp. Tôi nhìn hồi lâu, tâm trí cố nhớ giai điệu ồn ã đầy tiếng guitar và miệng bắt đầu lẩm nhẩm:
It’s time like these you learn to live again
It’s time like these you give and give again
It’s time like these you learn to love again
It’s time like these time and time again
Thu qua, đông tới, cái lạnh tràn về cùng những bài kiểm tra dồn dập như nhịp trống đôi của một bài hát nhạc rock. Hết công thức toán nhì nhằng số má lại tới quyển vở chép văn dày ba trăm trang; chia động từ chưa xong, vẽ hình tim cá tim ếch đã tới. Quay cuồng trong cơn bão thi cử một tháng, tôi trở ra với tấm bằng khen học sinh tiên tiến. Tuy không khác mấy so với hồi lớp 8, nhưng tôi có đủ tự tin để bước vào kỳ thi tốt nghiệp và nhắm vào trường B. Ngoại trừ môn hóa học quá ngu không thể cứu vãn, hầu hết điểm trung bình các môn của tôi đều từ 7,0 trở lên, nhất là bốn môn thi tốt nghiệp. Xem điểm số, bố mẹ cũng an tâm phần nào về lựa chọn của tôi. Đó là lần đầu tiên trong thời cấp hai, hai cụ tin tưởng tôi đến vậy. Vui hơn nữa là Linh thấy rõ sự thay đổi của tôi, em cười:
-Đấy, học hành như thế có phải tốt hơn không? Tao bảo rồi, mày chỉ ngu trong một số lĩnh vực thôi!
Tôi mím môi vừa tức vừa buồn cười trước lời đùa giỡn của em:
-Con ranh này, mày thích chết à?
Trong mắt Linh, tôi đã chứng tỏ rằng mình là đứa biết thay đổi. Mọi việc còn thuận lợi hơn nữa khi em và thằng Gà sinh xích mích. Bạn biết đấy, tình cảm tuổi học trò phức tạp đến nỗi những đứa trong cuộc còn chẳng hiểu nữa là người ngoài. Hôm sinh nhật Linh, tôi chạy ra ngoài mua một mớ kẹo kéo cộng thêm túi Coca gọi là quà tặng em. Lúc về tới lớp, tôi chợt thấy em gục đầu xuống bàn, vai rấm rứt như đang khóc, bên cạnh có con bạn lựa lời an ủi. Còn phía xa, thằng Gà mặt mũi hầm hầm như sắp đánh nhau đến nơi, cả lũ con trai dạt đường cho nó bước. Tôi vội đến cạnh thằng Choác rồi hỏi:
-Hai đứa nó sao vậy mày?
-Chịu! – Thằng Choác nhún vai – Cãi nhau cái gì đấy về điện thoại thì phải?!
-Cụ thể là thế nào ấy chứ?
-Đ.M mày hỏi khó! Tao là lãnh tụ quan tâm việc dân việc nước, hơi đâu quan tâm mấy chuyện tầm thường ấy? Nhưng sao mày hỏi nhiều thế?
Tôi lắc đầu không trả lời. Nhân giờ ra chơi, tôi lặng lẽ nhét bịch Coca lẫn đống kẹo kéo vào ngăn bàn của Linh rồi ngồi im một chỗ chờ đợi. Lát sau, Linh về chỗ ngồi và phát hiện trong gầm bàn có thứ gì là lạ. Như một phản xạ tự nhiên, em ngẩng đầu nhìn tôi, tôi bèn nhe răng cười lại. Linh ngẩn mặt một lúc, môi hồng bỗng thoảng nụ cười với tôi dù đôi mắt vẫn đỏ hoe. Tôi mừng rỡ khôn tả. Có vẻ tôi đã thay đổi đúng như ý em mong muốn. Tôi vẫn còn cơ hội sửa sai, vẫn còn cơ hội để xóa nhòa mọi khoảng cách.
Vẫn còn cơ hội…
Kỳ nghỉ Tết qua đi, bọn học sinh trở lại trường học với tâm trạng háo hức về một chuyến tham quan cuối cùng của cấp hai. Nhưng nhà trường bàn tới bàn lui, cuối cùng quyết định hủy bỏ vì lo ngại dịch cúm gà H5N1. Đứa nào đứa nấy than vãn thối trời thối đất. Gà kệ mẹ gà, sao lại hủy tham quan? – Bọn học sinh gào thét.
Chẳng còn tham quan, lũ học sinh đành ôm hận đâm mặt vào học hành. Tôi thì không tiếc lắm vụ tham quan, bởi lẽ quan hệ giữa Linh và thằng Gà đang… có diễn biến xấu. He he, tôi không ghét thằng Gà, nó cũng là thằng chơi được dù rằng hơi gấu bể, nhưng tôi cũng nhắm tới Linh nên… xin lỗi vì trù ẻo mày nhé, Gà!
Đông qua, xuân tới, nắng vằng bắt đầu phủ lên mái trường. Mỗi ngày đi học với tôi là niềm vui. Điểm số tốt đẹp, khuyết điểm thưa dần, quan hệ bạn bè không tệ lắm và đặc biệt là Linh. Phải, tôi và em nói chuyện khá nhiều, chủ đề tứ tung cùng trời cuối đất. Hôm nay chuyện nhạc rock, ngày mai là chuyện bà giáo tiếng Anh bị phi bóng nước trúng đầu, hôm kia lại chuyện album nhạc rock mới, không thiếu chủ đề mà nói! Nhưng tôi không bao giờ hỏi chuyện tình cảm của em. Có thể, tôi là thằng không thích soi mói chuyện riêng tư, hoặc cũng có thể, tôi sợ em sẽ trả lời một câu mà tôi không muốn nghe. Tôi vừa mong mọi việc diễn ra thật tự nhiên, lại vừa muốn nó đi theo ý muốn của mình. Đại khái thế!
Và có vẻ mọi thứ diễn ra theo ý tôi thật.
Xuân đi, hè đến. Sức nóng từ mặt trời và sức nóng từ kỳ thi khiến lũ học sinh nản muốn chết. Ngay từ đầu tháng ba, tất cả bắt đầu học thuộc lòng vở ngữ văn ba trăm trang, mỗi ngày nhồi một ít và bà giáo bộ môn sẽ kiểm tra hàng tuần. Hàng chục đề toán, tiếng Anh lẫn sinh học tựa pháo dàn tấn công tụi nhỏ tới tấp. Bảo vệ thường xuyên rảo qua hàng net gần trường học hòng tìm kiếm những thằng chọi con trốn học chơi điện tử. Bọn học sinh, nhất là lũ con trai gần như phát điên vì thú vui điện tử bị ngăn cấm. May sao, cả lũ tìm ra một chỗ vui chơi mới: lăng Bác.
Thực ra nơi tôi đang nói là Quảng trường Ba Đình, nhưng vì nó tọa lạc ngay trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nên lũ nhỏ quen mồm gọi toàn bộ khu vực đó là “lăng Bác”. Không biết bây giờ thế nào, chứ ngày đó, khoảng tầm từ hai giờ tới bốn rưỡi chiều, bảo vệ mở cửa cho người đi xe đạp vào quảng trường. Vậy là sau mỗi giờ học thêm, bọn con trai rồng rắn chục thằng kéo nhau vào sân lăng đua xe đạp và tập bốc đầu. Mười thằng con trai dàn hàng trên những chiếc mini Nhật hay cào cào Đài Loan phóng vun vút, đám còn lại cổ vũ tung trời. Tôi đạp con mini Nhật đã cũ nên chưa bao giờ về nhất trò này. Đứa hay giành chiến thắng nhất là thằng cu sở hữu con cào cào có ba số, mở lên số một là nó phóng như tên lửa, không thằng hẹo nào đuổi kịp. Bảo vệ ngày ấy khá hiền, chỉ khi nào lũ nhỏ ngoạc mồm chửi bậy nhiều quá, mấy ổng mới quát nạt, còn không cứ mặc bọn tôi chơi đùa thoải mái.
Nhưng lăng Bác không chỉ hay mỗi vụ đua xe. Ngày hè oi ả, mỗi buổi chiều, hệ thống phun nước tưới cỏ sẽ hoạt động. Với bọn trẻ con thành phố không biết sông suối, chứng kiến nước bay tít mù khắp hai trăm bốn mươi (240) ô cỏ, đứa nào cũng khoái. Hễ hệ thống phun nước hoạt động, thằng nào cũng vứt xe lại rồi chạy vào màn nước (may sao ngày ấy không thằng nào mất xe đạp). Hết rửa chân, cả bọn lại quay ra té nước vào mặt nhau. Cái trò này vui đến nỗi chỉ sau một tuần, lũ con gái cũng nhập hội. Lớp gần bốn mươi đứa rồng rắn kéo nhau ra quậy tưng cả quảng trường. Nhưng còn một điều hay ho khác: bọn con gái mặc áo trắng, thế nên nước vào là… abcxyz lộ hết! Ban đầu chẳng thằng nào để ý, nhưng khi thằng Choác ngẩn mặt ngắm nghía, tôi bèn hỏi:
-Mày nhìn cái gì thế?
Thằng Choác chớp chớp mắt và chỉ tay về một đứa con gái:
-Mày có nhìn thấy cái tao đang thấy không?
Và rồi tôi cũng ngẩn mặt ngắm nghía theo. Cái Đập Con Muỗi, trước tôi cứ tưởng lũ con gái chỉ xài đồ màu trắng, ai dè xanh đỏ tím vàng thập cẩm có hết! Lát sau, hai ba thằng rồi cả đám con trai tụ họp thành bầy đàn và bắt đầu quan sát. Ngẩn ngơ mãi, một thằng đề nghị:
-Đan Mạch, ngày mai tao nghe dự báo thời tiết có mưa! Bảo chúng nó ra tắm mưa đê!
Cả lũ gật gù khen thằng này IQ cao. Nhưng kế hoạch phá sản khi tụi con gái thấy rõ bản mặt đê tiện của chúng tôi. Tiếp theo là màn giày dép bay vỡ mặt từ lũ con gái; tôi ăn nguyên cả lốt dép trên đầu, thằng Choác còn bị bắt sống và cấu véo gần chết.
Những buổi đi chơi ở lăng Bác là dịp để tôi kiểm nghiệm quan hệ giữa Linh và thằng Gà. Khi đã chắc chắn thằng Gà không còn quan hệ gì với Linh nữa, tôi chủ động bắt chuyện với em.
Một ngày nọ, tôi và Linh, hai đứa chân đất đi giữa hàng cột nước đượm nắng vàng tháng tư, gương mặt ướt đẫm vì cuộc vui cách đó vài phút. Chúng tôi không nói gì, chỉ đi cùng nhau, như thể vô tình chung một con đường. Nhưng sự khao khát trong trái tim thằng con trai không thể chịu đựng sự im lặng lâu hơn nữa, nó khiến thằng con trai phải mở miệng trước:
-Ờ… ờ… năm nay mày định tặng tao quà sinh nhật không?
-Ôi trời! – Linh cười ngất – Sinh nhật mày một tháng nữa cơ mà, sao hỏi sớm thế?
Tôi cười gượng. Thực tình tôi cóc quan tâm mình sinh tháng mấy hay Linh tặng quà cho mình hay không. Chỉ là tôi không biết nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Kỹ năng tán gái ngu khổ thế đấy! Tôi lúng búng tiếp lời:
-Hỏi vậy thôi! À… ờm… dạo này mày không chơi với thằng Gà nữa à?
Linh lắc đầu:
-Không hợp thì thôi chứ sao?
Và em im lặng lâu thiệt lâu, chừng như không muốn nói thêm vấn đề ấy. Tôi gãi gãi vành tai nóng bừng, lưng chảy đầy mồ hôi. Con đường dưới chân tôi có dấu hiệu nhão ra như bùn. Tôi lấy bình tĩnh rồi lên tiếng:
-Mày nhớ chuyện hồi lớp 7 không?
-Chuyện gì? – Linh hỏi.
Tôi chỉ tay lên má:
-Đó!
Linh thúc khuỷu tay vào sườn tôi, miệng cười:
-Có!
Em vẫn nhớ! – Tôi tự nhủ. Hít một hơi thu hết can đảm, tôi hỏi:
-Vậy… tao làm lại như vậy một lần nữa thì có được không?
-Hả?
Linh dừng bước, tôi dừng bước theo, hai đôi mắt nhìn nhau hồi lâu. Dường như sự đối mặt ấy sẽ chẳng bao giờ kết thúc nếu không có một quả bóng nước bay trúng đầu tôi. Tôi quay ra ngoạc mồm chửi:
-Đan Mạch thằng nào ném tao đấy?
-Là bố ném đấy! – Một thằng cười phớ lớ – Lại đây coi!
Dù đang đợi câu trả lời của Linh, nhưng tôi không thể nhịn được bản mặt nhơn nhơn của thằng kia. Sau cùng, cả em lẫn tôi tham gia cuộc vui, như thể đã quên béng khoảnh khắc ban nãy. Cuối buổi vui chơi, Linh nhờ tôi đèo về nhà. Hai đứa vẫn im lặng, tựa thi gan đánh đố nhau xem đứa nào phải mở miệng trước.
Nhà Linh không xa trường cấp hai lắm, cứ theo trục đường chính là tới nơi. Đầu con đường ấy có một cây phượng lớn, cứ tới mùa hè là nở rộ đỏ rực cả góc trời. Lần đầu tiên nhìn thấy cây phượng đó, tôi ngửa cổ phóng tầm mắt lên tán cây cao nhất. Bất chợt có bông hoa phượng rụng rơi giữa trán tôi, Linh nhanh tay bắt lấy bông hoa trước khi nó rơi xuống đất. Em cười:
-Nhìn đường đi! Đâm xe bây giờ!
Tôi nhe răng cười rồi đánh mắt sang cây phượng:
-Phượng đếch gì mà to thế mày?
-Không biết! Bố tao bảo nó có ở đây từ lâu lắm rồi!
Đi thêm khoảng tám trăm mét nữa, Linh bảo tôi dừng xe. Nhà em ở ngay mặt đường, sau này muốn tìm cũng dễ. Em bước xuống, đi thẳng vào nhà và không quên nói lời tạm biệt:
-Về nhé!
Tôi gọi với lại:
-Ê, khoan đã! Cái chuyện lúc nãy tao nói… có được không mày?
Em chợt dừng bước như ngẫm nghĩ điều gì đó. Đột nhiên em quay lại, tay nhét cánh hoa phượng ban nãy lên tóc tôi rồi cười ngất:
-Trông xinh lắm đấy!
Nói xong, em chạy thẳng vào nhà, chẳng cho tôi kịp ú ớ thêm câu nào. Cái thái độ như vậy là sao? Hoa hoét gì ở đây? Thế rốt cục là không hay có đây? – Tôi đần mặt với hàng trăm câu hỏi. Tôi không bao giờ và mãi mãi không bao giờ hiểu hành động của em. Từ hôm ấy, tôi cũng không đề cập chuyện này thêm lần nào nữa. Riêng cánh hoa phượng, tôi đã giữ nó cẩn thận suốt một thời gian rất, rất dài.
Rốt cục thì thời gian chẳng chờ đợi ai. Đợt thi học kỳ kết thúc chóng vánh như muốn đá đít lũ học sinh khỏi trường cấp hai càng nhanh càng tốt. Nhờ may mắn ôn đúng tủ, bài thi môn hóa học của tôi đạt điểm cao ngất. Cuối năm, tôi nhận bằng khen học sinh giỏi trong sự ngỡ ngàng của vài đứa vốn ghét mình. Chúng nó thủ thỉ tôi gian lận thi cử nên mới được kết quả ấy. Cuộc sống không hoàn toàn như ý và bạn phải chấp nhận nó. Ban đầu tôi tức lắm, nhưng sau cho qua. Chỉ còn mấy ngày đi học, không nên tốn calo cho chửi nhau và bất hòa. Giống các bậc đàn anh, trong hai tuần đi học cuối cùng, tôi hì hụi khắc dấu ấn bản thân lên mặt bàn, lên cửa sổ bằng chiếc compa. Đại khái như “Teo Tóp đã ở đây” hoặc “Teo Tóp was here”. Những chiếc bàn đẹp đẽ thuở nào giờ chi chít hình trái tim, “Hằng ơi, I love you”, “Anh đã ở đây”, “Cô giáo Thảo” và vô số hình vẽ tục tĩu bằng compa hoặc bút xóa. Có thằng còn cẩn thận khắc bài thơ “Chân đi chữ bát…” nhằm truyền bá cho thế hệ sau. Lũ con gái thi nhau viết lưu bút, còn tụi con trai cố gắng đi chơi điện tử được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chúng tôi cố gắng bớt xích mích, bởi lẽ chẳng đứa nào muốn kết thúc cuộc đời cấp hai trong sự nóng giận hoặc cãi nhau. Tôi cũng dành nhiều thời gian nói chuyện với Linh hơn. Giữa chúng tôi không bao giờ hết chuyện, song cả tôi lẫn em đều lảng tránh câu chuyện ở lăng Bác.
Rồi ngày bế giảng diễn ra. Bọn lớp 6, 7 và 8 vui như hội; còn lũ cuối cấp hơi buồn. Chia tay bạn bè ở tuổi mười lăm không phải chuyện dễ chịu. Sau đó, nhà trường quyết định dành riêng một ngày vui chơi cho khối 9, nhưng là sau kỳ thi tốt nghiệp.
Hai tuần sau lễ bế giảng, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra khắp thành phố. Tôi phải thi ở một ngôi trường cách đó bốn cây số, Linh thì thi ở quận khác, còn thằng Choác chẳng đi đâu xa mà thi ngay tại trường cấp hai. Lần ấy mẹ đèo tôi đi thi vì không muốn bất cứ chuyện gì xảy ra trên đường. Nói chung thi tốt nghiệp cấp nào cũng thiếu nghiêm túc như nhau, quay bài hỏi bài đủ cả, thành thử tôi thấy công sức ngốn ba trăm trang môn ngữ văn chẳng xứng đáng. Dù vậy, tôi cũng không hỏi bài hoặc quay cóp. Chẳng phải tôi đạo đức hoặc ngoan ngoãn gì, mà vì bài thi khá dễ so với những bài kiểm tra khó kinh hoảng ở lớp chọn, không làm được họa là thằng ngu.
Sau ngày thi cuối cùng, toàn bộ học sinh khối 9 đến trường và cùng ăn chung với nhau một bữa. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói chuyện, vừa chửi bới nhau tung trời. Ăn xong, cả lũ thi nhau ném bóng nước và bắn giấy trên sân trường rải đầy hoa phượng đỏ, riêng lớp tôi lại chơi trò đuổi bắt thần thánh. Khắp các lớp học, những chiếc đài đua nhau mở nhạc Linkin Park. Ngày ấy, đa phần tụi nhỏ đều mê ban nhạc này. Kỷ nguyên của Nu metal, kỷ nguyên của những thằng trẻ trâu thế hệ 90 đã sống những ngày cuối cùng như thế.
Cuộc vui của lớp tôi vẫn chưa kết thúc. Tới chiều, cả lũ lại rủ nhau ra lăng Bác, gần như không thiếu sót đứa nào. Những chiếc xe đạp rong ruổi theo từng con phố, đứa nào đứa nấy đấu láo vung vít và chẳng quan tâm tới người đi đường xung quanh. Tôi đèo Linh, em ngồi phía sau mở đĩa của Foo Fighters (ngày ấy máy nghe nhạc CD còn rất phổ biến), em đeo phone bên phải, tôi đeo phone bên trái. Giai điệu ồn ã của những bản nhạc rock làm tôi đạp nhanh hơn. Khi chạy đến lăng Bác, track thứ tư “Time like these” cất lên, và… lạ quá, Linh đang hát! Dù đang đeo phone, nhưng tôi có thể nghe rõ tiếng em chen lẫn vào giọng hát của tay vocal:
I…
I’m an one way motorway
I’m the one that drives away
Follows you back home…
Tôi ngỡ ngàng. Em hát hay quá! Bài này rất khó hát vì là giọng nam, lại còn là nhạc rock, tôi từng thử hát song luôn trật nhịp lệch điệu. Nhưng em hát rất chuẩn, phát âm tiếng Anh cũng chuẩn. Tôi buột mồm:
-Hát hay ghê mày?
Em cười:
-Ừ! Ngày bé tao muốn làm ca sĩ lắm, nhưng mẹ bảo ca hát chẳng có tương lai gì cả!
-Nhưng mày hát hay thật mà! – Tôi nói – Sao không thử xem?
Em lắc đầu:
-Người lớn chẳng ai hiểu đâu!
Tôi gật gù cảm thông cho nỗi khổ của em. Em lại tiếp tục ngân nga giai điệu, từng nốt nhạc lăn theo bánh xe đạp:
I…
I’m a little divided
Do I stay or run away
Leave it all behind?
-Linh này… sao mày lại thích nhạc rock? – Tôi hỏi.
-Sao? Con gái thích nhạc rock lạ lắm à? – Linh nói.
-Ờ, hơi lạ!
-Ờm… nói sao nhỉ? Vì tao thấy nó thật tự do, không bị ràng buộc bởi thứ gì cả!
Tôi đạp chầm chậm và tụt dần so với lũ bạn. Ngay lúc này, “Time like these” hay hơn bao giờ hết. Phải chăng em đã có dụng ý từ trước khi bảo tôi nghe ban nhạc này? Hay tất cả chỉ là vô tình?
Em đã có câu trả lời rồi.
Em muốn sự tự do và không ràng buộc.
Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời trong vắt không gợn mây. Trái tim tôi hình như đâu đấy mãi tít trên kia và tôi không thể tìm thấy nó. Nếu em trả lời khác, tôi đã có thể tìm thấy. Nhưng không, em đã vô tình giấu đi trái tim của tôi và bắt tôi phải đi tìm. Linh không thấy gương mặt trống trải của tôi và em vẫn vô tư hát:
It’s time like these you learn to live again
It’s time like these you give and give again
It’s time like these you learn to love again
It’s time like these time and time again
Tôi phải chấp nhận sự thật rằng mình sẽ học cấp ba mà không có Linh. Tôi sẽ học lại cách hòa nhập trường mới, tìm bạn mới, học lại cách yêu một cô gái. Mọi thứ đều quay trở lại điểm xuất phát. Linh chấp nhận sự reset ấy và em vui vẻ bước tới tương lai. Con gái biết chấp nhận hoàn cảnh, không như lũ đàn ông ngoài mặt tỉnh bơ mà bên trong vẫn níu kéo hoài niệm như tôi đây.
-Ê, mày nói tiếng Anh đa nghĩa đúng không? – Tôi hỏi Linh.
-Ờ, một câu có rất nhiều nghĩa! Nhưng sao mày hỏi thế?
Tôi mỉm cười. Tôi nghĩ mình đã thay đổi, nhưng rốt cục tôi vẫn chỉ thằng trẻ trâu năm lớp 7, không hơn không kém. Nhưng đó là điều thú vị nhất mà tôi từng trải qua. Thật!
Nếu được, tôi muốn sống như vậy lần nữa.
Nếu được, tôi muốn hết mình như vậy lần nữa.
Nếu được, tôi muốn yêu như vậy lần nữa.
Nếu được, tôi muốn thời gian này là mãi mãi.
Và tôi đạp xe nhanh hơn, vừa đi vừa hát đoạn điệp khúc cuối bài cùng em. Cái giọng vịt đực của tôi khiến em cười rũ rượi. Nhưng rồi em cũng hát cùng tôi, hai đứa cùng gào lên, hát như chưa bao giờ được hát, đến nỗi lũ bạn phải quay lại ngó xem đứa nào đang chửi nhau. Nu metal, chửi bậy, chơi điện tử, hôn trộm, cái nắm tay giữa mùa đông, bản kiểm điểm, thằng bạn đểu, những trò nghịch ngu; tất cả kết thúc trong không gian rộng lớn của quảng trường, giữa bầu trời trong vắt không gợn mây ngày hè tháng năm. Một cuộc sống mới đang chờ đợi tôi ở phía trước, nhưng chắc chắn tôi sẽ không quên cuộc sống quá khứ này.
Bởi vì có một thứ mà người ta gọi là “kỷ niệm”.
It’s time like these you learn to live again
It’s time like these you give and give again
It’s time like these you learn to love again
It’s time like these time and time again…
Ngày ấy, học sinh cấp hai phải thi tốt nghiệp – một kỳ thi cực kỳ quan trọng mà điểm số của nó sẽ quyết định đầu vào trường cấp ba. Ba môn toán, văn, tiếng Anh chắc chắn sẽ thi; môn còn lại có thể là hóa, lý hoặc những môn giời ơi như lịch sử hoặc địa lý. Toán văn hệ số nhân hai, tiếng anh và môn thứ tư hệ số nhân một, cứ thế mà xét tuyển đầu vào. Đậu trường nào sẽ tùy theo nơi sống của từng đứa. Việc chọn trường cũng là một vấn đề. Đại khái tôi sống ở quận XYZ (xin phép không nêu tên), có bốn trường là A, B, C và D. Trong đó, trường A và B có điểm xét tuyển cao nhất; trường C thì làng nhàng; còn trường D tụ hợp nhiều thằng đầu bò đầu bướu thích đánh nhau hơn học. Tất nhiên môi trường học không ảnh hưởng tới kết quả thi đại học, càng không ảnh hưởng tương lai nghề nghiệp, nhưng học sinh lớp 9 đâu nghĩ được xa thế? Chúng nó (trong đó có tôi) chỉ biết rằng trường nào cao điểm hơn là có giá hơn. Không muốn rẽ cuộc đời vào một nơi làng nhàng hoặc đầy thằng đầu gấu, tôi đã nhắm đến trường B. Nhưng bố mẹ tôi không nghĩ tôi đủ sức vào đấy, ông cụ bảo:
-Nhắm trường nào vừa sức thôi con. Bố thấy trường D hợp sức học mày nhất đấy. Học trường nào cũng được, miễn là được đi học!
Còn bà cụ thì phán:
-Nếu mà không được trường D thì bố mẹ sẽ lo cho mày vào trường E. Hôm nào mày thử tới trường E, mẹ thấy cũng được đấy!
Cái Củ Đậu, trường E là trường nào? – Tôi lẩm bẩm. Với suy nghĩ của trẻ con, cái trường mà mình chưa nghe tên bao giờ chắc là… trường kém chất lượng. Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
-Khồng, khồng, khồng! Con sẽ thi vào trường B!
Ông cụ miễn bình luận còn bà cụ cười nắc nẻ:
-Ối giời ơi, mày mà vào được trường B hả con?
Các cụ khinh thường thằng con quá! – Tôi nghĩ thầm. Cơ mà bố mẹ lo lắng cũng có cơ sở, bởi điểm số của tôi vốn chẳng tốt đẹp gì cho cam. Nhưng kệ mẹ! Không C, D hay E gì sất, nhất định phải là B!
Tiện nói luôn là vấn đề chọn trường của tôi không liên quan gì tới Hoa Ngọc Linh. Hẳn bạn nghĩ một thằng lười như tôi cố sức thi thố là vì gái phỏng? Thực tình, tôi cũng muốn học chung với Linh lắm, nhưng hoàn cảnh không cho phép. Linh sống ở quận khác, vì vậy điểm tốt nghiệp của tôi dẫu có bằng hoặc hơn em đi chăng nữa, hai đứa cũng không thể học chung trường. Tất nhiên không phải là hết cách. Ở thành phố có trường S và trường SS, hai trường này không xét điểm tốt nghiệp mà xét tuyển qua kỳ thi riêng của mỗi trường. Tuy nhiên, trong một lần hỏi bài, tôi thử dò xét ý tứ của Linh về trường S và SS thì em lắc đầu cười:
-Chắc không đâu! Tao chẳng muốn thi vào đấy! Trường chuyên lớp chọn gì cho mệt đầu! Học lớp chọn mãi, tao chán lắm rồi!
Tôi gật gù. Vậy là dù muốn hay không, sau cấp hai, tôi và em sẽ chia tay nhau. Tôi không thể thay đổi sự thật ấy.
Nhưng trước khi chia tay, tôi muốn nối lại quan hệ với em. Tôi muốn khỏa lấp cái khoảng cách đã ngăn trở tôi và em suốt năm lớp 8.
Do có kỳ thi tốt nghiệp nên chuyện học hành năm lớp 9 khá nặng nề. Vì chăm lo, hay nói đúng hơn là vì thành tích, các thầy cô liên tục đốc thúc bọn học sinh. Trước lúc vào học chính, nhà trường dành mười lăm phút kiểm tra kiến thức. Mỗi tuần, ba mươi đứa từ các lớp khác nhau bị xướng tên qua loa phát thanh, rồi lần lượt vào phòng làm bài kiểm tra giấy. Điểm cao bao nhiêu cũng không được tính, nhưng điểm thấp là bị gọi điện thẳng cho phụ huynh. Tôi bị gọi vài lần, nhưng không lần nào dính điểm kém. Tập trung học phải khác chứ!
Ban đầu, môn thi thứ tư chưa được công bố. Trái ngược lũ bạn cầu trời khấn phật để tránh môn lịch sử, tôi lại đặc biệt ủng hộ bộ giáo dục cho thi lịch sử, bởi lẽ tôi… ngu hóa học. Thà học vẹt mấy cái chiến dịch với quân ta tiêu diệt bao nhiêu địch, thu lượm bao nhiêu vũ khí, còn hơn là một mớ chữ đi kèm con số bé tí ti với kết tủa, bay hơi, cháy xèo xèo hoặc nổ đì đoàng vỡ nhà chi đó. Nếu thực sự là hóa học, đời tôi coi như bế mạc. May sao năm ấy, người ta quyết định môn thi cuối cùng là sinh học. Có lẽ nỗi khổ của tôi đã lay động trời xanh! Ơn giời ơn phật! Con cảm ơn!
Áp lực kỳ thi cộng thêm quyết tâm nhắm vào trường B, tôi cố gắng trong mọi môn học và gần như không bỏ lớp học thêm nào. Bởi vì nghe đâu trường tuyển chọn còn xem xét cả học lực (sau này tôi mới biết người ta xét điểm thi, không xét thứ hạng). Tôi lấy lại sự tự tin trong môn toán, điểm lúc nào cũng từ số 8 trở lên. Tiếng Anh và Hóa nhờ năng nổ sáng tạo trong học tập cùng với… quay cóp nên tôi giữ điểm trung bình hai môn ở hạng khá. Nói chung, việc học tập của tôi khá tiến bộ. Nhưng cơn ác mộng của năm lớp 9 lại là môn văn. Phải, văn học! Với đại đa số bọn học sinh ngày ấy, môn đó quá đáng sợ. Đáng sợ không phải vì nó là “văn học”, tôi tin rằng ai cũng có nhu cầu đọc các tác phẩm văn học. Đáng sợ ở chỗ mọi suy nghĩ về tác phẩm của chúng tôi bị bẻ cong theo những lý luận của các ông soạn sách bình luận văn học – mấy thứ sách tham khảo chẳng có giá trị gì ngoài việc cho lũ trẻ con chép vào bải kiểm tra hoặc chuẩn bị bài đối phó kiểm tra miệng.
Quyển vở học văn ngày đó dày ít nhất ba trăm trang, chia thành hai nửa: ngữ pháp và tập làm văn. Ba trăm trang dày đặc chữ nghĩa, bọn trẻ phải nhồi nhét chúng cho tới những ngày cuối cùng của cấp hai. Học thuộc nhé, chứ không phải cảm thụ con khỉ mốc gì đâu! Phần tập làm văn cực kỳ nặng, bao gồm những tác phẩm trọng tâm trong chương trình văn lớp 9. Có thể kể ra những cái tên khủng bố như: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều hay cơn ác mộng dày vò bao đứa học sinh mang tên “Người lái đò sông Đà”. Chỉ là ông lái đò, cái thuyền, con sông mà sao chia thành ba mảng phân tích khác nhau, thế rồi chốt lại vẫn là “ánh sáng cách mạng”. Tại sao? Vì giáo viên và sách tham khảo bảo thế! Thành thử văn học trở thành môn học thuộc lòng và máy móc. Đến nỗi có chuyện khôi hài là văn gì thì văn, bắt buộc phải nhét bằng được mấy chữ “chế độ thực dân thối nát” với “ánh sáng cách mạng chói lòa”. Ý nghĩ khác ư? Gạch! Không đúng với barem ư? Gạch nốt! Khi ấy, lũ trẻ con đều mong đợi một vị anh hùng xuất hiện và chôn sống mấy thằng cha bình luận văn học kể trên. Thật!
Dù học hành lu bù, chơi điện tử vẫn là một thú vui không dễ bỏ. Năm lớp 9 – năm học căng thẳng nhất – đồng thời cũng là năm game online nở rộ khắp các hàng net. Thực sự nó xuất hiện từ giữa năm lớp 8, ban đầu là trò PTV (Priston Tale) rồi Lineage, sau cùng là sự tung hoành của cơn bão MU, trẻ con quen mồm gọi là Mờ U. Mấy cái thuật ngữ như “ép vé đi Bờ Lút (Blood)”, “đập búa chao (chaos)”, “ đi Đê Vin (Devil)”, “ri sét (Reset)” hay “rửa tội” thân thiết với lũ trẻ con chẳng kém gì “vẩy 46”. Game online ra đời, một cơ số không nhỏ bọn học sinh bắt đầu cắm dùi dựng trại tại hàng net. Rồi khi Mờ U loãng dần, lũ học sinh lại lao đầu vào Gunbound – một game sử dụng hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thương, nó thu hút luôn cả lũ con gái. Hàng net giờ không phải của riêng cho bọn đực rựa nữa, chị em hết giờ học là ra vào quán nườm nượp. He he, các cô gái dính vào game cũng nghiện chẳng kém gì lũ con trai thôi.
Tôi mất thời gian vào game online khoảng hai tháng, cũng “búa chaos”, cũng “ép vé đi Bờ Lút” như ai. Nhưng sau đó tôi bỏ dần, bởi khoảng giữa học kỳ I, một chuyện bất ngờ đã xảy đến: thằng bạn du học của tôi sang nước ngoài sinh sống. Tôi và nó tuy không thực sự thân như kiểu tôi và thằng Choác, nhưng nó là thằng bạn đầu tiên tôi gặp, thằng bạn đầu tiên khiến tôi chửi bậy. Ngày nó rời trường, tôi khóc nức nở như đứa trẻ con, còn nó thì cười toe toét:
-Cái con củ kẹc, khóc với lóc! Rồi bố sẽ gặp lại mày!
Tôi chẳng bao giờ nghĩ một ngày kia, bạn mình sẽ rời khỏi nơi đây và đi tới chân trời mới. Sau sự ra đi của thằng bạn du học, tôi bỗng nhận ra những ngày tháng cấp hai sắp kết thúc. Sẽ không còn trò đuổi bắt, sẽ không còn bà chủ nhiệm môi cong, sẽ không còn bà giáo bộ môn tiếng Anh hay chửi bới học sinh nữa (bả tiếc hùi hụi thằng du học vì chẳng đứa nào mang thành tích học sinh giỏi tiếng Anh về cho bả nữa). Rồi Hoa Ngọc Linh sẽ ra đi, thằng Choác sẽ ra đi, những đứa khác cũng vậy. Hồi cấp một, tôi từng nghĩ “ước gì được học cấp một mãi mãi”. Giờ đây, dù không còn suy nghĩ ngây ngô ấy nữa, nhưng tôi muốn lưu giữ lại mọi thứ về thời cấp hai để sau này có cái mà nhớ. Tôi bớt thời gian điện tử hơn, tham gia mọi trò chơi của lũ trẻ từ đá bóng, đá cầu, đuổi bắt cho tới trêu chọc bọn con gái. Hồi lớp 8, bọn con gái ghét tôi ghê gớm, nhưng sau chúng nó cũng quen dần với sự vô duyên cục súc của tôi nên chẳng đứa nào phàn nàn khi tôi giở trò nữa.
Học hành tấn tới, bạn bè cũng tạm (trừ thằng Cháy bỏ mẹ ra), chỉ duy một điều làm tôi lấn cấn: Linh. Đã không còn mùa đông giữa tôi và em, đã không còn trận cãi nhau vớ vẩn hồi lớp 7, nhưng khoảng cách vẫn còn đó. Xóa bỏ được khoảng cách ấy hay không phụ thuộc vào tôi.
Thực tình tôi không biết tình cảm giữa Linh và thằng Gà đi xa đến đâu. Tôi thích em thật, nhưng không thích cái kiểu săm soi em đi với ai hay làm gì. Trái tim em đậu ở cành nào, tôi không có quyền rung cành ấy, chỉ có thể đợi trái tim em bay đi rồi đuổi theo. Hơn nữa, do thuộc dạng tán gái siêu ngu nên tôi chẳng đi xa hơn, chỉ giữ quan hệ với Linh ở mức hai – đứa – đã – ngồi – cùng – bàn. Thật may, cái chủ đề âm nhạc rốc rít vẫn cung cấp cho tôi “cái để mà nói”.
-Linkin Park bao giờ ra đĩa mày nhỉ? – Tôi hỏi.
-Chịu! – Linh nhún vai – Thấy bảo chúng nó nghỉ một thời gian, không biết bao giờ mới ra đĩa mới (ban nhạc Linkin Park nghỉ một thời gian khá dài sau khi ra album thứ 3 “Meteora”)!
-Còn band gì đáng nghe nữa không?
-Đầy! Thiếu gì chứ? – Linh hào hứng – Mai tao mang đĩa của Limp Bizkit cho! Nu metal đặc sệt! Nghe không?
-Hôm trước thằng Lỉnh có giới thiệu nhưng đếch để ý lắm! – Tôi đáp – Hay lắm à?
-Rất hợp với cái đầu cục súc của mày! – Linh cười ngất – Đùa thôi! Hay thiệt đó! Tao còn giữ mấy đĩa của Korn, mượn luôn nhé? À quên, còn một đĩa của Metallica nữa, đem về nghe thử coi!
Limp Bizkit hay Korn, tôi đều biết vì hai band đều sừng sỏ trong giới Nu metal. Nhưng cái tên Metallica thì lạ hoắc, tôi chưa nghe bao giờ, bèn hỏi:
-Metallica là bọn vẹo nào?
-Nổi tiếng lắm! – Linh nói – Họ chơi metal hạng nặng (ngày ấy chưa đẻ ra lắm thuật ngữ như bây giờ, cứ Metallica trở lên là hạng nặng). Nghe cũng hay lắm, mày nghe thử xem? À, còn đĩa của Foo Fighters, mày nghe hết chưa?
Đĩa của Foo Fighters nằm trong hộp quà mà Linh tặng tôi hồi lớp 6. Tôi lắc đầu:
-Cố gắng rồi! Nhưng mà nghe cứ làm sao ấy!
-Thì nghe lại đi! – Em cười tươi.
Hôm sau, Linh mang cho tôi cả tập đĩa như đã hứa. Đúng như em nói, cái thứ nhạc của Limp Bizkit hợp với tôi kinh! Tôi vẫn nhớ như in bìa đĩa nham nhở hình thù quái dị trong album năm 2000 của họ cùng bài Hot Dog đặc nghẹt từ “fuck” (album Chocolate Starfish and the Hog Dog Flavored Water). Nguyên ngày cuối tuần, tôi nằm nhà nghe album, mồm lẩm bẩm “fuck, fuck” liên hồi. Tôi cũng nghe trọn bộ đĩa của Korn, nhưng với Metallica lại tắt ngay khi nghe track đầu tiên. Nhìn bìa album của Metallica mới đơn điệu làm sao: đen sì, dưới góc vẽ con rắn mờ mờ, nhạc thì ầm ầm chẳng đâu vào đâu. Linh nghe loại nhạc này sao? Tại sao em lại bảo nó hay? Rồi còn cả band Foo Fighters nữa, sao em cứ nói rằng âm nhạc của họ thú vị? Nghĩ đi nghĩ lại mới thấy kỳ quặc, ai mà nghĩ cô bé Hoa Ngọc Linh thích nghe mấy thứ nhạc ầm ĩ này chứ?
Tuy không nghe được Metallica, nhưng tôi cũng cố nghe cho hết Foo Fighters để có chuyện mà nói với Linh. Em rất hào hứng khi nghe tôi mô tả cảm nhận của mình về album thứ tư của họ (album One by One, ra đời năm 2002). Em nói:
-Tao thích album ấy lắm! Nhớ bài “Time like these” không? Tao thích bài đó nhất đấy!
-Bài thứ tư hả? Nhưng bài hát đó nói về cái gì vậy?
Linh nắm tay, đôi mắt ngước lên trần nhà, đầu đung đưa như đang nhớ giai điệu sôi nổi của bài hát. Ngẫm nghĩ một lúc, em trả lời:
-Đại khái… ờm, nó nói về một người phân vân giữa việc ở lại với quá khứ hay rũ bỏ tất cả để đi theo con đường mới. Tao nghĩ thế! Nghe lời bài hát thì tao hiểu vậy!
Tôi thừ mặt:
-Giỏi thế? Nghe lời đã hiểu à?
-Không! – Linh lắc đầu – Phải đọc lyrics mới hiểu được! Tao đâu giỏi thế? Có lyrics đấy, xem thử không?
Tôi mượn tờ giấy in lời bài “Time like these” của Linh. Vì nhà lắp Internet nên em thường dành thời gian tìm kiếm lời bài hát yêu thích. Tôi nhìn tờ giấy, lời bài hát là tiếng Anh, nhưng không hề giống những mẫu câu tiếng Anh mà tôi học trên lớp. Tôi nhìn hồi lâu, tâm trí cố nhớ giai điệu ồn ã đầy tiếng guitar và miệng bắt đầu lẩm nhẩm:
It’s time like these you learn to live again
It’s time like these you give and give again
It’s time like these you learn to love again
It’s time like these time and time again
Thu qua, đông tới, cái lạnh tràn về cùng những bài kiểm tra dồn dập như nhịp trống đôi của một bài hát nhạc rock. Hết công thức toán nhì nhằng số má lại tới quyển vở chép văn dày ba trăm trang; chia động từ chưa xong, vẽ hình tim cá tim ếch đã tới. Quay cuồng trong cơn bão thi cử một tháng, tôi trở ra với tấm bằng khen học sinh tiên tiến. Tuy không khác mấy so với hồi lớp 8, nhưng tôi có đủ tự tin để bước vào kỳ thi tốt nghiệp và nhắm vào trường B. Ngoại trừ môn hóa học quá ngu không thể cứu vãn, hầu hết điểm trung bình các môn của tôi đều từ 7,0 trở lên, nhất là bốn môn thi tốt nghiệp. Xem điểm số, bố mẹ cũng an tâm phần nào về lựa chọn của tôi. Đó là lần đầu tiên trong thời cấp hai, hai cụ tin tưởng tôi đến vậy. Vui hơn nữa là Linh thấy rõ sự thay đổi của tôi, em cười:
-Đấy, học hành như thế có phải tốt hơn không? Tao bảo rồi, mày chỉ ngu trong một số lĩnh vực thôi!
Tôi mím môi vừa tức vừa buồn cười trước lời đùa giỡn của em:
-Con ranh này, mày thích chết à?
Trong mắt Linh, tôi đã chứng tỏ rằng mình là đứa biết thay đổi. Mọi việc còn thuận lợi hơn nữa khi em và thằng Gà sinh xích mích. Bạn biết đấy, tình cảm tuổi học trò phức tạp đến nỗi những đứa trong cuộc còn chẳng hiểu nữa là người ngoài. Hôm sinh nhật Linh, tôi chạy ra ngoài mua một mớ kẹo kéo cộng thêm túi Coca gọi là quà tặng em. Lúc về tới lớp, tôi chợt thấy em gục đầu xuống bàn, vai rấm rứt như đang khóc, bên cạnh có con bạn lựa lời an ủi. Còn phía xa, thằng Gà mặt mũi hầm hầm như sắp đánh nhau đến nơi, cả lũ con trai dạt đường cho nó bước. Tôi vội đến cạnh thằng Choác rồi hỏi:
-Hai đứa nó sao vậy mày?
-Chịu! – Thằng Choác nhún vai – Cãi nhau cái gì đấy về điện thoại thì phải?!
-Cụ thể là thế nào ấy chứ?
-Đ.M mày hỏi khó! Tao là lãnh tụ quan tâm việc dân việc nước, hơi đâu quan tâm mấy chuyện tầm thường ấy? Nhưng sao mày hỏi nhiều thế?
Tôi lắc đầu không trả lời. Nhân giờ ra chơi, tôi lặng lẽ nhét bịch Coca lẫn đống kẹo kéo vào ngăn bàn của Linh rồi ngồi im một chỗ chờ đợi. Lát sau, Linh về chỗ ngồi và phát hiện trong gầm bàn có thứ gì là lạ. Như một phản xạ tự nhiên, em ngẩng đầu nhìn tôi, tôi bèn nhe răng cười lại. Linh ngẩn mặt một lúc, môi hồng bỗng thoảng nụ cười với tôi dù đôi mắt vẫn đỏ hoe. Tôi mừng rỡ khôn tả. Có vẻ tôi đã thay đổi đúng như ý em mong muốn. Tôi vẫn còn cơ hội sửa sai, vẫn còn cơ hội để xóa nhòa mọi khoảng cách.
Vẫn còn cơ hội…
Kỳ nghỉ Tết qua đi, bọn học sinh trở lại trường học với tâm trạng háo hức về một chuyến tham quan cuối cùng của cấp hai. Nhưng nhà trường bàn tới bàn lui, cuối cùng quyết định hủy bỏ vì lo ngại dịch cúm gà H5N1. Đứa nào đứa nấy than vãn thối trời thối đất. Gà kệ mẹ gà, sao lại hủy tham quan? – Bọn học sinh gào thét.
Chẳng còn tham quan, lũ học sinh đành ôm hận đâm mặt vào học hành. Tôi thì không tiếc lắm vụ tham quan, bởi lẽ quan hệ giữa Linh và thằng Gà đang… có diễn biến xấu. He he, tôi không ghét thằng Gà, nó cũng là thằng chơi được dù rằng hơi gấu bể, nhưng tôi cũng nhắm tới Linh nên… xin lỗi vì trù ẻo mày nhé, Gà!
Đông qua, xuân tới, nắng vằng bắt đầu phủ lên mái trường. Mỗi ngày đi học với tôi là niềm vui. Điểm số tốt đẹp, khuyết điểm thưa dần, quan hệ bạn bè không tệ lắm và đặc biệt là Linh. Phải, tôi và em nói chuyện khá nhiều, chủ đề tứ tung cùng trời cuối đất. Hôm nay chuyện nhạc rock, ngày mai là chuyện bà giáo tiếng Anh bị phi bóng nước trúng đầu, hôm kia lại chuyện album nhạc rock mới, không thiếu chủ đề mà nói! Nhưng tôi không bao giờ hỏi chuyện tình cảm của em. Có thể, tôi là thằng không thích soi mói chuyện riêng tư, hoặc cũng có thể, tôi sợ em sẽ trả lời một câu mà tôi không muốn nghe. Tôi vừa mong mọi việc diễn ra thật tự nhiên, lại vừa muốn nó đi theo ý muốn của mình. Đại khái thế!
Và có vẻ mọi thứ diễn ra theo ý tôi thật.
Xuân đi, hè đến. Sức nóng từ mặt trời và sức nóng từ kỳ thi khiến lũ học sinh nản muốn chết. Ngay từ đầu tháng ba, tất cả bắt đầu học thuộc lòng vở ngữ văn ba trăm trang, mỗi ngày nhồi một ít và bà giáo bộ môn sẽ kiểm tra hàng tuần. Hàng chục đề toán, tiếng Anh lẫn sinh học tựa pháo dàn tấn công tụi nhỏ tới tấp. Bảo vệ thường xuyên rảo qua hàng net gần trường học hòng tìm kiếm những thằng chọi con trốn học chơi điện tử. Bọn học sinh, nhất là lũ con trai gần như phát điên vì thú vui điện tử bị ngăn cấm. May sao, cả lũ tìm ra một chỗ vui chơi mới: lăng Bác.
Thực ra nơi tôi đang nói là Quảng trường Ba Đình, nhưng vì nó tọa lạc ngay trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nên lũ nhỏ quen mồm gọi toàn bộ khu vực đó là “lăng Bác”. Không biết bây giờ thế nào, chứ ngày đó, khoảng tầm từ hai giờ tới bốn rưỡi chiều, bảo vệ mở cửa cho người đi xe đạp vào quảng trường. Vậy là sau mỗi giờ học thêm, bọn con trai rồng rắn chục thằng kéo nhau vào sân lăng đua xe đạp và tập bốc đầu. Mười thằng con trai dàn hàng trên những chiếc mini Nhật hay cào cào Đài Loan phóng vun vút, đám còn lại cổ vũ tung trời. Tôi đạp con mini Nhật đã cũ nên chưa bao giờ về nhất trò này. Đứa hay giành chiến thắng nhất là thằng cu sở hữu con cào cào có ba số, mở lên số một là nó phóng như tên lửa, không thằng hẹo nào đuổi kịp. Bảo vệ ngày ấy khá hiền, chỉ khi nào lũ nhỏ ngoạc mồm chửi bậy nhiều quá, mấy ổng mới quát nạt, còn không cứ mặc bọn tôi chơi đùa thoải mái.
Nhưng lăng Bác không chỉ hay mỗi vụ đua xe. Ngày hè oi ả, mỗi buổi chiều, hệ thống phun nước tưới cỏ sẽ hoạt động. Với bọn trẻ con thành phố không biết sông suối, chứng kiến nước bay tít mù khắp hai trăm bốn mươi (240) ô cỏ, đứa nào cũng khoái. Hễ hệ thống phun nước hoạt động, thằng nào cũng vứt xe lại rồi chạy vào màn nước (may sao ngày ấy không thằng nào mất xe đạp). Hết rửa chân, cả bọn lại quay ra té nước vào mặt nhau. Cái trò này vui đến nỗi chỉ sau một tuần, lũ con gái cũng nhập hội. Lớp gần bốn mươi đứa rồng rắn kéo nhau ra quậy tưng cả quảng trường. Nhưng còn một điều hay ho khác: bọn con gái mặc áo trắng, thế nên nước vào là… abcxyz lộ hết! Ban đầu chẳng thằng nào để ý, nhưng khi thằng Choác ngẩn mặt ngắm nghía, tôi bèn hỏi:
-Mày nhìn cái gì thế?
Thằng Choác chớp chớp mắt và chỉ tay về một đứa con gái:
-Mày có nhìn thấy cái tao đang thấy không?
Và rồi tôi cũng ngẩn mặt ngắm nghía theo. Cái Đập Con Muỗi, trước tôi cứ tưởng lũ con gái chỉ xài đồ màu trắng, ai dè xanh đỏ tím vàng thập cẩm có hết! Lát sau, hai ba thằng rồi cả đám con trai tụ họp thành bầy đàn và bắt đầu quan sát. Ngẩn ngơ mãi, một thằng đề nghị:
-Đan Mạch, ngày mai tao nghe dự báo thời tiết có mưa! Bảo chúng nó ra tắm mưa đê!
Cả lũ gật gù khen thằng này IQ cao. Nhưng kế hoạch phá sản khi tụi con gái thấy rõ bản mặt đê tiện của chúng tôi. Tiếp theo là màn giày dép bay vỡ mặt từ lũ con gái; tôi ăn nguyên cả lốt dép trên đầu, thằng Choác còn bị bắt sống và cấu véo gần chết.
Những buổi đi chơi ở lăng Bác là dịp để tôi kiểm nghiệm quan hệ giữa Linh và thằng Gà. Khi đã chắc chắn thằng Gà không còn quan hệ gì với Linh nữa, tôi chủ động bắt chuyện với em.
Một ngày nọ, tôi và Linh, hai đứa chân đất đi giữa hàng cột nước đượm nắng vàng tháng tư, gương mặt ướt đẫm vì cuộc vui cách đó vài phút. Chúng tôi không nói gì, chỉ đi cùng nhau, như thể vô tình chung một con đường. Nhưng sự khao khát trong trái tim thằng con trai không thể chịu đựng sự im lặng lâu hơn nữa, nó khiến thằng con trai phải mở miệng trước:
-Ờ… ờ… năm nay mày định tặng tao quà sinh nhật không?
-Ôi trời! – Linh cười ngất – Sinh nhật mày một tháng nữa cơ mà, sao hỏi sớm thế?
Tôi cười gượng. Thực tình tôi cóc quan tâm mình sinh tháng mấy hay Linh tặng quà cho mình hay không. Chỉ là tôi không biết nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Kỹ năng tán gái ngu khổ thế đấy! Tôi lúng búng tiếp lời:
-Hỏi vậy thôi! À… ờm… dạo này mày không chơi với thằng Gà nữa à?
Linh lắc đầu:
-Không hợp thì thôi chứ sao?
Và em im lặng lâu thiệt lâu, chừng như không muốn nói thêm vấn đề ấy. Tôi gãi gãi vành tai nóng bừng, lưng chảy đầy mồ hôi. Con đường dưới chân tôi có dấu hiệu nhão ra như bùn. Tôi lấy bình tĩnh rồi lên tiếng:
-Mày nhớ chuyện hồi lớp 7 không?
-Chuyện gì? – Linh hỏi.
Tôi chỉ tay lên má:
-Đó!
Linh thúc khuỷu tay vào sườn tôi, miệng cười:
-Có!
Em vẫn nhớ! – Tôi tự nhủ. Hít một hơi thu hết can đảm, tôi hỏi:
-Vậy… tao làm lại như vậy một lần nữa thì có được không?
-Hả?
Linh dừng bước, tôi dừng bước theo, hai đôi mắt nhìn nhau hồi lâu. Dường như sự đối mặt ấy sẽ chẳng bao giờ kết thúc nếu không có một quả bóng nước bay trúng đầu tôi. Tôi quay ra ngoạc mồm chửi:
-Đan Mạch thằng nào ném tao đấy?
-Là bố ném đấy! – Một thằng cười phớ lớ – Lại đây coi!
Dù đang đợi câu trả lời của Linh, nhưng tôi không thể nhịn được bản mặt nhơn nhơn của thằng kia. Sau cùng, cả em lẫn tôi tham gia cuộc vui, như thể đã quên béng khoảnh khắc ban nãy. Cuối buổi vui chơi, Linh nhờ tôi đèo về nhà. Hai đứa vẫn im lặng, tựa thi gan đánh đố nhau xem đứa nào phải mở miệng trước.
Nhà Linh không xa trường cấp hai lắm, cứ theo trục đường chính là tới nơi. Đầu con đường ấy có một cây phượng lớn, cứ tới mùa hè là nở rộ đỏ rực cả góc trời. Lần đầu tiên nhìn thấy cây phượng đó, tôi ngửa cổ phóng tầm mắt lên tán cây cao nhất. Bất chợt có bông hoa phượng rụng rơi giữa trán tôi, Linh nhanh tay bắt lấy bông hoa trước khi nó rơi xuống đất. Em cười:
-Nhìn đường đi! Đâm xe bây giờ!
Tôi nhe răng cười rồi đánh mắt sang cây phượng:
-Phượng đếch gì mà to thế mày?
-Không biết! Bố tao bảo nó có ở đây từ lâu lắm rồi!
Đi thêm khoảng tám trăm mét nữa, Linh bảo tôi dừng xe. Nhà em ở ngay mặt đường, sau này muốn tìm cũng dễ. Em bước xuống, đi thẳng vào nhà và không quên nói lời tạm biệt:
-Về nhé!
Tôi gọi với lại:
-Ê, khoan đã! Cái chuyện lúc nãy tao nói… có được không mày?
Em chợt dừng bước như ngẫm nghĩ điều gì đó. Đột nhiên em quay lại, tay nhét cánh hoa phượng ban nãy lên tóc tôi rồi cười ngất:
-Trông xinh lắm đấy!
Nói xong, em chạy thẳng vào nhà, chẳng cho tôi kịp ú ớ thêm câu nào. Cái thái độ như vậy là sao? Hoa hoét gì ở đây? Thế rốt cục là không hay có đây? – Tôi đần mặt với hàng trăm câu hỏi. Tôi không bao giờ và mãi mãi không bao giờ hiểu hành động của em. Từ hôm ấy, tôi cũng không đề cập chuyện này thêm lần nào nữa. Riêng cánh hoa phượng, tôi đã giữ nó cẩn thận suốt một thời gian rất, rất dài.
Rốt cục thì thời gian chẳng chờ đợi ai. Đợt thi học kỳ kết thúc chóng vánh như muốn đá đít lũ học sinh khỏi trường cấp hai càng nhanh càng tốt. Nhờ may mắn ôn đúng tủ, bài thi môn hóa học của tôi đạt điểm cao ngất. Cuối năm, tôi nhận bằng khen học sinh giỏi trong sự ngỡ ngàng của vài đứa vốn ghét mình. Chúng nó thủ thỉ tôi gian lận thi cử nên mới được kết quả ấy. Cuộc sống không hoàn toàn như ý và bạn phải chấp nhận nó. Ban đầu tôi tức lắm, nhưng sau cho qua. Chỉ còn mấy ngày đi học, không nên tốn calo cho chửi nhau và bất hòa. Giống các bậc đàn anh, trong hai tuần đi học cuối cùng, tôi hì hụi khắc dấu ấn bản thân lên mặt bàn, lên cửa sổ bằng chiếc compa. Đại khái như “Teo Tóp đã ở đây” hoặc “Teo Tóp was here”. Những chiếc bàn đẹp đẽ thuở nào giờ chi chít hình trái tim, “Hằng ơi, I love you”, “Anh đã ở đây”, “Cô giáo Thảo” và vô số hình vẽ tục tĩu bằng compa hoặc bút xóa. Có thằng còn cẩn thận khắc bài thơ “Chân đi chữ bát…” nhằm truyền bá cho thế hệ sau. Lũ con gái thi nhau viết lưu bút, còn tụi con trai cố gắng đi chơi điện tử được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chúng tôi cố gắng bớt xích mích, bởi lẽ chẳng đứa nào muốn kết thúc cuộc đời cấp hai trong sự nóng giận hoặc cãi nhau. Tôi cũng dành nhiều thời gian nói chuyện với Linh hơn. Giữa chúng tôi không bao giờ hết chuyện, song cả tôi lẫn em đều lảng tránh câu chuyện ở lăng Bác.
Rồi ngày bế giảng diễn ra. Bọn lớp 6, 7 và 8 vui như hội; còn lũ cuối cấp hơi buồn. Chia tay bạn bè ở tuổi mười lăm không phải chuyện dễ chịu. Sau đó, nhà trường quyết định dành riêng một ngày vui chơi cho khối 9, nhưng là sau kỳ thi tốt nghiệp.
Hai tuần sau lễ bế giảng, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra khắp thành phố. Tôi phải thi ở một ngôi trường cách đó bốn cây số, Linh thì thi ở quận khác, còn thằng Choác chẳng đi đâu xa mà thi ngay tại trường cấp hai. Lần ấy mẹ đèo tôi đi thi vì không muốn bất cứ chuyện gì xảy ra trên đường. Nói chung thi tốt nghiệp cấp nào cũng thiếu nghiêm túc như nhau, quay bài hỏi bài đủ cả, thành thử tôi thấy công sức ngốn ba trăm trang môn ngữ văn chẳng xứng đáng. Dù vậy, tôi cũng không hỏi bài hoặc quay cóp. Chẳng phải tôi đạo đức hoặc ngoan ngoãn gì, mà vì bài thi khá dễ so với những bài kiểm tra khó kinh hoảng ở lớp chọn, không làm được họa là thằng ngu.
Sau ngày thi cuối cùng, toàn bộ học sinh khối 9 đến trường và cùng ăn chung với nhau một bữa. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói chuyện, vừa chửi bới nhau tung trời. Ăn xong, cả lũ thi nhau ném bóng nước và bắn giấy trên sân trường rải đầy hoa phượng đỏ, riêng lớp tôi lại chơi trò đuổi bắt thần thánh. Khắp các lớp học, những chiếc đài đua nhau mở nhạc Linkin Park. Ngày ấy, đa phần tụi nhỏ đều mê ban nhạc này. Kỷ nguyên của Nu metal, kỷ nguyên của những thằng trẻ trâu thế hệ 90 đã sống những ngày cuối cùng như thế.
Cuộc vui của lớp tôi vẫn chưa kết thúc. Tới chiều, cả lũ lại rủ nhau ra lăng Bác, gần như không thiếu sót đứa nào. Những chiếc xe đạp rong ruổi theo từng con phố, đứa nào đứa nấy đấu láo vung vít và chẳng quan tâm tới người đi đường xung quanh. Tôi đèo Linh, em ngồi phía sau mở đĩa của Foo Fighters (ngày ấy máy nghe nhạc CD còn rất phổ biến), em đeo phone bên phải, tôi đeo phone bên trái. Giai điệu ồn ã của những bản nhạc rock làm tôi đạp nhanh hơn. Khi chạy đến lăng Bác, track thứ tư “Time like these” cất lên, và… lạ quá, Linh đang hát! Dù đang đeo phone, nhưng tôi có thể nghe rõ tiếng em chen lẫn vào giọng hát của tay vocal:
I…
I’m an one way motorway
I’m the one that drives away
Follows you back home…
Tôi ngỡ ngàng. Em hát hay quá! Bài này rất khó hát vì là giọng nam, lại còn là nhạc rock, tôi từng thử hát song luôn trật nhịp lệch điệu. Nhưng em hát rất chuẩn, phát âm tiếng Anh cũng chuẩn. Tôi buột mồm:
-Hát hay ghê mày?
Em cười:
-Ừ! Ngày bé tao muốn làm ca sĩ lắm, nhưng mẹ bảo ca hát chẳng có tương lai gì cả!
-Nhưng mày hát hay thật mà! – Tôi nói – Sao không thử xem?
Em lắc đầu:
-Người lớn chẳng ai hiểu đâu!
Tôi gật gù cảm thông cho nỗi khổ của em. Em lại tiếp tục ngân nga giai điệu, từng nốt nhạc lăn theo bánh xe đạp:
I…
I’m a little divided
Do I stay or run away
Leave it all behind?
-Linh này… sao mày lại thích nhạc rock? – Tôi hỏi.
-Sao? Con gái thích nhạc rock lạ lắm à? – Linh nói.
-Ờ, hơi lạ!
-Ờm… nói sao nhỉ? Vì tao thấy nó thật tự do, không bị ràng buộc bởi thứ gì cả!
Tôi đạp chầm chậm và tụt dần so với lũ bạn. Ngay lúc này, “Time like these” hay hơn bao giờ hết. Phải chăng em đã có dụng ý từ trước khi bảo tôi nghe ban nhạc này? Hay tất cả chỉ là vô tình?
Em đã có câu trả lời rồi.
Em muốn sự tự do và không ràng buộc.
Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời trong vắt không gợn mây. Trái tim tôi hình như đâu đấy mãi tít trên kia và tôi không thể tìm thấy nó. Nếu em trả lời khác, tôi đã có thể tìm thấy. Nhưng không, em đã vô tình giấu đi trái tim của tôi và bắt tôi phải đi tìm. Linh không thấy gương mặt trống trải của tôi và em vẫn vô tư hát:
It’s time like these you learn to live again
It’s time like these you give and give again
It’s time like these you learn to love again
It’s time like these time and time again
Tôi phải chấp nhận sự thật rằng mình sẽ học cấp ba mà không có Linh. Tôi sẽ học lại cách hòa nhập trường mới, tìm bạn mới, học lại cách yêu một cô gái. Mọi thứ đều quay trở lại điểm xuất phát. Linh chấp nhận sự reset ấy và em vui vẻ bước tới tương lai. Con gái biết chấp nhận hoàn cảnh, không như lũ đàn ông ngoài mặt tỉnh bơ mà bên trong vẫn níu kéo hoài niệm như tôi đây.
-Ê, mày nói tiếng Anh đa nghĩa đúng không? – Tôi hỏi Linh.
-Ờ, một câu có rất nhiều nghĩa! Nhưng sao mày hỏi thế?
Tôi mỉm cười. Tôi nghĩ mình đã thay đổi, nhưng rốt cục tôi vẫn chỉ thằng trẻ trâu năm lớp 7, không hơn không kém. Nhưng đó là điều thú vị nhất mà tôi từng trải qua. Thật!
Nếu được, tôi muốn sống như vậy lần nữa.
Nếu được, tôi muốn hết mình như vậy lần nữa.
Nếu được, tôi muốn yêu như vậy lần nữa.
Nếu được, tôi muốn thời gian này là mãi mãi.
Và tôi đạp xe nhanh hơn, vừa đi vừa hát đoạn điệp khúc cuối bài cùng em. Cái giọng vịt đực của tôi khiến em cười rũ rượi. Nhưng rồi em cũng hát cùng tôi, hai đứa cùng gào lên, hát như chưa bao giờ được hát, đến nỗi lũ bạn phải quay lại ngó xem đứa nào đang chửi nhau. Nu metal, chửi bậy, chơi điện tử, hôn trộm, cái nắm tay giữa mùa đông, bản kiểm điểm, thằng bạn đểu, những trò nghịch ngu; tất cả kết thúc trong không gian rộng lớn của quảng trường, giữa bầu trời trong vắt không gợn mây ngày hè tháng năm. Một cuộc sống mới đang chờ đợi tôi ở phía trước, nhưng chắc chắn tôi sẽ không quên cuộc sống quá khứ này.
Bởi vì có một thứ mà người ta gọi là “kỷ niệm”.
It’s time like these you learn to live again
It’s time like these you give and give again
It’s time like these you learn to love again
It’s time like these time and time again…
/28
|