Linh là cô gái đầu tiên tặng quà sinh nhật cho tôi. Đó là câu chuyện của cuối năm lớp 6, nhưng để một cô gái tặng quà thì trước hết phải là bạn của cổ đã. Nửa cuối học kỳ, tôi trở thành bạn của Linh sau một chặng đường chông gai và gian khổ. Thực ra ngồi chung bàn với một đứa con gái thì thằng nào cũng trải qua từ thời mẫu giáo. Nhưng làm bạn với đứa con gái ấy thì không phải thằng nào cũng làm được. Tôi tự hào mình đứng trong hàng ngũ những thằng làm nên kỳ tích trên, dù mối quan hệ bạn bè giữa tôi và em tồn tại không được lâu.
Sự thật là gần phân nửa thời học sinh của bạn có sự xuất hiện của đứa ngồi cùng bàn, dù bạn muốn hay không. Ngồi cùng bàn với thằng con trai thì dễ rồi, nói chuyện riêng tùm lum từa lưa cả ngày, hợp tác quay bài, làm bạn thân chẳng khó. Nhưng con gái không như vậy. Những ngày đầu chung bàn với Linh, mọi thứ đối với tôi tẻ nhạt vô cùng. Giờ học nào em cũng tập trung nghe giảng, còn tôi chỉ khoái vẽ bậy vào sách giáo khoa. Đôi lúc tôi định mở mồm nói chuyện với em nhưng lại thôi. Cái món tôi thạo nhất là game, nhưng con gái mấy đứa thèm để ý? Vả lại thời ấy chẳng có nhiều game mà nói. Chuyện cuộc sống? Dĩ nhiên chuyện nhà tôi đủ sức viết thành tiểu thuyết, song chẳng đứa trẻ con nào thích nghe cái đó. Thế là còn mỗi chuyện bài vở để tôi có cớ nói chuyện với em. Nhưng tôi học tập làm văn dốt như bò, thành thử mào đầu câu chuyện cũng ngu chẳng kém. Đại loại thế này:
-Ê mày, làm bài chưa? Cho bố chép!
-Mày nói gì đấy? – Em trừng mắt
-Chị cho em chép bài, hí hí hí! – Tôi cười nham nhở.
Kiểu ăn nói gợi đòn của tôi khiến Linh bực bội khoảng nửa tháng. Sau nghe riết thành quen, em chỉ lườm nguýt rồi quẳng vở bài tập vào mặt tôi. Khốn nỗi mỗi lần như thế, trông em đáng yêu chết đi được! Đôi mắt em hơi xếch một chút về đuôi nên khi lườm, ánh mắt như lưỡi dao mỏng tang cứa vào trái tim tôi một ít. Thế là tôi nghĩ ra đủ mọi trò để trêu chọc Linh. Hết ăn nói gợi đòn lại kéo áo, giật tóc, vỗ đầu (nhẹ nhàng tình cảm thôi, chứ em mà khóc thì có trời mới dỗ nổi), vẽ bậy vào sách giáo khoa của em; tới khi nào em nổi đóa, tôi mới thôi. Nghe có vẻ bệnh bệnh, nhỉ? Nhưng bọn con trai lớp tôi ngày xưa đều thế, ngày nào cũng phải trêu chọc bọn con gái dăm lần mới chịu ngồi yên.
Ví dụ như thằng Choác, bạn chí cốt của tôi, chính là cái thằng “mày cứ nghe lời lãnh tụ”. “Choác” là biệt danh của nó, không phải tên thật. Thằng hẹo này có một sở thích quái đản: khoái trêu ngươi đứa con gái hung dữ nhất lớp. Con bé này tính tình đanh đá sẵn, lại nuôi một bộ móng tay sắc như dao, hễ cào hoặc cấu là có án mạng. Nhưng thằng Choác suốt ngày chọc điên con nhỏ, bị đuổi thì nó chạy như chạy giặc. Lắm hôm xui xẻo bị con bé tóm được, nó trở thành chuột bạch thử nghiệm độ sắc của móng tay. Hai tay thằng Choác ngày ấy đầy sẹo, lắm vết sâu tới độ sau chục năm vẫn nhìn thấy rành rành. Tôi hỏi cớ làm sao mà mày điên dữ vậy thì nó cười hềnh hệch:
-Giống như huấn luyện sư tử thôi! Mày đếch hiểu cảm giác sống chết thế nào đâu! Rồi mày xem, tao sẽ thuần hóa con này!
Thằng Choác chẳng bao giờ thực hiện được ý định thuần hóa nọ. Nhưng lạ là con bé kia sau một thời gian lại trở thành bạn của nó, dù hai đứa vẫn cào cấu nhau suốt ngày. Phải chăng danh ngôn “yêu nhau lắm, cắn nhau đau” có thật? Tôi liền áp dụng thực tiễn ngay. Thế rồi một ngày nọ, lúc nghỉ giữa giờ, tôi túm vai Linh, mặt chếch ngược và thốt ra lời lẽ đậm chất nam tính:
-Ê mày, đánh nhau không?
Em tròn mắt nhìn tôi. Khoảng không gian giữa hai đứa ngày càng phình to và đẩy Linh ra xa khỏi tôi. Cuối cùng em quay đi, thở một câu ngao ngán:
-Thằng điên…
Chiến dịch thất bại hoàn toàn. Thằng cu con tôi rút quân, lòng vừa đau vừa nhục. Tổ sư thằng Choác, mày chết với ông, dù mày không có lỗi!
Sang tháng thứ hai, mọi chuyện giữa tôi và Linh chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu. Em vẫn ngoan, tôi vẫn nghịch. Hai đứa chẳng nói chuyện với nhau mấy. Đến tầm giữa tháng, tất cả các môn chuẩn bị có bài kiểm tra một tiết. Đứa nào cũng quắn đít lên học, kể cả thằng lười như tôi. Thôi thì nhồi nhét đủ loại kiến thức, cày ngày cày đêm, điểm số của tôi cũng không tệ. Nhưng vấn đề xảy ra khi tôi không thể nhét nổi một chữ tiếng Anh nào vào đầu. Mỗi dòng, mỗi câu chữ đều ẩn hiện bản mặt đáng ghét của bà giáo viên bộ môn khiến tôi nuốt không trôi. He he, hẳn bạn đã biết tôi định làm gì. Phải, có đứa con gái học giỏi tiếng Anh ngồi kế bên, không nhờ nó thì nhờ ai? Trước hôm kiểm tra một ngày, trong giờ toán, tôi viết lên một mảnh giấy nhỏ rồi chuyển qua cho Linh. Tiết của giáo viên chủ nhiệm nên tôi không mở mồm nói được nên phải viết, sau này những mảnh giấy trở thành phương tiện liên lạc chính giữa hai đứa. Mảnh giấy ghi thế này:
“Mai kiểm tra tiếng anh cho tao quay nhá!”.
Em nhíu mày nhìn tờ giấy rồi đáp lại:
“Không, tự học đi.”.
Đ.M! – tôi lẩm bẩm chửi thầm rồi viết:
“Cho tao xem tí thôi! Điểm kém lắm rồi, bài này dưới 5 thì tao chết mất! Đi mà!”.
Linh chẳng thèm quan tâm tôi sống hay chết. Em điềm nhiên trả lời:
“Kệ mày. Tao không biết.”.
Tôi không nản chí, vẫn quyết tâm nài nỉ em cho bằng được:
“Đi mà! Mày giúp tao tiếng anh, rồi tao giúp mày toán!”.
Em đọc mảnh giấy, đôi môi hồng thoáng nụ cười nhạt, sau trả lời:
“Tao mà phải nhờ mày giúp á?”.
Mặc cho tôi nài nỉ mồi chài, em vẫn giữ nguyên quan điểm tự túc là hạnh phúc. Khốn khổ thân tôi! Tối hôm ấy, dù cố nhồi nhét nào chia động từ, nào thì quá khứ hiện tại lung tung phèng nhưng đầu tôi vẫn rỗng tuếch. Không biết bây giờ thế nào, chứ hồi ấy tiếng Anh phải làm tự luận. Sợ nhất là phần viết đổi câu chủ động sang bị động, tôi bị bà giáo bộ môn ghét sẵn nên hễ sai chính tả một chữ là bị trừ hết điểm câu đó. Khó khăn địch họa bốn bề, họa có phép lạ mới cứu nổi thằng mù ngoại ngữ như tôi. Sáng hôm sau, tôi đến lớp trong tâm trạng lo âu thấp thỏm. Thậm chí lúc kiểm tra toán, đầu tôi vẫn ong ong hàng đống cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Lo lắng mãi mà chẳng làm được bài, tôi buông xuôi. Kệ mẹ! Muốn ra sao thì ra! – Tôi lẩm bẩm.
Tôi làm được hết bài kiểm tra toán, kể cả câu cuối cùng vốn chỉ dành cho những đứa học giỏi. Tôi ghét bà chủ nhiệm nhưng lại tìm thấy chút niềm vui trong những con số nên học môn toán cũng khá. Làm xong, tôi ngó sang bài của Linh, thấy em đang lúng túng với bài hình học, giấy nháp chi chít chữ. Rốt cục Linh không giỏi đến mức thứ gì cũng nắm bắt được, tiếng Anh em giỏi thật, nhưng toán lại là lĩnh vực khác. Em bí, miệng cắn bút, gương mặt đỏ au. Tôi liền lấy bút chì viết lên mặt bàn:
“Khó à? Tao xem cho!”.
Tất nhiên phía sau lời đề nghị tốt bụng ấy là âm mưu đen tối của tôi. Linh biết rõ điều đó và nhất quyết không để tôi toại nguyện. Em cắm cúi làm bài, hì hục viết viết rồi lại suy nghĩ. Người ta bảo khi phụ nữ quyết tâm, họ sẽ làm được nhiều điều phi thường. Nhưng Linh vẫn chưa thành phụ nữ, em mới chỉ là cô gái chập chững tuổi dậy thì mà thôi. Trông em khổ sở đến tội, tôi bèn nổi máu anh hùng (nói toẹt ra là dại gái), ngó sang đề của em rồi giải. Đề bài hai đứa khác nhau kiểu chẵn lẻ nên tôi không đưa bài cho em xem được. Hí hoáy một lúc, tôi đẩy tờ giấy nháp cùng bài giải về phía Linh. Ban đầu em không để tâm, nhưng rồi cũng liếc qua. Tự dưng được một thằng giải bài hộ, lẽ nào em vẫn muốn kiên cường bám trụ? Lát sau, em giải được bài, mặt tươi rói, trái ngược hẳn sắc diện đỏ hồng như vừa nãy. Nhưng quả thực, tôi khoái gương mặt lúc bối rối của em hơn. Nghe bệnh bệnh, nhỉ?
Tựu chung số phận những thằng dại gái là gái không bao giờ cảm ơn những việc mà thằng đó làm cho cổ. Linh không cảm ơn tôi, cũng chẳng nói với tôi chút gì về bài kiểm tra toán dù tôi cố gợi chuyện. Em cứ lạnh lùng như thế cho tới khi giờ kiểm tra tiếng Anh bắt đầu. Vẫn kiểu đề chẵn lẻ, tôi chẳng thể nhìn bài em dù chỉ một chút. Hơn nữa bà giáo tiếng Anh rất hay lảng vảng khu vực cuối lớp. Đợi bả quay đi, tôi lại huých tay Linh kêu giúp đỡ nhưng em vẫn im lặng. Bực tức, tôi liền ghi vào tờ giấy nháp rồi đẩy ra trước mặt em:
“Bác Hồ bảo có tài mà không có đức là người vô dụng đấy! Giúp tao đi!”.
Có lẽ tôi viết quá hài hước nên Linh thoáng cười. Song em lại cắm cúi làm bài, bỏ mặc tôi ngụp lặn trong nỗi đau khổ mang tên ngoại ngữ. Khốn nạn đời thằng dại gái! – Tôi cắn bút than thở. Trong mắt tôi, những ấn tượng ban đầu về Linh bay biến hết, thay vào đó là một đứa con gái cơ hội và thủ đoạn. Thù này không trả được chỉ có nước sang Thái Lan cho bớt nhục! – Tôi nghiến răng ngẫm nghĩ.
Còn mười phút nữa sẽ hết giờ, tôi mới chỉ làm được một nửa, mà nửa này chắc chắc sai tùm lum, ăn trứng ngỗng là chuyện không quá xa vời. Bất chợt Linh đẩy tờ giấy nháp về phía tôi, mặt giấy kín chữ. Tôi nhận ra ngay đó là bài giải cho đề của mình. Thì ra trong lúc tôi đang nghĩ kế hoạch trả thù Linh thì em đã làm hộ. Tôi mừng húm, vội vàng chép lấy chép để. Vậy ra dại gái cũng được đền dáp dù rằng có hơi đau tim.
Bạn biết đấy, cái tuổi trẻ con hơi khó để thốt ra lời cảm ơn với bọn bằng vai phải lứa. Tôi rất muốn cảm ơn Linh, nhưng vì sự ngượng ngùng lại phát ngôn với em một cách rất chối tỉ:
-Mày làm đúng không đấy? Sao tao cứ thấy thế nào ấy nhỉ?
Linh tức giận:
-Không tin thì thôi! Lần sau đừng nhờ nữa!
Mấy tiết học tiếp theo, em chẳng thèm nói chuyện với tôi nữa. Chỉ là đùa cợt, việc gì phải bực dọc vậy chứ? Con gái thật khó hiểu! – Tôi than thở.
Khoảng một tuần sau, điểm số hai bài kiểm tra về cùng ngày. Nhờ Linh, bài tiếng Anh của tôi được điểm 6, còn em điểm 10 (dĩ nhiên, em giỏi mà!). Nhờ vậy, điểm trung bình môn của tôi vẫn ở mức an toàn. Tôi rất muốn ôm em mà cảm ơn. Thật! Không phải lợi dụng thể xác gì đâu, tôi chỉ muốn cảm ơn thật lòng. Song ý định ấy tiêu biến khi tôi nhận bài kiểm tra toán. Lảm nhảm chút nhé, nếu bạn giúp đứa ngồi bên, bạn muốn nó điểm cao hơn hay thấp hơn mình? Tất nhiên thấp hơn, bởi giúp đỡ tương đương với ban ơn, mà kẻ ban ơn phải ở vị trí cao hơn. Và đây, tôi – người ban ơn chỉ được điểm 7; còn Linh – người được ban ơn nhận điểm 10, số 10 tròn trĩnh và lấp lánh như đôi mắt em vậy. Trong cái điểm 10 ấy, tôi biếu em 5 điểm. Vì giúp em, tôi đã không soát bài mình kỹ càng và sai lầm ở câu đại số cơ bản. Nhìn bài tôi, Linh mỉm cười. Ý gì đây? – Tôi hằn học trong bụng.
-Giúp tao mấy bài hình học nhé? Tao kém phần đó lắm!
Tôi nở nụ cười méo xệch, lòng phân vân em đùa cợt hay nhờ vả thật. Con gái thường hàm ý, có lẽ em đang chế giễu tôi không chừng.
Thực tình là Linh chẳng chế giễu người khác bao giờ. Em hỏi bài tôi với sự nghiêm túc và lòng mong muốn học hỏi. Có ý nghĩa lắm chứ! Trong mắt bà giáo chủ nhiệm, tôi chỉ là đứa học hành kém cỏi. “Anh chỉ là đồ bỏ đi, học hành dốt nát, phí tiền bố mẹ!” – Bả thường nói tôi như vậy trước mặt cả lớp. Đôi lúc tôi nghĩ mình xứng đáng hai chữ “bỏ đi” thật. Nhưng Linh thì khác, em cho tôi cảm giác được tôn trọng – điều mà mọi thằng chọi con khao khát. Hơn nữa, sự tôn trọng đến từ con gái, thằng nào chả sướng? Đang viết những dòng hồi ức này mà tôi còn toét mồm cười nữa là… He he!
Sau đợt kiểm tra, hai đứa nói chuyện với nhau nhiều hơn. Mỗi lần trao đổi bài, tôi luôn kiếm cớ lái sang chuyện ngoài lề. Ban đầu Linh không thích lắm, nhưng rồi nghe tôi lải nhải mãi, em cũng vui vẻ đáp lại. Dần dà, tôi cũng biết sơ qua sở thích của em. Này nhé, em thích xem bóng đá. Thật! Với điều kiện là có đội tuyển Ý thi đấu. Con gái thời ấy khoái mấy anh vùng Địa Trung Hải lắm, nhất là anh Del Piero thì ẻm hâm mộ thôi rồi. Khi nào rảnh rảnh, em lại tìm mua poster mấy anh chàng Italy này. Con gái thời nào cũng giống nhau, chỉ khác ngày xưa không có kiểu hò hét náo loạn khi thấy trai đẹp như bây giờ. Hay ho hơn nữa là em cũng thích phim “Chúa tể chiếc nhẫn” giống tôi. Hai đứa đều công nhận phim hay, nhưng cách mỗi đứa đến với phim lại khác nhau hoàn toàn. Tôi coi phim vì đánh nhau hoành tráng, em coi vì có anh chàng diễn viên điển trai Orlando Bloom. Nhưng chẳng sao cả, mặc kệ mấy chàng đẹp mã, ít nhất hai đứa đã có chuyện để tán gẫu.
Chỉ từ vấn đề anh chàng Del Piero tới Chúa tể chiếc nhẫn, về sau chúng tôi lan man đủ chuyện. Nào học hành vất vả, nào những đứa bạn ưa mách lẻo, rồi con bé lớp phó học tập đáng ghét hay bà chủ nhiệm đổi màu áo õng ẹo, hai đứa kể cho nhau suốt. Nói chuyện lúc ra chơi chưa đủ, chúng tôi chơi trò bút đàm trong tiết môn phụ, nội dung tạp pí lù, lắm khi trời ơi đất hỡi kiểu như vầy:
“Hôm qua bà già tao nấu giả cầy.”.
“Thì sao?”.
“Thì nó ngon chứ làm sao!”.
“Điên quá, liên quan gì tới tao?”.
“Ờ thì mày là con gái, biết nấu cái đó không!”.
“Có thì sao, không thì sao?”.
“Tao thề là sau này lớn lên phải cưới được một con biết nấu giả cầy.”.
“Thế thì chắc chắn là tao không biết nấu ^^.”.
“Học nấu đi!”.
“Để làm gì?”.
“Sau tao cưới mày! ^^”.
“Lần sau đừng mượn vở chép bài nữa nhé!”.
“Cái %^#$@”. (Chỗ này ngôn ngữ bậy bạ, tôi không viết ra).
“A, lại chửi bậy nữa! Mai kiểm tra tiếng Anh 15 phút, mặc xác mày!”.
“Úi, chị ơi, em xin lỗi!”.
Đó! Toàn chuyện dở dở ương ương như thế kéo dài suốt học kỳ II. Cũng chẳng biết từ lúc nào, tôi trở thành bạn của em. Tất nhiên quan hệ ấy chỉ ở mức ngồi cùng bàn chạm mặt nhau thôi, chứ tôi chẳng thể so sánh với đám con gái bạn thân của em được. Và em cũng không thể hiểu tôi bằng thằng Choác “lãnh tụ” kia. Chúng tôi không bao giờ kể cho nhau nghe về chuyện gia đình. Có hôm em đến lớp với cặp mắt đỏ hoe, tôi hỏi thăm:
“Sao thế mày?”.
“Mẹ mắng.”.
“Vì sao?”.
“Không có gì.”.
Rõ ràng em không thích bày tỏ chuyện riêng tư cho thằng bạn cùng bàn. Dù sao giữa chúng tôi vẫn tồn tại khoảng cách, bảo gần cũng chẳng gần, bảo xa cũng chưa chắc xa.
Nhưng có một chủ đề mà hai đứa không bao giờ chán là âm nhạc. Hồi ấy cáp truyền hình bắt đầu phổ biến và đầu kỹ thuật số đầy rẫy, bọn trẻ con tha hồ coi kênh hoạt hình (Cartoon Network) với kênh ca nhạc (MTV). Hồi ấy tôi chẳng biết nhiều về âm nhạc lắm, chỉ thấy cái gì hợp tai thì nghe. Mà Linh lại chẳng nghe những thứ tôi biết, em toàn đề cập tới những thứ lạ hoắc, tỉ dụ như:
-Mày nghe rock bao giờ chưa? – Em hỏi.
-Mấy thằng cha tóc dài gào thét ầm ĩ trên sân khấu hả? – Tôi trả lời.
-Không hẳn thế. Mày nghe Bon Jovi bao giờ chưa?
Tôi cười:
-Không biết. Chắc lại mấy thằng đẹp trai hả?
-Bình thường, nghe thử không? Hay lắm!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy. Một thằng trẻ con lớp 6 cố nhiên không thích thứ nhạc nhẽo ầm ĩ này. Linh hỏi tiếp:
-Mày sinh nhật tháng mấy?
-Tháng… mày hỏi làm gì? – Tôi ngạc nhiên.
-Không có gì. – Em cười – Mày có tổ chức sinh nhật chứ?
-Không. Tao chẳng bao giờ tổ chức, cũng chưa bao giờ được tặng quà. Hay mày tặng tao cái gì đi?
-Với một điều kiện! – Em giơ ngón tay.
-Là gì?
-Phải ngoan và nghe lời chị, rõ chưa? – Em cười lớn.
-Con ranh này thích chết à?
Tôi chẳng ngoan hay nghe lời Linh chút nào. Dù em đã cố gắng chỉ tôi cách học tiếng Anh, nhưng tựu chung vẫn thất bại. Sau cùng em phải thừa nhận chừng nào bà giáo bộ môn còn ở đây, tôi còn ngu ngoại ngữ dài dài.
Mùa xuân qua đi, mùa hè ập đến với cái nắng gay gắt cùng những bài kiểm tra cuối kỳ. Tôi và Linh ngừng việc bút đàm trong giờ, thay vào đó là tập trung thi cử. Dù đã rất cố gắng để lấy cái bằng khen học sinh giỏi nhưng vì điểm trung bình tiếng Anh quá tệ lậu, tôi chỉ lóp ngóp ở vị trí học sinh tiên tiến. Khốn nạn thay, ngày họp phụ huynh cũng trùng với ngày sinh nhật của tôi. Suốt thời cấp hai, tôi không bao giờ được hưởng một bữa sinh nhật vui vẻ. Lần này không có cái tát nào, nhưng hàng mớ thở dài ngao ngán từ bố mẹ là bánh sinh nhật, những lời mắng mỏ là thêm vài cây nến. Để tăng thêm phần bi kịch, hai cụ sắp xếp tôi vào lớp học hè. Không chơi bời gì hết, học và học. Sinh nhật hoàn hảo! – Tôi vỗ tay. Còn Linh, dĩ nhiên, em vẫn là học sinh giỏi. Nhưng em chẳng coi mấy cái bằng khen là chuyện gì lớn lắm.
“Được học sinh giỏi, sướng ghê!”.
“Quan trọng gì chứ? Ngày trước tao học sinh trung bình, bố mẹ có nói gì đâu!”.
“Thật á? Mày học sinh trung bình á?”.
“Cần tao cho xem học bạ hồi cấp 1 không? ^^”.
Tới ngày bế giảng, cái mặt tôi dài thườn thượt khi nghĩ đến mùa hè đau khổ phía trước. Kể cả thằng Choác bày trò ra sao chăng nữa, cái mặt tôi cũng chẳng vui lên nổi. Sau lễ bế giảng, tôi uể oải trở về nhà. Đúng lúc ấy, Linh xuất hiện trước mặt tôi rồi chìa ra một cái hộp nhỏ. Tôi hỏi:
-Gì thế?
-Chúc mừng sinh nhật! – Em cười tươi.
-Hả? Cái đếch gì thế?
-Thì mở ra đi!
Tôi làm theo lời em. Trong hộp là hai mươi chiếc đĩa, toàn nhạc rock! Và không thể thiếu cái tên Bon Jovi mà em từng giới thiệu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, có người tặng tôi quà, mà lại là con gái! Chuyện này đáng ghi vào lịch sử nước nhà lắm!
-Nghe hết đi nhé! Quý lắm mới tặng đấy! – Linh cười.
Em rời đi, đôi chân lướt nhanh trên sân trường đầy nắng và xao xác hoa phượng đỏ. Tôi đờ đẫn một lúc, mãi mới gọi với theo:
-Khoan đã! Sinh nhật mày là bao nhiêu?
-Để sau hè đi! – Em cười.
Vậy là thằng chọi con đã được một cô gái tặng quà. Ban đầu, tôi thấy nó chẳng có gì thú vị. Nhưng dần dà, món quà của Linh dần ngấm vào người tôi, để rồi dẫn đến sự tình đáng nhớ năm lớp bảy. Nhưng mà để sau hẵng kể, he he!
Sự thật là gần phân nửa thời học sinh của bạn có sự xuất hiện của đứa ngồi cùng bàn, dù bạn muốn hay không. Ngồi cùng bàn với thằng con trai thì dễ rồi, nói chuyện riêng tùm lum từa lưa cả ngày, hợp tác quay bài, làm bạn thân chẳng khó. Nhưng con gái không như vậy. Những ngày đầu chung bàn với Linh, mọi thứ đối với tôi tẻ nhạt vô cùng. Giờ học nào em cũng tập trung nghe giảng, còn tôi chỉ khoái vẽ bậy vào sách giáo khoa. Đôi lúc tôi định mở mồm nói chuyện với em nhưng lại thôi. Cái món tôi thạo nhất là game, nhưng con gái mấy đứa thèm để ý? Vả lại thời ấy chẳng có nhiều game mà nói. Chuyện cuộc sống? Dĩ nhiên chuyện nhà tôi đủ sức viết thành tiểu thuyết, song chẳng đứa trẻ con nào thích nghe cái đó. Thế là còn mỗi chuyện bài vở để tôi có cớ nói chuyện với em. Nhưng tôi học tập làm văn dốt như bò, thành thử mào đầu câu chuyện cũng ngu chẳng kém. Đại loại thế này:
-Ê mày, làm bài chưa? Cho bố chép!
-Mày nói gì đấy? – Em trừng mắt
-Chị cho em chép bài, hí hí hí! – Tôi cười nham nhở.
Kiểu ăn nói gợi đòn của tôi khiến Linh bực bội khoảng nửa tháng. Sau nghe riết thành quen, em chỉ lườm nguýt rồi quẳng vở bài tập vào mặt tôi. Khốn nỗi mỗi lần như thế, trông em đáng yêu chết đi được! Đôi mắt em hơi xếch một chút về đuôi nên khi lườm, ánh mắt như lưỡi dao mỏng tang cứa vào trái tim tôi một ít. Thế là tôi nghĩ ra đủ mọi trò để trêu chọc Linh. Hết ăn nói gợi đòn lại kéo áo, giật tóc, vỗ đầu (nhẹ nhàng tình cảm thôi, chứ em mà khóc thì có trời mới dỗ nổi), vẽ bậy vào sách giáo khoa của em; tới khi nào em nổi đóa, tôi mới thôi. Nghe có vẻ bệnh bệnh, nhỉ? Nhưng bọn con trai lớp tôi ngày xưa đều thế, ngày nào cũng phải trêu chọc bọn con gái dăm lần mới chịu ngồi yên.
Ví dụ như thằng Choác, bạn chí cốt của tôi, chính là cái thằng “mày cứ nghe lời lãnh tụ”. “Choác” là biệt danh của nó, không phải tên thật. Thằng hẹo này có một sở thích quái đản: khoái trêu ngươi đứa con gái hung dữ nhất lớp. Con bé này tính tình đanh đá sẵn, lại nuôi một bộ móng tay sắc như dao, hễ cào hoặc cấu là có án mạng. Nhưng thằng Choác suốt ngày chọc điên con nhỏ, bị đuổi thì nó chạy như chạy giặc. Lắm hôm xui xẻo bị con bé tóm được, nó trở thành chuột bạch thử nghiệm độ sắc của móng tay. Hai tay thằng Choác ngày ấy đầy sẹo, lắm vết sâu tới độ sau chục năm vẫn nhìn thấy rành rành. Tôi hỏi cớ làm sao mà mày điên dữ vậy thì nó cười hềnh hệch:
-Giống như huấn luyện sư tử thôi! Mày đếch hiểu cảm giác sống chết thế nào đâu! Rồi mày xem, tao sẽ thuần hóa con này!
Thằng Choác chẳng bao giờ thực hiện được ý định thuần hóa nọ. Nhưng lạ là con bé kia sau một thời gian lại trở thành bạn của nó, dù hai đứa vẫn cào cấu nhau suốt ngày. Phải chăng danh ngôn “yêu nhau lắm, cắn nhau đau” có thật? Tôi liền áp dụng thực tiễn ngay. Thế rồi một ngày nọ, lúc nghỉ giữa giờ, tôi túm vai Linh, mặt chếch ngược và thốt ra lời lẽ đậm chất nam tính:
-Ê mày, đánh nhau không?
Em tròn mắt nhìn tôi. Khoảng không gian giữa hai đứa ngày càng phình to và đẩy Linh ra xa khỏi tôi. Cuối cùng em quay đi, thở một câu ngao ngán:
-Thằng điên…
Chiến dịch thất bại hoàn toàn. Thằng cu con tôi rút quân, lòng vừa đau vừa nhục. Tổ sư thằng Choác, mày chết với ông, dù mày không có lỗi!
Sang tháng thứ hai, mọi chuyện giữa tôi và Linh chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu. Em vẫn ngoan, tôi vẫn nghịch. Hai đứa chẳng nói chuyện với nhau mấy. Đến tầm giữa tháng, tất cả các môn chuẩn bị có bài kiểm tra một tiết. Đứa nào cũng quắn đít lên học, kể cả thằng lười như tôi. Thôi thì nhồi nhét đủ loại kiến thức, cày ngày cày đêm, điểm số của tôi cũng không tệ. Nhưng vấn đề xảy ra khi tôi không thể nhét nổi một chữ tiếng Anh nào vào đầu. Mỗi dòng, mỗi câu chữ đều ẩn hiện bản mặt đáng ghét của bà giáo viên bộ môn khiến tôi nuốt không trôi. He he, hẳn bạn đã biết tôi định làm gì. Phải, có đứa con gái học giỏi tiếng Anh ngồi kế bên, không nhờ nó thì nhờ ai? Trước hôm kiểm tra một ngày, trong giờ toán, tôi viết lên một mảnh giấy nhỏ rồi chuyển qua cho Linh. Tiết của giáo viên chủ nhiệm nên tôi không mở mồm nói được nên phải viết, sau này những mảnh giấy trở thành phương tiện liên lạc chính giữa hai đứa. Mảnh giấy ghi thế này:
“Mai kiểm tra tiếng anh cho tao quay nhá!”.
Em nhíu mày nhìn tờ giấy rồi đáp lại:
“Không, tự học đi.”.
Đ.M! – tôi lẩm bẩm chửi thầm rồi viết:
“Cho tao xem tí thôi! Điểm kém lắm rồi, bài này dưới 5 thì tao chết mất! Đi mà!”.
Linh chẳng thèm quan tâm tôi sống hay chết. Em điềm nhiên trả lời:
“Kệ mày. Tao không biết.”.
Tôi không nản chí, vẫn quyết tâm nài nỉ em cho bằng được:
“Đi mà! Mày giúp tao tiếng anh, rồi tao giúp mày toán!”.
Em đọc mảnh giấy, đôi môi hồng thoáng nụ cười nhạt, sau trả lời:
“Tao mà phải nhờ mày giúp á?”.
Mặc cho tôi nài nỉ mồi chài, em vẫn giữ nguyên quan điểm tự túc là hạnh phúc. Khốn khổ thân tôi! Tối hôm ấy, dù cố nhồi nhét nào chia động từ, nào thì quá khứ hiện tại lung tung phèng nhưng đầu tôi vẫn rỗng tuếch. Không biết bây giờ thế nào, chứ hồi ấy tiếng Anh phải làm tự luận. Sợ nhất là phần viết đổi câu chủ động sang bị động, tôi bị bà giáo bộ môn ghét sẵn nên hễ sai chính tả một chữ là bị trừ hết điểm câu đó. Khó khăn địch họa bốn bề, họa có phép lạ mới cứu nổi thằng mù ngoại ngữ như tôi. Sáng hôm sau, tôi đến lớp trong tâm trạng lo âu thấp thỏm. Thậm chí lúc kiểm tra toán, đầu tôi vẫn ong ong hàng đống cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Lo lắng mãi mà chẳng làm được bài, tôi buông xuôi. Kệ mẹ! Muốn ra sao thì ra! – Tôi lẩm bẩm.
Tôi làm được hết bài kiểm tra toán, kể cả câu cuối cùng vốn chỉ dành cho những đứa học giỏi. Tôi ghét bà chủ nhiệm nhưng lại tìm thấy chút niềm vui trong những con số nên học môn toán cũng khá. Làm xong, tôi ngó sang bài của Linh, thấy em đang lúng túng với bài hình học, giấy nháp chi chít chữ. Rốt cục Linh không giỏi đến mức thứ gì cũng nắm bắt được, tiếng Anh em giỏi thật, nhưng toán lại là lĩnh vực khác. Em bí, miệng cắn bút, gương mặt đỏ au. Tôi liền lấy bút chì viết lên mặt bàn:
“Khó à? Tao xem cho!”.
Tất nhiên phía sau lời đề nghị tốt bụng ấy là âm mưu đen tối của tôi. Linh biết rõ điều đó và nhất quyết không để tôi toại nguyện. Em cắm cúi làm bài, hì hục viết viết rồi lại suy nghĩ. Người ta bảo khi phụ nữ quyết tâm, họ sẽ làm được nhiều điều phi thường. Nhưng Linh vẫn chưa thành phụ nữ, em mới chỉ là cô gái chập chững tuổi dậy thì mà thôi. Trông em khổ sở đến tội, tôi bèn nổi máu anh hùng (nói toẹt ra là dại gái), ngó sang đề của em rồi giải. Đề bài hai đứa khác nhau kiểu chẵn lẻ nên tôi không đưa bài cho em xem được. Hí hoáy một lúc, tôi đẩy tờ giấy nháp cùng bài giải về phía Linh. Ban đầu em không để tâm, nhưng rồi cũng liếc qua. Tự dưng được một thằng giải bài hộ, lẽ nào em vẫn muốn kiên cường bám trụ? Lát sau, em giải được bài, mặt tươi rói, trái ngược hẳn sắc diện đỏ hồng như vừa nãy. Nhưng quả thực, tôi khoái gương mặt lúc bối rối của em hơn. Nghe bệnh bệnh, nhỉ?
Tựu chung số phận những thằng dại gái là gái không bao giờ cảm ơn những việc mà thằng đó làm cho cổ. Linh không cảm ơn tôi, cũng chẳng nói với tôi chút gì về bài kiểm tra toán dù tôi cố gợi chuyện. Em cứ lạnh lùng như thế cho tới khi giờ kiểm tra tiếng Anh bắt đầu. Vẫn kiểu đề chẵn lẻ, tôi chẳng thể nhìn bài em dù chỉ một chút. Hơn nữa bà giáo tiếng Anh rất hay lảng vảng khu vực cuối lớp. Đợi bả quay đi, tôi lại huých tay Linh kêu giúp đỡ nhưng em vẫn im lặng. Bực tức, tôi liền ghi vào tờ giấy nháp rồi đẩy ra trước mặt em:
“Bác Hồ bảo có tài mà không có đức là người vô dụng đấy! Giúp tao đi!”.
Có lẽ tôi viết quá hài hước nên Linh thoáng cười. Song em lại cắm cúi làm bài, bỏ mặc tôi ngụp lặn trong nỗi đau khổ mang tên ngoại ngữ. Khốn nạn đời thằng dại gái! – Tôi cắn bút than thở. Trong mắt tôi, những ấn tượng ban đầu về Linh bay biến hết, thay vào đó là một đứa con gái cơ hội và thủ đoạn. Thù này không trả được chỉ có nước sang Thái Lan cho bớt nhục! – Tôi nghiến răng ngẫm nghĩ.
Còn mười phút nữa sẽ hết giờ, tôi mới chỉ làm được một nửa, mà nửa này chắc chắc sai tùm lum, ăn trứng ngỗng là chuyện không quá xa vời. Bất chợt Linh đẩy tờ giấy nháp về phía tôi, mặt giấy kín chữ. Tôi nhận ra ngay đó là bài giải cho đề của mình. Thì ra trong lúc tôi đang nghĩ kế hoạch trả thù Linh thì em đã làm hộ. Tôi mừng húm, vội vàng chép lấy chép để. Vậy ra dại gái cũng được đền dáp dù rằng có hơi đau tim.
Bạn biết đấy, cái tuổi trẻ con hơi khó để thốt ra lời cảm ơn với bọn bằng vai phải lứa. Tôi rất muốn cảm ơn Linh, nhưng vì sự ngượng ngùng lại phát ngôn với em một cách rất chối tỉ:
-Mày làm đúng không đấy? Sao tao cứ thấy thế nào ấy nhỉ?
Linh tức giận:
-Không tin thì thôi! Lần sau đừng nhờ nữa!
Mấy tiết học tiếp theo, em chẳng thèm nói chuyện với tôi nữa. Chỉ là đùa cợt, việc gì phải bực dọc vậy chứ? Con gái thật khó hiểu! – Tôi than thở.
Khoảng một tuần sau, điểm số hai bài kiểm tra về cùng ngày. Nhờ Linh, bài tiếng Anh của tôi được điểm 6, còn em điểm 10 (dĩ nhiên, em giỏi mà!). Nhờ vậy, điểm trung bình môn của tôi vẫn ở mức an toàn. Tôi rất muốn ôm em mà cảm ơn. Thật! Không phải lợi dụng thể xác gì đâu, tôi chỉ muốn cảm ơn thật lòng. Song ý định ấy tiêu biến khi tôi nhận bài kiểm tra toán. Lảm nhảm chút nhé, nếu bạn giúp đứa ngồi bên, bạn muốn nó điểm cao hơn hay thấp hơn mình? Tất nhiên thấp hơn, bởi giúp đỡ tương đương với ban ơn, mà kẻ ban ơn phải ở vị trí cao hơn. Và đây, tôi – người ban ơn chỉ được điểm 7; còn Linh – người được ban ơn nhận điểm 10, số 10 tròn trĩnh và lấp lánh như đôi mắt em vậy. Trong cái điểm 10 ấy, tôi biếu em 5 điểm. Vì giúp em, tôi đã không soát bài mình kỹ càng và sai lầm ở câu đại số cơ bản. Nhìn bài tôi, Linh mỉm cười. Ý gì đây? – Tôi hằn học trong bụng.
-Giúp tao mấy bài hình học nhé? Tao kém phần đó lắm!
Tôi nở nụ cười méo xệch, lòng phân vân em đùa cợt hay nhờ vả thật. Con gái thường hàm ý, có lẽ em đang chế giễu tôi không chừng.
Thực tình là Linh chẳng chế giễu người khác bao giờ. Em hỏi bài tôi với sự nghiêm túc và lòng mong muốn học hỏi. Có ý nghĩa lắm chứ! Trong mắt bà giáo chủ nhiệm, tôi chỉ là đứa học hành kém cỏi. “Anh chỉ là đồ bỏ đi, học hành dốt nát, phí tiền bố mẹ!” – Bả thường nói tôi như vậy trước mặt cả lớp. Đôi lúc tôi nghĩ mình xứng đáng hai chữ “bỏ đi” thật. Nhưng Linh thì khác, em cho tôi cảm giác được tôn trọng – điều mà mọi thằng chọi con khao khát. Hơn nữa, sự tôn trọng đến từ con gái, thằng nào chả sướng? Đang viết những dòng hồi ức này mà tôi còn toét mồm cười nữa là… He he!
Sau đợt kiểm tra, hai đứa nói chuyện với nhau nhiều hơn. Mỗi lần trao đổi bài, tôi luôn kiếm cớ lái sang chuyện ngoài lề. Ban đầu Linh không thích lắm, nhưng rồi nghe tôi lải nhải mãi, em cũng vui vẻ đáp lại. Dần dà, tôi cũng biết sơ qua sở thích của em. Này nhé, em thích xem bóng đá. Thật! Với điều kiện là có đội tuyển Ý thi đấu. Con gái thời ấy khoái mấy anh vùng Địa Trung Hải lắm, nhất là anh Del Piero thì ẻm hâm mộ thôi rồi. Khi nào rảnh rảnh, em lại tìm mua poster mấy anh chàng Italy này. Con gái thời nào cũng giống nhau, chỉ khác ngày xưa không có kiểu hò hét náo loạn khi thấy trai đẹp như bây giờ. Hay ho hơn nữa là em cũng thích phim “Chúa tể chiếc nhẫn” giống tôi. Hai đứa đều công nhận phim hay, nhưng cách mỗi đứa đến với phim lại khác nhau hoàn toàn. Tôi coi phim vì đánh nhau hoành tráng, em coi vì có anh chàng diễn viên điển trai Orlando Bloom. Nhưng chẳng sao cả, mặc kệ mấy chàng đẹp mã, ít nhất hai đứa đã có chuyện để tán gẫu.
Chỉ từ vấn đề anh chàng Del Piero tới Chúa tể chiếc nhẫn, về sau chúng tôi lan man đủ chuyện. Nào học hành vất vả, nào những đứa bạn ưa mách lẻo, rồi con bé lớp phó học tập đáng ghét hay bà chủ nhiệm đổi màu áo õng ẹo, hai đứa kể cho nhau suốt. Nói chuyện lúc ra chơi chưa đủ, chúng tôi chơi trò bút đàm trong tiết môn phụ, nội dung tạp pí lù, lắm khi trời ơi đất hỡi kiểu như vầy:
“Hôm qua bà già tao nấu giả cầy.”.
“Thì sao?”.
“Thì nó ngon chứ làm sao!”.
“Điên quá, liên quan gì tới tao?”.
“Ờ thì mày là con gái, biết nấu cái đó không!”.
“Có thì sao, không thì sao?”.
“Tao thề là sau này lớn lên phải cưới được một con biết nấu giả cầy.”.
“Thế thì chắc chắn là tao không biết nấu ^^.”.
“Học nấu đi!”.
“Để làm gì?”.
“Sau tao cưới mày! ^^”.
“Lần sau đừng mượn vở chép bài nữa nhé!”.
“Cái %^#$@”. (Chỗ này ngôn ngữ bậy bạ, tôi không viết ra).
“A, lại chửi bậy nữa! Mai kiểm tra tiếng Anh 15 phút, mặc xác mày!”.
“Úi, chị ơi, em xin lỗi!”.
Đó! Toàn chuyện dở dở ương ương như thế kéo dài suốt học kỳ II. Cũng chẳng biết từ lúc nào, tôi trở thành bạn của em. Tất nhiên quan hệ ấy chỉ ở mức ngồi cùng bàn chạm mặt nhau thôi, chứ tôi chẳng thể so sánh với đám con gái bạn thân của em được. Và em cũng không thể hiểu tôi bằng thằng Choác “lãnh tụ” kia. Chúng tôi không bao giờ kể cho nhau nghe về chuyện gia đình. Có hôm em đến lớp với cặp mắt đỏ hoe, tôi hỏi thăm:
“Sao thế mày?”.
“Mẹ mắng.”.
“Vì sao?”.
“Không có gì.”.
Rõ ràng em không thích bày tỏ chuyện riêng tư cho thằng bạn cùng bàn. Dù sao giữa chúng tôi vẫn tồn tại khoảng cách, bảo gần cũng chẳng gần, bảo xa cũng chưa chắc xa.
Nhưng có một chủ đề mà hai đứa không bao giờ chán là âm nhạc. Hồi ấy cáp truyền hình bắt đầu phổ biến và đầu kỹ thuật số đầy rẫy, bọn trẻ con tha hồ coi kênh hoạt hình (Cartoon Network) với kênh ca nhạc (MTV). Hồi ấy tôi chẳng biết nhiều về âm nhạc lắm, chỉ thấy cái gì hợp tai thì nghe. Mà Linh lại chẳng nghe những thứ tôi biết, em toàn đề cập tới những thứ lạ hoắc, tỉ dụ như:
-Mày nghe rock bao giờ chưa? – Em hỏi.
-Mấy thằng cha tóc dài gào thét ầm ĩ trên sân khấu hả? – Tôi trả lời.
-Không hẳn thế. Mày nghe Bon Jovi bao giờ chưa?
Tôi cười:
-Không biết. Chắc lại mấy thằng đẹp trai hả?
-Bình thường, nghe thử không? Hay lắm!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy. Một thằng trẻ con lớp 6 cố nhiên không thích thứ nhạc nhẽo ầm ĩ này. Linh hỏi tiếp:
-Mày sinh nhật tháng mấy?
-Tháng… mày hỏi làm gì? – Tôi ngạc nhiên.
-Không có gì. – Em cười – Mày có tổ chức sinh nhật chứ?
-Không. Tao chẳng bao giờ tổ chức, cũng chưa bao giờ được tặng quà. Hay mày tặng tao cái gì đi?
-Với một điều kiện! – Em giơ ngón tay.
-Là gì?
-Phải ngoan và nghe lời chị, rõ chưa? – Em cười lớn.
-Con ranh này thích chết à?
Tôi chẳng ngoan hay nghe lời Linh chút nào. Dù em đã cố gắng chỉ tôi cách học tiếng Anh, nhưng tựu chung vẫn thất bại. Sau cùng em phải thừa nhận chừng nào bà giáo bộ môn còn ở đây, tôi còn ngu ngoại ngữ dài dài.
Mùa xuân qua đi, mùa hè ập đến với cái nắng gay gắt cùng những bài kiểm tra cuối kỳ. Tôi và Linh ngừng việc bút đàm trong giờ, thay vào đó là tập trung thi cử. Dù đã rất cố gắng để lấy cái bằng khen học sinh giỏi nhưng vì điểm trung bình tiếng Anh quá tệ lậu, tôi chỉ lóp ngóp ở vị trí học sinh tiên tiến. Khốn nạn thay, ngày họp phụ huynh cũng trùng với ngày sinh nhật của tôi. Suốt thời cấp hai, tôi không bao giờ được hưởng một bữa sinh nhật vui vẻ. Lần này không có cái tát nào, nhưng hàng mớ thở dài ngao ngán từ bố mẹ là bánh sinh nhật, những lời mắng mỏ là thêm vài cây nến. Để tăng thêm phần bi kịch, hai cụ sắp xếp tôi vào lớp học hè. Không chơi bời gì hết, học và học. Sinh nhật hoàn hảo! – Tôi vỗ tay. Còn Linh, dĩ nhiên, em vẫn là học sinh giỏi. Nhưng em chẳng coi mấy cái bằng khen là chuyện gì lớn lắm.
“Được học sinh giỏi, sướng ghê!”.
“Quan trọng gì chứ? Ngày trước tao học sinh trung bình, bố mẹ có nói gì đâu!”.
“Thật á? Mày học sinh trung bình á?”.
“Cần tao cho xem học bạ hồi cấp 1 không? ^^”.
Tới ngày bế giảng, cái mặt tôi dài thườn thượt khi nghĩ đến mùa hè đau khổ phía trước. Kể cả thằng Choác bày trò ra sao chăng nữa, cái mặt tôi cũng chẳng vui lên nổi. Sau lễ bế giảng, tôi uể oải trở về nhà. Đúng lúc ấy, Linh xuất hiện trước mặt tôi rồi chìa ra một cái hộp nhỏ. Tôi hỏi:
-Gì thế?
-Chúc mừng sinh nhật! – Em cười tươi.
-Hả? Cái đếch gì thế?
-Thì mở ra đi!
Tôi làm theo lời em. Trong hộp là hai mươi chiếc đĩa, toàn nhạc rock! Và không thể thiếu cái tên Bon Jovi mà em từng giới thiệu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, có người tặng tôi quà, mà lại là con gái! Chuyện này đáng ghi vào lịch sử nước nhà lắm!
-Nghe hết đi nhé! Quý lắm mới tặng đấy! – Linh cười.
Em rời đi, đôi chân lướt nhanh trên sân trường đầy nắng và xao xác hoa phượng đỏ. Tôi đờ đẫn một lúc, mãi mới gọi với theo:
-Khoan đã! Sinh nhật mày là bao nhiêu?
-Để sau hè đi! – Em cười.
Vậy là thằng chọi con đã được một cô gái tặng quà. Ban đầu, tôi thấy nó chẳng có gì thú vị. Nhưng dần dà, món quà của Linh dần ngấm vào người tôi, để rồi dẫn đến sự tình đáng nhớ năm lớp bảy. Nhưng mà để sau hẵng kể, he he!
/28
|