Nhớ lại thời cấp hai, hình ảnh Hoa Ngọc Linh cứ dần dần xâm chiếm tâm trí tôi và rồi tôi thích em từ lúc nào chẳng hay. Nhưng chỉ một chuyến đi nhờ xe, một cái kẹo mút, cô bé Châu đã chễm chệ ở một góc lớn trong trái tim tôi. Tin tôi đi, cô bé ấy là kiểu con gái mà ngày nay, bạn chỉ có thể bắt gặp ở… trường mẫu giáo. Tôi nhớ mọi thứ về Châu: tên đầy đủ là Phạm Bảo Châu nhưng toàn bị gọi là “Trâu”, vóc dáng nhỏ nhắn, tóc đen mượt thi thoảng bị rối, đôi môi tươi tắn có thể nhả chữ với tốc độ súng bắn, đôi má lúm đồng tiền sẽ đỏ bừng vì bất cứ lý do gì và cuối cùng, em sở hữu một đôi mắt biết cười. Nhìn Châu, bất cứ thằng chán đời nào cũng phải tươi tỉnh, không ít thì nhiều. Sau này, tôi cố gắng tìm một cô gái giống em nhưng vô ích. Thật!
Sự ấn tượng ấy đã thúc đẩy tôi tiến đến làm quen với Châu. Song hay ho ở chỗ chính cô bé là người lên tiếng trước chứ không phải tôi. Sau hôm đi nhờ xe, vào buổi sáng, trong lúc hì hụi chép bài tập, bỗng một cánh tay vỗ xuống bàn khiến tôi giật mình. Tôi ngó lên và nhận ra Châu ở ngay trước mặt; em ngậm cây kẹo mút, nở nụ cười tươi rói:
-“Trào”!
Tôi gật gật:
-Ờ… ờ! Chào cô! Mới sáng ra sao đã ăn kẹo rồi?
-Kệ tớ chứ? Ai nói sáng ra không được ăn kẹo?
-Ăn nhiều sún răng đó! – Tôi nói.
-Kệ tớ! Ngày đánh răng hai lần, không sợ! Mà sao lại chép bài thế? Tự làm đi chứ?
Châu giật phắt tập vở mà tôi đang chép, mắc công tôi phải đuổi theo. Em chạy nhanh khiếp, tôi chạy bở hơi tai mới bắt kịp em. Trong khi ai cũng ngáp ngắn ngáp dài, Châu lại bắt đầu ngày mới một cách đầy năng lượng như thế. Vô tư hay giả nai đây? – Tôi tự hỏi.
Người vô tư thường hay lo chuyện bao đồng, Châu là dạng người như thế. Thí dụ như một lần nọ, thằng Sĩ đến lớp với bộ mặt hằm hằm, khắp người tỏa ra luồng khí mang tên “cấm lại gần tao”. Tôi và thằng Cuốc nhảy tới hỏi thăm thì con hẹo này xù lông cánh:
-Chuyện riêng của tao, chúng mày biết làm đếch gì? Biến!
Tôi và thằng Cuốc chẳng hiểu mô tê, đành lẩm bẩm “kệ mẹ nó” và lỉnh ra chỗ khác. Suốt ngày hôm ấy, không đứa con gái nào dám bén mảng gần thằng Sĩ quá hai mét, kể cả lũ gà mái hằng ngày xun xoe quanh nó. Thề, những thằng bảnh và chảnh một khi bực bội là như con mèo cái đang đau đẻ. Sự việc càng tồi tệ hơn khi có vài thằng trêu chọc thằng Sĩ. Trong giờ ra chờ, bọn kia luôn mồm gọi nó:
-Đĩ làm sao thế Đĩ ơi? Cười lên cho bớt đĩ hơn nào!
Thằng Sĩ ban đầu không để ý, nhưng bị chọc mãi cũng phát điên. Nó quay lại chửi đổng:
-Đĩ cái Đun Củi Lửa nhà chúng mày! Bố lại chả vả vỡ mồm từng thằng bây giờ!
Hai bên lời qua tiếng lại, cuối cùng là cả lũ khoảng bốn năm đứa định xông vào hội đồng thằng Sĩ. Ông thần bảnh và chảnh này cũng chẳng vừa, tay chân vung loạn xạ (nó đấm đau kinh khủng), mồm gào to chẳng kém:
-Con mẹ giỏi thì lần lượt vào đây! Bố đập vỡ loa từng đứa! Vào đây coi!
Trông đám đánh nhau, tụi con gái chẳng đứa nào dám ngăn lại. Tôi và thằng Cuốc định chạy ra can, nhưng chưa cần hai đứa bọn tôi thì Châu đã đứng ở giữa đám. Em đẩy thằng Sĩ ra rồi quay ra nói với lũ kia:
-Mọi người bình tĩnh đi! Mà mấy người đánh một người không thấy hèn à?
Nghe Châu nói thế, mấy thằng nọ tự động rút lui. Thằng Sĩ cũng biến về chỗ, mặt hằm hằm, toàn thân bốc ra luồng khí mang tên “cấm đụng chạm”. Nhưng dường như chẳng hề cảm thấy luồng khí đáng sợ từ người thằng Sĩ, em vẫn đến bên nó và hỏi han:
-Hôm nay Sĩ làm sao thế, ốm à? (Châu không bao giờ gọi biệt danh, nhưng tôi để thế này cho tiện)
-Không. – Thằng Sĩ đáp cụt lủn.
Cái mặt thằng này sàu sạu như muốn bụp thằng nào đấy cho đỡ tức. Tâm lý tình cảm của thằng con trai tuổi mới lớn phức tạp hơn đàn bà khi yêu nhiều lắm. Nhưng Châu không có ý định khuyên nhủ hay tỏ ra đồng cảm với thằng Sĩ, cô bé chỉ chìa ra cây kẹo mút và nói:
-Kẹo không? Ăn kẹo rất tốt cho sức khỏe! Tớ đọc báo thấy người ta bảo ăn ba mươi cái kẹo trong một ngày sẽ không bị stress! Người ta bảo ăn kẹo sẽ yêu đời hơn thông minh hơn thoải mái hơn!
Em nói nhanh như đạn bắn, không cả ngắt nghỉ. Và khi thấy thằng Sĩ nhìn mình hồi lâu, cô bé đỏ bừng mặt:
-Tớ nói sai à?
Thằng Sĩ cười ngặt nghẽo rồi nhận lấy cây kẹo mút của Châu. Chẳng rõ công dụng của kẹo đúng như Châu nói hay không, nhưng kể từ đó, mặt thằng Sĩ dịu đi hẳn. Giờ ra chơi, cháu nó mới gọi hai thằng bạn để… tâm sự. Mà nào phải chuyện gì to tát? Hôm chủ nhật, nó xin mẹ đi bơi nhưng bà cụ không cho mà bắt ở nhà học. Bị ngăn cấm, nó cãi nhau với mẹ và dĩ nhiên, chẳng đứa con nào thắng được mẹ mình trừ phi bà mẹ coi nó là con vàng con bạc. Chuyện đơn giản là thế song thằng Sĩ hậm hực cả ngày. Nó bức xúc:
-Học hành cả tuần mệt mỏi rồi, giờ tao xin đi bơi cũng không được? Chúng mày thấy thế nào? Bố mẹ toàn tự cho mình là đúng, chẳng hiểu con cái gì hết!
Thực tình, thời gian nó đi chơi điện tử cũng bù đắp cái gọi là “học hành mệt mỏi”. Dù vậy, thằng Sĩ có lý lẽ riêng và tôi không bình luận nó đúng hay mẹ nó sai.
-Tại sao Châu lại hỏi thăm tao nhỉ? Hay… nó thích tao? – Thằng Sĩ chống cằm mơ màng.
Tôi không phản đối ý nghĩ này của thằng Sĩ. Nó bảnh, tụi con gái thích nó âu cũng thường tình. Nhưng thằng Cuốc phản đối ngay:
-Thích cái búa! Cái Châu lúc nào chả thế! Tưởng bở vừa thôi ông ạ!
-Đập Muỗi, có gì sai chớ? Mà sao mày phải sồn sồn lên?
-Đóng Muối, mày nói sai thì tao sửa, sao phải gân cổ lên?
Hai thằng tiếp tục màn cãi vã bất tận của chúng nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ thằng Cuốc nói đúng. Khi đối xử với bất cứ ai, Châu đều vô tư như thế.
Và bởi vì vô tư nên có lúc Châu lại vô ý. Một lần nọ, thằng Sĩ rủ được Châu đi ăn ốc luộc. Ngày ấy, ngoài cổng trường cấp ba không thiếu của ngon vật lạ, đi một tí là có ngay đồ ăn. Ngồi ăn gì không biết chứ ngồi ăn ốc luộc là cô bé “Trâu điên” cứ xả chuyện như súng xả đạn. Em nói nhanh, chuyển chủ đề cũng nhanh, như chong chóng xoay mòng mòng, thằng Sĩ và tôi còn bắt kịp chứ thằng Cuốc toàn lệch sóng. Sau một hồi lòng vòng, câu chuyện chuyển về chiếc xe đạp của thằng Cuốc và nó đã bắt được tín hiệu. Sau khi nghe cả bọn mô tả cả đống chuyện về cái xe hài hước đó, Châu bèn nói:
-Sao Cuốc không bảo mẹ mua xe mới?
-Bà cụ ki bo lắm! – Thằng Cuốc cười – Mọi bà già đều ki bo!
Tôi và thằng Sĩ cùng giơ ngón cái khen thằng này phán chuẩn. Châu liền “bắn” ngay:
-Thì xin bố! Mẹ không cho thì bố sẽ cho! Tớ toàn thế thôi, xin mẹ không được liền chạy sang xin bố, kiểu gì bố cũng cho!
Đang hào hứng, khóe miệng thằng Cuốc chợt chùng xuống rồi cố nhếch lên một nụ cười gượng gạo. Tôi và thằng Sĩ biết ngay có chuyện không ổn – dù chưa biết nó là cái gì. Nhưng Châu không hề nhận ra mà vẫn thao thao bất tuyệt – em cũng như bao cô gái khác, hễ dính vào ốc luộc là chẳng biết trời đất chi nữa:
-Về xin bố đi! Rình đầu tháng ấy, hôm ấy cơ quan mới phát lương! Nhá? Mua được rồi thì nhớ rửa xe, mời tớ ốc luộc!
Tôi rướn chân khẽ đá vào chân của Châu. Em ngạc nhiên, nhưng rồi cũng nhận ra sự tình. Thằng Sĩ nhanh mồm đổi chủ đề khác:
-Tuần sau ai đi bơi không?
Chúng tôi vẫn nói chuyện, vẫn bàn bạc thi cử và cả kế hoạch bơi của thằng Sĩ (con bà nó giữa tháng 2 đòi đi bơi!), nhưng không khí kém vui hẳn vì Châu không nói gì nữa. Em im lặng, nghe bọn tôi đấu láo về chế độ chơi mới trong Võ Lâm Truyền Kỳ, thi thoảng nở nụ cười vì thằng Sĩ làm trò khỉ. Tới lúc nhờ đèo ra bến xe, em vẫn không nói thêm câu nào, đôi mắt cứ dán lên lưng thằng Sĩ. Trước lúc lên xe buýt, em vẫy tay chào tạm biệt ba thằng cùng một câu “về nhé” rất khẽ trong miệng. Đùa chứ mới có vài phút mà sao cô bé thay đổi nhanh thế?
Châu về rồi, tôi và thằng Sĩ mới hỏi chuyện thằng Cuốc; cả hai đều té ngửa khi thằng Cuốc nói bố nó đã mất từ lâu. Châu quá vô tư, thành ra em vô ý đụng chạm nỗi đau của thằng Cuốc, nhưng chính sự vô ý đó lại vạch mặt tôi và Sĩ là hai thằng vô tâm. Chơi với thằng Cuốc bốn tháng, đến nhà nó tam tứ thứ lần mà bọn tôi chỉ biết cắm mặt vào chơi điện tử, chẳng thèm hỏi han gia đình nó tròn méo ra sao.
-Không vấn đề gì đâu! – Thằng Cuốc cười với tôi – Ông cụ mất khi tôi còn bé quá, khoảng ba bốn tuổi, nên tôi chẳng ấn tượng về bố nhiều lắm.
Lời thằng Cuốc khiến hai đứa bọn tôi bớt tội lỗi phần nào. Dù vậy, đây là bài học cho tôi tự xem lại cách đối xử bạn bè của mình.
Nhưng Châu thì không như vậy. Chẳng biết em moi móc thông tin thế nào mà ngay ngày hôm sau đã rõ tình cảnh gia đình thằng Cuốc. Cuối giờ học, đợi cả lớp ra về hết, em gọi thằng Cuốc ở lại rồi đưa cho nó một lô một lốc kẹo mút:
-Cho tớ xin lỗi nhé! Tại tớ không biết! Hôm qua tớ lỡ miệng! Cuốc cho tớ xin lỗi nhé! Cuối tuần này tớ sẽ mời Cuốc ăn ốc luộc! Cho tớ xin lỗi!
Em vừa xin lỗi, vừa quệt nước mắt đang chảy ra từ khóe mắt, trong khi tay kia vẫn chìa đống kẹo mút về phía thằng Cuốc. Trông cảnh ấy, thằng Cuốc câm như hến, không thốt được từ nào. Tới khi tôi sút vào chân, nó mới lắp bắp được vài từ:
-Ờ ờ! Không có gì đâu mà! Tớ… tớ… ờ, thôi được rồi! Tớ nhận! Được rồi, thì ốc luộc!
Châu nhoẻn miệng cười với khuôn mặt đỏ lựng cùng những giọt nước mắt rớt trên gò má, hệt như một đứa trẻ khi được tha lỗi. Trên đường về nhà, tôi cứ suy nghĩ mãi về biểu hiện của Châu. Em không giống những đứa con gái khác. Bọn con gái lớp tôi đại đa số không buôn dưa lê cũng bán dưa chuột, hai đứa chơi với nhau nhưng sẵn sàng nói xấu nhau khi có người thứ ba, chành chọe nhau chỉ vì cái quần cái áo. Châu vô tư quá, thành ra… tôi nghi ngờ. Tôi nghĩ em giả nai để lôi kéo càng nhiều vệ tinh càng tốt (bọn con gái, nhất con gái đẹp rất thích trò bẩn bựa này). Tôi nói với hai thằng bạn:
-Này, chúng mày có nghĩ cái Châu giả nai không? Ý tao là cố tình tỏ ra trẻ con ấy?
Tôi vừa dứt lời, thằng Sĩ nói ngay:
-Không đâu! Thề, tôi suốt ngày nói chuyện với lũ con gái, đứa nào thật đứa nào giả tôi biết ngay! Cái Châu thật lòng đấy!
-“Chuận” luôn! – Thằng Cuốc hưởng ứng – Châu không giống mấy đứa khác đâu!
Hai thằng thường ngày cãi nhau như chó với mèo, giờ chung một chiến tuyến nhất quyết bảo vệ cô bé “Trâu điên”. Tôi ngạc nhiên:
-Ô hay, chúng mày ăn nhiều kẹo mút quá nên lú hết à?
Thằng Sĩ ngoạc mồm:
-Đập Muỗi, sao ông cứ phải nhìn đời với con mắt tiêu cực thế nhỉ? Thằng điên, thằng đần, thằng… Grào!
-Đóng Muối, cái Châu nó khóc như thế mà ông bảo giả nai à? Ông nhìn người kém lắm, còn phải học tập nhiều… Gréc!
Bị hai cái mồm công kích, tôi đành phải chịu thua. Dù vậy, tôi vẫn giữ nguyên suy nghĩ rằng Châu đang bày trò “giả nai” trước mặt lũ con trai. Tôi là kẻ hơi bảo thủ và thích áp đặt định kiến lên người khác. Nhưng thực sự, tôi đã suy nghĩ quá tiêu cực. Cuộc đời lắm sự lạ và Châu là một trong những “sự lạ” như thế.
Có một dạo, cô bạn của Châu bị hỏng xe và em thường nhờ một trong ba đứa bọn tôi chở giùm ra bến. Thằng Sĩ nhanh miệng khéo lưỡi nên thường được em lựa chọn. Ông bạn Cuốc ít cơ hội hơn vì xe hắn hay bị xì lốp, mồm mép cũng kém khéo bằng. Tôi còn ít hơn cả thằng Cuốc do không mở miệng săn đón Châu (nói toẹt ra là nhát gái), số lần đèo em tính trên đầu ngón tay. Nhưng một ngày cuối tuần nọ, thằng Sĩ lẫn thằng Cuốc phải ở lại lớp viết bản kiểm điểm do bị ghi sổ đầu bài, Châu liền nhờ tôi đèo ra bến xe. Trên đường đi, em hỏi:
-Tùng biết vẽ phải không?
Tôi khá ngạc nhiên. Ngoài hai thằng bạn lẫn thằng Choác, tôi chưa từng kể bí mật này cho ai. Tôi hỏi:
-Sao cô biết?
-Hôm trước Cuốc kể cho tớ nghe. Cuốc bảo Tùng vẽ đẹp lắm!
Tôi chột dạ, trong lòng chửi thầm thằng Cuốc dại gái thích ba hoa. Và nỗi lo của tôi trở thành sự thật khi Châu nói:
-Bức tranh mà Sĩ tặng tớ là Tùng vẽ phải không?
-Ờm… ờ. – Tôi ậm ừ.
Châu cười, cô bé bắn tía lia:
-Tranh đẹp lắm! Tớ treo hẳn lên tường đấy! Mấy đứa bạn đến hỏi “Ôi tranh đẹp thế, ai vẽ đấy?” thì tớ bảo “do một anh đẹp trai tặng”. Hì hì! Nhưng đừng lo, tớ không nói với Sĩ đâu, coi như đây là bí mật nhé! Mà sao tớ chưa bao giờ thấy Tùng vẽ ở lớp nhỉ?
Tôi lắc đầu:
-Chẳng ai thích đâu!
Châu giãy nảy khiến xe đạp chao đảo, cái miệng xả chữ như bắn súng:
-Tại sao lại không? Ai chẳng thích con trai vẽ đẹp? Tại sao phải giấu chứ? Này, tớ cũng vẽ đấy nhé!
Tôi cố giữ thăng bằng tay lái trước sự “nhiễu loạn” của cô bé. Tôi nói:
-Ngồi yên đi cô ơi! Người đi đường người ta nhìn kìa!
-Kệ người ta chứ! – Châu hồn nhiên trả lời – Mà tại sao Tùng lại giấu?
Lý do tôi giấu kín đam mê của mình, hẳn ai theo dõi câu chuyện này đã biết cả. Nhưng tâm sự nó trước mặt một cô gái không hề dễ dàng. Sự thực thì con gái khoái những cái gì có khả năng thể hiện ngay lập tức, ví dụ như hát. “Hát hay và các cô gái sẽ chạy đến với bạn!” – Eddie Murphy đã nói thế và anh ta đúng “chăm phần chăm”. Ở trường tôi có một gã học khóa trên khá nổi tiếng, hắn nổi tiếng vì xấu giai, xấu kinh dị luôn! Bù lại, trời ban cho hắn một giọng hát khá ngọt, mà hễ cất lên bài “Miền cát trắng” của Quang Vinh hay “Căn gác trống” của Ưng Hoàng Phúc là ối em gục. Nếu sở hữu biệt tài giống thằng cha ấy, tôi sẽ phô trương ngay. Song vẽ khác hát nhiều lắm! Dồn sức vẽ một bức tranh, đổ màu các kiểu con đà điểu, cuối cùng chỉ nhận được cái gật gù từ bạn bè “ờ, cũng được!” và chúng nó sẽ quên ngay vào sáng hôm sau. Bạn mình còn thế, huống hồ bọn con gái?
Với suy nghĩ đó, tôi đáp lại Châu:
-Vẽ chơi chơi vậy thôi.
-Tùng muốn làm họa sĩ à? – Cô bé hỏi tiếp.
Họa sĩ là chức danh mà bất cứ thằng ham vẽ nào cũng muốn đạt tới. Tôi từng nghĩ mình sẽ trở thành Picasso hoặc Van Gogh – một ý nghĩ bình thường của thằng chọi con nhiều ước mơ hoài bão. Nhưng một lần nữa, tôi lại giấu kín tâm sự:
-Không! Đã bảo vẽ chơi thôi! Làm họa sĩ để đói mốc mồm à?
Châu im lặng hồi lâu. Lát sau, em tiếp lời:
-Tớ thích vẽ lắm! Tớ muốn làm họa sĩ truyện tranh, họa sĩ vẽ manga ấy!
-Vậy hả?
-Ừ! Tớ muốn vẽ truyện gì đấy giống “Con nhà giàu” hoặc “Nữ hoàng Ai Cập” chẳng hạn!
Tôi phì cười. Đầu óc con gái quanh năm suốt tháng chỉ loanh quanh tình yêu và giai đẹp, tại sao không phải là “Bảy viên ngọc rồng”, “Phong Vân” hay cái gì đại loại thế? Tôi chép chép miệng:
-Tại sao mấy cô cứ phải quằn quại những chủ đề ấy nhỉ?
-Hay mờ! – Châu dài giọng – Tớ muốn sáng tác một truyện giống thế! Nhưng mới chỉ dừng ở vẽ phác thảo thôi, hôm nào Tùng xem hộ tớ được không? Hì!
Tìm được người chung sở thích khó vô cùng nên nghe em nói vậy, tôi nhận lời ngay. Sáng hôm sau, em đưa tôi khá nhiều bức vẽ nhân vật truyện tranh hoặc hoạt hình. Một số bức tranh vẽ lại còn đại đa số do em tự nghĩ ra. Vẽ lại nhân vật thì đơn giản, vẽ nhân vật trong tư thế hay hành động theo trí tưởng tượng của mình mới khó. Tôi phải công nhận Châu vẽ rất đẹp và có trí tưởng tượng phong phú. Thậm chí có vài góc vẽ mà tôi vẽ rất dở như góc nhìn từ đỉnh đầu nhân vật trở xuống. Xem xong mấy bức tranh, tôi gật gù cười đểu:
-Tốt, vẽ đẹp thế này… cho làm họa sĩ vẽ hentai được!
Châu cấu vào tay tôi một phát rõ đau. Em nhăn mặt:
-Đừng tưởng tớ không biết hentai là cái gì nhé! Đồ xấu xa!
-Rồi rồi, xin lỗi! Nhưng cô muốn làm họa sĩ truyện tranh thật hả?
Châu gật gật:
-Ừ! Tớ muốn thi vào trường Mỹ Thuật. Ở đó, tớ sẽ học được nhiều thứ hơn rồi làm họa sĩ vẽ truyện tranh. Tập truyện của tớ sẽ được bày bán khắp nơi, rồi tớ ngồi một chỗ ký tặng cho fan hâm mộ! Nghe hay không?
Tôi bật cười. Cười vì suy nghĩ của Châu quá đỗi vô tư. Em nhăn mũi:
-Cười gì? Này, tớ nói thật lòng đấy nhé! Còn hơn Tùng muốn trở thành họa sĩ mà không dám nói thật!
-Sao cô chắc chắn thế?
Em cầm tay phải của tôi rồi chỉ vào ngón giữa. Do cầm bút vẽ lâu và một ngày vẽ rất nhiều nên đốt ngón giữa của tôi lõm rất sâu và có chai. Châu cười:
-Vẽ chơi chơi mà thế này à? Đừng có dối nữa đi! Sao cứ phải giấu? Có gì sai khi mơ ước trở thành họa sĩ chứ?
Tôi lại cười, cười vì… mình không bằng em. Tôi cũng có hoài bão, có ước mơ nhưng lại không dám chia sẻ. Sự thất bại của kẻ lắm ước mơ là không thể chia sẻ những ước mơ đó cho bất cứ ai. Nhưng với bản chất của một thằng cứng đầu, tôi vẫn nói:
-Vẽ chơi thôi! Tôi không định làm họa sĩ! Họa sĩ nghèo…
Châu gạt phăng lời tôi và chìa ra đống kẹo mút:
-Không nói nữa, ăn kẹo không?
Tôi lắc đầu. Em ngậm kẹo mút, gương mặt hơi hậm hực, sau lẩm bẩm rõ to:
-Đứa nào không ăn kẹo là đứa ấy ngu!
-Hả?
Đó, Châu cứ sống vô tư như thế. Tất nhiên, tôi không thay đổi một sớm một chiều nhưng nhờ sự vô tư của em, tôi cởi mở lòng mình hơn. Mỗi ngày, tôi lại cho Châu xem một bức tranh cùng những ý tưởng và câu chuyện đằng sau nó. Em lắng nghe chăm chú, lúc thì khen nét vẽ đẹp, lúc thì góp ý những chỗ chưa ổn. Những lời nói của em đều xuất phát từ sự chân thành, không giống kiểu lên tiếng cho có của một cô gái phát nản khi nghe thằng con trai chém gió. Tôi cảm thấy vui, bởi lẽ tác phẩm của mình được khen ngợi hay góp ý. Ngay cả hồi cấp hai, Hoa Ngọc Linh cũng chưa từng đánh giá cao mấy hình vẽ bậy bạ trong sách giáo khoa của tôi (thực chất là hình manga).
Sự xuất hiện của Châu đã khiến tôi xao nhãng dần cái tên Hoa Ngọc Linh. Mỗi lần ra hàng điện tử, tôi không còn đợi chờ tin nhắn Yahoo! của em nữa. Tôi cũng bỏ bẵng luôn bức tranh dang dở, thành ra quên luôn tặng quà sinh nhật cho em. Có lần, Linh nhắn tin cho tôi thế này:
“Mày khỏe chứ?
Dạo này học hành thế nào? Ăn Tết vui không
Mà mày chưa tặng quà sinh nhật cho tao đấy nhé! ^^
Muốn tao tặng quà gì không?
Tao không nghe được metal đâu, nặng đầu lắm! :P
Nhưng nếu mày thích, tao sẽ tặng một đĩa metal thật nặng, thổi bay đầu luôn! ^^
Trả lời tao sớm nhé!”.
Như thường lệ, tôi vẫn trả lời tin nhắn của Linh. Nhưng lần này không lê thê như mấy lần trước nữa:
“Tao quên mất đấy
Tao sẽ tặng cho mày sau
Khi nào gặp nhau thì mày tặng tao cái đĩa cũng được
Thế nhé
À quên, dạo này mày khỏe chứ?”.
Chữ ít, đồng nghĩa với việc tình cảm tôi dành cho Linh cũng vơi bớt. Thậm chí, có khi Linh nhắn tin giữa lúc tôi đang chơi điện tử nhưng tôi cũng bỏ qua. Đôi lúc nghĩ đến em, lòng tôi hơi lợn cợn, song mỗi ngày đến lớp, sự lợn cợn đều tan biến trước nụ cười của Châu. Phải chăng đàn ông là sinh vật dễ thay đổi? Có lẽ đúng thế thật!
Cuộc sống năm lớp 10 cứ bình lặng trôi qua. Bỗng một ngày nắng tháng tư, thằng Cuốc bảo tôi:
-Dạo này ông không hay qua nhà tôi nhỉ? Mải vẽ à? Này, qua nhà tôi rồi chơi thử Call of Duty xem, hay cực!
Tôi nhận lời và về nhà nó. Trò chơi hay tới nỗi gần một giờ chiều tôi mới chịu nhấc mông đi về. Lúc dắt xe ra cửa, tôi định đi ngược đường để về nhà nhanh hơn. Nhưng cái nắng oi bức khiến tôi nhớ lại những ngày hè năm lớp 9. Như một phản xạ tự nhiên, tôi bèn quay xe và đạp xuôi theo con đường. Lúc đi qua ngôi nhà của Hoa Ngọc Linh, tôi lại đạp chầm chậm. Mới vài tháng trước, tôi còn chầu chực ở đây, ngay trước cổng ngôi nhà này. Nhưng thời gian thay đổi, con người cũng phải thay đổi. Tôi tự nhủ rằng câu chuyện thời cấp hai giữa tôi và em chỉ là một kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm rồi sẽ qua đi và chẳng bao giờ quay lại nữa. Rồi tôi và em sẽ bớt nói chuyện trên Yahoo!, mỗi đứa sẽ bước theo những con đường riêng.
Tôi cứ nghĩ như thế cho tới khi đạp xe đến đầu phố. Phố xá vẫn thế nhưng có cái gì đấy thiêu thiếu. Nhìn ngược nhìn xuôi, tôi chợt nhận ra cây phượng năm nào đã bốc hơi, chỉ còn lại một cái gốc nằm trơ thơ lơ bên vệ đường. Tôi vội vòng xe sang vệ đường để nhìn cho rõ, như chưa tin chuyện trước mắt, tôi bèn hỏi một người đi đường:
-Bác ơi, cho cháu hỏi, cái cây phượng ở đây đi đâu rồi?
-Người ta cưa rồi cu ạ! – Người nọ cười – Hình như họ định xây nhà ở đây nên phải cưa bớt cây đi!
Tôi chùng xuống và hụt hẫng. Một phần tâm hồn tôi đã ở đây cùng cây phượng, nhưng người ta đã chặt đi mất. Tồn tại không ai quan tâm, mất rồi mới thấy giá trị - cây phượng đã sống trong lòng tôi như thế.
Bần thần hồi lâu, tôi vội vã đạp xe về nhà và lôi ra bức tranh dang dở thuở trước. Nguyên cả ngày hôm ấy, tôi hết vẽ lại đổ màu, bỏ luôn cả bữa tối lẫn lời ca thán của mẹ. Rồi ngày hôm sau, tôi nhờ thằng Sĩ bọc bức tranh khung gỗ và giấy gói quà. Nó bảo tặng ai thì tôi chỉ ậm ừ “tặng bạn”. Ngoài bức tranh ra, tôi còn để lại một thiệp chúc mừng cùng lời nhắn:
“Chúc mừng sinh nhật nhé! Hy vọng là mày thích! Xin lỗi vì thời gian qua không trả lời tin nhắn của mày! He he, tao thích vẽ lắm, khi nào vẽ xong một bức, tao sẽ cho mày xem, coi như là xin lỗi đi! Vậy nhé!”.
Tan học, tôi chạy qua nhà Linh và chờ đợi. Song một giờ rồi hai giờ chiều vẫn chẳng thấy bóng dáng em đâu, tôi bèn luồn bức tranh qua khe cửa sắt với hy vọng em sẽ thấy nó khi đi học về. Tôi muốn níu kéo kỷ niệm, muốn chúng sống lâu hơn nữa.
Nhưng như tôi đã nói, đến tận bây giờ, tôi chẳng biết Linh có nhận được món quà ấy hay không nữa…
Sự ấn tượng ấy đã thúc đẩy tôi tiến đến làm quen với Châu. Song hay ho ở chỗ chính cô bé là người lên tiếng trước chứ không phải tôi. Sau hôm đi nhờ xe, vào buổi sáng, trong lúc hì hụi chép bài tập, bỗng một cánh tay vỗ xuống bàn khiến tôi giật mình. Tôi ngó lên và nhận ra Châu ở ngay trước mặt; em ngậm cây kẹo mút, nở nụ cười tươi rói:
-“Trào”!
Tôi gật gật:
-Ờ… ờ! Chào cô! Mới sáng ra sao đã ăn kẹo rồi?
-Kệ tớ chứ? Ai nói sáng ra không được ăn kẹo?
-Ăn nhiều sún răng đó! – Tôi nói.
-Kệ tớ! Ngày đánh răng hai lần, không sợ! Mà sao lại chép bài thế? Tự làm đi chứ?
Châu giật phắt tập vở mà tôi đang chép, mắc công tôi phải đuổi theo. Em chạy nhanh khiếp, tôi chạy bở hơi tai mới bắt kịp em. Trong khi ai cũng ngáp ngắn ngáp dài, Châu lại bắt đầu ngày mới một cách đầy năng lượng như thế. Vô tư hay giả nai đây? – Tôi tự hỏi.
Người vô tư thường hay lo chuyện bao đồng, Châu là dạng người như thế. Thí dụ như một lần nọ, thằng Sĩ đến lớp với bộ mặt hằm hằm, khắp người tỏa ra luồng khí mang tên “cấm lại gần tao”. Tôi và thằng Cuốc nhảy tới hỏi thăm thì con hẹo này xù lông cánh:
-Chuyện riêng của tao, chúng mày biết làm đếch gì? Biến!
Tôi và thằng Cuốc chẳng hiểu mô tê, đành lẩm bẩm “kệ mẹ nó” và lỉnh ra chỗ khác. Suốt ngày hôm ấy, không đứa con gái nào dám bén mảng gần thằng Sĩ quá hai mét, kể cả lũ gà mái hằng ngày xun xoe quanh nó. Thề, những thằng bảnh và chảnh một khi bực bội là như con mèo cái đang đau đẻ. Sự việc càng tồi tệ hơn khi có vài thằng trêu chọc thằng Sĩ. Trong giờ ra chờ, bọn kia luôn mồm gọi nó:
-Đĩ làm sao thế Đĩ ơi? Cười lên cho bớt đĩ hơn nào!
Thằng Sĩ ban đầu không để ý, nhưng bị chọc mãi cũng phát điên. Nó quay lại chửi đổng:
-Đĩ cái Đun Củi Lửa nhà chúng mày! Bố lại chả vả vỡ mồm từng thằng bây giờ!
Hai bên lời qua tiếng lại, cuối cùng là cả lũ khoảng bốn năm đứa định xông vào hội đồng thằng Sĩ. Ông thần bảnh và chảnh này cũng chẳng vừa, tay chân vung loạn xạ (nó đấm đau kinh khủng), mồm gào to chẳng kém:
-Con mẹ giỏi thì lần lượt vào đây! Bố đập vỡ loa từng đứa! Vào đây coi!
Trông đám đánh nhau, tụi con gái chẳng đứa nào dám ngăn lại. Tôi và thằng Cuốc định chạy ra can, nhưng chưa cần hai đứa bọn tôi thì Châu đã đứng ở giữa đám. Em đẩy thằng Sĩ ra rồi quay ra nói với lũ kia:
-Mọi người bình tĩnh đi! Mà mấy người đánh một người không thấy hèn à?
Nghe Châu nói thế, mấy thằng nọ tự động rút lui. Thằng Sĩ cũng biến về chỗ, mặt hằm hằm, toàn thân bốc ra luồng khí mang tên “cấm đụng chạm”. Nhưng dường như chẳng hề cảm thấy luồng khí đáng sợ từ người thằng Sĩ, em vẫn đến bên nó và hỏi han:
-Hôm nay Sĩ làm sao thế, ốm à? (Châu không bao giờ gọi biệt danh, nhưng tôi để thế này cho tiện)
-Không. – Thằng Sĩ đáp cụt lủn.
Cái mặt thằng này sàu sạu như muốn bụp thằng nào đấy cho đỡ tức. Tâm lý tình cảm của thằng con trai tuổi mới lớn phức tạp hơn đàn bà khi yêu nhiều lắm. Nhưng Châu không có ý định khuyên nhủ hay tỏ ra đồng cảm với thằng Sĩ, cô bé chỉ chìa ra cây kẹo mút và nói:
-Kẹo không? Ăn kẹo rất tốt cho sức khỏe! Tớ đọc báo thấy người ta bảo ăn ba mươi cái kẹo trong một ngày sẽ không bị stress! Người ta bảo ăn kẹo sẽ yêu đời hơn thông minh hơn thoải mái hơn!
Em nói nhanh như đạn bắn, không cả ngắt nghỉ. Và khi thấy thằng Sĩ nhìn mình hồi lâu, cô bé đỏ bừng mặt:
-Tớ nói sai à?
Thằng Sĩ cười ngặt nghẽo rồi nhận lấy cây kẹo mút của Châu. Chẳng rõ công dụng của kẹo đúng như Châu nói hay không, nhưng kể từ đó, mặt thằng Sĩ dịu đi hẳn. Giờ ra chơi, cháu nó mới gọi hai thằng bạn để… tâm sự. Mà nào phải chuyện gì to tát? Hôm chủ nhật, nó xin mẹ đi bơi nhưng bà cụ không cho mà bắt ở nhà học. Bị ngăn cấm, nó cãi nhau với mẹ và dĩ nhiên, chẳng đứa con nào thắng được mẹ mình trừ phi bà mẹ coi nó là con vàng con bạc. Chuyện đơn giản là thế song thằng Sĩ hậm hực cả ngày. Nó bức xúc:
-Học hành cả tuần mệt mỏi rồi, giờ tao xin đi bơi cũng không được? Chúng mày thấy thế nào? Bố mẹ toàn tự cho mình là đúng, chẳng hiểu con cái gì hết!
Thực tình, thời gian nó đi chơi điện tử cũng bù đắp cái gọi là “học hành mệt mỏi”. Dù vậy, thằng Sĩ có lý lẽ riêng và tôi không bình luận nó đúng hay mẹ nó sai.
-Tại sao Châu lại hỏi thăm tao nhỉ? Hay… nó thích tao? – Thằng Sĩ chống cằm mơ màng.
Tôi không phản đối ý nghĩ này của thằng Sĩ. Nó bảnh, tụi con gái thích nó âu cũng thường tình. Nhưng thằng Cuốc phản đối ngay:
-Thích cái búa! Cái Châu lúc nào chả thế! Tưởng bở vừa thôi ông ạ!
-Đập Muỗi, có gì sai chớ? Mà sao mày phải sồn sồn lên?
-Đóng Muối, mày nói sai thì tao sửa, sao phải gân cổ lên?
Hai thằng tiếp tục màn cãi vã bất tận của chúng nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ thằng Cuốc nói đúng. Khi đối xử với bất cứ ai, Châu đều vô tư như thế.
Và bởi vì vô tư nên có lúc Châu lại vô ý. Một lần nọ, thằng Sĩ rủ được Châu đi ăn ốc luộc. Ngày ấy, ngoài cổng trường cấp ba không thiếu của ngon vật lạ, đi một tí là có ngay đồ ăn. Ngồi ăn gì không biết chứ ngồi ăn ốc luộc là cô bé “Trâu điên” cứ xả chuyện như súng xả đạn. Em nói nhanh, chuyển chủ đề cũng nhanh, như chong chóng xoay mòng mòng, thằng Sĩ và tôi còn bắt kịp chứ thằng Cuốc toàn lệch sóng. Sau một hồi lòng vòng, câu chuyện chuyển về chiếc xe đạp của thằng Cuốc và nó đã bắt được tín hiệu. Sau khi nghe cả bọn mô tả cả đống chuyện về cái xe hài hước đó, Châu bèn nói:
-Sao Cuốc không bảo mẹ mua xe mới?
-Bà cụ ki bo lắm! – Thằng Cuốc cười – Mọi bà già đều ki bo!
Tôi và thằng Sĩ cùng giơ ngón cái khen thằng này phán chuẩn. Châu liền “bắn” ngay:
-Thì xin bố! Mẹ không cho thì bố sẽ cho! Tớ toàn thế thôi, xin mẹ không được liền chạy sang xin bố, kiểu gì bố cũng cho!
Đang hào hứng, khóe miệng thằng Cuốc chợt chùng xuống rồi cố nhếch lên một nụ cười gượng gạo. Tôi và thằng Sĩ biết ngay có chuyện không ổn – dù chưa biết nó là cái gì. Nhưng Châu không hề nhận ra mà vẫn thao thao bất tuyệt – em cũng như bao cô gái khác, hễ dính vào ốc luộc là chẳng biết trời đất chi nữa:
-Về xin bố đi! Rình đầu tháng ấy, hôm ấy cơ quan mới phát lương! Nhá? Mua được rồi thì nhớ rửa xe, mời tớ ốc luộc!
Tôi rướn chân khẽ đá vào chân của Châu. Em ngạc nhiên, nhưng rồi cũng nhận ra sự tình. Thằng Sĩ nhanh mồm đổi chủ đề khác:
-Tuần sau ai đi bơi không?
Chúng tôi vẫn nói chuyện, vẫn bàn bạc thi cử và cả kế hoạch bơi của thằng Sĩ (con bà nó giữa tháng 2 đòi đi bơi!), nhưng không khí kém vui hẳn vì Châu không nói gì nữa. Em im lặng, nghe bọn tôi đấu láo về chế độ chơi mới trong Võ Lâm Truyền Kỳ, thi thoảng nở nụ cười vì thằng Sĩ làm trò khỉ. Tới lúc nhờ đèo ra bến xe, em vẫn không nói thêm câu nào, đôi mắt cứ dán lên lưng thằng Sĩ. Trước lúc lên xe buýt, em vẫy tay chào tạm biệt ba thằng cùng một câu “về nhé” rất khẽ trong miệng. Đùa chứ mới có vài phút mà sao cô bé thay đổi nhanh thế?
Châu về rồi, tôi và thằng Sĩ mới hỏi chuyện thằng Cuốc; cả hai đều té ngửa khi thằng Cuốc nói bố nó đã mất từ lâu. Châu quá vô tư, thành ra em vô ý đụng chạm nỗi đau của thằng Cuốc, nhưng chính sự vô ý đó lại vạch mặt tôi và Sĩ là hai thằng vô tâm. Chơi với thằng Cuốc bốn tháng, đến nhà nó tam tứ thứ lần mà bọn tôi chỉ biết cắm mặt vào chơi điện tử, chẳng thèm hỏi han gia đình nó tròn méo ra sao.
-Không vấn đề gì đâu! – Thằng Cuốc cười với tôi – Ông cụ mất khi tôi còn bé quá, khoảng ba bốn tuổi, nên tôi chẳng ấn tượng về bố nhiều lắm.
Lời thằng Cuốc khiến hai đứa bọn tôi bớt tội lỗi phần nào. Dù vậy, đây là bài học cho tôi tự xem lại cách đối xử bạn bè của mình.
Nhưng Châu thì không như vậy. Chẳng biết em moi móc thông tin thế nào mà ngay ngày hôm sau đã rõ tình cảnh gia đình thằng Cuốc. Cuối giờ học, đợi cả lớp ra về hết, em gọi thằng Cuốc ở lại rồi đưa cho nó một lô một lốc kẹo mút:
-Cho tớ xin lỗi nhé! Tại tớ không biết! Hôm qua tớ lỡ miệng! Cuốc cho tớ xin lỗi nhé! Cuối tuần này tớ sẽ mời Cuốc ăn ốc luộc! Cho tớ xin lỗi!
Em vừa xin lỗi, vừa quệt nước mắt đang chảy ra từ khóe mắt, trong khi tay kia vẫn chìa đống kẹo mút về phía thằng Cuốc. Trông cảnh ấy, thằng Cuốc câm như hến, không thốt được từ nào. Tới khi tôi sút vào chân, nó mới lắp bắp được vài từ:
-Ờ ờ! Không có gì đâu mà! Tớ… tớ… ờ, thôi được rồi! Tớ nhận! Được rồi, thì ốc luộc!
Châu nhoẻn miệng cười với khuôn mặt đỏ lựng cùng những giọt nước mắt rớt trên gò má, hệt như một đứa trẻ khi được tha lỗi. Trên đường về nhà, tôi cứ suy nghĩ mãi về biểu hiện của Châu. Em không giống những đứa con gái khác. Bọn con gái lớp tôi đại đa số không buôn dưa lê cũng bán dưa chuột, hai đứa chơi với nhau nhưng sẵn sàng nói xấu nhau khi có người thứ ba, chành chọe nhau chỉ vì cái quần cái áo. Châu vô tư quá, thành ra… tôi nghi ngờ. Tôi nghĩ em giả nai để lôi kéo càng nhiều vệ tinh càng tốt (bọn con gái, nhất con gái đẹp rất thích trò bẩn bựa này). Tôi nói với hai thằng bạn:
-Này, chúng mày có nghĩ cái Châu giả nai không? Ý tao là cố tình tỏ ra trẻ con ấy?
Tôi vừa dứt lời, thằng Sĩ nói ngay:
-Không đâu! Thề, tôi suốt ngày nói chuyện với lũ con gái, đứa nào thật đứa nào giả tôi biết ngay! Cái Châu thật lòng đấy!
-“Chuận” luôn! – Thằng Cuốc hưởng ứng – Châu không giống mấy đứa khác đâu!
Hai thằng thường ngày cãi nhau như chó với mèo, giờ chung một chiến tuyến nhất quyết bảo vệ cô bé “Trâu điên”. Tôi ngạc nhiên:
-Ô hay, chúng mày ăn nhiều kẹo mút quá nên lú hết à?
Thằng Sĩ ngoạc mồm:
-Đập Muỗi, sao ông cứ phải nhìn đời với con mắt tiêu cực thế nhỉ? Thằng điên, thằng đần, thằng… Grào!
-Đóng Muối, cái Châu nó khóc như thế mà ông bảo giả nai à? Ông nhìn người kém lắm, còn phải học tập nhiều… Gréc!
Bị hai cái mồm công kích, tôi đành phải chịu thua. Dù vậy, tôi vẫn giữ nguyên suy nghĩ rằng Châu đang bày trò “giả nai” trước mặt lũ con trai. Tôi là kẻ hơi bảo thủ và thích áp đặt định kiến lên người khác. Nhưng thực sự, tôi đã suy nghĩ quá tiêu cực. Cuộc đời lắm sự lạ và Châu là một trong những “sự lạ” như thế.
Có một dạo, cô bạn của Châu bị hỏng xe và em thường nhờ một trong ba đứa bọn tôi chở giùm ra bến. Thằng Sĩ nhanh miệng khéo lưỡi nên thường được em lựa chọn. Ông bạn Cuốc ít cơ hội hơn vì xe hắn hay bị xì lốp, mồm mép cũng kém khéo bằng. Tôi còn ít hơn cả thằng Cuốc do không mở miệng săn đón Châu (nói toẹt ra là nhát gái), số lần đèo em tính trên đầu ngón tay. Nhưng một ngày cuối tuần nọ, thằng Sĩ lẫn thằng Cuốc phải ở lại lớp viết bản kiểm điểm do bị ghi sổ đầu bài, Châu liền nhờ tôi đèo ra bến xe. Trên đường đi, em hỏi:
-Tùng biết vẽ phải không?
Tôi khá ngạc nhiên. Ngoài hai thằng bạn lẫn thằng Choác, tôi chưa từng kể bí mật này cho ai. Tôi hỏi:
-Sao cô biết?
-Hôm trước Cuốc kể cho tớ nghe. Cuốc bảo Tùng vẽ đẹp lắm!
Tôi chột dạ, trong lòng chửi thầm thằng Cuốc dại gái thích ba hoa. Và nỗi lo của tôi trở thành sự thật khi Châu nói:
-Bức tranh mà Sĩ tặng tớ là Tùng vẽ phải không?
-Ờm… ờ. – Tôi ậm ừ.
Châu cười, cô bé bắn tía lia:
-Tranh đẹp lắm! Tớ treo hẳn lên tường đấy! Mấy đứa bạn đến hỏi “Ôi tranh đẹp thế, ai vẽ đấy?” thì tớ bảo “do một anh đẹp trai tặng”. Hì hì! Nhưng đừng lo, tớ không nói với Sĩ đâu, coi như đây là bí mật nhé! Mà sao tớ chưa bao giờ thấy Tùng vẽ ở lớp nhỉ?
Tôi lắc đầu:
-Chẳng ai thích đâu!
Châu giãy nảy khiến xe đạp chao đảo, cái miệng xả chữ như bắn súng:
-Tại sao lại không? Ai chẳng thích con trai vẽ đẹp? Tại sao phải giấu chứ? Này, tớ cũng vẽ đấy nhé!
Tôi cố giữ thăng bằng tay lái trước sự “nhiễu loạn” của cô bé. Tôi nói:
-Ngồi yên đi cô ơi! Người đi đường người ta nhìn kìa!
-Kệ người ta chứ! – Châu hồn nhiên trả lời – Mà tại sao Tùng lại giấu?
Lý do tôi giấu kín đam mê của mình, hẳn ai theo dõi câu chuyện này đã biết cả. Nhưng tâm sự nó trước mặt một cô gái không hề dễ dàng. Sự thực thì con gái khoái những cái gì có khả năng thể hiện ngay lập tức, ví dụ như hát. “Hát hay và các cô gái sẽ chạy đến với bạn!” – Eddie Murphy đã nói thế và anh ta đúng “chăm phần chăm”. Ở trường tôi có một gã học khóa trên khá nổi tiếng, hắn nổi tiếng vì xấu giai, xấu kinh dị luôn! Bù lại, trời ban cho hắn một giọng hát khá ngọt, mà hễ cất lên bài “Miền cát trắng” của Quang Vinh hay “Căn gác trống” của Ưng Hoàng Phúc là ối em gục. Nếu sở hữu biệt tài giống thằng cha ấy, tôi sẽ phô trương ngay. Song vẽ khác hát nhiều lắm! Dồn sức vẽ một bức tranh, đổ màu các kiểu con đà điểu, cuối cùng chỉ nhận được cái gật gù từ bạn bè “ờ, cũng được!” và chúng nó sẽ quên ngay vào sáng hôm sau. Bạn mình còn thế, huống hồ bọn con gái?
Với suy nghĩ đó, tôi đáp lại Châu:
-Vẽ chơi chơi vậy thôi.
-Tùng muốn làm họa sĩ à? – Cô bé hỏi tiếp.
Họa sĩ là chức danh mà bất cứ thằng ham vẽ nào cũng muốn đạt tới. Tôi từng nghĩ mình sẽ trở thành Picasso hoặc Van Gogh – một ý nghĩ bình thường của thằng chọi con nhiều ước mơ hoài bão. Nhưng một lần nữa, tôi lại giấu kín tâm sự:
-Không! Đã bảo vẽ chơi thôi! Làm họa sĩ để đói mốc mồm à?
Châu im lặng hồi lâu. Lát sau, em tiếp lời:
-Tớ thích vẽ lắm! Tớ muốn làm họa sĩ truyện tranh, họa sĩ vẽ manga ấy!
-Vậy hả?
-Ừ! Tớ muốn vẽ truyện gì đấy giống “Con nhà giàu” hoặc “Nữ hoàng Ai Cập” chẳng hạn!
Tôi phì cười. Đầu óc con gái quanh năm suốt tháng chỉ loanh quanh tình yêu và giai đẹp, tại sao không phải là “Bảy viên ngọc rồng”, “Phong Vân” hay cái gì đại loại thế? Tôi chép chép miệng:
-Tại sao mấy cô cứ phải quằn quại những chủ đề ấy nhỉ?
-Hay mờ! – Châu dài giọng – Tớ muốn sáng tác một truyện giống thế! Nhưng mới chỉ dừng ở vẽ phác thảo thôi, hôm nào Tùng xem hộ tớ được không? Hì!
Tìm được người chung sở thích khó vô cùng nên nghe em nói vậy, tôi nhận lời ngay. Sáng hôm sau, em đưa tôi khá nhiều bức vẽ nhân vật truyện tranh hoặc hoạt hình. Một số bức tranh vẽ lại còn đại đa số do em tự nghĩ ra. Vẽ lại nhân vật thì đơn giản, vẽ nhân vật trong tư thế hay hành động theo trí tưởng tượng của mình mới khó. Tôi phải công nhận Châu vẽ rất đẹp và có trí tưởng tượng phong phú. Thậm chí có vài góc vẽ mà tôi vẽ rất dở như góc nhìn từ đỉnh đầu nhân vật trở xuống. Xem xong mấy bức tranh, tôi gật gù cười đểu:
-Tốt, vẽ đẹp thế này… cho làm họa sĩ vẽ hentai được!
Châu cấu vào tay tôi một phát rõ đau. Em nhăn mặt:
-Đừng tưởng tớ không biết hentai là cái gì nhé! Đồ xấu xa!
-Rồi rồi, xin lỗi! Nhưng cô muốn làm họa sĩ truyện tranh thật hả?
Châu gật gật:
-Ừ! Tớ muốn thi vào trường Mỹ Thuật. Ở đó, tớ sẽ học được nhiều thứ hơn rồi làm họa sĩ vẽ truyện tranh. Tập truyện của tớ sẽ được bày bán khắp nơi, rồi tớ ngồi một chỗ ký tặng cho fan hâm mộ! Nghe hay không?
Tôi bật cười. Cười vì suy nghĩ của Châu quá đỗi vô tư. Em nhăn mũi:
-Cười gì? Này, tớ nói thật lòng đấy nhé! Còn hơn Tùng muốn trở thành họa sĩ mà không dám nói thật!
-Sao cô chắc chắn thế?
Em cầm tay phải của tôi rồi chỉ vào ngón giữa. Do cầm bút vẽ lâu và một ngày vẽ rất nhiều nên đốt ngón giữa của tôi lõm rất sâu và có chai. Châu cười:
-Vẽ chơi chơi mà thế này à? Đừng có dối nữa đi! Sao cứ phải giấu? Có gì sai khi mơ ước trở thành họa sĩ chứ?
Tôi lại cười, cười vì… mình không bằng em. Tôi cũng có hoài bão, có ước mơ nhưng lại không dám chia sẻ. Sự thất bại của kẻ lắm ước mơ là không thể chia sẻ những ước mơ đó cho bất cứ ai. Nhưng với bản chất của một thằng cứng đầu, tôi vẫn nói:
-Vẽ chơi thôi! Tôi không định làm họa sĩ! Họa sĩ nghèo…
Châu gạt phăng lời tôi và chìa ra đống kẹo mút:
-Không nói nữa, ăn kẹo không?
Tôi lắc đầu. Em ngậm kẹo mút, gương mặt hơi hậm hực, sau lẩm bẩm rõ to:
-Đứa nào không ăn kẹo là đứa ấy ngu!
-Hả?
Đó, Châu cứ sống vô tư như thế. Tất nhiên, tôi không thay đổi một sớm một chiều nhưng nhờ sự vô tư của em, tôi cởi mở lòng mình hơn. Mỗi ngày, tôi lại cho Châu xem một bức tranh cùng những ý tưởng và câu chuyện đằng sau nó. Em lắng nghe chăm chú, lúc thì khen nét vẽ đẹp, lúc thì góp ý những chỗ chưa ổn. Những lời nói của em đều xuất phát từ sự chân thành, không giống kiểu lên tiếng cho có của một cô gái phát nản khi nghe thằng con trai chém gió. Tôi cảm thấy vui, bởi lẽ tác phẩm của mình được khen ngợi hay góp ý. Ngay cả hồi cấp hai, Hoa Ngọc Linh cũng chưa từng đánh giá cao mấy hình vẽ bậy bạ trong sách giáo khoa của tôi (thực chất là hình manga).
Sự xuất hiện của Châu đã khiến tôi xao nhãng dần cái tên Hoa Ngọc Linh. Mỗi lần ra hàng điện tử, tôi không còn đợi chờ tin nhắn Yahoo! của em nữa. Tôi cũng bỏ bẵng luôn bức tranh dang dở, thành ra quên luôn tặng quà sinh nhật cho em. Có lần, Linh nhắn tin cho tôi thế này:
“Mày khỏe chứ?
Dạo này học hành thế nào? Ăn Tết vui không
Mà mày chưa tặng quà sinh nhật cho tao đấy nhé! ^^
Muốn tao tặng quà gì không?
Tao không nghe được metal đâu, nặng đầu lắm! :P
Nhưng nếu mày thích, tao sẽ tặng một đĩa metal thật nặng, thổi bay đầu luôn! ^^
Trả lời tao sớm nhé!”.
Như thường lệ, tôi vẫn trả lời tin nhắn của Linh. Nhưng lần này không lê thê như mấy lần trước nữa:
“Tao quên mất đấy
Tao sẽ tặng cho mày sau
Khi nào gặp nhau thì mày tặng tao cái đĩa cũng được
Thế nhé
À quên, dạo này mày khỏe chứ?”.
Chữ ít, đồng nghĩa với việc tình cảm tôi dành cho Linh cũng vơi bớt. Thậm chí, có khi Linh nhắn tin giữa lúc tôi đang chơi điện tử nhưng tôi cũng bỏ qua. Đôi lúc nghĩ đến em, lòng tôi hơi lợn cợn, song mỗi ngày đến lớp, sự lợn cợn đều tan biến trước nụ cười của Châu. Phải chăng đàn ông là sinh vật dễ thay đổi? Có lẽ đúng thế thật!
Cuộc sống năm lớp 10 cứ bình lặng trôi qua. Bỗng một ngày nắng tháng tư, thằng Cuốc bảo tôi:
-Dạo này ông không hay qua nhà tôi nhỉ? Mải vẽ à? Này, qua nhà tôi rồi chơi thử Call of Duty xem, hay cực!
Tôi nhận lời và về nhà nó. Trò chơi hay tới nỗi gần một giờ chiều tôi mới chịu nhấc mông đi về. Lúc dắt xe ra cửa, tôi định đi ngược đường để về nhà nhanh hơn. Nhưng cái nắng oi bức khiến tôi nhớ lại những ngày hè năm lớp 9. Như một phản xạ tự nhiên, tôi bèn quay xe và đạp xuôi theo con đường. Lúc đi qua ngôi nhà của Hoa Ngọc Linh, tôi lại đạp chầm chậm. Mới vài tháng trước, tôi còn chầu chực ở đây, ngay trước cổng ngôi nhà này. Nhưng thời gian thay đổi, con người cũng phải thay đổi. Tôi tự nhủ rằng câu chuyện thời cấp hai giữa tôi và em chỉ là một kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm rồi sẽ qua đi và chẳng bao giờ quay lại nữa. Rồi tôi và em sẽ bớt nói chuyện trên Yahoo!, mỗi đứa sẽ bước theo những con đường riêng.
Tôi cứ nghĩ như thế cho tới khi đạp xe đến đầu phố. Phố xá vẫn thế nhưng có cái gì đấy thiêu thiếu. Nhìn ngược nhìn xuôi, tôi chợt nhận ra cây phượng năm nào đã bốc hơi, chỉ còn lại một cái gốc nằm trơ thơ lơ bên vệ đường. Tôi vội vòng xe sang vệ đường để nhìn cho rõ, như chưa tin chuyện trước mắt, tôi bèn hỏi một người đi đường:
-Bác ơi, cho cháu hỏi, cái cây phượng ở đây đi đâu rồi?
-Người ta cưa rồi cu ạ! – Người nọ cười – Hình như họ định xây nhà ở đây nên phải cưa bớt cây đi!
Tôi chùng xuống và hụt hẫng. Một phần tâm hồn tôi đã ở đây cùng cây phượng, nhưng người ta đã chặt đi mất. Tồn tại không ai quan tâm, mất rồi mới thấy giá trị - cây phượng đã sống trong lòng tôi như thế.
Bần thần hồi lâu, tôi vội vã đạp xe về nhà và lôi ra bức tranh dang dở thuở trước. Nguyên cả ngày hôm ấy, tôi hết vẽ lại đổ màu, bỏ luôn cả bữa tối lẫn lời ca thán của mẹ. Rồi ngày hôm sau, tôi nhờ thằng Sĩ bọc bức tranh khung gỗ và giấy gói quà. Nó bảo tặng ai thì tôi chỉ ậm ừ “tặng bạn”. Ngoài bức tranh ra, tôi còn để lại một thiệp chúc mừng cùng lời nhắn:
“Chúc mừng sinh nhật nhé! Hy vọng là mày thích! Xin lỗi vì thời gian qua không trả lời tin nhắn của mày! He he, tao thích vẽ lắm, khi nào vẽ xong một bức, tao sẽ cho mày xem, coi như là xin lỗi đi! Vậy nhé!”.
Tan học, tôi chạy qua nhà Linh và chờ đợi. Song một giờ rồi hai giờ chiều vẫn chẳng thấy bóng dáng em đâu, tôi bèn luồn bức tranh qua khe cửa sắt với hy vọng em sẽ thấy nó khi đi học về. Tôi muốn níu kéo kỷ niệm, muốn chúng sống lâu hơn nữa.
Nhưng như tôi đã nói, đến tận bây giờ, tôi chẳng biết Linh có nhận được món quà ấy hay không nữa…
/28
|