Sau khi giam trùng ở Đồng Than xong, cụ Nhĩ cùng sư huynh cụ mệt mỏi lê bước về làng. Bấy giờ, làng cửa nẻo đóng chặt, phụ nữ và trẻ em thì được tập hợp ở Đình làng, còn chỉ có đám thanh niên đốt đuốc đứng ở cổng làng trông ra cánh Đồng. Thấy bóng hai cụ thất thểu đi về làng, mọi người túa ra, cụ Nhĩ bấy giờ sắc mặt tái nhợt, chỉ thở hắt ra rồi ngã quỵ xuống. Mọi người thấy thế hoảng hốt đưa hai cụ về lại Đình, xông bò kết, bóp rượu một hồi lâu thì hai cụ mới sực tỉnh. Bấy giờ sắc mặt cụ Nhĩ mới phục hồi chút huyết sắc, cụ nhấp một ngụm rượu cho ấm người, rồi thều thào nói như tự hỏi bản thân:
– Không ngờ vẫn mang được bộ xương già này về làng! Mệnh lớn thoát chết lần nữa chăng?
Rồi cụ nhìn về phía xa xăm, thở dài. Sư huynh cụ bấy giờ cũng đã tỉnh lại, ngồi trầm ngâm rồi quay sang nhìn cụ, hỏi:
– Niệm?
– Đúng thế sư huynh, tôi đang nghĩ về Đạo ngôn của Sư phụ lúc ta mới nhập môn, e rằng sắp ứng nghiệm rồi!
*****
Năm ấy, sau khi vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương, sĩ phu Bắc Hà cùng Ngài kháng chiến mười năm, cuối cùng thất bại vì phản trắc. Mười năm, cậu tú Nhĩ từ khi đầu còn để chỏm cũng lớn lên trở thành một thanh niên mười bảy tuổi.
Vừa đậu Tú Tài kỳ thi Hương ở trường thi Vinh, cậu liền bỏ kỳ thi Hội năm ấy vượt đèo trèo dốc về Tân Sở thì nghe tin dữ, liền thay đổi lộ trình, đi ra Bắc tìm về nơi căn cứ cuối cùng của cuộc khởi nghĩa- Yên Thế. Khi ấy cậu tú Nhĩ rời làng, ông Cử cha cậu tức đến nổ phổi, thằng con ông nuôi lớn bằng đầu bằng cổ, chỉ mong nó học dăm ba chữ Thánh hiền rồi ra làm quan, rạng rỡ tông tộc họ hàng.Cuối cùng nó bỏ lên rừng làm giặc cỏ, quản chi Hàm Nghi, giờ là năm Đồng Khánh nguyên niên, có Chủ thượng nào phải chui rừng chui rú đâu? Chỉ có Hoàng đế ở trong Cấm thành với Tây chứ còn ai nữa.
Cậu tú Nhĩ đi theo một đoàn thương lái bông đi từ Thừa Thiên ra Hà Nội, vốn là cậu đi một mình nhưng dọc đường đến Thanh Hóa thì gặp thương đoàn này, cả đoàn tải hàng đi thì người trong đoàn bị sốt rét nặng. Lúc ấy tưởng cửu tử nhất sinh thì gặp được cậu tú Nhĩ, vốn học được ít tâm đắc về thuốc Nam ở quê, cậu tận tình chạy chữa, sau đấy kết đoàn cùng đám người này. Vừa để dễ dàng chiếu cố nhau, vừa an toàn khi đông người vượt rừng núi không gặp phỉ, gặp cướp hay thú dữ gì.
Bấy giờ nước ta vẫn còn hoang sơ lắm, núi rừng còn lắm beo hổ, nên người ta phải kết thành đoàn đông người mới dám vượt núi vượt rừng. Bấy giờ mới sang Thu, đoàn thương lái đi tới Tam Điệp rồi, ông trưởng đoàn mới thở hắt một hơi, nói lớn:
– Giờ tới Tam Điệp rồi phỏng, vậy đầu Đông là ta chắc chắn tới được Hà Nội! Tối nay ta nghỉ ở đây, ngày mai lên đường sớm nhé các bác?
Nghe thế cậu Tú cũng chỉ cười cười, bấy lâu nay cậu chỉ quen ở nhà ăn no mặc ấm, nay ngủ ngoài trời, lại giữa rừng thế này thì có gì thú hơn. Cả đoàn người giả gianh, căng lều, ăn no rồi để lửa tại đấy đi ngủ. Ở nơi rừng rú hoang vu này, chỉ có tiếng gáy đêm của cú từ xa vọng về, tĩnh mịch đến đáng sợ. Cậu tú nằm thấp thỏm mãi, vừa thiếp đi một lúc thì nghe tiếng sột soạt, cậu hé mắt ra thì thấy một người đàn ông đồng hành đang mò mẫm đi ra ngoài.
Chắc mẩm người này đi vệ sinh, cậu lại nhắm mắt, chừng chục phút sau không thấy người kia quay lại, cậu tò mò dậy thì hoảng hốt: Cả lều năm sáu người nãy ngủ cùng cậu đều không một ai còn ở đây. Cậu Tú cũng sợ hãi, liền lồm cồm bò dậy, vén lều nhìn ra bên ngoài, rồi cậu sang bên lều của chủ đoàn, khẽ khàng hỏi:
– Chú Vinh! Chú Vinh ơi! Cháu bảo cái này!
– Cái gì vậy cậu Tú? Tôi ra ngay đây!
Rồi ông chủ đoàn chui ra, nghe cậu Nhĩ kể lại, liền giật mình lắm. Sắc mặt ông tái mét lại, mồm lắp bắp nói:
– Nói dại mồm, hay là bị Ma rừng nó dẫn đi rồi?
Sau khi bàn bạc một lúc cả hai người quyết định đốt đuốc đi tìm năm sáu người kia, cả hai chắc mẩm họ chỉ đi loang quanh rồi lạc đường không tìm được về trại. Dặn dò sơ sơ người nhà đi cùng, ông trưởng đoàn xốc lại quần áo, cầm thêm con dao rựa đi cùng cậu tú vào sâu trong rừng.
Buổi đêm ở rừng tĩnh mịch đến lạ kỳ, ở ngài có đám lửa trại nhìn vào tối hun hút khiến con người e sợ chùn chân bước tới. Đám lửa trại ở ngoài rừng, hai người liền cầm dao phát một đường nhỏ len vào, lần theo dấu chân mờ mờ dưới đất mà mấy người kia để lại đi sâu vào trong. Trong rừng cây cối rậm rạp khiến không khí như đặc quánh lại, nồng lên mùi ẩm thấp lân mùi lá mục, tán cây lại dày khiến ánh trăng không thể len qua kẽ lá, làm cho ánh đuốc chỉ nhấp nhem khoảng một sải tay. Cậu tú Nhĩ lúc này đảo mắt nhìn xung quanh, nhăn mũi hỏi:
– Chú có ngửi thấy mùi gì không? Cháu thấy có mùi tanh tanh, mà nó nồng lắm, không biết có ở gần đây không?
– Cậu tú ngửi thấy gì à, tôi không ngửi ra?
Trưởng đoàn chun mũi hít hà xung quanh, nhưng tựa như không ngửi ra gì, liền quay lại đáp.
Lúc này mặt bác Vinh trưởng đoàn thương lái mới tái lại, mặt cắt không còn giọt máu, cậu tú thấy lạ mới quơ tay lại lắc lắc, miệng hỏi lớn:
– Cái gì thế chú?
Rồi không đợi bác đáp cậu quay đầu lại nhìn. Mặt cậu cũng tái mét ra, sâu khỏi ánh đuốc là những đốm sáng đỏ chóe như ánh đom đóm lớn, nó cứ lập lòe như nhìn chăm chăm vào hai con người. Mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau chảy ra, lúc này thì một tiếng loạt tiếng cười khanh khách như đánh thẳng vào phòng tuyến tâm lý cuối cùng của họ- tiếng cười vừa ghê rợn, vừa ma mị lại vang lên giữa rừng sâu khiến cả hai người gần sụm cả hai đầu gối xuống, không đứng vững nổi.
Những ánh đốm đỏ ấy nhấp nháy, lại nghe tiếng soàn soạt, tựa như cái gì đang đạp cây mà tới, lại có hơi gió mang theo khí tanh tưởi tới buồn nôn từ đây lướt tới, làm hai người càng ngày càng sợ hãi.
Lúc này thì từ bìa rừng vọng ra một tiếng gầm như sấm, tất cả đốm sáng kia bỗng nhiên tắt ngúm hết, cả khoảnh rừng lại trở nên tĩnh lặng. Rồi sau đấy vài phút, một tiếng thét xé gan xé ruột vang lên, lảnh lót xuyên qua tán lá. Chú Vinh đứng phắt dậy, lao ngay ra phía đấy, miệng hét lớn:
– Con tôi…
Cậu tú cũng giật mình vùng chạy cầm đuốc lao ra, tiếng thét từ bìa rừng vọng lại là nơi thân nhân bác Vinh đang ở lại chờ đợi hai người. Đang chạy theo chú Vinh thì cậu tú cũng lao ra theo, đang chạy thì tự nhiên thấy lạnh đốt sống lưng như có hơi lạnh thổi qua, cậu ngoái đầu lại nhìn thì sợ tới mức suýt rơi cả ngọn đuốc xuống. Ở cái nơi cậu và ông Vinh trưởng đoàn vừa đứng, bỗng nhiên xuất hiện hai ba cái bóng sáng mờ mờ, chúng cúi mặt bay tà tà mặt đất.
Cậu đứng sững như trời trồng, lúc này một cái bóng khẽ khàng ngẩng đầu lên, nhìn sơ qua thì cậu tú đoán “nó” là một cô gái. Nhưng chỉ có mái tóc dài thôi, còn mặt gần như nát bét cả mặt, cơ thịt và da mặt gần như tan nát hết cả, lộ xương hàm trắng hếu, còn hàm răng dưới thì gần như rơi ra hết. Tay chân nó cũng không còn nguyên vẹn, nó gần như đứt rã rời, lại giống như bị thứ gì đó cắn đứt, chỗ đứt nham nhở, máy chảy từng giọt lỏng tỏng xuống mặt đấy. Làm cậu tú điếng người nữa là nó mở mồm cười lên một tràng dài nữa, âm vang khe…khé.. như bị ai đấy bịt miệng phát ra, làm tim cậu tú rớt thịch một cái.
Nhìn kĩ thì cổ họng nó bị đứt, dây thanh quản cũng lòi ra một khỏng, còn hàm răng thì gần như sắp rơi xuống tận yếm ngực, máu thì như nhuộm đen cả bộ áo tứ thân vốn màu sặc sỡ kia. Nó cười cười rồi mắt lóe lên, là cái ánh sáng màu đỏ ma mị ban nãy, thoát cái nó bay tà tà về phía cậu.
Đúng lúc này thì lại có một tiếng gầm vâng vọng từ bìa rừng vọng vào, lũ ma quái kia giạt thót mình, như sợ hãi một thứ gì đấy, hoặc giả như được thứ gì đó gọi đi, liền quay sang nhìn cậu tú Nhĩ bằng ánh mắt thèm khát man rợ, rồi chần chừ quay người bay hun hút đi, biến mất trên tán cây cao.
Cậu tú vẫn còn sợ hãi, liền lồm cồm bò dậy, cầm đuốc lao theo ánh lửa le lói của chú Vinh mà chạy ra bìa rừng.
– Không ngờ vẫn mang được bộ xương già này về làng! Mệnh lớn thoát chết lần nữa chăng?
Rồi cụ nhìn về phía xa xăm, thở dài. Sư huynh cụ bấy giờ cũng đã tỉnh lại, ngồi trầm ngâm rồi quay sang nhìn cụ, hỏi:
– Niệm?
– Đúng thế sư huynh, tôi đang nghĩ về Đạo ngôn của Sư phụ lúc ta mới nhập môn, e rằng sắp ứng nghiệm rồi!
*****
Năm ấy, sau khi vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương, sĩ phu Bắc Hà cùng Ngài kháng chiến mười năm, cuối cùng thất bại vì phản trắc. Mười năm, cậu tú Nhĩ từ khi đầu còn để chỏm cũng lớn lên trở thành một thanh niên mười bảy tuổi.
Vừa đậu Tú Tài kỳ thi Hương ở trường thi Vinh, cậu liền bỏ kỳ thi Hội năm ấy vượt đèo trèo dốc về Tân Sở thì nghe tin dữ, liền thay đổi lộ trình, đi ra Bắc tìm về nơi căn cứ cuối cùng của cuộc khởi nghĩa- Yên Thế. Khi ấy cậu tú Nhĩ rời làng, ông Cử cha cậu tức đến nổ phổi, thằng con ông nuôi lớn bằng đầu bằng cổ, chỉ mong nó học dăm ba chữ Thánh hiền rồi ra làm quan, rạng rỡ tông tộc họ hàng.Cuối cùng nó bỏ lên rừng làm giặc cỏ, quản chi Hàm Nghi, giờ là năm Đồng Khánh nguyên niên, có Chủ thượng nào phải chui rừng chui rú đâu? Chỉ có Hoàng đế ở trong Cấm thành với Tây chứ còn ai nữa.
Cậu tú Nhĩ đi theo một đoàn thương lái bông đi từ Thừa Thiên ra Hà Nội, vốn là cậu đi một mình nhưng dọc đường đến Thanh Hóa thì gặp thương đoàn này, cả đoàn tải hàng đi thì người trong đoàn bị sốt rét nặng. Lúc ấy tưởng cửu tử nhất sinh thì gặp được cậu tú Nhĩ, vốn học được ít tâm đắc về thuốc Nam ở quê, cậu tận tình chạy chữa, sau đấy kết đoàn cùng đám người này. Vừa để dễ dàng chiếu cố nhau, vừa an toàn khi đông người vượt rừng núi không gặp phỉ, gặp cướp hay thú dữ gì.
Bấy giờ nước ta vẫn còn hoang sơ lắm, núi rừng còn lắm beo hổ, nên người ta phải kết thành đoàn đông người mới dám vượt núi vượt rừng. Bấy giờ mới sang Thu, đoàn thương lái đi tới Tam Điệp rồi, ông trưởng đoàn mới thở hắt một hơi, nói lớn:
– Giờ tới Tam Điệp rồi phỏng, vậy đầu Đông là ta chắc chắn tới được Hà Nội! Tối nay ta nghỉ ở đây, ngày mai lên đường sớm nhé các bác?
Nghe thế cậu Tú cũng chỉ cười cười, bấy lâu nay cậu chỉ quen ở nhà ăn no mặc ấm, nay ngủ ngoài trời, lại giữa rừng thế này thì có gì thú hơn. Cả đoàn người giả gianh, căng lều, ăn no rồi để lửa tại đấy đi ngủ. Ở nơi rừng rú hoang vu này, chỉ có tiếng gáy đêm của cú từ xa vọng về, tĩnh mịch đến đáng sợ. Cậu tú nằm thấp thỏm mãi, vừa thiếp đi một lúc thì nghe tiếng sột soạt, cậu hé mắt ra thì thấy một người đàn ông đồng hành đang mò mẫm đi ra ngoài.
Chắc mẩm người này đi vệ sinh, cậu lại nhắm mắt, chừng chục phút sau không thấy người kia quay lại, cậu tò mò dậy thì hoảng hốt: Cả lều năm sáu người nãy ngủ cùng cậu đều không một ai còn ở đây. Cậu Tú cũng sợ hãi, liền lồm cồm bò dậy, vén lều nhìn ra bên ngoài, rồi cậu sang bên lều của chủ đoàn, khẽ khàng hỏi:
– Chú Vinh! Chú Vinh ơi! Cháu bảo cái này!
– Cái gì vậy cậu Tú? Tôi ra ngay đây!
Rồi ông chủ đoàn chui ra, nghe cậu Nhĩ kể lại, liền giật mình lắm. Sắc mặt ông tái mét lại, mồm lắp bắp nói:
– Nói dại mồm, hay là bị Ma rừng nó dẫn đi rồi?
Sau khi bàn bạc một lúc cả hai người quyết định đốt đuốc đi tìm năm sáu người kia, cả hai chắc mẩm họ chỉ đi loang quanh rồi lạc đường không tìm được về trại. Dặn dò sơ sơ người nhà đi cùng, ông trưởng đoàn xốc lại quần áo, cầm thêm con dao rựa đi cùng cậu tú vào sâu trong rừng.
Buổi đêm ở rừng tĩnh mịch đến lạ kỳ, ở ngài có đám lửa trại nhìn vào tối hun hút khiến con người e sợ chùn chân bước tới. Đám lửa trại ở ngoài rừng, hai người liền cầm dao phát một đường nhỏ len vào, lần theo dấu chân mờ mờ dưới đất mà mấy người kia để lại đi sâu vào trong. Trong rừng cây cối rậm rạp khiến không khí như đặc quánh lại, nồng lên mùi ẩm thấp lân mùi lá mục, tán cây lại dày khiến ánh trăng không thể len qua kẽ lá, làm cho ánh đuốc chỉ nhấp nhem khoảng một sải tay. Cậu tú Nhĩ lúc này đảo mắt nhìn xung quanh, nhăn mũi hỏi:
– Chú có ngửi thấy mùi gì không? Cháu thấy có mùi tanh tanh, mà nó nồng lắm, không biết có ở gần đây không?
– Cậu tú ngửi thấy gì à, tôi không ngửi ra?
Trưởng đoàn chun mũi hít hà xung quanh, nhưng tựa như không ngửi ra gì, liền quay lại đáp.
Lúc này mặt bác Vinh trưởng đoàn thương lái mới tái lại, mặt cắt không còn giọt máu, cậu tú thấy lạ mới quơ tay lại lắc lắc, miệng hỏi lớn:
– Cái gì thế chú?
Rồi không đợi bác đáp cậu quay đầu lại nhìn. Mặt cậu cũng tái mét ra, sâu khỏi ánh đuốc là những đốm sáng đỏ chóe như ánh đom đóm lớn, nó cứ lập lòe như nhìn chăm chăm vào hai con người. Mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau chảy ra, lúc này thì một tiếng loạt tiếng cười khanh khách như đánh thẳng vào phòng tuyến tâm lý cuối cùng của họ- tiếng cười vừa ghê rợn, vừa ma mị lại vang lên giữa rừng sâu khiến cả hai người gần sụm cả hai đầu gối xuống, không đứng vững nổi.
Những ánh đốm đỏ ấy nhấp nháy, lại nghe tiếng soàn soạt, tựa như cái gì đang đạp cây mà tới, lại có hơi gió mang theo khí tanh tưởi tới buồn nôn từ đây lướt tới, làm hai người càng ngày càng sợ hãi.
Lúc này thì từ bìa rừng vọng ra một tiếng gầm như sấm, tất cả đốm sáng kia bỗng nhiên tắt ngúm hết, cả khoảnh rừng lại trở nên tĩnh lặng. Rồi sau đấy vài phút, một tiếng thét xé gan xé ruột vang lên, lảnh lót xuyên qua tán lá. Chú Vinh đứng phắt dậy, lao ngay ra phía đấy, miệng hét lớn:
– Con tôi…
Cậu tú cũng giật mình vùng chạy cầm đuốc lao ra, tiếng thét từ bìa rừng vọng lại là nơi thân nhân bác Vinh đang ở lại chờ đợi hai người. Đang chạy theo chú Vinh thì cậu tú cũng lao ra theo, đang chạy thì tự nhiên thấy lạnh đốt sống lưng như có hơi lạnh thổi qua, cậu ngoái đầu lại nhìn thì sợ tới mức suýt rơi cả ngọn đuốc xuống. Ở cái nơi cậu và ông Vinh trưởng đoàn vừa đứng, bỗng nhiên xuất hiện hai ba cái bóng sáng mờ mờ, chúng cúi mặt bay tà tà mặt đất.
Cậu đứng sững như trời trồng, lúc này một cái bóng khẽ khàng ngẩng đầu lên, nhìn sơ qua thì cậu tú đoán “nó” là một cô gái. Nhưng chỉ có mái tóc dài thôi, còn mặt gần như nát bét cả mặt, cơ thịt và da mặt gần như tan nát hết cả, lộ xương hàm trắng hếu, còn hàm răng dưới thì gần như rơi ra hết. Tay chân nó cũng không còn nguyên vẹn, nó gần như đứt rã rời, lại giống như bị thứ gì đó cắn đứt, chỗ đứt nham nhở, máy chảy từng giọt lỏng tỏng xuống mặt đấy. Làm cậu tú điếng người nữa là nó mở mồm cười lên một tràng dài nữa, âm vang khe…khé.. như bị ai đấy bịt miệng phát ra, làm tim cậu tú rớt thịch một cái.
Nhìn kĩ thì cổ họng nó bị đứt, dây thanh quản cũng lòi ra một khỏng, còn hàm răng thì gần như sắp rơi xuống tận yếm ngực, máu thì như nhuộm đen cả bộ áo tứ thân vốn màu sặc sỡ kia. Nó cười cười rồi mắt lóe lên, là cái ánh sáng màu đỏ ma mị ban nãy, thoát cái nó bay tà tà về phía cậu.
Đúng lúc này thì lại có một tiếng gầm vâng vọng từ bìa rừng vọng vào, lũ ma quái kia giạt thót mình, như sợ hãi một thứ gì đấy, hoặc giả như được thứ gì đó gọi đi, liền quay sang nhìn cậu tú Nhĩ bằng ánh mắt thèm khát man rợ, rồi chần chừ quay người bay hun hút đi, biến mất trên tán cây cao.
Cậu tú vẫn còn sợ hãi, liền lồm cồm bò dậy, cầm đuốc lao theo ánh lửa le lói của chú Vinh mà chạy ra bìa rừng.
/14
|