Năm ngày chớp mắt trôi qua.
Mấy mươi lượng bạc của Chu Mông Châu bay vèo, mà thương thế của Đặng Anh chưa thấy thuyên giảm gì.
Tên tiểu nhị chạy thuốc cho Chu Mộng Châu thấy kiếm được tiền nên rất sốt sắng, thuốc vừa hết là đã thấy gã lên tiếng gợi ý cho chàng.
Sáng hôm sau như thường lệ, gã vào phòng cười tươi hỏi tiền đi mua thuốc. Chu Mộng Châu cười khổ sở nói thật:
- Không giấu gì tiểu nhị ca, hôm nay đến tiền phòng tiền ăn cũng không có trả, lấy đâu tiền cất thuốc?
Tiểu nhị lúc đầu nghe thì trố mắt ngẩn người, nhưng rồi bèn gợi ý:
- Người ta sống cũng cần cái ăn đã đành, người ốm đau cần thuốc men chạy chữa, hay là thiếu gia thử xem trong người có vật gì đáng giá đem đi cầm cố?
Chu Mộng Châu nhún vai, thở ra nói:
- Nói cũng có lý, thế nhưng trong người tại hạ thực tình chẳng có thứ gì đáng giá!
Tiểu nhị nghe chàng nói đến vật có giá cũng không thì hỏi han thêm vài câu chiếu lệ rồi bỏ đi. Chu Mộng châu ngồi thừ bên bàn, buồn rầu không biết nên tính thế nào đây.
Tiểu nhị rời khỏi phòng Chu Mông Châu, liền đem chuyện chàng hết tiền báo cho lão chủ.
Sáng sớm hôm sau, lão chủ lập tức tìm đến phòng chàng.
Chu Mộng Châu thấy lão chủ xuất hiện, không nói cũng biết đến với ý gì, vội cười khổ nói:
- Chẳng phiền để ông chủ nói nhiều lời, tiền ăn ở qua vài hôm sẽ thanh toán thôi.
Lão chủ khách khí nói:
- Tiền ăn ở vài ngày thì không có gì đáng nói lắm, thế nhưng tiểu điếm chúng tôi nhỏ, sống chỉ nhờ vào mấy phòng này, hy vọng khách quan hiểu mà thông cảm cho.
- Điều này tại hạ tự hiểu rõ, chỉ có điều lúc này chúng tôi chưa tiện đi được, nên phiền ở thêm vài ngày, chúng tôi tất sẽ thanh toán đủ.
Nói một lúc, lão chủ mới bất đắc dĩ tạm lui ra. Chu Mộng Châu đi lui đi tới trong phòng buồn buồn chẳng vui. Cứ nhìn trong tay nải, ngoài pho tượng La Hán vàng là đáng giá ra, thì còn thứ gì đáng vài trinh? Thế nhưng vô luận tình thế ra sao, cũng không thể cầm cố pho tượng La Hán cửa sư phu phó thác.
Đứng bên giường với mớ đồ linh tinh, Chu Mộng Châu nắm bộ áo quần của mình đã đưa cho Đằng Anh mặc lên xem, tuy là còn tươm tất, nhưng cũng không thể đem bán. Nếu bán sau đó Đằng Anh lấy gì mặc? Nào ngờ, khi nắm bộ áo quần lên thì một vật gì rơi ra, chàng nhìn mới hay đó chính là chiếc cờ trắng hình tam giác, tín vật của Quy Hồn Bảo.
Chu Mộng Châu nhặt chiếc lệnh kỳ lên xem xét, trong đầu bỗng lóe lên một ý nghĩ, chàng nhớ gã trung niên chủ nhân của chiếc lệnh kỳ từng nói Quy Hồn Bảo danh chấn giang hồ, chẳng ai không biết. Nếu lời gã đúng như vậy đem lệnh kỳ cắm ngoài khách điếm, không biết chừng có người của Quy Hồn Bảo nhìn thấy, tất sẽ tìm đến liên lạc. Khi ấy việc tháo gỡ tình thế hiện tại không còn vấn đề, chẳng phải là biện pháp tốt hay sao? Nghĩ vậy chàng liền nắm kỳ lệnh đến tiền sảnh.
Tiểu nhị nhìn thấy chàng liền hỏi với giọng nhạt nhẽo, chẳng còn ân cần như trước đây:
- Thiếu gia có chuyện gì sai bảo?
Chu Mộng Châu nói:
- Lão ca xin gắn giúp chiếc tiểu kỳ này vào nơi dễ nhìn thấy nhất ở trước quán.
Tiểu nhị nhận lấy chiếc tiểu kỳ vẻ miễn cưỡng. Trên mặt hiện nụ cười khinh thị, nói:
- Làm gì chứ? Tiểu điếm tự có chiêu bài của mình?
- Lão ca không cần hỏi nhiều, xin cứ làm cho.
Tiểu nhị không vui, nói:
- Thiếu gia cứ về phòng, tôi sẽ làm.
Chu Mộng Châu thấy thái độ tiểu nhị thay đổi trong lòng tuy giận, nhưng nghĩ lại cãi nhau với bọn người này cũng chẳng lợi gì, nên bỏ về phòng.
Gã tiểu nhị ngược lại chờ đến khi chàng về phòng rồi, đem chiếc tiểu kỳ cắm đại sau cửa ra vào.
Lại nói, hôm ấy Đằng Anh tuy không còn uống thuốc và rửa vết thương, thế nhưng sau năm ngày chữa trị nên cũng có phần chuyển biến.
Chiều hôm ấy, chừng như dược lực đã có tác dụng, chỉ thấy cô ta rên khẽ một tiếng rồi cựa mình tỉnh lại.
Chu Mộng Châu vừa thấy thế thì vui mừng khôn xiết chạy lại bên giường gọi nhẹ:
- Cô nương, cô nương tỉnh rồi ư?
Đằng Anh thần trí chưa hồi tỉnh hoàn toàn, mắt hé mở chỉ nhìn thấy loáng thoáng bóng người, mấp máy môi hỏi:
- Ngươi ... ngươi ... là ai?
- Tại hạ là Chu Mộng Châu đây mà!
Đằng Anh lầm bẩm thì thào:
- Chu Mộng ...Châu, Chu ... Mộng . ... Châu . ...
Qua một lúc, đột nhiên "a" lên một tiếng, ánh mắt hữu thần nhìn Chu Mộng Châu nói:
- Ồ! Ta nhớ ra rồi, tiểu huynh đệ là ... Chu Mộng Châu.
Chu Mộng Châu gật đâu nói:
- Đúng vậy, tại hạ là Chu Mộng Châu!
Đằng Anh thần trí đã hồi tỉnh, tinh thần cũng khá lên, nhìn Chu Mộng Châu rồi lại nhìn quanh, hỏi:
- Đây là đâu? Ngươi đưa ta đến đây?
- Ừm, đây lã Ngưu gia trấn, tôi đưa cô nương đến đây đã năm hôm.
- Năm hôm?
- Phải, đã năm hôm?
- Nói vậy ta hôn mê đến cả năm hôm nay Chu Mộng Châu gật đầu đáp.
- Từ lúc cô nương hôn mê bất tỉnh trong cổ miếu đến giờ mới tỉnh lại.
Đằng Anh cố nhớ lại mọi chuyện, rồi hỏi:
- Tiểu huynh đệ ghi được toa thuốc chứ?
- Ừm, theo đúng cô nương, một toa thuốc uống trong, một toa thuốc rửa các vết thương trên người.
Đằng Anh nghe vậy thì cảm thấy hổ thẹn, hỏi:
- Ngươi tự tay rửa các vết cào sướt trên người ta?
Chu Mộng Châu lúng túng, không tự nhiên nói:
- Vâng.
Đằng Anh nhắm nghiền mắt lại, trên mặt lại phớt hồng.
Chu Mông Châu càng lúng túng ngượng ngập, chẳng biết cô ta có vì chuyện này mà trách cứ mình không. Chẳng ngờ Đằng Anh nhắm mắt, hồi lâu lại ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Chu Mộng Châu biết cô ta thương thế mới thuyên giảm, người còn yếu, cho nên chẳng đánh động. Tự mình ngồi vào bàn gục đầu nằm nghỉ, chẳng mấy chốc cũng ngủ mất!
Sáng hôm sau Đằng Anh thức dậy trước, nhìn thấy Chu Mộng Châu nằm ngủ ngay trên bàn, chờ chàng thức dậy liền hỏi:
- Cả năm hôm nay người chỉ ngủ như vậy sao?
Chu Mộng Châu không biết dối lòng, gật đầu.
Đằng Anh lặng thinh không nói gì, qua một lúc mới lên tiếng hỏi:
- Hiện tại đã giờ nào?
Chu Mộng Châu bước đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời, nói:
- Có lẽ đã vào đầu giờ thìn!
- Ồ, hẳn tôi cần uống thuốc!
Chu Mộng Châu nghe hỏi đến chuyện này thì ấp úng trong miệng, không biết nên nói thế nào. Đằng Anh ngược lại, hiểu nhầm, tưởng chàng ngượng ngùng khi mình đã tỉnh lại, không tiện giúp mình rửa vết thương, bèn nói:
- Không sao, lúc tiểu huynh đệ giúp tôi rửa vết thương, tôi cứ nhìn đi nơi khác, coi như tôi chưa hề tỉnh lại là được!
Chu Mộng Châu biết Đằng Anh hiểu nhầm ý mình, nhưng muốn phân bua thì lại không biết nên nói thế nào. Đằng Anh thấy Chu Mộng Châu không cự tuyệt cũng không đáp ứng, chẳng hiểu trong lòng chàng nghĩ gì. Lòng lấy làm lạ đưa mắt nhìn chàng, chỉ thấy trên mặt Chu Mộng Châu mày sầu mày ủ, cứ như trong lòng mang tâm sự gì, liền hỏi:
- Ê, ngươi sao vậy?
Chu Mộng Châu thấy tình hình đến nước này, cố giấu cũng không tiện, bèn thở dài đáp thật:
- Chẳng giấu gì cô nương, tiền tôi mang theo trong người đã hết sạch, đừng nói tiền thuốc ngày hôm nay, mà tiền ăn tiền phòng cũng không có trả.
Đằng Anh "a" lên một tiếng, ngẫm nghĩ giây lát nói:
- Ngươi đến đây giúp ta tìm xem trên đầu còn chiếc trâm không?
Chu Mộng Châu nghe vậy liền đến bên giường, tìm một lúc chẳng thấy, nói:
- Có lẽ đã rơi mất ở trong ngôi miếu.
- Vậy ngươi cứ đến gặp lão chủ thương lượng bảo tiền phòng tiền ăn tạm thời thiếu lại, tiền hốt thuốc nhờ lão ta trả giùm, sau khi hồi phục thương thế trong người, ta sẽ thanh toán hết.
Chu Mộng Châu lắc đầu đáp:
- Không được, tối qua chính lão chủ đến đây phàn nàn, chuyện này e không thành.
Đằng Anh trầm mặc một lúc, bỗng phấn chấn hẳn lên nói:
- Có cách rồi!
- Cách gì?
- Ngươi tìm phấn ra trước cửa khách điếm tìm nơi nào dễ thấy nhất vẽ hình chim ưng và sáu ngôi sao vòng quanh, nhất định có người đến giúp.
Chu Mộng Châu không hiểu bèn hỏi:
- Vì sao?
- Nói cho ngươi biết cũng không ngại gì, đây là ký hiệu của Quy Hồn Bảo chúng ta. Sau này nếu như tiểu huynh đệ lúc gặp nạn, cần sự giúp đỡ thì cứ làm như thế.
Chu Mộng Châu lại lắc đầu nói:
- Xem ra chẳng có hy vọng.
- Sao lại không? Đây là địa hạt thuộc phân đà Tây Bắc của Quy Hồn Bảo, đàn chủ là Âm Dương phán Hứa Vạn Thương cai quản rất nghiêm thuộc hạ, ông ta tuyệt đối không dám sơ sót.
Chu Mộng Châu vẻ lĩnh đạm nói:
- Tối hôm qua tôi đã nhờ tiểu nhị cắm chiếc tiểu kỳ của Quy Hồn Bảo ở bên ngoài, vậy mà đến bây giờ vẫn không thấy có người nào tìm đến liên lạc, chẳng phải lân cận đây không có bóng dáng người của quý bảo sao?
Đằng Anh ngạc nhiên hỏi lại:
- Thật vậy sao?
- Tôi chẳng lẽ lừa dối cô nương?
Đằng Anh nghe vậy thì sững ngươi giây lát, rồi bỗng nhiên phát ra mấy tràng cười quái lạ.
Chu Mộng Châu giật mình buột miệng hỏi:
- Cô nương làm sao thế?
Đằng Anh vừa cười vừa nói:
- Chẳng ngờ Cầu Hồn Diễm Sứ uy chấn đại giang Nam Bắc lại lạc phách tại đây. Ha ha ...
Chu Mộng Châu thấy thần thái cô ta thay đổi kỳ quái, sợ tổn thương đến bịnh tình, bèn nói:
- Từ từ tìm biện pháp!
Lúc ấy bỗng bên ngoại có tiếng gõ cửa, tiếng người hỏi vọng vào:
- Khách dậy rồi chứ?
Đằng Anh ngưng bặt tiếng cười nhìn Chu Mộng Châu hỏi:
- Ai vậy?
Chu Mộng Châu đã nhận ra giọng người kia là ai, thấp giọng nói:
- Lão chủ, chỉ e đến thúc ...
Đằng Anh vừa nghe đến đó, cắn môi nói:
- Không việc gì, cứ để lão ta vào, ta tự thương lượng với lão.
Chu Mộng Châu không còn cách nào ngoài việc đi mở cửa.
Đứng ngay tại cửa là lão chủ, sau lưng còn có tên tiểu nhị, trên tay hắn cầm một phong thư.
Lão chủ lấy phong thư trao cho Chu Mộng Châu nói:
- Vừa rồi có người trao thư đến cho thiếu gia, vừa khéo tôi cùng định lại đây thương lượng, nên tiện thể mà đến.
Chu Mộng Châu thừa hiểu ý lão muốn nói gì đưa mắt nhìn Đằng Anh, cô ta lúc này cũng chính đang đưa mắt nhìn chàng.
Chu Mộng Châu nhún vai vẻ hết cách đối phó.
Đằng Anh nói:
- Cứ xem thư trước rồi hãy tính!
Chu Mộng Châu buồn phiền, chẳng hiểu lúc này mà còn có ai gửi thư đến làm gì, nhưng cũng đưa tay bóc phong thư mở ra xem, bỗng reo lên:
- A! Gửi cho cô!
Đằng Anh đề nghị:
- Vậy hãy đọc giúp tôi!
Chu Mộng Châu đọc chầm chậm:
- Xin dâng trước ngân phiếu một vạn lượng, tạm dùng trong lức cấp sự, ba ngày sau xin dâng tiếp. Ngưỡng mong chớ chê thọ dụng Khách đồng cảm cuối trời phụng dân.
Đọc xong, Chu Mộng Châu xem bên trong phong bì, quả nhiên còn thấy một ngân phiêu trị giá vạn lượng.
Chàng kinh ngạc hỏi:
- Khách đồng cảm cuối trời là ai?
Đằng Anh nhíu mày liễu nhưng cũng không nghĩ ra, chặc lưỡi nói:
- Mặc là ai? Ngân phiếu này cứ thâu dùng, chuyện gì hoãn sẽ tính.
Nguyên do chủ quán nhân cơ hội đưa thư tới để tìm cách đuổi khéo bọn họ, chẳng ngờ nổi trong phong bì lại còn có tấm ngân phiếu trị giá đến một vạn lương bạc. Nên biết trong Ngưu gia trấn này có mấy trăm hộ, nhưng có đại phú trên vạn lượng thì thực đếm không hết ngón một bàn tay. Lúc này tự dưng bọn Chu Mộng Châu nhận được tấm ngân phiếu đến vạn lượng, lại còn ghi rõ ba ngày dâng lên tiếp, thử hỏi chuyện này khiến ai nghe chẳng chấn động.
Lão chủ lực này mặt mày tái xanh, gượng gạo nửa khóc nửa cười. Chu Mộng Châu nhìn thấy vừa thương hại vừa buồn cười.
Đằng Anh cười nhạt hỏi:
- Lão chủ, nghe nói tối qua ngươi định mời chúng ta đi khỏi đây vì không đủ tiền thanh toán ăn ở, giờ hẳn đến để đuổi phải không?
Lão chủ vội xua tay, cười méo miệng đáp:
- Nào dám, nào dám!
Lúc này trước tiền sảnh có một người, vừa bước vào, gã tiểu nhị chẳng hiểu ghé tai nói gì, lão chủ mặt mày tái xanh đáp vội:
- Tiểu nhân có chuyện gấp xin cáo lui, lát nữa sẽ đến hầu nhị vị!
Nói rồi không chờ Chu Mộng Châu và Đằng Anh kịp nói gì, vội vã bỏ đi.
Vừa đến trước tiền sảnh liền nhận ra chính là vị độc bá Ngưu gia trấn này, họ Ngưu tên Mãnh. Ngưu Mãnh đứng tại cửa, vừa nhìn thấy mặt lão chủ lớn tiếng hỏi ngay:
- Trong quán các ngươi có hai vị khách một nam một nữ trú lại phải không?
Lão chủ trong lòng nghĩ nhanh:
- Chẳng lẽ tấm ngân phiếu đôi nam nữ kia vừa có được là bất chính, cho nên Ngưu đại gia mới đến vặn hỏi?
Nghĩ vậy, vội cúi người đáp:
- Vâng, vâng. Bọn họ nghèo xác đến tiền ăn ở cũng không có trả tôi, tối qua tiểu nhân định tống họ ra khỏi đây, nhưng thấy tội nghiệp nên tạm thời cho nghỉ lại qua đêm. Hôm nay chẳng ngờ tự nhiên có người dâng đến một tấm ngân phiếu trị giá đến cả vạn lượng bạc.
Tiểu nhân nghĩ nhất định có chuyện mờ ám trong tấm ngân phiếu này. Ngưu đại gia xin sáng suốt điều tra.
Chẳng ngờ, lão vừa nói xong "bốp" một tiếng, nhận đủ một cái tát của Ngưu Mãnh, lại nghe chửi:
- Con lừa! Còn chưa mau đưa ông đến gặp họ, lát nữa ông lột da ngươi!
Ngưu Mãnh vốn người thô lỗ hung hãn, độc bá tiểu trấn này, nên phát nộ là khiến người trong toàn trấn phải khiếp. Lão chủ lãnh một cái tát mà chẳng hiểu phạm tội gì. Thế nhưng nghe nói vậy, vội vàng cúi đầu đáp:
- Dạ, dạ, tiểu nhân xin dẫn đường.
Lão chủ nói rồi liền hối hả đi trước dẫn đường, đến trước phòng bọn Chu Mộng Châu, chưa kịp nói đã bị Ngưu Mãnh xô dạt ra ngoài.
Gã tự mình xông vào phòng, chỉ thấy Đằng Anh nằm yên trên giường, một thiếu niên ngồi cạnh giường. Gã liền tiến lên mấy bước thi lễ, cung kính nói:
- Thuộc hạ phân đàn Tây Bắc, Ngưu Mãnh xin bái kiến nhị vị Hương chủ!
Chu Mộng Châu bất ngờ thấy có người tướng tá hùng hổ xông vào lại cung kính thi lễ, tự xưng là thuộc hạ bái kiến Hương nhủ, nhất thời ngạc nhiên chẳng hiểu ra chuyện gì.
Thế nhưng Đằng Anh nằm trên giường mặt lạnh lại, giọng trách cứ:
- Sao giờ này mới đến?
Ngưu Mãnh không dám ngẩng đầu đáp:
- Vừa rồi nhận được tin tức, thuộc hạ lập tức đến ngay không dám chậm một giây!
Đằng Anh trừng mắt quát:
- Nói bậy! Kỳ lệnh Quy Hồn Bảo gắn ngoài cửa đã một đêm, vậy mà một bóng ma cũng không thấy bén mảng, chúng bây ở đây chết hết rồi sao?
Ngưu Mãnh bị trách mắng không dám cải nửa lời, cúi đầu cung kính bẩm cáo:
- Đằng hương chủ nói lệnh kỳ cắm ở cửa, thuộc hạ vào sao không hề nhìn thấy?
Đằng Anh cười nhạt một tiếng:
- Hắc! Không nhìn thấy ư? Mắt ngươi để ở đâu chứ? Tiểu huynh đệ, ngươi nói cho hắn biết kỳ lệnh cắm ở đâu, để hắn bò đi xem!
Chu Mộng Châu chỉ tay vào gã tiểu nhị, nói:
- Tôi bảo vị này đi cắm giùm!
Ngưu Mãnh vừa nghe thế, sấn lên một bước quái hỏi:
- Kỳ lệnh mày cắm ở đâu hử?
Tiểu nhị phát run, biết chuyện không xong, vừa khóc vừa nói:
- Cắm ở sau cửa ạ!
Ngưu Mãnh vừa nghe đến đó, thét lớn một tiếng, "bốp bốp " liền mấy cái tát vào mặt tiểu nhị, khiến hắn vừa lăn vừa bò trên đất. Ngưu Mãnh chửi đổng:
- Mẹ kiếp! Mày định chọc giận đại gia đây mà!
Tiểu nhị bị đánh văng ra góc cửa, mặt mày sưng húp, định chuồn ra ngoài, nhưng Đằng Anh bỗng gọi giật lại:
- Bò vào đây!
Tiểu nhị không dám trái lời, bò trên đất mà tiến vào.
Đằng Anh hỏi:
- Chủ ngươi đâu?
Lão chủ lúc này nép ngoài cửa, nghe hỏi liền run run bước vào nói:
- Tiểu nhân ở đây.
Ngưu Mãnh thấy lão cứ lập cập ngoài cửa, quát:
- Còn không mau bước vào đây?
Lão chủ vào hẳn bên trong, Đằng Anh nói:
- Tấm ngân phiếu này ngươi giữ đổi thành tiền mặt cho ta, coi như yên tâm không sợ mất tiền ăn ở của chúng ta nhé.
Lão chủ tái mặt gượng cười nói:
- Cô nương xin yên tâm dưỡng bệnh, chút tiền mọn này tiểu nhân tuyệt đối không dám nhận.
Đằng Anh gắt giọng:
- Sao? Chẳng phải tối qua vì thiếu tiền ăn ở, ngươi định đuổi chúng ta đi là gì?
Ngưu Mãnh lúc ở tiền sảnh cũng đã nghe chuyện này, liền trừng mắt nhìn lão chủ. Lão chủ khiếp hãi quỵ người trên sàn, khóc nói:
- Tiểu nhân có gan hùm mật gấu cũng không dám nói lời như vậy, chỉ có điên khùng mê dại mới dám mạo phạm cô nương, xin thương tình ...
Đằng Anh "hừ " một tiếng, nói:
- Bổn cô nương bình sinh xem thường lũ các ngươi!
Chu Mộng Châu từ đầu đến giờ chỉ bàng quan lặng nghe, thấy lúc này Đằng Anh ra uy như Đại nội thiên tử, quần cư nhất thiết, lòng thầm nghĩ:
- Xem ra Quy Hồn Bảo trong giang hồ danh uy chấn động chớ chẳng nghi, thế nhưng Đạo An phương trượng sao chưa từng nhắc đến tên Quy Hồn Bảo với mình thế nhỉ?
Chu Mộng Châu lại nhớ lần đầu vô tình gặp Đằng Anh, lúc ấy chỉ là một thiếu phụ phong tình lả lơi, lần thứ hai gặp ở trong cổ miếu, cô ta quật cường đánh nhau với con vượn quái ác, thì hùng tráng bất khuất, đúng là một nữ nhi hào kiệt. Mấy hôm nay dưỡng bệnh trong khách điếm này thì yếu đuối như mọi bệnh phụ khác, nhưng lần thứ tư này ra oai khiếp chúng mới thấy rõ là một nữ trượng phu. Bốn thần thái liên tiếp hiện lên trong đầu Chu Mộng Châu, khiến chành mơ hồ khó hiểu, cứ đứng nghĩ ngợi đến thất thần.
Đột nhiên bên tai nghe gọi lớn:
- Ê! Tiểu huynh đệ, ngươi làm sao vậy?
Chu Mộng Châu giật minh sực tỉnh. Lúc này mới hay bọn Ngưu Mãnh và lão chủ biến đâu mất, trong phòng ngoài Đằng Anh ra còn có thêm một thiếu phụ áo xanh.
Chu Mộng Châu "a" lên mặt tiếng nói:
- Bọn họ đâu hết rồi? Vị này là ai?
Đằng Anh bật cười, nói:
- Con người ngươi mới thật hay, tự nhiên lại phát ngây phát dại, người ta nói đến mấy lần mà ngươi tợ hồ như chẳng nghe thấy gì?
Chu Mộng Châu ngơ ngác hỏi:
- Cô nương vừa nói gì?
Thanh y thiếu phụ liền tiếp lời:
- Thiếu gia tạm thời xin rời phòng. Đằng cô nương phải thay áo quần.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì đỏ mặt, vội bước ra cửa. Bấy giờ mới gặp bọn Ngưu Mãnh đứng thành hàng trước tiền sảnh như chờ đợi.
Ngưu Mãnh đối với Chu Mộng Châu cũng cung kính như đối với Đằng Anh. Gã vốn chẳng hiểu Chu Mộng Châu đảm nhận chức gì trong bổn bảo, thế nhưng thấy chàng có thể ở cùng với Đằng Anh thì không dám xúc phạm. Cho nên vừa thấy chàng là đã lập tức cúi người thi lễ.
Lát sau, thanh y thiếu phụ trở ra, cúi người nói:
- Bẩm Ngưu đại gia, cô nương đã xong.
Ngưu Mãnh gật đầu nói:
- Hảo! Chúng ta chuẩn bị lên xe, cô nương người không khỏe, ngươi cần chăm sóc chu đáo!
Thiếu phụ liếc xéo gã một cái, nói:
- Phải đợi đại gia căn dặn.
Nói rồi quay trở vào phòng Đằng Anh, lát sau trở ra, hai tay dìu người Đằng Anh. Chu Mộng Châu vẻ ngạc nhiên, nhưng Ngưu Mãnh đã giải thích:
- Khách điếm phức tạp ồn ào, ăn uống lại bất tiện, cho nên thuộc ha mời Chu hương chủ và Đằng hương chủ về tệ xá nghỉ ngơi vài ngày.
Chu Mộng Châu nghe nói đến dời chỗ ở, thì nhớ ra pho tượng La Hán nói:
- Chờ một lát tôi phải lấy đồ.
Đằng Anh cười hỏi:
- Phải cái này không?
Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn thì quả nhiên thấy chiếc hộp gỗ nằm trong tay cô ta, gật đầu đáp:
- Đúng vậy.
Nói rồi, bước đến phía Đằng Anh định lấy lại chiếc hộp. Nhưng Đằng Anh nói:
- Tạm thời ta giữ cho, chẳng mất đâu.
Chiếc hộp đựng tượng La Hán vốn trước giờ luôn nằm bên người chàng, lúc này nghe Đằng Anh nôi vậy, tuy không hài lòng, nhưng cũng không tiện tranh cãi.
Bấy giờ cả bọn lên xe theo sự sắp đặt của Ngưu Mãnh về gia trang của gã nghỉ ngơi.
Vốn là sáng nay, Ngưu Mãnh nhận được một bức thư nặc danh nói rõ vị tiểu muội của Bảo chủ Quy Hồn Bão thọ thương, nằm dưỡng bệnh trong Duyệt Lai khách điếm, trong người tiền phí dưỡng bệnh đã cạn kiệt, cần phải được chiêu cố. Bên dưới bức thư chỉ vẽ hình chim ưng và sáu ngôi sao, đúng là hiệu lệnh của Quy Hồn bảo.
Uy danh của Đằng Anh thì người trong Quy Hồn Bảo chẳng ai là không biết. Ngưu Mãnh ở địa phương này tuy là xưng bá nhất phương, nhưng tính ra thân phận cũng chỉ mới là một tiểu đầu mục, thuộc hạ phân đàn Tây Bắc của Quy Hồn Bảo. Cho nên so với Đằng Anh thì thân phận kém xa lắc xa lơ.
Nay nhận được tin Đằng Anh nằm dưỡng thương trong khách điếm thuộc đia phận của mình, thì lập tức đem theo ái thiếp của mình đến nghênh tiếp, càng gọi là nhân hạnh ngộ mà sau này có khi hưởng lộc của Bảo chủ.
Về đến Ngưu gia trang, mọi chuyện ăn uống và chăm sóc vết thương của Đằng Anh đều do một tay tỳ thiếp của Ngưu Mãnh làm lấy.
Sáng hôm ngày thứ ba, quả nhiên có thêm một phong thư đưa đến. Bên trong lại thêm một tấm ngân phiếu trị giá một vạn lượng, ký tên bên dưới vẫn là " khách đồng đạo cuối trời".
Chẳng biết vị khách dấu tên này là ai, nhưng đã tận lòng như vậy, Đằng Anh cũng chỉ biếm nhận lĩnh.
Chu Mộng Chậu được bố trí nghỉ ngơi trong một phòng phía trước, ngoài nghỉ ngơi dạo chơi, thỉnh thoảng chàng cũng đến thăm bệnh tình Đằng Anh.
Qua chừng năm ngày, thấy Đằng Anh thương thế đã giảm nhiều, chàng nghĩ vì chuyện cô ta mà mình đã trễ một khá nhiều thời gian.
Hiện tại cô ta đã có người của mình chăm sóc, thực chẳng cần đến chàng chiếu cố. Khi ấy quyết đinh bỏ đi.
Hôm ấy đến thăm Đằng Anh, chàng tìm cớ hỏi lấy lại pho tượng La Hán rồi đến đêm lặng lẽ bỏ đi.
Sáng hôm sau, Ngưu Mãnh phát hiện ra Chu Mộng Châu đã bỏ đi, liền đến báo với Đằng Anh. Đằng Anh ban đầu hơi sững người, nhưng rồi cười bảo:
- Mặc hắn, cứ để hắn đi.
Ngưu Mãnh thực mơ hồ chẳng hiểu quan hệ giữa bọn họ là thế nào, thế nhưng không dám nhiều lời vấn hỏi.
Đằng Anh tuy nói vậy, những đến khi Ngưu Mãnh trở gót lui ra, còn lại một mình trong phòng, thì thở dài lẩm bẩm một mình:
- Ài! Đi thì đi, nhưng cớ gì chẳng một lời từ biệt!
Lại nói, Chu Mộng Châu đêm đó tìm đường lên Lục Bàn Sơn, lộ phí đã hết. Nhưng may chàng đã chuẩn bị trước, nên gói một ít bánh khô ở nhà Ngưu Mãnh mang theo, cũng đủ dùng trong hai ngày đường.
Chu Mộng Châu thi triển khinh công, đi đến hai ngày đường, thì cũng tìm lên được Lục Bàn Sơn.
Lên núi chừng mất hai canh giờ, bỗng nghe vẳng tiếng chuông thâm u, Chu Mộng Châu ngước mắt nhìn, thấy một cốc núi sâu trăm trượng tiếng chuồng chính là vọng ra từ đó.
Vòng qua một hẻm núi, bấy giờ bắt gặp một bia đá dựng bên đường, ghi mấy chữ Bổn Nguyên Tự một đoạn đường núi ngoằn ngoèo chính dẫn vào hướng cốc núi.
Chu Mộng Châu nghĩ Bổn Nguyên Tự nhất đinh nằm trong cốc núi, liền sãi bước theo đường núi đến vào.
Đi được chừng nữa đường, đột nhiên chàng dừng chân lại, suýt nữa la lên, vội nhảy người nép vào gốc cáy đưa mắt nhìn.
Nguyên là trên một bãi đá bằng cách đó không xa, một vi tăng già đầu láng bóng đang ngồi kiết đà trên phiến đá xanh, người khoác cà sa trễ một vai.
Trước mặt tăng nhân không xa là hai thiếu nữ đứng sóng vai nhau, thần thái tư mạo đều kiều diễm xinh đẹp, trên người vận sa mỏng đến mức có thể nhìn thấy rõ làn da trắng nõn.
Chu Mộng Châu lòng lấy làm lạ, không biết hai thiếu nữ kia ở đây cùng vị tăng già với ý gì, lúc ấy chàng không dám vội xuất hiện.
Vị tăng già mắt nhắm hờ, miệng lẩm bẩm như tụng đọc gì. Còn hai thiếu nữ thì đứng bỡn cợt bên nhau cười nói khúc khích, tư thái ra vẻ khiêu gợi kích động, Thời gian qua chừng tuần trà, một trong hai thiếu nữ bỗng nói:
- Từng nghe Nhẫn đại sư luyện đắc phật gia tâm pháp, tâm xuất tam giới, thân ngoại ngũ hành, tỷ muội chúng ta không quản ngàn dặm đến viếng, cũng là để lĩnh giáo uy lực Phật gia tâm pháp thật ra lợi hại thế nào. Nếu người không dám mở mắt tận hưởng tỷ muội ta diễn hiến Thiên Ma Vũ thì chứng minh cái gọi là uy lực Phật gia tâm pháp của các ngươi chỉ là hư ngôn. Đến lúc ấy tỷ muội ta chẳng khách khí mời ngươi cải luyện Cửu Thiên Huyền Âm ma pháp.
Chỉ nghe lão tăng cao giọng niệm Phật hiệu:
- A Di Đà Phật!
Thiếu nữ thứ hai nói:
- Tỷ tỷ, mặc lão ta thế nào, trước hết ta cứ diễn Thiên Ma Vũ, đợi đến khi diễn đệ tam quan, nếu hắn vẫn không chịu mở mắt nhìn, đủ thấy hắn còn chưa dứt hồng trần ngoại giới.
Khi ấy bức hắn luyện Cửu Thiên Huyền âm ma pháp.
Thiếu nữ ban đầu đáp:
- Hảo!
Vừa nói xong, hai thiếu nữ bất đầu uốn éo thân hình cùng nhau múa.
Gần như cùng lúc hai thiếu nữ bắt đầu múa, thì hướng đáy cốc trổi lên tiếng sáo nhạc du dương. Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn thì thấy dưới một gốc cây lớn, ngồi một hàng thiếu nữ khỏa bán thân, tay sáo tay tiêu tấu lên khúc nhạc êm dịu.
Hai thiếu nữ vừa ca vừa múa quanh người lão tăng, tiếng ca như tiếng ngọc rót vào tai người nghe ngây ngất mê lòng, kèm theo hương xuân thiếu nữ phảng phất trong lòng, thực khiến nam nhân chỉ nghe không cũng đã mê hồn. Hai thiếu nữ cứ như hai cánh hồ điệp vờn vờn trong gió xuân, tiếng ca lúc vút lên như tiếng chim líu lo, khi lại trầm xuống như suối reo róc rách, thế nhưng lão tăng vẫn ngồi bất động, mắt nhắm lim dim, miệng đọc lâm râm, thần sắc không chút thay đổi.
Ngược lại, Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn hai thiếu nữ múa lượn hát cười như tiên nữ giáng thế, hương thơm tỏa ra phảng phất, khiến nhiệt huyết trong người chàng đi lên. Tim đập rộn ràng theo tiếng hát, mắt như đứng tròng sợ hai cánh bướm biến mất, tai như hứng hết lời ca tiếng nhạc, mũi như hưởng tận hương sắc thoảng đến, ngây ngất ngây ngất, chừng như muốn nhảy người ra múa theo.
Hai tay chàng bấm vào gốc cây, đột nhiên vung tay đấm mấy cái vào gốc cây thật đau, khi ấy mới hơi tỉnh trí lại. Chu Mộng Châu nhìn lão tăng ngồi yên bất động, chừng như không chút loạn tâm. Lòng nghĩ:
- Nếu ta không nhanh nhắm mắt lại, thì khó có thể vượt quá cám dỗ này!
Nghĩ đến đó, chàng lại nhắm nghiền mắt.
Nào ngờ, không nhắm thì thôi, nhắm mắt lại thì tiếng nhạc như trỗi cao hơn, hình ảnh của hai thiếu nữ kín kín hở hở trong tấm sa y cứ vờn vờn trong đầu không dứt. Một ma lực khiến cho Chu Mộng Châu tim đập loạn xạ đến khó thở, cả người nóng ran chẳng sao chịu nổi, tay chân rã rời, người lâng lâng tợ hồ như sắp bị dung hóa tiêu tan theo ảo ảnh.
Đột nhiên, chính lúc ấy tiếng nhạc, tiếng hát ngừng bặt.
Chu Mộng Châu như tỉnh lại sau cơn mộng, trán toát mồ hôi, mở mắt ra nhìn, thấy hai thiếu nữ đã ngừng múa, lão tăng mắt vẫn không thay đổi ngồi yên trên bệ đá.
Chu Mộng Châu nhớ lại một đoạn ảo cảnh vừa qua mà lòng vừa khiếp vừa thẹn, thầm rủa:
- Chu Mộng Châu, ngươi thật chẳng xứng là đệ tử Phật gia!
Đột nhiên, lúc ấy tiếng nhạc lại trỗi lên.
Chu Mộng Châu nghĩ bọn ma nữ này chuẩn bi khúc vũ thứ hai để tránh bị hút vào huyền cảnh ma lực, chàng liền ngồi xuống trên đất, nhắm mắt lại hít thở điều hòa thi triển nội công tâm pháp mà Đạo An phương trượng trước đây truyền thụ.
Hai thiếu nữ trước khi bắt đầu múa vũ khúc thứ hai bỗng cất tiếng cười lanh lảnh, tiếng cười vừa dâm đãng vữa cuồng thú, khiến Chu Mộng Châu bị bất ngờ nghe lọt tai, bất giác cả người sờn gai ốc, ngứa ngáy không chịu nổi.
Chu Mộng Châu nhất niệm tĩnh tâm, ngoại loạn nội cố bấn loạn, lưỡi đặt mái ngói, mắt quán mũi, mũi quán tâm, bảo trì Linh cái trống rỗng, tạp niệm mới bớt phái sinh.
May vừa lúc ấy tiếng cười dâm loạn của hai thiếu nữ im bặt, thay vào đó là tiếng hát véo von. Chu Mộng Châu vốn cứ muốn nhìn xem lão tăng định tâm trước ma lực của bọn ma nữ này thế nào, nhưng lúc này cũng không còn dám.
Qua một hồi, đầu óc bắt đầu nghĩ vẩn vơ, tiếng nhạc lại lọt sâu vào Tâm khảm, tính tò mò buộc chàng mở mắt nhìn. Chẳng ngờ, vừa nhìn thì nhận ra cả hai thiếu nữ đã thoát y từ bao giờ, hai thân hình trắng nõn lồ lộ trước mắt, nhũ phong dao động phát ra một mê lực kinh hồn.
Chu Mộng Châu hai mắt như đứng tròng, tâm khởi loạn, máu nóng rạo rực, cả người run bắn lên, cắn răng vào môi đến bật máu.
Lại nói, lúc này lão tăng đã mở trừng mắt, hai thiếu nữ khỏa thân vờn múa trước mặt, lão tăng nhìn mà như không hề thấy, mặt vẫn như thường, thản nhiên tự tại, không một chút biến đổi.
Hai thiếu nữ nhìn thấy vậy thì múa càng nhanh mạnh, thân hình uốn éo như hai con mãng xà, miệng cười mắt liếc những cái liếc dâm đãng, đôi nhũ phong không ngừng rung lên, chốc lại còn phát ra tiếng cười rú phóng dật, tạo thêm tính kích thích mê hoặc.
Lão tăng như bì kích chấn, trong ánh mắt bỗng phát hàn quang nhìn đanh hai thiếu nữ, sắc mặt thủy chung vẫn không một tia thay đổi.
Ngược lại, Chu Mộng Châu cắn môi bật máu, nhưng vẫn vô hiệu, mắt nhắm nghiền mà người cứ lắc lư đung đưa theo tiếng ca, trước mắt luôn luôn là ảo ảnh hai thân hình lõa thể vờn vờn khiêu gợi, người nóng bừng bừng, tợ hồ như sắp nhảy ra hòa thân vào cuộc hành loan trong vũ điệu luân thường. Không bao lâu Chu Mộng Châu đã không còn làm chủ được mình, hai tay chơi vơi như cầu xin, như van nài, như thèm muốn.
Chính lúc ấy, bỗng một tiếng rống dài lọt vào tai khiến chàng nhảy nẩy người lên rồi đổ người xuống hôn mê bất tỉnh nhân sự.
Không biết đã qua bao nhiêu lâu thời gian, Chu Mộng Châu mơ mơ màng màng như từ một thế giới khác trở về, có một bàn tay ấm ấp vỗ vỗ nhẹ trên người mình.
Chàng từ từ mở mắt ra, nhận thấy mình nằm trong một thiền thất, ngồi bên cạnh là một lão tăng. Chàng nhận ra chính là Nhẫn đại sư.
Nhưng nhìn quanh không còn thấy hai ma nữ kia đâu. Nhớ lại mọi chuyện, Chu Mộng Châu bất giác đỏ mặt lên vì thẹn.
Nhẫn đại sư như đọc được tâm trạng của thiếu niên, nói:
- Tiểu thỉ chủ còn nhỏ tuổi mà đã có thể duy trì đến đệ nhị quan màn diễn Thiên Ma Vũ đủ thấy lực định tâm chẳng phải tầm thường, lão nạp lấy làm khâm phục.
Chu Mộng Châu trở người ngồi dậy hỏi:
- Lúc đệ tử vào cốc, đại sư còn nhắm mắt, sao phát hiện được đệ tử? Có phải đại sư phát tiếng rống kia cứu đệ tử thoát khỏi ma lực của chăng?
Nhẫn đại sư nhẹ nhàng đáp.
- Lão nạp tuy không mở mắt, nhưng sau khi thi triển Phật gia tâm pháp, từ thực phản hư mà có thể đạt đến thiền nhãn thông, thiên nhĩ thông, nội trong trăm trượng đến ruồi bay kiến chạy cũng có thể quan sát rõ ràng!
Chu Mộng Châu nghe thế buột miệng tán thưởng:
- Đại sư Phật pháp vô biên!
Đại sư bỗng nhớ lại một chuyện, bèn hỏi:
- Lão nạp ẩn cư tại Bổn Nguyên Tự này đã lâu, người trong thiên hạ rất ít biết, tiểu thí chủ làm sao tìm được vào đây?
- Đệ tử do sư phụ phái đến đây, chính nhờ Đạo An phương trượng Khai Nguyên Tự họa một địa đồ chỉ đường, nếu không thì đệ tử chỉ e chẳng dễ dàng tìm lên được đây.
- Ồ? Sư phụ của ngươi là ai? Đạo An phương trượng làm sao lại họa địa đồ cho ngươi lên đây?
Chu Mộng Châu khi ấy mới gỡ tay nải lấy chiếc hộp gỗ có bức tượng La Hán ra. Nhẫn đại sư vừa nhìn thấy "a" lên một tiếng, gật đầu lia lịa:
- Hảo! Hảo! Ngươi cất vào đi, lão nạp đã hiểu.
Chu Mộng Châu nghe theo lời, cất pho tượng vào lại tay nải, ngước mắt nhìn lên, thì thấy Nhẫn đại sư đã nhắm mắt nhập định.
Chàng tuy có nhiều vấn đề để hỏi, thế nhưng lúc này đành nén lại trong lòng, không đánh động đại sư.
Từ hôm đó Chu Mộng Châu lại được vị Trụ Trì Bổn Nguyên Tự, Nhẫn đại sư lưu lại trong chùa. Đích thân Nhẫn đại sư truyền thụ cho chàng Phật gia tâm pháp và một pho Phiên Thiên chưởng.
Pho Phiên Thiên chưởng tổng cộng ba mươi sau thức, cứ cách hai ngày đại sư dạy cho Chu Mông Chu một chiêu. Sau bảy mươi hai ngày thì truyền thụ xong pho Phiên Thiên chưởng.
Lại nói, Chu Mộng Châu lúc này từ võ học cho đến kiến thức Phật pháp đều đã có căn đế vững bền, nên hấp thụ mọi truyền thụ của Nhẫn đại sư rất nhanh.
Hôm ấy, sau khi dạy xong chiêu cuối cùng trong Phiên Thiên chưởng, Nhẫn đại sư nói:
- Khi Đạo An phương trượng chỉ ngươi đến đây, từng căn dặn lời gì chứ?
Chu Mộng Châu đáp:
- Đạo An phương trượng dạy rằng:
phàm gặp chuyện gì nghĩ nhiều hơn hỏi, nhất là về chuyện ...
Nhẫn đại sư nghe đến đó cắt ngang, nói:
- Ta thì không đồng ý với cách nói này của Đạo An, chỉ cần mình tự làm chú tâm mình triệt để thì chuyện gì cũng không biết? Chuyện gì cũng không thể hỏi?
Chu Mộng Châu thấy lạ, nói:
- Ý đại sư, đệ tử thật chưa hiểu.
- Ngươi bất tất nóng vội, từ từ nghe ta nói hết.
Chu Mộng Châu đoán định Nhẫn đại sư sắp thổ lộ một bí mật gì, khi ấy lắng tai nghe.
- Người lệnh ngươi mang pho tượng La Hán vàng đến đây gọi là Kim La Hán.
- Chính Đạo An phương trượng cũng đã nói cho đệ tử biết điều này.
Nhẫn đại sư nói tiếp:
- Kim La Hắn và lão nạp tuyệt không hợp ý với nhau, cứ ngẫu nhiên gặp nhau thế nào cũng sẽ là một cuộc chia tay chẳng vui vẻ. Cuối cùng lã một trận tranh cãi quyết liệt, chúng ta chia tay nhau với câu thề suốt đời này không bao giờ gặp mặt nhau, nhớ lại cũng đã hai mươi năm trôi qua.
Chu Mộng Châu nghe chăm chú, không lên tiếng cắt ngang.
Nhẫn đại sư nhắm mắt lại giây lát như hồi ức quá khứ, rồi nói:
- Từ sau lần chia tay ấy, lão nạp lui về Lục Sơn này ẩn tu và nghiên cứu Phật gia tâm phắp, Kim La Hán thì dẫm cước giang hồ, chẳng ngờ chỉ sau ba năm thì vang danh thiên hạ.
Giang hồ lại thêm một đệ nhất cao thủ Phật gia.
Chu Mộng Châu lần đầu tiên nghe về chuyện quá khứ của sư phụ mình, trong lòng rất phấn chấn.
Nhẫn đại sư tiếp:
- Chính đương lúc ông ta thịnh danh giang hồ nhất, bỗng nhiên mất tích một cách hết sức đột ngột, chẳng ai biết ông ta ở đâu. Nhiều người đoán thế này, có người đoán thế kia, nhưng chung quy không ai đưa chứng cứ rõ ràng. Một hôm, Kim La Hán tự nhiên xuất biện ngay tại Bổn Nguyện Tư này. Lão nạp trước đó bình thường rất hay tranh cãi với ông ta, nhưng lần ấy, tự dưng trong lòng bội phục võ học của ông ta, thấy ông ta còn tại thế thì lại vô cùng vui mừng. Sau khi đến đây, chỉ nói ràng sau này nếu như có người nào nắm tín vật của ông ta là pho tượng La Hán vàng này đến đây, hy vọng ta không hẹp hòi mà truyền thụ cho một hai môn võ công tâm độc nhất, lúc bầy giờ ta vui vẻ nhận lời. Chỉ nói bấy nhiêu, Kim La Hán lập tức bỏ đi. Hôm nay coi như lão nạp đã hoàn thành một sứ mạng của Kim La Hán phó thác, ta cảm thấy nhẹ nhàng. Pho Phật gia tâm pháp có thể giúp ngươi khi gặp nguy khốn định tâm bất loạn, trí tuệ sáng suốt mà giải quyết sự việc. Pho Phiên Thiên chưởng đủ để ngươi làm bửu bối hộ thân trên đường hành hiệp giang hồ.
Chu Mộng Châu quỳ xuống dập đầu nói:
- Đa ta đại sư dưỡng bồi, đệ tử cảm ơn suốt đời!
Nhẫn đại sư không hề có một biểu hiện gì, hỏi tiếp, - Khi Kim La Hán phái ngươi mang tín vật đến chỗ Đạo An phương trượng và ta đây còn căn dăn đi thêm nơi nào khác không?
- Gia sư có trao thêm một thiếp danh đến nhiều nơi.
Vừa nói chàng vừa lấy trong người ra tấm thiếp ghi tên các nơi sẽ đến. Nhẫn đại sư đón lấy xem qua, mi bạc nhíu lại nói:
- Như vậy xem ra trọng trách của ngươi không nhỏ tí nào?
- Dù trọng trách bao lớn, đệ tử đã nguyện tận lực đảm nhận.
- Khá lắm! Ngươi đã có nghị lực và đại nguyện như thế, theo lão nạp phán đoán thì sư phụ ngươi gặp phải cường địch mà bản thân ông ta không đối phó nổi. Nên quyết định giao sứ mệnh cho đệ tử, hy vọng đệ tử hấp thụ hết tinh hoa võ học trong Phật môn, cứ nhìn tấm thiếp này cũng đủ thấy lão nạp không đoán sai. Có điều ...
Chu Mộng Châu thấy đại sư ngừng lại giữa lời, bèn giục hỏi:
- Sao đại sư không nói hết?
- Ừm, lão nạp vốn nghĩ Kim La Hán tất có ân oán bình sinh, muốn nói cho ngươi biết.
Thế nhưng, giờ nhìn những nơi ngươi sẽ đến theo tấm thiếp này thì bất tất, đã hiểu rõ dụng tâm của Kim La Hán, Đạo An phương trượng nói chẳng sai, sau này mỗi khi đến nơi nào trong danh thiếp này, ngươi phải chuyên tâm tu luyện võ học, ngoài ra không nên hỏi han nhiều. Sau khi ngươi lên được Thiên Sơn, tự nhiên có người còn thích hợp hơn lão nạp sẽ giải thích hết mọi chuyện của Kim La Hán cho ngươi hiểu.
Nói như đã hết, Nhẫn đại sư giục:
- Hảo, giờ thì ngươi có thể lên đường.
Từ những lời cuối cùng của Nhẫn đại sư, Chu Mộng Châu nhận ra sư phụ sắp xếp tên các địa danh trong tấm thiếp theo thứ tự có tính toán cẩn thận. Bản thân chàng sẽ còn học được nhiều tinh hoa võ học, thế nhưng sau khi nghiệp nghệ đã thành tựu, nhất định một trọng trách nặng nề đặt trên vai chàng, bỗng nhiên trong lòng càng nghĩ chàng cảm thấy tương lai tới đây với mình sẽ không còn thoải mái nhẹ nhàng.
Bấy giờ còn nhiều điều muốn hỏi, thế nhưng Nhẫn đại sư nói xong đã ngồi kiết đà nhập định. Chàng đành quay về phòng thu xếp đồ đạc chuẩn bi lên đường.
Trước khi rời khởi Bổn Nguyện Tự chàng quay đầu vái Nhẫn đại sư ba lạy, rồi quay lưng trở gót xuống núi. Đi chưa được mấy bước, bỗng nghe thấy Nhẫn đại sư lên tiếng:
- Tiếp lấy.
Một đạo ngân quang xé gió bay tới, Chu Mộng Châu không quay đầu lại, chỉ vòng tay bắt đúng vật ấy, đưa nhìn mới hay là một nén bạc lớn.
Chu Mộng Chầu cảm kích Nhẫn đại sư chu đáo, quay người lại vái thêm một vái nữa mới xuống núi.
Lúc Chu Mộng Châu rời Mễ Thương Sơn thì nội công đã tăng tiến, giờ đây sau gần ba tháng được Nhẫn đại sư truyền thụ Phật gia tâm pháp, thì công lực tăng tiến càng nhanh.
Lúc này xuống núi phóng chạy như bay, thân hình nhẹ nhỏm, bước chạy đến vài trượng.
Xuống gần hết núi, bỗng nhiên trong nhãn tuyến của chàng kịp phát hiện ra một bóng hồng vừa lẩn khuất sau rừng cây. Tuy trong cái nháy mắt, nhưng chàng cũng nhận ra được bóng người này rất quen.
Chàng thầm kêu lên:
- Chẳng lẽ là cô ta?
Mấy mươi lượng bạc của Chu Mông Châu bay vèo, mà thương thế của Đặng Anh chưa thấy thuyên giảm gì.
Tên tiểu nhị chạy thuốc cho Chu Mộng Châu thấy kiếm được tiền nên rất sốt sắng, thuốc vừa hết là đã thấy gã lên tiếng gợi ý cho chàng.
Sáng hôm sau như thường lệ, gã vào phòng cười tươi hỏi tiền đi mua thuốc. Chu Mộng Châu cười khổ sở nói thật:
- Không giấu gì tiểu nhị ca, hôm nay đến tiền phòng tiền ăn cũng không có trả, lấy đâu tiền cất thuốc?
Tiểu nhị lúc đầu nghe thì trố mắt ngẩn người, nhưng rồi bèn gợi ý:
- Người ta sống cũng cần cái ăn đã đành, người ốm đau cần thuốc men chạy chữa, hay là thiếu gia thử xem trong người có vật gì đáng giá đem đi cầm cố?
Chu Mộng Châu nhún vai, thở ra nói:
- Nói cũng có lý, thế nhưng trong người tại hạ thực tình chẳng có thứ gì đáng giá!
Tiểu nhị nghe chàng nói đến vật có giá cũng không thì hỏi han thêm vài câu chiếu lệ rồi bỏ đi. Chu Mộng châu ngồi thừ bên bàn, buồn rầu không biết nên tính thế nào đây.
Tiểu nhị rời khỏi phòng Chu Mông Châu, liền đem chuyện chàng hết tiền báo cho lão chủ.
Sáng sớm hôm sau, lão chủ lập tức tìm đến phòng chàng.
Chu Mộng Châu thấy lão chủ xuất hiện, không nói cũng biết đến với ý gì, vội cười khổ nói:
- Chẳng phiền để ông chủ nói nhiều lời, tiền ăn ở qua vài hôm sẽ thanh toán thôi.
Lão chủ khách khí nói:
- Tiền ăn ở vài ngày thì không có gì đáng nói lắm, thế nhưng tiểu điếm chúng tôi nhỏ, sống chỉ nhờ vào mấy phòng này, hy vọng khách quan hiểu mà thông cảm cho.
- Điều này tại hạ tự hiểu rõ, chỉ có điều lúc này chúng tôi chưa tiện đi được, nên phiền ở thêm vài ngày, chúng tôi tất sẽ thanh toán đủ.
Nói một lúc, lão chủ mới bất đắc dĩ tạm lui ra. Chu Mộng Châu đi lui đi tới trong phòng buồn buồn chẳng vui. Cứ nhìn trong tay nải, ngoài pho tượng La Hán vàng là đáng giá ra, thì còn thứ gì đáng vài trinh? Thế nhưng vô luận tình thế ra sao, cũng không thể cầm cố pho tượng La Hán cửa sư phu phó thác.
Đứng bên giường với mớ đồ linh tinh, Chu Mộng Châu nắm bộ áo quần của mình đã đưa cho Đằng Anh mặc lên xem, tuy là còn tươm tất, nhưng cũng không thể đem bán. Nếu bán sau đó Đằng Anh lấy gì mặc? Nào ngờ, khi nắm bộ áo quần lên thì một vật gì rơi ra, chàng nhìn mới hay đó chính là chiếc cờ trắng hình tam giác, tín vật của Quy Hồn Bảo.
Chu Mộng Châu nhặt chiếc lệnh kỳ lên xem xét, trong đầu bỗng lóe lên một ý nghĩ, chàng nhớ gã trung niên chủ nhân của chiếc lệnh kỳ từng nói Quy Hồn Bảo danh chấn giang hồ, chẳng ai không biết. Nếu lời gã đúng như vậy đem lệnh kỳ cắm ngoài khách điếm, không biết chừng có người của Quy Hồn Bảo nhìn thấy, tất sẽ tìm đến liên lạc. Khi ấy việc tháo gỡ tình thế hiện tại không còn vấn đề, chẳng phải là biện pháp tốt hay sao? Nghĩ vậy chàng liền nắm kỳ lệnh đến tiền sảnh.
Tiểu nhị nhìn thấy chàng liền hỏi với giọng nhạt nhẽo, chẳng còn ân cần như trước đây:
- Thiếu gia có chuyện gì sai bảo?
Chu Mộng Châu nói:
- Lão ca xin gắn giúp chiếc tiểu kỳ này vào nơi dễ nhìn thấy nhất ở trước quán.
Tiểu nhị nhận lấy chiếc tiểu kỳ vẻ miễn cưỡng. Trên mặt hiện nụ cười khinh thị, nói:
- Làm gì chứ? Tiểu điếm tự có chiêu bài của mình?
- Lão ca không cần hỏi nhiều, xin cứ làm cho.
Tiểu nhị không vui, nói:
- Thiếu gia cứ về phòng, tôi sẽ làm.
Chu Mộng Châu thấy thái độ tiểu nhị thay đổi trong lòng tuy giận, nhưng nghĩ lại cãi nhau với bọn người này cũng chẳng lợi gì, nên bỏ về phòng.
Gã tiểu nhị ngược lại chờ đến khi chàng về phòng rồi, đem chiếc tiểu kỳ cắm đại sau cửa ra vào.
Lại nói, hôm ấy Đằng Anh tuy không còn uống thuốc và rửa vết thương, thế nhưng sau năm ngày chữa trị nên cũng có phần chuyển biến.
Chiều hôm ấy, chừng như dược lực đã có tác dụng, chỉ thấy cô ta rên khẽ một tiếng rồi cựa mình tỉnh lại.
Chu Mộng Châu vừa thấy thế thì vui mừng khôn xiết chạy lại bên giường gọi nhẹ:
- Cô nương, cô nương tỉnh rồi ư?
Đằng Anh thần trí chưa hồi tỉnh hoàn toàn, mắt hé mở chỉ nhìn thấy loáng thoáng bóng người, mấp máy môi hỏi:
- Ngươi ... ngươi ... là ai?
- Tại hạ là Chu Mộng Châu đây mà!
Đằng Anh lầm bẩm thì thào:
- Chu Mộng ...Châu, Chu ... Mộng . ... Châu . ...
Qua một lúc, đột nhiên "a" lên một tiếng, ánh mắt hữu thần nhìn Chu Mộng Châu nói:
- Ồ! Ta nhớ ra rồi, tiểu huynh đệ là ... Chu Mộng Châu.
Chu Mộng Châu gật đâu nói:
- Đúng vậy, tại hạ là Chu Mộng Châu!
Đằng Anh thần trí đã hồi tỉnh, tinh thần cũng khá lên, nhìn Chu Mộng Châu rồi lại nhìn quanh, hỏi:
- Đây là đâu? Ngươi đưa ta đến đây?
- Ừm, đây lã Ngưu gia trấn, tôi đưa cô nương đến đây đã năm hôm.
- Năm hôm?
- Phải, đã năm hôm?
- Nói vậy ta hôn mê đến cả năm hôm nay Chu Mộng Châu gật đầu đáp.
- Từ lúc cô nương hôn mê bất tỉnh trong cổ miếu đến giờ mới tỉnh lại.
Đằng Anh cố nhớ lại mọi chuyện, rồi hỏi:
- Tiểu huynh đệ ghi được toa thuốc chứ?
- Ừm, theo đúng cô nương, một toa thuốc uống trong, một toa thuốc rửa các vết thương trên người.
Đằng Anh nghe vậy thì cảm thấy hổ thẹn, hỏi:
- Ngươi tự tay rửa các vết cào sướt trên người ta?
Chu Mộng Châu lúng túng, không tự nhiên nói:
- Vâng.
Đằng Anh nhắm nghiền mắt lại, trên mặt lại phớt hồng.
Chu Mông Châu càng lúng túng ngượng ngập, chẳng biết cô ta có vì chuyện này mà trách cứ mình không. Chẳng ngờ Đằng Anh nhắm mắt, hồi lâu lại ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Chu Mộng Châu biết cô ta thương thế mới thuyên giảm, người còn yếu, cho nên chẳng đánh động. Tự mình ngồi vào bàn gục đầu nằm nghỉ, chẳng mấy chốc cũng ngủ mất!
Sáng hôm sau Đằng Anh thức dậy trước, nhìn thấy Chu Mộng Châu nằm ngủ ngay trên bàn, chờ chàng thức dậy liền hỏi:
- Cả năm hôm nay người chỉ ngủ như vậy sao?
Chu Mộng Châu không biết dối lòng, gật đầu.
Đằng Anh lặng thinh không nói gì, qua một lúc mới lên tiếng hỏi:
- Hiện tại đã giờ nào?
Chu Mộng Châu bước đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời, nói:
- Có lẽ đã vào đầu giờ thìn!
- Ồ, hẳn tôi cần uống thuốc!
Chu Mộng Châu nghe hỏi đến chuyện này thì ấp úng trong miệng, không biết nên nói thế nào. Đằng Anh ngược lại, hiểu nhầm, tưởng chàng ngượng ngùng khi mình đã tỉnh lại, không tiện giúp mình rửa vết thương, bèn nói:
- Không sao, lúc tiểu huynh đệ giúp tôi rửa vết thương, tôi cứ nhìn đi nơi khác, coi như tôi chưa hề tỉnh lại là được!
Chu Mộng Châu biết Đằng Anh hiểu nhầm ý mình, nhưng muốn phân bua thì lại không biết nên nói thế nào. Đằng Anh thấy Chu Mộng Châu không cự tuyệt cũng không đáp ứng, chẳng hiểu trong lòng chàng nghĩ gì. Lòng lấy làm lạ đưa mắt nhìn chàng, chỉ thấy trên mặt Chu Mộng Châu mày sầu mày ủ, cứ như trong lòng mang tâm sự gì, liền hỏi:
- Ê, ngươi sao vậy?
Chu Mộng Châu thấy tình hình đến nước này, cố giấu cũng không tiện, bèn thở dài đáp thật:
- Chẳng giấu gì cô nương, tiền tôi mang theo trong người đã hết sạch, đừng nói tiền thuốc ngày hôm nay, mà tiền ăn tiền phòng cũng không có trả.
Đằng Anh "a" lên một tiếng, ngẫm nghĩ giây lát nói:
- Ngươi đến đây giúp ta tìm xem trên đầu còn chiếc trâm không?
Chu Mộng Châu nghe vậy liền đến bên giường, tìm một lúc chẳng thấy, nói:
- Có lẽ đã rơi mất ở trong ngôi miếu.
- Vậy ngươi cứ đến gặp lão chủ thương lượng bảo tiền phòng tiền ăn tạm thời thiếu lại, tiền hốt thuốc nhờ lão ta trả giùm, sau khi hồi phục thương thế trong người, ta sẽ thanh toán hết.
Chu Mộng Châu lắc đầu đáp:
- Không được, tối qua chính lão chủ đến đây phàn nàn, chuyện này e không thành.
Đằng Anh trầm mặc một lúc, bỗng phấn chấn hẳn lên nói:
- Có cách rồi!
- Cách gì?
- Ngươi tìm phấn ra trước cửa khách điếm tìm nơi nào dễ thấy nhất vẽ hình chim ưng và sáu ngôi sao vòng quanh, nhất định có người đến giúp.
Chu Mộng Châu không hiểu bèn hỏi:
- Vì sao?
- Nói cho ngươi biết cũng không ngại gì, đây là ký hiệu của Quy Hồn Bảo chúng ta. Sau này nếu như tiểu huynh đệ lúc gặp nạn, cần sự giúp đỡ thì cứ làm như thế.
Chu Mộng Châu lại lắc đầu nói:
- Xem ra chẳng có hy vọng.
- Sao lại không? Đây là địa hạt thuộc phân đà Tây Bắc của Quy Hồn Bảo, đàn chủ là Âm Dương phán Hứa Vạn Thương cai quản rất nghiêm thuộc hạ, ông ta tuyệt đối không dám sơ sót.
Chu Mộng Châu vẻ lĩnh đạm nói:
- Tối hôm qua tôi đã nhờ tiểu nhị cắm chiếc tiểu kỳ của Quy Hồn Bảo ở bên ngoài, vậy mà đến bây giờ vẫn không thấy có người nào tìm đến liên lạc, chẳng phải lân cận đây không có bóng dáng người của quý bảo sao?
Đằng Anh ngạc nhiên hỏi lại:
- Thật vậy sao?
- Tôi chẳng lẽ lừa dối cô nương?
Đằng Anh nghe vậy thì sững ngươi giây lát, rồi bỗng nhiên phát ra mấy tràng cười quái lạ.
Chu Mộng Châu giật mình buột miệng hỏi:
- Cô nương làm sao thế?
Đằng Anh vừa cười vừa nói:
- Chẳng ngờ Cầu Hồn Diễm Sứ uy chấn đại giang Nam Bắc lại lạc phách tại đây. Ha ha ...
Chu Mộng Châu thấy thần thái cô ta thay đổi kỳ quái, sợ tổn thương đến bịnh tình, bèn nói:
- Từ từ tìm biện pháp!
Lúc ấy bỗng bên ngoại có tiếng gõ cửa, tiếng người hỏi vọng vào:
- Khách dậy rồi chứ?
Đằng Anh ngưng bặt tiếng cười nhìn Chu Mộng Châu hỏi:
- Ai vậy?
Chu Mộng Châu đã nhận ra giọng người kia là ai, thấp giọng nói:
- Lão chủ, chỉ e đến thúc ...
Đằng Anh vừa nghe đến đó, cắn môi nói:
- Không việc gì, cứ để lão ta vào, ta tự thương lượng với lão.
Chu Mộng Châu không còn cách nào ngoài việc đi mở cửa.
Đứng ngay tại cửa là lão chủ, sau lưng còn có tên tiểu nhị, trên tay hắn cầm một phong thư.
Lão chủ lấy phong thư trao cho Chu Mộng Châu nói:
- Vừa rồi có người trao thư đến cho thiếu gia, vừa khéo tôi cùng định lại đây thương lượng, nên tiện thể mà đến.
Chu Mộng Châu thừa hiểu ý lão muốn nói gì đưa mắt nhìn Đằng Anh, cô ta lúc này cũng chính đang đưa mắt nhìn chàng.
Chu Mộng Châu nhún vai vẻ hết cách đối phó.
Đằng Anh nói:
- Cứ xem thư trước rồi hãy tính!
Chu Mộng Châu buồn phiền, chẳng hiểu lúc này mà còn có ai gửi thư đến làm gì, nhưng cũng đưa tay bóc phong thư mở ra xem, bỗng reo lên:
- A! Gửi cho cô!
Đằng Anh đề nghị:
- Vậy hãy đọc giúp tôi!
Chu Mộng Châu đọc chầm chậm:
- Xin dâng trước ngân phiếu một vạn lượng, tạm dùng trong lức cấp sự, ba ngày sau xin dâng tiếp. Ngưỡng mong chớ chê thọ dụng Khách đồng cảm cuối trời phụng dân.
Đọc xong, Chu Mộng Châu xem bên trong phong bì, quả nhiên còn thấy một ngân phiêu trị giá vạn lượng.
Chàng kinh ngạc hỏi:
- Khách đồng cảm cuối trời là ai?
Đằng Anh nhíu mày liễu nhưng cũng không nghĩ ra, chặc lưỡi nói:
- Mặc là ai? Ngân phiếu này cứ thâu dùng, chuyện gì hoãn sẽ tính.
Nguyên do chủ quán nhân cơ hội đưa thư tới để tìm cách đuổi khéo bọn họ, chẳng ngờ nổi trong phong bì lại còn có tấm ngân phiếu trị giá đến một vạn lương bạc. Nên biết trong Ngưu gia trấn này có mấy trăm hộ, nhưng có đại phú trên vạn lượng thì thực đếm không hết ngón một bàn tay. Lúc này tự dưng bọn Chu Mộng Châu nhận được tấm ngân phiếu đến vạn lượng, lại còn ghi rõ ba ngày dâng lên tiếp, thử hỏi chuyện này khiến ai nghe chẳng chấn động.
Lão chủ lực này mặt mày tái xanh, gượng gạo nửa khóc nửa cười. Chu Mộng Châu nhìn thấy vừa thương hại vừa buồn cười.
Đằng Anh cười nhạt hỏi:
- Lão chủ, nghe nói tối qua ngươi định mời chúng ta đi khỏi đây vì không đủ tiền thanh toán ăn ở, giờ hẳn đến để đuổi phải không?
Lão chủ vội xua tay, cười méo miệng đáp:
- Nào dám, nào dám!
Lúc này trước tiền sảnh có một người, vừa bước vào, gã tiểu nhị chẳng hiểu ghé tai nói gì, lão chủ mặt mày tái xanh đáp vội:
- Tiểu nhân có chuyện gấp xin cáo lui, lát nữa sẽ đến hầu nhị vị!
Nói rồi không chờ Chu Mộng Châu và Đằng Anh kịp nói gì, vội vã bỏ đi.
Vừa đến trước tiền sảnh liền nhận ra chính là vị độc bá Ngưu gia trấn này, họ Ngưu tên Mãnh. Ngưu Mãnh đứng tại cửa, vừa nhìn thấy mặt lão chủ lớn tiếng hỏi ngay:
- Trong quán các ngươi có hai vị khách một nam một nữ trú lại phải không?
Lão chủ trong lòng nghĩ nhanh:
- Chẳng lẽ tấm ngân phiếu đôi nam nữ kia vừa có được là bất chính, cho nên Ngưu đại gia mới đến vặn hỏi?
Nghĩ vậy, vội cúi người đáp:
- Vâng, vâng. Bọn họ nghèo xác đến tiền ăn ở cũng không có trả tôi, tối qua tiểu nhân định tống họ ra khỏi đây, nhưng thấy tội nghiệp nên tạm thời cho nghỉ lại qua đêm. Hôm nay chẳng ngờ tự nhiên có người dâng đến một tấm ngân phiếu trị giá đến cả vạn lượng bạc.
Tiểu nhân nghĩ nhất định có chuyện mờ ám trong tấm ngân phiếu này. Ngưu đại gia xin sáng suốt điều tra.
Chẳng ngờ, lão vừa nói xong "bốp" một tiếng, nhận đủ một cái tát của Ngưu Mãnh, lại nghe chửi:
- Con lừa! Còn chưa mau đưa ông đến gặp họ, lát nữa ông lột da ngươi!
Ngưu Mãnh vốn người thô lỗ hung hãn, độc bá tiểu trấn này, nên phát nộ là khiến người trong toàn trấn phải khiếp. Lão chủ lãnh một cái tát mà chẳng hiểu phạm tội gì. Thế nhưng nghe nói vậy, vội vàng cúi đầu đáp:
- Dạ, dạ, tiểu nhân xin dẫn đường.
Lão chủ nói rồi liền hối hả đi trước dẫn đường, đến trước phòng bọn Chu Mộng Châu, chưa kịp nói đã bị Ngưu Mãnh xô dạt ra ngoài.
Gã tự mình xông vào phòng, chỉ thấy Đằng Anh nằm yên trên giường, một thiếu niên ngồi cạnh giường. Gã liền tiến lên mấy bước thi lễ, cung kính nói:
- Thuộc hạ phân đàn Tây Bắc, Ngưu Mãnh xin bái kiến nhị vị Hương chủ!
Chu Mộng Châu bất ngờ thấy có người tướng tá hùng hổ xông vào lại cung kính thi lễ, tự xưng là thuộc hạ bái kiến Hương nhủ, nhất thời ngạc nhiên chẳng hiểu ra chuyện gì.
Thế nhưng Đằng Anh nằm trên giường mặt lạnh lại, giọng trách cứ:
- Sao giờ này mới đến?
Ngưu Mãnh không dám ngẩng đầu đáp:
- Vừa rồi nhận được tin tức, thuộc hạ lập tức đến ngay không dám chậm một giây!
Đằng Anh trừng mắt quát:
- Nói bậy! Kỳ lệnh Quy Hồn Bảo gắn ngoài cửa đã một đêm, vậy mà một bóng ma cũng không thấy bén mảng, chúng bây ở đây chết hết rồi sao?
Ngưu Mãnh bị trách mắng không dám cải nửa lời, cúi đầu cung kính bẩm cáo:
- Đằng hương chủ nói lệnh kỳ cắm ở cửa, thuộc hạ vào sao không hề nhìn thấy?
Đằng Anh cười nhạt một tiếng:
- Hắc! Không nhìn thấy ư? Mắt ngươi để ở đâu chứ? Tiểu huynh đệ, ngươi nói cho hắn biết kỳ lệnh cắm ở đâu, để hắn bò đi xem!
Chu Mộng Châu chỉ tay vào gã tiểu nhị, nói:
- Tôi bảo vị này đi cắm giùm!
Ngưu Mãnh vừa nghe thế, sấn lên một bước quái hỏi:
- Kỳ lệnh mày cắm ở đâu hử?
Tiểu nhị phát run, biết chuyện không xong, vừa khóc vừa nói:
- Cắm ở sau cửa ạ!
Ngưu Mãnh vừa nghe đến đó, thét lớn một tiếng, "bốp bốp " liền mấy cái tát vào mặt tiểu nhị, khiến hắn vừa lăn vừa bò trên đất. Ngưu Mãnh chửi đổng:
- Mẹ kiếp! Mày định chọc giận đại gia đây mà!
Tiểu nhị bị đánh văng ra góc cửa, mặt mày sưng húp, định chuồn ra ngoài, nhưng Đằng Anh bỗng gọi giật lại:
- Bò vào đây!
Tiểu nhị không dám trái lời, bò trên đất mà tiến vào.
Đằng Anh hỏi:
- Chủ ngươi đâu?
Lão chủ lúc này nép ngoài cửa, nghe hỏi liền run run bước vào nói:
- Tiểu nhân ở đây.
Ngưu Mãnh thấy lão cứ lập cập ngoài cửa, quát:
- Còn không mau bước vào đây?
Lão chủ vào hẳn bên trong, Đằng Anh nói:
- Tấm ngân phiếu này ngươi giữ đổi thành tiền mặt cho ta, coi như yên tâm không sợ mất tiền ăn ở của chúng ta nhé.
Lão chủ tái mặt gượng cười nói:
- Cô nương xin yên tâm dưỡng bệnh, chút tiền mọn này tiểu nhân tuyệt đối không dám nhận.
Đằng Anh gắt giọng:
- Sao? Chẳng phải tối qua vì thiếu tiền ăn ở, ngươi định đuổi chúng ta đi là gì?
Ngưu Mãnh lúc ở tiền sảnh cũng đã nghe chuyện này, liền trừng mắt nhìn lão chủ. Lão chủ khiếp hãi quỵ người trên sàn, khóc nói:
- Tiểu nhân có gan hùm mật gấu cũng không dám nói lời như vậy, chỉ có điên khùng mê dại mới dám mạo phạm cô nương, xin thương tình ...
Đằng Anh "hừ " một tiếng, nói:
- Bổn cô nương bình sinh xem thường lũ các ngươi!
Chu Mộng Châu từ đầu đến giờ chỉ bàng quan lặng nghe, thấy lúc này Đằng Anh ra uy như Đại nội thiên tử, quần cư nhất thiết, lòng thầm nghĩ:
- Xem ra Quy Hồn Bảo trong giang hồ danh uy chấn động chớ chẳng nghi, thế nhưng Đạo An phương trượng sao chưa từng nhắc đến tên Quy Hồn Bảo với mình thế nhỉ?
Chu Mộng Châu lại nhớ lần đầu vô tình gặp Đằng Anh, lúc ấy chỉ là một thiếu phụ phong tình lả lơi, lần thứ hai gặp ở trong cổ miếu, cô ta quật cường đánh nhau với con vượn quái ác, thì hùng tráng bất khuất, đúng là một nữ nhi hào kiệt. Mấy hôm nay dưỡng bệnh trong khách điếm này thì yếu đuối như mọi bệnh phụ khác, nhưng lần thứ tư này ra oai khiếp chúng mới thấy rõ là một nữ trượng phu. Bốn thần thái liên tiếp hiện lên trong đầu Chu Mộng Châu, khiến chành mơ hồ khó hiểu, cứ đứng nghĩ ngợi đến thất thần.
Đột nhiên bên tai nghe gọi lớn:
- Ê! Tiểu huynh đệ, ngươi làm sao vậy?
Chu Mộng Châu giật minh sực tỉnh. Lúc này mới hay bọn Ngưu Mãnh và lão chủ biến đâu mất, trong phòng ngoài Đằng Anh ra còn có thêm một thiếu phụ áo xanh.
Chu Mộng Châu "a" lên mặt tiếng nói:
- Bọn họ đâu hết rồi? Vị này là ai?
Đằng Anh bật cười, nói:
- Con người ngươi mới thật hay, tự nhiên lại phát ngây phát dại, người ta nói đến mấy lần mà ngươi tợ hồ như chẳng nghe thấy gì?
Chu Mộng Châu ngơ ngác hỏi:
- Cô nương vừa nói gì?
Thanh y thiếu phụ liền tiếp lời:
- Thiếu gia tạm thời xin rời phòng. Đằng cô nương phải thay áo quần.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì đỏ mặt, vội bước ra cửa. Bấy giờ mới gặp bọn Ngưu Mãnh đứng thành hàng trước tiền sảnh như chờ đợi.
Ngưu Mãnh đối với Chu Mộng Châu cũng cung kính như đối với Đằng Anh. Gã vốn chẳng hiểu Chu Mộng Châu đảm nhận chức gì trong bổn bảo, thế nhưng thấy chàng có thể ở cùng với Đằng Anh thì không dám xúc phạm. Cho nên vừa thấy chàng là đã lập tức cúi người thi lễ.
Lát sau, thanh y thiếu phụ trở ra, cúi người nói:
- Bẩm Ngưu đại gia, cô nương đã xong.
Ngưu Mãnh gật đầu nói:
- Hảo! Chúng ta chuẩn bị lên xe, cô nương người không khỏe, ngươi cần chăm sóc chu đáo!
Thiếu phụ liếc xéo gã một cái, nói:
- Phải đợi đại gia căn dặn.
Nói rồi quay trở vào phòng Đằng Anh, lát sau trở ra, hai tay dìu người Đằng Anh. Chu Mộng Châu vẻ ngạc nhiên, nhưng Ngưu Mãnh đã giải thích:
- Khách điếm phức tạp ồn ào, ăn uống lại bất tiện, cho nên thuộc ha mời Chu hương chủ và Đằng hương chủ về tệ xá nghỉ ngơi vài ngày.
Chu Mộng Châu nghe nói đến dời chỗ ở, thì nhớ ra pho tượng La Hán nói:
- Chờ một lát tôi phải lấy đồ.
Đằng Anh cười hỏi:
- Phải cái này không?
Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn thì quả nhiên thấy chiếc hộp gỗ nằm trong tay cô ta, gật đầu đáp:
- Đúng vậy.
Nói rồi, bước đến phía Đằng Anh định lấy lại chiếc hộp. Nhưng Đằng Anh nói:
- Tạm thời ta giữ cho, chẳng mất đâu.
Chiếc hộp đựng tượng La Hán vốn trước giờ luôn nằm bên người chàng, lúc này nghe Đằng Anh nôi vậy, tuy không hài lòng, nhưng cũng không tiện tranh cãi.
Bấy giờ cả bọn lên xe theo sự sắp đặt của Ngưu Mãnh về gia trang của gã nghỉ ngơi.
Vốn là sáng nay, Ngưu Mãnh nhận được một bức thư nặc danh nói rõ vị tiểu muội của Bảo chủ Quy Hồn Bão thọ thương, nằm dưỡng bệnh trong Duyệt Lai khách điếm, trong người tiền phí dưỡng bệnh đã cạn kiệt, cần phải được chiêu cố. Bên dưới bức thư chỉ vẽ hình chim ưng và sáu ngôi sao, đúng là hiệu lệnh của Quy Hồn bảo.
Uy danh của Đằng Anh thì người trong Quy Hồn Bảo chẳng ai là không biết. Ngưu Mãnh ở địa phương này tuy là xưng bá nhất phương, nhưng tính ra thân phận cũng chỉ mới là một tiểu đầu mục, thuộc hạ phân đàn Tây Bắc của Quy Hồn Bảo. Cho nên so với Đằng Anh thì thân phận kém xa lắc xa lơ.
Nay nhận được tin Đằng Anh nằm dưỡng thương trong khách điếm thuộc đia phận của mình, thì lập tức đem theo ái thiếp của mình đến nghênh tiếp, càng gọi là nhân hạnh ngộ mà sau này có khi hưởng lộc của Bảo chủ.
Về đến Ngưu gia trang, mọi chuyện ăn uống và chăm sóc vết thương của Đằng Anh đều do một tay tỳ thiếp của Ngưu Mãnh làm lấy.
Sáng hôm ngày thứ ba, quả nhiên có thêm một phong thư đưa đến. Bên trong lại thêm một tấm ngân phiếu trị giá một vạn lượng, ký tên bên dưới vẫn là " khách đồng đạo cuối trời".
Chẳng biết vị khách dấu tên này là ai, nhưng đã tận lòng như vậy, Đằng Anh cũng chỉ biếm nhận lĩnh.
Chu Mộng Chậu được bố trí nghỉ ngơi trong một phòng phía trước, ngoài nghỉ ngơi dạo chơi, thỉnh thoảng chàng cũng đến thăm bệnh tình Đằng Anh.
Qua chừng năm ngày, thấy Đằng Anh thương thế đã giảm nhiều, chàng nghĩ vì chuyện cô ta mà mình đã trễ một khá nhiều thời gian.
Hiện tại cô ta đã có người của mình chăm sóc, thực chẳng cần đến chàng chiếu cố. Khi ấy quyết đinh bỏ đi.
Hôm ấy đến thăm Đằng Anh, chàng tìm cớ hỏi lấy lại pho tượng La Hán rồi đến đêm lặng lẽ bỏ đi.
Sáng hôm sau, Ngưu Mãnh phát hiện ra Chu Mộng Châu đã bỏ đi, liền đến báo với Đằng Anh. Đằng Anh ban đầu hơi sững người, nhưng rồi cười bảo:
- Mặc hắn, cứ để hắn đi.
Ngưu Mãnh thực mơ hồ chẳng hiểu quan hệ giữa bọn họ là thế nào, thế nhưng không dám nhiều lời vấn hỏi.
Đằng Anh tuy nói vậy, những đến khi Ngưu Mãnh trở gót lui ra, còn lại một mình trong phòng, thì thở dài lẩm bẩm một mình:
- Ài! Đi thì đi, nhưng cớ gì chẳng một lời từ biệt!
Lại nói, Chu Mộng Châu đêm đó tìm đường lên Lục Bàn Sơn, lộ phí đã hết. Nhưng may chàng đã chuẩn bị trước, nên gói một ít bánh khô ở nhà Ngưu Mãnh mang theo, cũng đủ dùng trong hai ngày đường.
Chu Mộng Châu thi triển khinh công, đi đến hai ngày đường, thì cũng tìm lên được Lục Bàn Sơn.
Lên núi chừng mất hai canh giờ, bỗng nghe vẳng tiếng chuông thâm u, Chu Mộng Châu ngước mắt nhìn, thấy một cốc núi sâu trăm trượng tiếng chuồng chính là vọng ra từ đó.
Vòng qua một hẻm núi, bấy giờ bắt gặp một bia đá dựng bên đường, ghi mấy chữ Bổn Nguyên Tự một đoạn đường núi ngoằn ngoèo chính dẫn vào hướng cốc núi.
Chu Mộng Châu nghĩ Bổn Nguyên Tự nhất đinh nằm trong cốc núi, liền sãi bước theo đường núi đến vào.
Đi được chừng nữa đường, đột nhiên chàng dừng chân lại, suýt nữa la lên, vội nhảy người nép vào gốc cáy đưa mắt nhìn.
Nguyên là trên một bãi đá bằng cách đó không xa, một vi tăng già đầu láng bóng đang ngồi kiết đà trên phiến đá xanh, người khoác cà sa trễ một vai.
Trước mặt tăng nhân không xa là hai thiếu nữ đứng sóng vai nhau, thần thái tư mạo đều kiều diễm xinh đẹp, trên người vận sa mỏng đến mức có thể nhìn thấy rõ làn da trắng nõn.
Chu Mộng Châu lòng lấy làm lạ, không biết hai thiếu nữ kia ở đây cùng vị tăng già với ý gì, lúc ấy chàng không dám vội xuất hiện.
Vị tăng già mắt nhắm hờ, miệng lẩm bẩm như tụng đọc gì. Còn hai thiếu nữ thì đứng bỡn cợt bên nhau cười nói khúc khích, tư thái ra vẻ khiêu gợi kích động, Thời gian qua chừng tuần trà, một trong hai thiếu nữ bỗng nói:
- Từng nghe Nhẫn đại sư luyện đắc phật gia tâm pháp, tâm xuất tam giới, thân ngoại ngũ hành, tỷ muội chúng ta không quản ngàn dặm đến viếng, cũng là để lĩnh giáo uy lực Phật gia tâm pháp thật ra lợi hại thế nào. Nếu người không dám mở mắt tận hưởng tỷ muội ta diễn hiến Thiên Ma Vũ thì chứng minh cái gọi là uy lực Phật gia tâm pháp của các ngươi chỉ là hư ngôn. Đến lúc ấy tỷ muội ta chẳng khách khí mời ngươi cải luyện Cửu Thiên Huyền Âm ma pháp.
Chỉ nghe lão tăng cao giọng niệm Phật hiệu:
- A Di Đà Phật!
Thiếu nữ thứ hai nói:
- Tỷ tỷ, mặc lão ta thế nào, trước hết ta cứ diễn Thiên Ma Vũ, đợi đến khi diễn đệ tam quan, nếu hắn vẫn không chịu mở mắt nhìn, đủ thấy hắn còn chưa dứt hồng trần ngoại giới.
Khi ấy bức hắn luyện Cửu Thiên Huyền âm ma pháp.
Thiếu nữ ban đầu đáp:
- Hảo!
Vừa nói xong, hai thiếu nữ bất đầu uốn éo thân hình cùng nhau múa.
Gần như cùng lúc hai thiếu nữ bắt đầu múa, thì hướng đáy cốc trổi lên tiếng sáo nhạc du dương. Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn thì thấy dưới một gốc cây lớn, ngồi một hàng thiếu nữ khỏa bán thân, tay sáo tay tiêu tấu lên khúc nhạc êm dịu.
Hai thiếu nữ vừa ca vừa múa quanh người lão tăng, tiếng ca như tiếng ngọc rót vào tai người nghe ngây ngất mê lòng, kèm theo hương xuân thiếu nữ phảng phất trong lòng, thực khiến nam nhân chỉ nghe không cũng đã mê hồn. Hai thiếu nữ cứ như hai cánh hồ điệp vờn vờn trong gió xuân, tiếng ca lúc vút lên như tiếng chim líu lo, khi lại trầm xuống như suối reo róc rách, thế nhưng lão tăng vẫn ngồi bất động, mắt nhắm lim dim, miệng đọc lâm râm, thần sắc không chút thay đổi.
Ngược lại, Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn hai thiếu nữ múa lượn hát cười như tiên nữ giáng thế, hương thơm tỏa ra phảng phất, khiến nhiệt huyết trong người chàng đi lên. Tim đập rộn ràng theo tiếng hát, mắt như đứng tròng sợ hai cánh bướm biến mất, tai như hứng hết lời ca tiếng nhạc, mũi như hưởng tận hương sắc thoảng đến, ngây ngất ngây ngất, chừng như muốn nhảy người ra múa theo.
Hai tay chàng bấm vào gốc cây, đột nhiên vung tay đấm mấy cái vào gốc cây thật đau, khi ấy mới hơi tỉnh trí lại. Chu Mộng Châu nhìn lão tăng ngồi yên bất động, chừng như không chút loạn tâm. Lòng nghĩ:
- Nếu ta không nhanh nhắm mắt lại, thì khó có thể vượt quá cám dỗ này!
Nghĩ đến đó, chàng lại nhắm nghiền mắt.
Nào ngờ, không nhắm thì thôi, nhắm mắt lại thì tiếng nhạc như trỗi cao hơn, hình ảnh của hai thiếu nữ kín kín hở hở trong tấm sa y cứ vờn vờn trong đầu không dứt. Một ma lực khiến cho Chu Mộng Châu tim đập loạn xạ đến khó thở, cả người nóng ran chẳng sao chịu nổi, tay chân rã rời, người lâng lâng tợ hồ như sắp bị dung hóa tiêu tan theo ảo ảnh.
Đột nhiên, chính lúc ấy tiếng nhạc, tiếng hát ngừng bặt.
Chu Mộng Châu như tỉnh lại sau cơn mộng, trán toát mồ hôi, mở mắt ra nhìn, thấy hai thiếu nữ đã ngừng múa, lão tăng mắt vẫn không thay đổi ngồi yên trên bệ đá.
Chu Mộng Châu nhớ lại một đoạn ảo cảnh vừa qua mà lòng vừa khiếp vừa thẹn, thầm rủa:
- Chu Mộng Châu, ngươi thật chẳng xứng là đệ tử Phật gia!
Đột nhiên, lúc ấy tiếng nhạc lại trỗi lên.
Chu Mộng Châu nghĩ bọn ma nữ này chuẩn bi khúc vũ thứ hai để tránh bị hút vào huyền cảnh ma lực, chàng liền ngồi xuống trên đất, nhắm mắt lại hít thở điều hòa thi triển nội công tâm pháp mà Đạo An phương trượng trước đây truyền thụ.
Hai thiếu nữ trước khi bắt đầu múa vũ khúc thứ hai bỗng cất tiếng cười lanh lảnh, tiếng cười vừa dâm đãng vữa cuồng thú, khiến Chu Mộng Châu bị bất ngờ nghe lọt tai, bất giác cả người sờn gai ốc, ngứa ngáy không chịu nổi.
Chu Mộng Châu nhất niệm tĩnh tâm, ngoại loạn nội cố bấn loạn, lưỡi đặt mái ngói, mắt quán mũi, mũi quán tâm, bảo trì Linh cái trống rỗng, tạp niệm mới bớt phái sinh.
May vừa lúc ấy tiếng cười dâm loạn của hai thiếu nữ im bặt, thay vào đó là tiếng hát véo von. Chu Mộng Châu vốn cứ muốn nhìn xem lão tăng định tâm trước ma lực của bọn ma nữ này thế nào, nhưng lúc này cũng không còn dám.
Qua một hồi, đầu óc bắt đầu nghĩ vẩn vơ, tiếng nhạc lại lọt sâu vào Tâm khảm, tính tò mò buộc chàng mở mắt nhìn. Chẳng ngờ, vừa nhìn thì nhận ra cả hai thiếu nữ đã thoát y từ bao giờ, hai thân hình trắng nõn lồ lộ trước mắt, nhũ phong dao động phát ra một mê lực kinh hồn.
Chu Mộng Châu hai mắt như đứng tròng, tâm khởi loạn, máu nóng rạo rực, cả người run bắn lên, cắn răng vào môi đến bật máu.
Lại nói, lúc này lão tăng đã mở trừng mắt, hai thiếu nữ khỏa thân vờn múa trước mặt, lão tăng nhìn mà như không hề thấy, mặt vẫn như thường, thản nhiên tự tại, không một chút biến đổi.
Hai thiếu nữ nhìn thấy vậy thì múa càng nhanh mạnh, thân hình uốn éo như hai con mãng xà, miệng cười mắt liếc những cái liếc dâm đãng, đôi nhũ phong không ngừng rung lên, chốc lại còn phát ra tiếng cười rú phóng dật, tạo thêm tính kích thích mê hoặc.
Lão tăng như bì kích chấn, trong ánh mắt bỗng phát hàn quang nhìn đanh hai thiếu nữ, sắc mặt thủy chung vẫn không một tia thay đổi.
Ngược lại, Chu Mộng Châu cắn môi bật máu, nhưng vẫn vô hiệu, mắt nhắm nghiền mà người cứ lắc lư đung đưa theo tiếng ca, trước mắt luôn luôn là ảo ảnh hai thân hình lõa thể vờn vờn khiêu gợi, người nóng bừng bừng, tợ hồ như sắp nhảy ra hòa thân vào cuộc hành loan trong vũ điệu luân thường. Không bao lâu Chu Mộng Châu đã không còn làm chủ được mình, hai tay chơi vơi như cầu xin, như van nài, như thèm muốn.
Chính lúc ấy, bỗng một tiếng rống dài lọt vào tai khiến chàng nhảy nẩy người lên rồi đổ người xuống hôn mê bất tỉnh nhân sự.
Không biết đã qua bao nhiêu lâu thời gian, Chu Mộng Châu mơ mơ màng màng như từ một thế giới khác trở về, có một bàn tay ấm ấp vỗ vỗ nhẹ trên người mình.
Chàng từ từ mở mắt ra, nhận thấy mình nằm trong một thiền thất, ngồi bên cạnh là một lão tăng. Chàng nhận ra chính là Nhẫn đại sư.
Nhưng nhìn quanh không còn thấy hai ma nữ kia đâu. Nhớ lại mọi chuyện, Chu Mộng Châu bất giác đỏ mặt lên vì thẹn.
Nhẫn đại sư như đọc được tâm trạng của thiếu niên, nói:
- Tiểu thỉ chủ còn nhỏ tuổi mà đã có thể duy trì đến đệ nhị quan màn diễn Thiên Ma Vũ đủ thấy lực định tâm chẳng phải tầm thường, lão nạp lấy làm khâm phục.
Chu Mộng Châu trở người ngồi dậy hỏi:
- Lúc đệ tử vào cốc, đại sư còn nhắm mắt, sao phát hiện được đệ tử? Có phải đại sư phát tiếng rống kia cứu đệ tử thoát khỏi ma lực của chăng?
Nhẫn đại sư nhẹ nhàng đáp.
- Lão nạp tuy không mở mắt, nhưng sau khi thi triển Phật gia tâm pháp, từ thực phản hư mà có thể đạt đến thiền nhãn thông, thiên nhĩ thông, nội trong trăm trượng đến ruồi bay kiến chạy cũng có thể quan sát rõ ràng!
Chu Mộng Châu nghe thế buột miệng tán thưởng:
- Đại sư Phật pháp vô biên!
Đại sư bỗng nhớ lại một chuyện, bèn hỏi:
- Lão nạp ẩn cư tại Bổn Nguyên Tự này đã lâu, người trong thiên hạ rất ít biết, tiểu thí chủ làm sao tìm được vào đây?
- Đệ tử do sư phụ phái đến đây, chính nhờ Đạo An phương trượng Khai Nguyên Tự họa một địa đồ chỉ đường, nếu không thì đệ tử chỉ e chẳng dễ dàng tìm lên được đây.
- Ồ? Sư phụ của ngươi là ai? Đạo An phương trượng làm sao lại họa địa đồ cho ngươi lên đây?
Chu Mộng Châu khi ấy mới gỡ tay nải lấy chiếc hộp gỗ có bức tượng La Hán ra. Nhẫn đại sư vừa nhìn thấy "a" lên một tiếng, gật đầu lia lịa:
- Hảo! Hảo! Ngươi cất vào đi, lão nạp đã hiểu.
Chu Mộng Châu nghe theo lời, cất pho tượng vào lại tay nải, ngước mắt nhìn lên, thì thấy Nhẫn đại sư đã nhắm mắt nhập định.
Chàng tuy có nhiều vấn đề để hỏi, thế nhưng lúc này đành nén lại trong lòng, không đánh động đại sư.
Từ hôm đó Chu Mộng Châu lại được vị Trụ Trì Bổn Nguyên Tự, Nhẫn đại sư lưu lại trong chùa. Đích thân Nhẫn đại sư truyền thụ cho chàng Phật gia tâm pháp và một pho Phiên Thiên chưởng.
Pho Phiên Thiên chưởng tổng cộng ba mươi sau thức, cứ cách hai ngày đại sư dạy cho Chu Mông Chu một chiêu. Sau bảy mươi hai ngày thì truyền thụ xong pho Phiên Thiên chưởng.
Lại nói, Chu Mộng Châu lúc này từ võ học cho đến kiến thức Phật pháp đều đã có căn đế vững bền, nên hấp thụ mọi truyền thụ của Nhẫn đại sư rất nhanh.
Hôm ấy, sau khi dạy xong chiêu cuối cùng trong Phiên Thiên chưởng, Nhẫn đại sư nói:
- Khi Đạo An phương trượng chỉ ngươi đến đây, từng căn dặn lời gì chứ?
Chu Mộng Châu đáp:
- Đạo An phương trượng dạy rằng:
phàm gặp chuyện gì nghĩ nhiều hơn hỏi, nhất là về chuyện ...
Nhẫn đại sư nghe đến đó cắt ngang, nói:
- Ta thì không đồng ý với cách nói này của Đạo An, chỉ cần mình tự làm chú tâm mình triệt để thì chuyện gì cũng không biết? Chuyện gì cũng không thể hỏi?
Chu Mộng Châu thấy lạ, nói:
- Ý đại sư, đệ tử thật chưa hiểu.
- Ngươi bất tất nóng vội, từ từ nghe ta nói hết.
Chu Mộng Châu đoán định Nhẫn đại sư sắp thổ lộ một bí mật gì, khi ấy lắng tai nghe.
- Người lệnh ngươi mang pho tượng La Hán vàng đến đây gọi là Kim La Hán.
- Chính Đạo An phương trượng cũng đã nói cho đệ tử biết điều này.
Nhẫn đại sư nói tiếp:
- Kim La Hắn và lão nạp tuyệt không hợp ý với nhau, cứ ngẫu nhiên gặp nhau thế nào cũng sẽ là một cuộc chia tay chẳng vui vẻ. Cuối cùng lã một trận tranh cãi quyết liệt, chúng ta chia tay nhau với câu thề suốt đời này không bao giờ gặp mặt nhau, nhớ lại cũng đã hai mươi năm trôi qua.
Chu Mộng Châu nghe chăm chú, không lên tiếng cắt ngang.
Nhẫn đại sư nhắm mắt lại giây lát như hồi ức quá khứ, rồi nói:
- Từ sau lần chia tay ấy, lão nạp lui về Lục Sơn này ẩn tu và nghiên cứu Phật gia tâm phắp, Kim La Hán thì dẫm cước giang hồ, chẳng ngờ chỉ sau ba năm thì vang danh thiên hạ.
Giang hồ lại thêm một đệ nhất cao thủ Phật gia.
Chu Mộng Châu lần đầu tiên nghe về chuyện quá khứ của sư phụ mình, trong lòng rất phấn chấn.
Nhẫn đại sư tiếp:
- Chính đương lúc ông ta thịnh danh giang hồ nhất, bỗng nhiên mất tích một cách hết sức đột ngột, chẳng ai biết ông ta ở đâu. Nhiều người đoán thế này, có người đoán thế kia, nhưng chung quy không ai đưa chứng cứ rõ ràng. Một hôm, Kim La Hán tự nhiên xuất biện ngay tại Bổn Nguyện Tư này. Lão nạp trước đó bình thường rất hay tranh cãi với ông ta, nhưng lần ấy, tự dưng trong lòng bội phục võ học của ông ta, thấy ông ta còn tại thế thì lại vô cùng vui mừng. Sau khi đến đây, chỉ nói ràng sau này nếu như có người nào nắm tín vật của ông ta là pho tượng La Hán vàng này đến đây, hy vọng ta không hẹp hòi mà truyền thụ cho một hai môn võ công tâm độc nhất, lúc bầy giờ ta vui vẻ nhận lời. Chỉ nói bấy nhiêu, Kim La Hán lập tức bỏ đi. Hôm nay coi như lão nạp đã hoàn thành một sứ mạng của Kim La Hán phó thác, ta cảm thấy nhẹ nhàng. Pho Phật gia tâm pháp có thể giúp ngươi khi gặp nguy khốn định tâm bất loạn, trí tuệ sáng suốt mà giải quyết sự việc. Pho Phiên Thiên chưởng đủ để ngươi làm bửu bối hộ thân trên đường hành hiệp giang hồ.
Chu Mộng Châu quỳ xuống dập đầu nói:
- Đa ta đại sư dưỡng bồi, đệ tử cảm ơn suốt đời!
Nhẫn đại sư không hề có một biểu hiện gì, hỏi tiếp, - Khi Kim La Hán phái ngươi mang tín vật đến chỗ Đạo An phương trượng và ta đây còn căn dăn đi thêm nơi nào khác không?
- Gia sư có trao thêm một thiếp danh đến nhiều nơi.
Vừa nói chàng vừa lấy trong người ra tấm thiếp ghi tên các nơi sẽ đến. Nhẫn đại sư đón lấy xem qua, mi bạc nhíu lại nói:
- Như vậy xem ra trọng trách của ngươi không nhỏ tí nào?
- Dù trọng trách bao lớn, đệ tử đã nguyện tận lực đảm nhận.
- Khá lắm! Ngươi đã có nghị lực và đại nguyện như thế, theo lão nạp phán đoán thì sư phụ ngươi gặp phải cường địch mà bản thân ông ta không đối phó nổi. Nên quyết định giao sứ mệnh cho đệ tử, hy vọng đệ tử hấp thụ hết tinh hoa võ học trong Phật môn, cứ nhìn tấm thiếp này cũng đủ thấy lão nạp không đoán sai. Có điều ...
Chu Mộng Châu thấy đại sư ngừng lại giữa lời, bèn giục hỏi:
- Sao đại sư không nói hết?
- Ừm, lão nạp vốn nghĩ Kim La Hán tất có ân oán bình sinh, muốn nói cho ngươi biết.
Thế nhưng, giờ nhìn những nơi ngươi sẽ đến theo tấm thiếp này thì bất tất, đã hiểu rõ dụng tâm của Kim La Hán, Đạo An phương trượng nói chẳng sai, sau này mỗi khi đến nơi nào trong danh thiếp này, ngươi phải chuyên tâm tu luyện võ học, ngoài ra không nên hỏi han nhiều. Sau khi ngươi lên được Thiên Sơn, tự nhiên có người còn thích hợp hơn lão nạp sẽ giải thích hết mọi chuyện của Kim La Hán cho ngươi hiểu.
Nói như đã hết, Nhẫn đại sư giục:
- Hảo, giờ thì ngươi có thể lên đường.
Từ những lời cuối cùng của Nhẫn đại sư, Chu Mộng Châu nhận ra sư phụ sắp xếp tên các địa danh trong tấm thiếp theo thứ tự có tính toán cẩn thận. Bản thân chàng sẽ còn học được nhiều tinh hoa võ học, thế nhưng sau khi nghiệp nghệ đã thành tựu, nhất định một trọng trách nặng nề đặt trên vai chàng, bỗng nhiên trong lòng càng nghĩ chàng cảm thấy tương lai tới đây với mình sẽ không còn thoải mái nhẹ nhàng.
Bấy giờ còn nhiều điều muốn hỏi, thế nhưng Nhẫn đại sư nói xong đã ngồi kiết đà nhập định. Chàng đành quay về phòng thu xếp đồ đạc chuẩn bi lên đường.
Trước khi rời khởi Bổn Nguyện Tự chàng quay đầu vái Nhẫn đại sư ba lạy, rồi quay lưng trở gót xuống núi. Đi chưa được mấy bước, bỗng nghe thấy Nhẫn đại sư lên tiếng:
- Tiếp lấy.
Một đạo ngân quang xé gió bay tới, Chu Mộng Châu không quay đầu lại, chỉ vòng tay bắt đúng vật ấy, đưa nhìn mới hay là một nén bạc lớn.
Chu Mộng Chầu cảm kích Nhẫn đại sư chu đáo, quay người lại vái thêm một vái nữa mới xuống núi.
Lúc Chu Mộng Châu rời Mễ Thương Sơn thì nội công đã tăng tiến, giờ đây sau gần ba tháng được Nhẫn đại sư truyền thụ Phật gia tâm pháp, thì công lực tăng tiến càng nhanh.
Lúc này xuống núi phóng chạy như bay, thân hình nhẹ nhỏm, bước chạy đến vài trượng.
Xuống gần hết núi, bỗng nhiên trong nhãn tuyến của chàng kịp phát hiện ra một bóng hồng vừa lẩn khuất sau rừng cây. Tuy trong cái nháy mắt, nhưng chàng cũng nhận ra được bóng người này rất quen.
Chàng thầm kêu lên:
- Chẳng lẽ là cô ta?
/24
|