Trương Cổ cảm thấy mình luôn ở vào trạng thái nguy hiểm, dù anh không xác định rõ căn nguyên. Anh cho rằng cả thị trấn nhỏ này đang bị thứ gì đó chẳng lành bao phủ. Phán đoán này sáng suốt.
Anh quyết tâm phải làm rõ tất cả.
Kể từ đây Trương Cổ trở nên nhạy cảm, gan góc, giàu khả năng suy luận và sức tưởng tượng như một thám tử.
Trước hết, anh bỏ công sức ra điều tra rõ: vào cái ngày thằng bé xuất hiện có ba người vùng khác đi vào thị trấn nhỏ Tuyệt Luân Đế này.
Một người là cháu gái của ông Trương thợ mộc, đến thăm họ hàng, một tuần sau ra về.
Một người là cán bộ huyện, đến công tác có việc cần làm, ở chiêu đãi Sở của ủy ban thị trấn ba ngày rồi đi.
Người thứ ba là một ông già từ miền Nam lên, bán đồ tre nan. Cả thị trấn đều biết ông, ông thường đến đây theo thời vụ, chuyên làm đồ tre trúc, cho đến giờ vẫn chưa đi.
Mấy người này dường như không có chút liên hệ gì với thằng bé Xoa, Trương Cổ đã lần lượt loại trừ.
Nhưng anh vẫn tin hướng đi của mình là đúng. Trương Cổ lúc này như đã biến thành người khác, anh mua chiếc mũ lưỡi trai chụp lên đầu, đeo cặp kính râm, miệng ngậm tẩu thuốc. Sau tám tiếng đi làm cơ quan, anh đóng bộ này để đi điều tra.
Anh không muốn bất cứ ai nhận ra mình.
Như thế vẫn chưa đủ, lúc đi đường, Trương Cổ luôn đeo kính râm, dựng cổ áo lên, kéo mũ sụp xuống để che mặt.
Hình ảnh bí hiểm của anh bắt đầu xuất hiện ở cái thị trấn nhỏ hẻo lánh này. Anh đi đứng hấp tấp kín đáo, luôn cảm thấy mình không còn là mình nữa. Nhưng có người vẫn nhận ra anh từ xa và gọi: “Anh Trương Cổ, anh đi đâu đấy?”
Là Trưởng ban văn hóa của thị trấn – cô Lưu Á Lệ.
Trương Cổ hơi ngán, nhưng chẳng thể làm gì khác, thị trấn này quá nhỏ, rất dễ nhận ra nhau.
Trương Cổ ngượng nghịu: “Tôi… tôi…”
Cũng không đợi Trương Cổ trả lời, Lưu Á Lệ đã tăng ga xe máy phóng vút đi.
Không lâu sau đó, Trương Cổ phát hiện ra một điều mà dân thị trấn Tuyệt Luân Đế không mấy ai để ý: bỗng dưng xuất hiện một bà già bới rác.
Bà ta khoảng hơn 60 tuổi, mặt đầy nếp nhăn, hai tay thô nháp, trông biết ngay là sống rất gian khổ.
Lần đầu tiên bà ta đến nhà Thiết Trụ mua vài thứ: giấy báo cũ, lon bia, lon nước ngọt. Bà ta rút trong túi ra một nắm tiền lẻ nhàu nát lem nhem.
Bà mẹ Thiết Trụ nói: “Thôi, tôi không lấy tiền.”
“Thế sao được?”
“Là thứ bỏ đi, có đáng gì đâu? Bác không đến thu gom thì chúng tôi cũng vứt rác mà thôi.”
“Thế thì xin cảm ơn bà.”
Dân thị trấn coi bà già này là người vùng khác, sống vất vả như thế, ai cũng rất thông cảm.
Về sau, nhà nào có giấy cũ, sắt phế liệu, giày dép cũ, dây dợ… đều nhét vào túi nilon đặt ngoài cửa, chờ bà già đến đem đi, không ai cầm của bà một xu.
Trương Cổ lặng lẽ theo dõi bà. Anh phát hiện ra rằng bà ta luôn có tâm trạng nặng nề, thu mua phế liệu cũng vì ý đồ gì đó. Anh ngờ rằng đó chỉ là một cách để bà ta công khai bản thân mà thôi.
Hôm nay Trương Cổ lại đi theo dõi bà già ấy.
Bà ta đẩy cái xe chứa đồ, xe kêu cót két lọc cọc. Bà đi qua từng nhà, nhặt các túi phế liệu, miệng ê a rao: “Thu mua đồng nát đây!”
Một đứa bé chạy ra đưa cho bà hai cái lon bia. Bà già đưa cho nó mấy hào, nó khoái chí nhét tiền vào túi rồi chạy đi. Đó là thu nhập chính đáng duy nhất của nó. Bọn trẻ như nó sẽ dùng chút tiền này đi mua vài thứ mà cha mẹ chúng không cho phép.
Sau đó bà già lại đi tiếp.
Đến dãy nhà số 17, bà đi vòng qua.
Trương Cổ bỗng nhớ ra: bà già này chưa từng đến dãy nhà 17 thu mua phế liệu.
Tại sao?
Anh lập tức liên tưởng - thằng bé Xoa và bà già này có mối liên quan gì đó.
Anh bỗng hăng hái hẳn lên. Anh gọi bà ta đứng lại, đơn thương độc mã quyết hỏi cho ra nhẽ. Bà ta là người lớn, có thể hỏi gì cũng được, sẽ băm bổ nói toạc ra luôn. Thằng bé Xoa đã khiến Trương Cổ biến thành anh chàng không biết sợ gì hết.
Trương Cổ: “Này, yêu cầu bà đứng lại!”
Bà già chầm chậm dừng bước, ngoảnh lại.
Trương Cổ bước đến, đứng trước mặt bà ta. Lần đầu tiên anh đứng gần thế này, nhìn bà ta rất rõ. Anh nhận ra rằng khuôn mặt và thần sắc bà già hơi giống thằng bé Xoa.
Bà già nhìn thẳng vào Trương Cổ.
Trương Cổ vào đề luôn: “Bà có nghe nói dãy nhà 17 này nhận nuôi một đứa bé trai không?”
Bà già đờ ra không có phản ứng gì, chỉ nói giọng hờ hững: “Bé trai nào? Tôi không biết.”
Rồi bà thản nhiên quay người đi, tiếp tục đẩy cái xe đồng nát. Đi được mấy bước, bà lại ngoái lại, bất chợt hỏi: “Tại sao anh cứ đi theo tôi?”
Trương Cổ hơi lúng túng: “Tôi…”
Bà già: “Anh mua phế liệu à?”
Trương Cổ: “Không mua.”
Bà già quay trở lại, bước đến gần anh: “Thế thì anh có phế liệu bán không?”
Trương Cổ hơi lắp bắp: “Không… Tôi không có.”
Ngừng một chút, bà già khẽ nói: “Anh có!” Sau đó bà chỉ vào chiếc xe chở phế liệu, trong đó có một đống tóc rối, là tóc người, chắc là gom ở hiệu làm đầu, có dính vô số bụi đất. Bà già nói: “Anh xem, tôi còn thu mua cả tóc nữa!”
Đã khá lâu, Trương Cổ chưa đi cắt tóc, tóc anh đã rất dài. Anh ngượng nghịu nói: “Bỗng dưng, tôi lại bán tóc cái gì chứ?”
Bà già thở dài, nói: “Không bán thì thôi vậy.” Rồi bà bước đi, lần này thì không hề ngoảnh lại nữa.
Một làn gió đưa đến, thổi tung mái tóc Trương Cổ, anh cảm thấy xương sọ lạnh buốt. Anh đứng đó nhìn bà già đẩy cái xe, dần dần đi xa…
Anh ngẫm nghĩ xem bà già này có điểm nào giống thằng bé.
Anh đánh giá lại thái độ, vẻ mặt và những câu nói vừa rồi của bà ta.
Đêm nay Trương Cổ gặp ác mộng.
Trong bóng tối, có người đang đi qua đi lại ở phía đầu giường anh, anh sợ hãi ngồi bật dậy, hỏi: “Ai đấy?”
Chính là bà già ấy. Bà khẽ nói: “Suỵt… đừng nói gì. Tôi đây mà.”
Trương Cổ hỏi: “Bà đến đây làm gì?”
Bà già: “Tôi đến mua tóc của anh.”
Trương Cổ nhìn thấy tay bà đang cầm một cái kéo, loang loáng ánh kim loại. Anh quát: “Bà cút đi!”
Bà ta không hề giận, chỉ cúi xuống rút trong túi áo ra mấy đồng tiền lấm lem nhàu nát đưa cho Trương Cổ, nói: “Chút tiền này, anh cầm đi…”
Trương Cổ bất giác lùi lại tránh.
Bà già lúc này mồm rớt dãi, ánh mắt lóe sáng, quan sát Trương Cổ, nói: “Trên người anh có vô số thứ quý giá đáng tiền, tôi không chỉ mua tóc mà còn mua móng tay, con ngươi và…”
Trương Cổ nhìn chằm chằm vào bà ta.
Bà ta ngoảnh nhìn cửa sổ, rồi nói nhỏ, vẻ rất bí hiểm: “…thu mua tim gan phổi nữa.”
Trương Cổ co rúm người, kêu lên: “Ngươi ra lò mổ mà mua! Ta không bán!”
Bà già nói: “Lông lợn, đâu có thể tốt bằng tóc của anh?”
Trương Cổ bắt đầu nài xin: “Bà tha cho tôi đi!”
Bà già kiên nhẫn nói: “Anh không hiểu gì cả rồi! Mùa thu đến thì nông dân phải gặt lúa mạch, người nào tận số thì phải lấy mạng người đó…”
Nói rồi bà nhẹ nhàng ấn đầu Trương Cổ xuống rồi bắt đầu cắt tóc của anh. Bà thao tác rất siêu, trông biết ngay là kỹ thuật của nhà nghề có hạng. Cây kéo sáng loáng đưa lên đưa xuống, bủa vây Trương Cổ từ bốn phía. Anh chỉ biết ngớ ra mà nhìn bà ta, không thể cựa quậy gì được.
“Xoẹt xoẹt…” Tóc bị cắt trụi.
“Xoẹt xoẹt…” Lông mày bị cắt trụi.
“Xoẹt xoẹt…” Hai tai bị cắt đứt.
“Xoẹt xoẹt…” Mũi bị cắt nhẵn.
“Xoẹt xoẹt…” Hai con mắt bị khoét ra.
“Xoẹt xoẹt…” Tim gan phổi bị moi ra.
Trương Cổ chỉ còn lại cổ họng, anh cố hết sức gào lên: “Cứu tôi với!… ”
Cái kéo lập tức chĩa vào cổ họng anh…
Anh quyết tâm phải làm rõ tất cả.
Kể từ đây Trương Cổ trở nên nhạy cảm, gan góc, giàu khả năng suy luận và sức tưởng tượng như một thám tử.
Trước hết, anh bỏ công sức ra điều tra rõ: vào cái ngày thằng bé xuất hiện có ba người vùng khác đi vào thị trấn nhỏ Tuyệt Luân Đế này.
Một người là cháu gái của ông Trương thợ mộc, đến thăm họ hàng, một tuần sau ra về.
Một người là cán bộ huyện, đến công tác có việc cần làm, ở chiêu đãi Sở của ủy ban thị trấn ba ngày rồi đi.
Người thứ ba là một ông già từ miền Nam lên, bán đồ tre nan. Cả thị trấn đều biết ông, ông thường đến đây theo thời vụ, chuyên làm đồ tre trúc, cho đến giờ vẫn chưa đi.
Mấy người này dường như không có chút liên hệ gì với thằng bé Xoa, Trương Cổ đã lần lượt loại trừ.
Nhưng anh vẫn tin hướng đi của mình là đúng. Trương Cổ lúc này như đã biến thành người khác, anh mua chiếc mũ lưỡi trai chụp lên đầu, đeo cặp kính râm, miệng ngậm tẩu thuốc. Sau tám tiếng đi làm cơ quan, anh đóng bộ này để đi điều tra.
Anh không muốn bất cứ ai nhận ra mình.
Như thế vẫn chưa đủ, lúc đi đường, Trương Cổ luôn đeo kính râm, dựng cổ áo lên, kéo mũ sụp xuống để che mặt.
Hình ảnh bí hiểm của anh bắt đầu xuất hiện ở cái thị trấn nhỏ hẻo lánh này. Anh đi đứng hấp tấp kín đáo, luôn cảm thấy mình không còn là mình nữa. Nhưng có người vẫn nhận ra anh từ xa và gọi: “Anh Trương Cổ, anh đi đâu đấy?”
Là Trưởng ban văn hóa của thị trấn – cô Lưu Á Lệ.
Trương Cổ hơi ngán, nhưng chẳng thể làm gì khác, thị trấn này quá nhỏ, rất dễ nhận ra nhau.
Trương Cổ ngượng nghịu: “Tôi… tôi…”
Cũng không đợi Trương Cổ trả lời, Lưu Á Lệ đã tăng ga xe máy phóng vút đi.
Không lâu sau đó, Trương Cổ phát hiện ra một điều mà dân thị trấn Tuyệt Luân Đế không mấy ai để ý: bỗng dưng xuất hiện một bà già bới rác.
Bà ta khoảng hơn 60 tuổi, mặt đầy nếp nhăn, hai tay thô nháp, trông biết ngay là sống rất gian khổ.
Lần đầu tiên bà ta đến nhà Thiết Trụ mua vài thứ: giấy báo cũ, lon bia, lon nước ngọt. Bà ta rút trong túi ra một nắm tiền lẻ nhàu nát lem nhem.
Bà mẹ Thiết Trụ nói: “Thôi, tôi không lấy tiền.”
“Thế sao được?”
“Là thứ bỏ đi, có đáng gì đâu? Bác không đến thu gom thì chúng tôi cũng vứt rác mà thôi.”
“Thế thì xin cảm ơn bà.”
Dân thị trấn coi bà già này là người vùng khác, sống vất vả như thế, ai cũng rất thông cảm.
Về sau, nhà nào có giấy cũ, sắt phế liệu, giày dép cũ, dây dợ… đều nhét vào túi nilon đặt ngoài cửa, chờ bà già đến đem đi, không ai cầm của bà một xu.
Trương Cổ lặng lẽ theo dõi bà. Anh phát hiện ra rằng bà ta luôn có tâm trạng nặng nề, thu mua phế liệu cũng vì ý đồ gì đó. Anh ngờ rằng đó chỉ là một cách để bà ta công khai bản thân mà thôi.
Hôm nay Trương Cổ lại đi theo dõi bà già ấy.
Bà ta đẩy cái xe chứa đồ, xe kêu cót két lọc cọc. Bà đi qua từng nhà, nhặt các túi phế liệu, miệng ê a rao: “Thu mua đồng nát đây!”
Một đứa bé chạy ra đưa cho bà hai cái lon bia. Bà già đưa cho nó mấy hào, nó khoái chí nhét tiền vào túi rồi chạy đi. Đó là thu nhập chính đáng duy nhất của nó. Bọn trẻ như nó sẽ dùng chút tiền này đi mua vài thứ mà cha mẹ chúng không cho phép.
Sau đó bà già lại đi tiếp.
Đến dãy nhà số 17, bà đi vòng qua.
Trương Cổ bỗng nhớ ra: bà già này chưa từng đến dãy nhà 17 thu mua phế liệu.
Tại sao?
Anh lập tức liên tưởng - thằng bé Xoa và bà già này có mối liên quan gì đó.
Anh bỗng hăng hái hẳn lên. Anh gọi bà ta đứng lại, đơn thương độc mã quyết hỏi cho ra nhẽ. Bà ta là người lớn, có thể hỏi gì cũng được, sẽ băm bổ nói toạc ra luôn. Thằng bé Xoa đã khiến Trương Cổ biến thành anh chàng không biết sợ gì hết.
Trương Cổ: “Này, yêu cầu bà đứng lại!”
Bà già chầm chậm dừng bước, ngoảnh lại.
Trương Cổ bước đến, đứng trước mặt bà ta. Lần đầu tiên anh đứng gần thế này, nhìn bà ta rất rõ. Anh nhận ra rằng khuôn mặt và thần sắc bà già hơi giống thằng bé Xoa.
Bà già nhìn thẳng vào Trương Cổ.
Trương Cổ vào đề luôn: “Bà có nghe nói dãy nhà 17 này nhận nuôi một đứa bé trai không?”
Bà già đờ ra không có phản ứng gì, chỉ nói giọng hờ hững: “Bé trai nào? Tôi không biết.”
Rồi bà thản nhiên quay người đi, tiếp tục đẩy cái xe đồng nát. Đi được mấy bước, bà lại ngoái lại, bất chợt hỏi: “Tại sao anh cứ đi theo tôi?”
Trương Cổ hơi lúng túng: “Tôi…”
Bà già: “Anh mua phế liệu à?”
Trương Cổ: “Không mua.”
Bà già quay trở lại, bước đến gần anh: “Thế thì anh có phế liệu bán không?”
Trương Cổ hơi lắp bắp: “Không… Tôi không có.”
Ngừng một chút, bà già khẽ nói: “Anh có!” Sau đó bà chỉ vào chiếc xe chở phế liệu, trong đó có một đống tóc rối, là tóc người, chắc là gom ở hiệu làm đầu, có dính vô số bụi đất. Bà già nói: “Anh xem, tôi còn thu mua cả tóc nữa!”
Đã khá lâu, Trương Cổ chưa đi cắt tóc, tóc anh đã rất dài. Anh ngượng nghịu nói: “Bỗng dưng, tôi lại bán tóc cái gì chứ?”
Bà già thở dài, nói: “Không bán thì thôi vậy.” Rồi bà bước đi, lần này thì không hề ngoảnh lại nữa.
Một làn gió đưa đến, thổi tung mái tóc Trương Cổ, anh cảm thấy xương sọ lạnh buốt. Anh đứng đó nhìn bà già đẩy cái xe, dần dần đi xa…
Anh ngẫm nghĩ xem bà già này có điểm nào giống thằng bé.
Anh đánh giá lại thái độ, vẻ mặt và những câu nói vừa rồi của bà ta.
Đêm nay Trương Cổ gặp ác mộng.
Trong bóng tối, có người đang đi qua đi lại ở phía đầu giường anh, anh sợ hãi ngồi bật dậy, hỏi: “Ai đấy?”
Chính là bà già ấy. Bà khẽ nói: “Suỵt… đừng nói gì. Tôi đây mà.”
Trương Cổ hỏi: “Bà đến đây làm gì?”
Bà già: “Tôi đến mua tóc của anh.”
Trương Cổ nhìn thấy tay bà đang cầm một cái kéo, loang loáng ánh kim loại. Anh quát: “Bà cút đi!”
Bà ta không hề giận, chỉ cúi xuống rút trong túi áo ra mấy đồng tiền lấm lem nhàu nát đưa cho Trương Cổ, nói: “Chút tiền này, anh cầm đi…”
Trương Cổ bất giác lùi lại tránh.
Bà già lúc này mồm rớt dãi, ánh mắt lóe sáng, quan sát Trương Cổ, nói: “Trên người anh có vô số thứ quý giá đáng tiền, tôi không chỉ mua tóc mà còn mua móng tay, con ngươi và…”
Trương Cổ nhìn chằm chằm vào bà ta.
Bà ta ngoảnh nhìn cửa sổ, rồi nói nhỏ, vẻ rất bí hiểm: “…thu mua tim gan phổi nữa.”
Trương Cổ co rúm người, kêu lên: “Ngươi ra lò mổ mà mua! Ta không bán!”
Bà già nói: “Lông lợn, đâu có thể tốt bằng tóc của anh?”
Trương Cổ bắt đầu nài xin: “Bà tha cho tôi đi!”
Bà già kiên nhẫn nói: “Anh không hiểu gì cả rồi! Mùa thu đến thì nông dân phải gặt lúa mạch, người nào tận số thì phải lấy mạng người đó…”
Nói rồi bà nhẹ nhàng ấn đầu Trương Cổ xuống rồi bắt đầu cắt tóc của anh. Bà thao tác rất siêu, trông biết ngay là kỹ thuật của nhà nghề có hạng. Cây kéo sáng loáng đưa lên đưa xuống, bủa vây Trương Cổ từ bốn phía. Anh chỉ biết ngớ ra mà nhìn bà ta, không thể cựa quậy gì được.
“Xoẹt xoẹt…” Tóc bị cắt trụi.
“Xoẹt xoẹt…” Lông mày bị cắt trụi.
“Xoẹt xoẹt…” Hai tai bị cắt đứt.
“Xoẹt xoẹt…” Mũi bị cắt nhẵn.
“Xoẹt xoẹt…” Hai con mắt bị khoét ra.
“Xoẹt xoẹt…” Tim gan phổi bị moi ra.
Trương Cổ chỉ còn lại cổ họng, anh cố hết sức gào lên: “Cứu tôi với!… ”
Cái kéo lập tức chĩa vào cổ họng anh…
/28
|