Thế mà trong những năm hay nghe nhạc của Tiểu Hổ Đội, tôi đã hoàn toàn thờ ơ với chiếc khăn quàng đỏ, tôi cũng không còn mê mẩn thánh sĩ đấu nữa, tuy vẫn hóng xem từng tập, nhưng vì không còn là chim Ikki, tôi không còn cảm xúc gì nữa. Tôi và đám bạn hàng xóm cứ cách xa dần, cùng với bạn bè trong lớp thành lập Tiểu Hổ Đội, hai cậu bạn đó chính là Thẩm Nhất Định và Tiểu Mã, bất hạnh cho tôi là, tôi được sắp xếp làm Quái Quái Hổ (Hổ ngoan ngoãn). Tôi những muốn trở thành Phích Lịch Hổ kia, vì hồi ấy mê Phích Lịch Toàn Phong Cước (Quyền cước xoáy gió sấm sét), tôi thấy Phích Lịch là một từ nghe cực kỳ tàn khốc, còn Quái, chỉ mang nghĩa châm biếm mà thôi. Tiểu Mã không đồng ý, nó nói: Mày là Hổ ngoan ngoãn chuẩn rồi, mày xem, mày đã làm người xấu bao giờ chưa, mày đã từng nổi trận lôi đình chưa, mày đã bao giờ làm chuyện xấu xa chưa, mày chính là Hổ ngoan ngoãn.
Tôi còn nhớ một cách lờ mờ rằng thời thiết khi đó không có bốn mùa như bây giờ, chỉ trong chớp mắt, từ giá rét đến ngày hè nóng rực, giữa chúng dường như không có một sự chuyển đổi nào, cứ thế cởi ra những chiếc áo bông mặc vào những chiếc áo cộc tay, rồi lại cởi áo cộc tay ra mà mặc vào những chiếc áo bông. Từ trước đến nay tôi chưa từng thay đổi vị trí địa lý đến mức xảy ra những khác biệt mạnh mẽ đến thế. Tại sao những năm tháng tuổi thơ, bốn mùa lại rõ rệt vậy, mỗi đóa hoa nở, mỗi áng mây trôi, mỗi cơn gió thổi, mỗi cô bạn gái đều như đang nói với bạn rằng, chúng ta đang ở mùa nào rồi. Những cô gái trong mơ của tôi, Lục Mỹ Hàm, Ngải Phi Phi, Lý Tiểu Huệ, Lưu Nhân Nhân cũng lập thành một nhóm. Thậm chí đến giờ tôi còn không nhớ được rõ ràng những cái tên như hoa như ngọc của các cô ấy, tôi cảm thấy chắc đầu óc các cô ấy có vấn đề rồi, không như chúng tôi, ba con hổ, đơn giản vậy thôi, các nàng rõ ràng là đều có tên của mình, vậy mà còn dùng cái tên của người khác. Tôi xem những bộ phim họ thích xem, thế nhưng không thể nào xem hết nổi một tập, chẳng hấp dẫn chút nào, hết hát hò lại thì thào, mới đọc tên phim đã thấy hợp tình hợp cảnh, lại được chiếu trong cái thời tiết này, bảo sao cô nào cô nấy đều thích mê. Mấy kiểu phim nhạt nhẽo vậy, xem qua một lần là chán, không ai thèm xem nữa rồi, tôi thật sự không hiểu nó được chiếu để làm gì. Bộ phim ấy tên Tôi có hẹn với mùa xuân.
Vì vậy cho đến sau này, khi tôi nhìn thấy các nàng thần tượng trai đẹp là những diễn viên hay ca sĩ, thì tôi đã có thể lý giải được. Bọn họ rõ ràng là dậy thì quá sớm, bởi vì mãi đến khi tôi bắt đầu lên cấp ba mới hiểu ý nghĩa của Tôi có hẹn với mùa xuân, còn các cô nàng đã thấm nhuần từ hồi tiểu học, hơn nữa còn trải qua thực tế. Hồi tiểu học ấy tôi đã làm những gì vậy nhỉ? Chắc còn đang mải đắm chìm trong giai điệu ca khúc Vườn vui chơi Táo Xanh của Tiểu Hổ Đội.
May mắn là thời tiểu học tôi vẫn còn chưa hiểu rõ điều này, nên vẫn cố chấp đi tìm người con gái mặc chiếc váy xanh lam, cô ấy giống như một cọng rơm vấn vít mãi trong ký ức đáng nhớ nhất của cuộc đời tôi, tôi không biết cô ấy là cọng rơm cho lạc đà hay là cọng rơm cứu người nữa, nói chung đều quan trọng như thế.
Và cuối cùng tôi đã tìm thấy cô ấy.
Tôi đã trở thành một thành viên tích cực của đội kiểm tra phong trào phòng chống cận thị học đường, để có thể tìm kiếm cô ấy tại mỗi lớp học. Bởi khi ấy, chắc chắn cô ấy đang nhắm mắt, không nhìn thấy tôi, nếu không tôi sẽ xấu hổ đến cúi gằm đầu xuống đất. Tại thời điểm đó, Tử Long chuyển nhà rồi. Bố của Tử Long làm nghề buôn bán sứa biển rất phát đạt, tiêu những ba vạn tệ để mua cho Tử Long cái hộ khẩu thành phố. Trong đám lít nhít chúng tôi, nhà nó giàu có nhất, khi đó tôi chỉ nghĩ nhà giàu có nghĩa là khi chúng tôi ăn kem đậu đỏ, thì nó được ăn kem hai màu. Vì chúng tôi đều ở nông thôn, nên thường không mấy chú ý đến vấn đề hộ khẩu, các bậc phụ huynh thực tế cũng lo lắng về điều này lắm, bởi họ nghĩ rằng khi chúng tôi trưởng thành rồi, hộ khẩu nông thôn rất khó lấy vợ, suy cho cùng cũng bởi vấn đề giai cấp.
Chúng tôi phân cấp từ thành phố trực thuộc trung ương, thành phố lớn, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị trấn nhỏ, cho đến vùng ngoại thành, nông thôn, vùng núi, và vùng núi cao nghèo khó. Cha mẹ bảo rằng chúng tôi thuộc vùng ngoại thành, cũng không hẳn là nông thôn, lại ở giáp thành phố lớn, vì thế cũng có cảm giác oai hơn một chút xíu. Xét theo bảng phân chia giai cấp, thì cũng được xếp vào tầng lớp trung lưu. Trong những câu chuyện của họ, từ xưa đến nay việc tìm vợ đều không lấy tình yêu làm tiêu chuẩn. Nếu bạn gặp được cô vợ có hộ khẩu ở những thành phố cao cấp hơn, có nghĩa là bạn đã làm rạng rỡ tổ tông, còn ngược lại thì thật xấu mặt cha mẹ.
Sau khi cha của Tử Long tốn mất ba vạn tệ, thì nó đã thuộc tầng lớp cao hơn chúng tôi. Khi chúng tôi đi tiễn, nó ngậm ngùi nói: Bao giờ nghỉ hè tao lại về chơi. Nhà tao vẫn ở đây mà.
Nhưng sau này, ngôi nhà ấy bị cha Tử Long bán cho người khác với giá năm vạn tệ.
Tử Long và tôi không thân thiết lắm nên tôi chẳng lấy làm buồn, chỉ khẽ thở một hơi dài. Trước khi đi Tử long có nói với chúng tôi rằng: Thực ra, vì tao luôn sợ số 10 cho nên mới không nói với chúng mày, thánh y của tao, cũng được đào lên từ căn nhà của bọn mình.
Khi ấy tôi nghĩ, nó nói ra được câu ấy cũng thật dũng cảm. Giây phút cuối cùng nó đã khiêu chiến với số 10 quyền uy. Tôi thật vô cùng ngưỡng mộ nó. Từ đó về sau Tử Long đã hoàn toàn biến mất trong cuộc đời của chúng tôi, chỉ để lại những tin đồn truyền tai. Cả gia đình nó không chỉ chuyển đến trung tâm thị trấn cách chúng tôi 5km, mà đến hẳn trung tâm thành phố phồn hoa. Mỗi khi vào thành phố mua quần áo chúng tôi đều tự hỏi có nên đến nhà Tử Long chơi không. Nhưng cha mẹ tôi đều bảo: Thôi, đừng phiền người ta, đã bao nhiêu năm rồi, lỡ nhà người ta đang có khách. Thế là thực sự chúng tôi không gặp lại nhau nữa. Sau này khi trưởng thành nghĩ lại, điều tôi thấy buồn nhất, chính là câu cuối cùng mà nó nói với chúng tôi, lại là một câu nói dối.
Còn số 10 vẫn hống hách như vậy. Cảm giác mỗi khi nghĩ tới nó, tôi không sao diễn đạt nổi, vừa vô cùng căm ghét, lại vô cùng ngưỡng mộ khôn cùng. Một lần lỡ lời, số 10 biết chuyện tôi thích một cô gái mặc chiếc váy xanh lam, nó nói: Mày đúng thực là đần, một người đàn ông chân chính, một đấu sĩ chân chính, không bao giờ làm điều gì vì bọn con gái cả.
Nhưng hồi ấy tôi cũng đã bắt đầu đọc sách ngoại văn, tôi bảo nó: Tại tao thấy ở nước ngoài người ta cũng đánh nhau vì phụ nữ đấy thôi?
Số 10 sững người một lúc, rồi nói tiếp: Chỉ có những tay đấu bò tót hy sinh vì những con bò thôi.
Tôi cãi: Không phải, tao thấy họ đứng trên cái đấu trường rộng lắm, sau đó hai người quyết đấu, ai thắng thì sẽ được đưa người phụ nữ đi cùng.
Số 10 lại bảo: Thế thì tốt đấy, nếu ngày nào đó tao với mày cùng thích một đứa con gái, chúng ta sẽ quyết đấu.
Tôi lại hỏi: Sao không để cô gái đó lựa chọn là được mà.
Số 10 khinh khỉnh nói: Mày đúng là ngu như bò, người đàn ông thực thụ, một đấu sĩ thực thụ, thì nhất định phải quyết đấu đến cùng vì một đứa con gái.
Tôi hỏi số 10: Thế mày đã thích ai chưa?
Số 10 đáp: Tao chưa, tao dẽ không bao giờ vì một đứa con gái mà làm gì cả. Những chuyện kiểu như thế, cũng chỉ có những người như mày mới làm thôi.
Tôi gật gù: Ờ, đúng đấy.
Hàng ngày tôi vẫn đi đi lại lại qua các lớp trong nhạc hiệu của chương trình phòng tránh cận thị học đường, tôi cũng dần dần quên đi chuyện này, chỉ nhớ tôi là người đi kiểm tra xem lũ học sinh có nhắm mắt thư giãn trong khoảng thời gian mắt cần nghỉ ngơi hay không. Đó là công việc máy móc lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác và mang đến cho người ta những kết quả chẳng mấy tốt đẹp, nó khiến cho họ quên béng đi những lý tưởng cao đẹp vẫn hằng theo đuổi. Một năm qua đi, tôi vì làm việc nghiêm túc và hăng say, nên đã mang theo cả cái vị trí này của mình mà lên lớp. Mấy tháng đầu của năm, cứ nhìn thấy các bạn nữ mặc váy là tôi lại chong mắt lên nhìn, cho đến khi thời tiết se lạnh, mọi người bắt đầu chuyển sang mặc quần rồi, tôi mới thèm nhìn lên mặt họ. Tôi thích nhất là được nhìn các cô gái làm những động tác trong bước thứ ba của giờ tập thể dục cho mắt, đó là day vào vị trí của huyệt Tứ bạch. Những lúc ấy đường nét trên khuôn mặt đều trở nên sắc nét, các cô bạn còn nhéo lên nhéo xuống vào mặt mình, trông càng đáng yêu hơn. Khi mùa hè năm thứ hai đến gần, tôi đã quên sạch việc nhìn vào váy họ và chỉ chăm chăm quan sát những cô bạn gái xinh đẹp mỗi lần họ khẽ nhướn đôi lông mày, thế nhưng họ chẳng bao giờ phát hiện ra.
Ngày tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 của học kỳ hai năm lớp sáu, là một năm cuối cùng trong cấp tiểu học, trước khi chúng tôi rời khỏi ngôi trường này. Tiểu Hổ Đội gồm tôi và Thẩm Nhất Định, còn cả Tiểu Mã nữa cuối cùng cũng được lên sân khấu biểu diễn. Hát cùng chúng tôi còn có nhóm bốn người là Lục Mỹ Hàm, Ngải Phi Phi, Lý Tiểu Huệ và Lưu Nhân Nhân. Buổi văn nghệ được tổ chức vào buổi chiều, còn buổi sáng vẫn học bình thường. Trước khi bắt đầu tiết thứ ba, như thường lệ tôi lại đi kiểm tra việc luyện mắt của các lớp. Mặc dù không còn hào hứng và phấn khích với công việc này như thuở trước nữa, nhưng cảm giác oai vệ vẫn vương lại đôi chút. Tôi đang ở lớp 6D, bởi vậy nên chạy đến lớp 6A trước, lớp đó cách xa chỗ chúng tôi nhất. Cứ kiểm tra lùi lại như thế, đến bước cuối cùng kết thúc, vừa hay tôi có thể trở lại chỗ ngồi của mình, nhẹ nhàng như không. Nhưng khi đến lớp 6A, đợi rất lâu mà vẫn chưa nghe thấy chương trình phát thanh vang lên. Đám bạn học sinh trong lớp bắt đầu nhốn nháo, mấy cậu con trai bắt đầu nổi loạn. Chờ mãi không thấy giáo viên vào lớp, tôi bước lên bục giảng, dùng thước kẻ màu đen gõ mạnh lên mặt bàn, nói dõng dạc: Các bạn, chúng ta phải làm như lúc có giáo viên ở đây.
Tôi còn nhớ một cách lờ mờ rằng thời thiết khi đó không có bốn mùa như bây giờ, chỉ trong chớp mắt, từ giá rét đến ngày hè nóng rực, giữa chúng dường như không có một sự chuyển đổi nào, cứ thế cởi ra những chiếc áo bông mặc vào những chiếc áo cộc tay, rồi lại cởi áo cộc tay ra mà mặc vào những chiếc áo bông. Từ trước đến nay tôi chưa từng thay đổi vị trí địa lý đến mức xảy ra những khác biệt mạnh mẽ đến thế. Tại sao những năm tháng tuổi thơ, bốn mùa lại rõ rệt vậy, mỗi đóa hoa nở, mỗi áng mây trôi, mỗi cơn gió thổi, mỗi cô bạn gái đều như đang nói với bạn rằng, chúng ta đang ở mùa nào rồi. Những cô gái trong mơ của tôi, Lục Mỹ Hàm, Ngải Phi Phi, Lý Tiểu Huệ, Lưu Nhân Nhân cũng lập thành một nhóm. Thậm chí đến giờ tôi còn không nhớ được rõ ràng những cái tên như hoa như ngọc của các cô ấy, tôi cảm thấy chắc đầu óc các cô ấy có vấn đề rồi, không như chúng tôi, ba con hổ, đơn giản vậy thôi, các nàng rõ ràng là đều có tên của mình, vậy mà còn dùng cái tên của người khác. Tôi xem những bộ phim họ thích xem, thế nhưng không thể nào xem hết nổi một tập, chẳng hấp dẫn chút nào, hết hát hò lại thì thào, mới đọc tên phim đã thấy hợp tình hợp cảnh, lại được chiếu trong cái thời tiết này, bảo sao cô nào cô nấy đều thích mê. Mấy kiểu phim nhạt nhẽo vậy, xem qua một lần là chán, không ai thèm xem nữa rồi, tôi thật sự không hiểu nó được chiếu để làm gì. Bộ phim ấy tên Tôi có hẹn với mùa xuân.
Vì vậy cho đến sau này, khi tôi nhìn thấy các nàng thần tượng trai đẹp là những diễn viên hay ca sĩ, thì tôi đã có thể lý giải được. Bọn họ rõ ràng là dậy thì quá sớm, bởi vì mãi đến khi tôi bắt đầu lên cấp ba mới hiểu ý nghĩa của Tôi có hẹn với mùa xuân, còn các cô nàng đã thấm nhuần từ hồi tiểu học, hơn nữa còn trải qua thực tế. Hồi tiểu học ấy tôi đã làm những gì vậy nhỉ? Chắc còn đang mải đắm chìm trong giai điệu ca khúc Vườn vui chơi Táo Xanh của Tiểu Hổ Đội.
May mắn là thời tiểu học tôi vẫn còn chưa hiểu rõ điều này, nên vẫn cố chấp đi tìm người con gái mặc chiếc váy xanh lam, cô ấy giống như một cọng rơm vấn vít mãi trong ký ức đáng nhớ nhất của cuộc đời tôi, tôi không biết cô ấy là cọng rơm cho lạc đà hay là cọng rơm cứu người nữa, nói chung đều quan trọng như thế.
Và cuối cùng tôi đã tìm thấy cô ấy.
Tôi đã trở thành một thành viên tích cực của đội kiểm tra phong trào phòng chống cận thị học đường, để có thể tìm kiếm cô ấy tại mỗi lớp học. Bởi khi ấy, chắc chắn cô ấy đang nhắm mắt, không nhìn thấy tôi, nếu không tôi sẽ xấu hổ đến cúi gằm đầu xuống đất. Tại thời điểm đó, Tử Long chuyển nhà rồi. Bố của Tử Long làm nghề buôn bán sứa biển rất phát đạt, tiêu những ba vạn tệ để mua cho Tử Long cái hộ khẩu thành phố. Trong đám lít nhít chúng tôi, nhà nó giàu có nhất, khi đó tôi chỉ nghĩ nhà giàu có nghĩa là khi chúng tôi ăn kem đậu đỏ, thì nó được ăn kem hai màu. Vì chúng tôi đều ở nông thôn, nên thường không mấy chú ý đến vấn đề hộ khẩu, các bậc phụ huynh thực tế cũng lo lắng về điều này lắm, bởi họ nghĩ rằng khi chúng tôi trưởng thành rồi, hộ khẩu nông thôn rất khó lấy vợ, suy cho cùng cũng bởi vấn đề giai cấp.
Chúng tôi phân cấp từ thành phố trực thuộc trung ương, thành phố lớn, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị trấn nhỏ, cho đến vùng ngoại thành, nông thôn, vùng núi, và vùng núi cao nghèo khó. Cha mẹ bảo rằng chúng tôi thuộc vùng ngoại thành, cũng không hẳn là nông thôn, lại ở giáp thành phố lớn, vì thế cũng có cảm giác oai hơn một chút xíu. Xét theo bảng phân chia giai cấp, thì cũng được xếp vào tầng lớp trung lưu. Trong những câu chuyện của họ, từ xưa đến nay việc tìm vợ đều không lấy tình yêu làm tiêu chuẩn. Nếu bạn gặp được cô vợ có hộ khẩu ở những thành phố cao cấp hơn, có nghĩa là bạn đã làm rạng rỡ tổ tông, còn ngược lại thì thật xấu mặt cha mẹ.
Sau khi cha của Tử Long tốn mất ba vạn tệ, thì nó đã thuộc tầng lớp cao hơn chúng tôi. Khi chúng tôi đi tiễn, nó ngậm ngùi nói: Bao giờ nghỉ hè tao lại về chơi. Nhà tao vẫn ở đây mà.
Nhưng sau này, ngôi nhà ấy bị cha Tử Long bán cho người khác với giá năm vạn tệ.
Tử Long và tôi không thân thiết lắm nên tôi chẳng lấy làm buồn, chỉ khẽ thở một hơi dài. Trước khi đi Tử long có nói với chúng tôi rằng: Thực ra, vì tao luôn sợ số 10 cho nên mới không nói với chúng mày, thánh y của tao, cũng được đào lên từ căn nhà của bọn mình.
Khi ấy tôi nghĩ, nó nói ra được câu ấy cũng thật dũng cảm. Giây phút cuối cùng nó đã khiêu chiến với số 10 quyền uy. Tôi thật vô cùng ngưỡng mộ nó. Từ đó về sau Tử Long đã hoàn toàn biến mất trong cuộc đời của chúng tôi, chỉ để lại những tin đồn truyền tai. Cả gia đình nó không chỉ chuyển đến trung tâm thị trấn cách chúng tôi 5km, mà đến hẳn trung tâm thành phố phồn hoa. Mỗi khi vào thành phố mua quần áo chúng tôi đều tự hỏi có nên đến nhà Tử Long chơi không. Nhưng cha mẹ tôi đều bảo: Thôi, đừng phiền người ta, đã bao nhiêu năm rồi, lỡ nhà người ta đang có khách. Thế là thực sự chúng tôi không gặp lại nhau nữa. Sau này khi trưởng thành nghĩ lại, điều tôi thấy buồn nhất, chính là câu cuối cùng mà nó nói với chúng tôi, lại là một câu nói dối.
Còn số 10 vẫn hống hách như vậy. Cảm giác mỗi khi nghĩ tới nó, tôi không sao diễn đạt nổi, vừa vô cùng căm ghét, lại vô cùng ngưỡng mộ khôn cùng. Một lần lỡ lời, số 10 biết chuyện tôi thích một cô gái mặc chiếc váy xanh lam, nó nói: Mày đúng thực là đần, một người đàn ông chân chính, một đấu sĩ chân chính, không bao giờ làm điều gì vì bọn con gái cả.
Nhưng hồi ấy tôi cũng đã bắt đầu đọc sách ngoại văn, tôi bảo nó: Tại tao thấy ở nước ngoài người ta cũng đánh nhau vì phụ nữ đấy thôi?
Số 10 sững người một lúc, rồi nói tiếp: Chỉ có những tay đấu bò tót hy sinh vì những con bò thôi.
Tôi cãi: Không phải, tao thấy họ đứng trên cái đấu trường rộng lắm, sau đó hai người quyết đấu, ai thắng thì sẽ được đưa người phụ nữ đi cùng.
Số 10 lại bảo: Thế thì tốt đấy, nếu ngày nào đó tao với mày cùng thích một đứa con gái, chúng ta sẽ quyết đấu.
Tôi lại hỏi: Sao không để cô gái đó lựa chọn là được mà.
Số 10 khinh khỉnh nói: Mày đúng là ngu như bò, người đàn ông thực thụ, một đấu sĩ thực thụ, thì nhất định phải quyết đấu đến cùng vì một đứa con gái.
Tôi hỏi số 10: Thế mày đã thích ai chưa?
Số 10 đáp: Tao chưa, tao dẽ không bao giờ vì một đứa con gái mà làm gì cả. Những chuyện kiểu như thế, cũng chỉ có những người như mày mới làm thôi.
Tôi gật gù: Ờ, đúng đấy.
Hàng ngày tôi vẫn đi đi lại lại qua các lớp trong nhạc hiệu của chương trình phòng tránh cận thị học đường, tôi cũng dần dần quên đi chuyện này, chỉ nhớ tôi là người đi kiểm tra xem lũ học sinh có nhắm mắt thư giãn trong khoảng thời gian mắt cần nghỉ ngơi hay không. Đó là công việc máy móc lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác và mang đến cho người ta những kết quả chẳng mấy tốt đẹp, nó khiến cho họ quên béng đi những lý tưởng cao đẹp vẫn hằng theo đuổi. Một năm qua đi, tôi vì làm việc nghiêm túc và hăng say, nên đã mang theo cả cái vị trí này của mình mà lên lớp. Mấy tháng đầu của năm, cứ nhìn thấy các bạn nữ mặc váy là tôi lại chong mắt lên nhìn, cho đến khi thời tiết se lạnh, mọi người bắt đầu chuyển sang mặc quần rồi, tôi mới thèm nhìn lên mặt họ. Tôi thích nhất là được nhìn các cô gái làm những động tác trong bước thứ ba của giờ tập thể dục cho mắt, đó là day vào vị trí của huyệt Tứ bạch. Những lúc ấy đường nét trên khuôn mặt đều trở nên sắc nét, các cô bạn còn nhéo lên nhéo xuống vào mặt mình, trông càng đáng yêu hơn. Khi mùa hè năm thứ hai đến gần, tôi đã quên sạch việc nhìn vào váy họ và chỉ chăm chăm quan sát những cô bạn gái xinh đẹp mỗi lần họ khẽ nhướn đôi lông mày, thế nhưng họ chẳng bao giờ phát hiện ra.
Ngày tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 của học kỳ hai năm lớp sáu, là một năm cuối cùng trong cấp tiểu học, trước khi chúng tôi rời khỏi ngôi trường này. Tiểu Hổ Đội gồm tôi và Thẩm Nhất Định, còn cả Tiểu Mã nữa cuối cùng cũng được lên sân khấu biểu diễn. Hát cùng chúng tôi còn có nhóm bốn người là Lục Mỹ Hàm, Ngải Phi Phi, Lý Tiểu Huệ và Lưu Nhân Nhân. Buổi văn nghệ được tổ chức vào buổi chiều, còn buổi sáng vẫn học bình thường. Trước khi bắt đầu tiết thứ ba, như thường lệ tôi lại đi kiểm tra việc luyện mắt của các lớp. Mặc dù không còn hào hứng và phấn khích với công việc này như thuở trước nữa, nhưng cảm giác oai vệ vẫn vương lại đôi chút. Tôi đang ở lớp 6D, bởi vậy nên chạy đến lớp 6A trước, lớp đó cách xa chỗ chúng tôi nhất. Cứ kiểm tra lùi lại như thế, đến bước cuối cùng kết thúc, vừa hay tôi có thể trở lại chỗ ngồi của mình, nhẹ nhàng như không. Nhưng khi đến lớp 6A, đợi rất lâu mà vẫn chưa nghe thấy chương trình phát thanh vang lên. Đám bạn học sinh trong lớp bắt đầu nhốn nháo, mấy cậu con trai bắt đầu nổi loạn. Chờ mãi không thấy giáo viên vào lớp, tôi bước lên bục giảng, dùng thước kẻ màu đen gõ mạnh lên mặt bàn, nói dõng dạc: Các bạn, chúng ta phải làm như lúc có giáo viên ở đây.
/40
|