Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không...?(8)
================================================
Năm Bính Dần (1806). Ba năm sau.
Vào một buổi trưa, Tằm bấy giờ đã mười ba tuổi, đang lau chùi chậu hoa bằng gốm trên cái đôn thì nghe tiếng bước chân đi vào nhà. Quay qua mới biết là Triệu xã trưởng. Bên cạnh có tên người làm bê theo bức tượng cẩm thạch chim phượng. Trông thế là biết của quý. Tằm liền bước đến, chào ông.
"Con đi gọi hai cậu, đến giờ dùng cơm rồi."
Tằm lễ phép đáp dạ, rồi rời phòng chính. Tìm cậu Liêm thì đơn giản rồi vì cậu chỉ đến duy nhất một nơi thôi. Ý nghĩ vừa dứt là Tằm bắt gặp ngay bóng dáng Liêm chăm chú đọc sách bên cửa sổ thư phòng. Cậu thì lúc nào cũng ở đây. Từ xa, Tằm quan sát dáng vẻ chàng trai mười sáu tuổi và mỉm cười.
Liêm đang đi qua đi lại trong phòng và ngâm nga bài thơ, bất chợt phát hiện Tằm đứng bên cửa sổ nhìn mình tự lúc nào. Gấp sách lại, cậu hỏi:
"Em đến đây có chuyện gì sao?"
"Ông bảo Tằm tìm hai cậu vì đến giờ dùng cơm rồi."
"Vậy thì anh đi ngay. Thế còn Tưởng?"
"Cậu Liêm cứ đến chỗ ông đi ạ, Tằm sẽ đi tìm cậu Tưởng."
Khi bóng Liêm đã khuất sau thư phòng, nụ cười trên môi Tằm vẫn chưa biến mất. Vẫn như thuở bé, Tằm luôn dành cho Liêm một sự cảm mến âm thầm. Nhưng Tằm biết thân phận của mình nên chẳng mong gì hơn ngoài việc mỗi ngày đều trông thấy cậu ở bên cạnh, cùng nhau đàm đạo thơ văn.
Tằm xoay lưng, bây giờ phải đi tìm Tưởng. Nhắc đến cậu chủ nghịch ngợm ấy là lại chán chường. Mặc dù năm nay đã mười lăm rồi mà cậu cứ còn ham chơi, chẳng động gì vô sách vở. Mỗi lần muốn tìm cậu là khó khăn vô cùng bởi chẳng rõ cậu đang chơi ở đâu nữa. Suy nghĩ một lúc, Tằm cất bước. Có lẽ là ngoài đồng.
***
Trái với suy đoán của Tằm, Tưởng lúc này lại đang cùng đám bạn đồng tuổi đứng thập thò ở ngoài võ quán. Chẳng là nghe người ta đồn nhau, có ông thầy giỏi võ về xã Thổ này lập một cái võ quán. Tưởng thì không ham văn chương nhưng lại rất thích mấy chiêu thức võ nghệ kia. Hầu như trưa nào cũng nhảy tót đến đây, quan sát các anh múa vài đường quyền mà mê tít.
"Sao cậu không nài nỉ xã trưởng đến võ quán học?"
Tưởng nhìn tên đầu trọc lóc đó, thở dài. Lý nào lại không nghĩ đến điều ấy. Nhưng mà cậu biết tính cha, thể nào cũng chẳng được cho xem. Vài lần mở miệng muốn xin nhưng cứ hễ ông bảo chăm chỉ đọc sách đi là cậu lại thôi.
Còn đang ưu phiền thì chợt, Tưởng nghe tên đứng bên cạnh cất tiếng khẽ:
"Cậu Tưởng, em gái cậu đến tìm cậu đó."
Vừa phát hiện bóng dáng Tằm từ xa đi lại là Tưởng thở hắt rõ to. Kể từ sau cái đêm mưa to gió lớn mà Tưởng đã buông lời thề độc, dẫu Tằm thưa với Triệu xã trưởng rằng chỉ cần được sống trong Triệu gia là phước đức lắm rồi chứ không muốn trở thành con nuôi gì cả, thì cậu vẫn không chấp nhận nhỏ.
"Tao còn nghe đứa nào bảo Tằm là em gái tao thì đừng mong được yên."
Tưởng vừa buông lời đe dọa xong thì Tằm đã đến gần. Thấy cậu phủi quần đứng dậy, Tằm nói ngay rằng, ông bảo cậu về ăn cơm. Chẳng thèm nhìn, Tưởng vênh mặt bỏ đi trước. Quá quen với dáng vẻ này rồi, Tằm lặng lẽ bước theo sau.
Tưởng về nhà đúng ngay lúc mọi người đã ngồi vào bàn. Quan sát ba vợ và hai con đang ăn, Triệu xã trưởng ngừng lại, đề cập đến vấn đề quan trọng:
"Vài ngày nữa sẽ có quan tri huyện Đỗ Phần đến xã Thổ ta để xem tình hình đê điều. Ta muốn tất cả phải giữ đúng lễ nghi phép tắc trước mặt ngài ấy. Nếu ai gây ra sơ sót gì thì đừng trách ta phạt nặng."
Ai nấy đều vâng dạ. Triệu xã trưởng đưa mắt qua Tưởng, đứa con trai ngỗ nghịch này luôn là điều làm ông bận tâm nhất, hỏi dạo này đi học về con không đọc sách mà bỏ đi đâu, ngay cả ngoài đồng cũng chẳng thấy. Tưởng đảo mắt, đang nghĩ xem nên nói dối như thế nào thì Tằm đứng bên cạnh liền thưa:
"Dạ chắc ông không biết, cậu Tưởng đến võ quán của thầy Lư đấy ạ."
Lập tức, Tưởng liếc Tằm, con nhỏ nhà quê này dám đi tố giác cậu ư?
"Con đến đó làm gì?"
Câu hỏi từ cha khiến Tưởng lúng túng. Lại thêm lần nữa Tằm trả lời thay:
"Con thấy cậu Tưởng thích học võ lắm, hay là ông cho cậu đi học đi ạ."
Tưởng nhắm mắt cắn môi, thật phát điên với con nhỏ lắm chuyện đó. Cậu nghĩ bộ nhỏ muốn giết mình hay sao mà dám đi nói thế với ông. Đang hồi hộp chờ đợi cơn tức giận từ cha thì bất ngờ, Tưởng nghe ông dặn rằng:
"Nếu con thích tập võ như vậy thì cứ đến đấy học. Nhưng với điều kiện, phải chăm chỉ đọc sách trước khi đến võ quán, và đừng bỏ dở giữa chừng."
Tưởng kinh ngạc, dường như không tin vào tai mình. Mãi lát sau mới tin đây là thật, cậu mừng rỡ cảm ơn cha và hứa sẽ đọc sách chăm chỉ. Đang phấn khởi thì Tưởng bắt gặp Tằm nhìn mình như thể chúc mừng cậu đã được toại nguyện. Cậu không nói gì, chỉ đảo mắt sang hướng khác tuy nhiên vẻ mặt đã bớt khó chịu. Suy cho cùng, cũng nhờ nhỏ mà cậu mới được đến võ quán.
***
Thầy Lư quan sát từ trên xuống dưới cậu con trai thứ của Triệu xã trưởng và cũng là học trò mới nhập môn của võ quán. Nhìn Tưởng mặt mày thông minh nghịch ngợm, lại khỏe mạnh nhanh nhẹn, ông gật đầu ra điều ưng ý. Nghe xã trưởng nói vài lời xong, thầy Lư kính cẩn thưa:
"Tôi thấy cậu Tưởng rất có cốt cách của người tập võ, xin xã trưởng yên tâm. Nhất định cậu ấy sẽ không thua kém những bậc kỳ tài võ thuật."
Vừa mới nhập môn đã được thầy khen ngợi, Tưởng lấy làm vui mừng. Khung cảnh này lại hoàn toàn trái ngược với lần đầu tiên thầy Vãn nhìn cậu vào ngày đi học đầu tiên. Cổ nhân chẳng bảo, mỗi người đều có năng khiếu khác nhau, nếu biết phát huy sở trường và có đất dụng võ thì ắt sau này làm nên chuyện.
***
Tằm và tên Ngãi cùng quét tước phòng chính. Vừa hay, Tưởng bước vào. Biết cậu chủ từ võ quán trở về, tên người làm a dua này lân la đến gần hỏi han đủ thứ. Tưởng hứng khởi kể cho hắn nghe mình đã luyện võ thế nào. Tên Ngãi lại xua nịnh, giá mà con được xem cậu múa vài quyền. Tưởng vỗ ngực, "đưa gậy cho ta!".
Biết Tưởng sắp múa võ ngay trong phòng chính, Tằm liền nhắc nhở:
"Cậu muốn đánh gậy thì ra ngoài sân ạ, tập ở đây ông mắng chết."
"Một lát nữa cha ta mới về, ngươi lo gì."
Tằm vốn hiểu, Tưởng chẳng đời nào chịu nghe lời mình. Thấy cậu cầm gậy và bắt đầu múa vài chiêu vụng về thì nhỏ chán chường đi ra hành lang ngoài hiên lau chùi nốt mấy cây cột nhà. Làm việc chưa được bao lâu thì đột nhiên, Tằm nghe âm thanh đổ vỡ vang lớn ở bên trong. Lại đúng lúc tên Ngãi chạy vụt ra ngoài với vẻ lấm lét. Biết điều kinh khủng vừa xảy ra, nhỏ liền bước vội vào phòng chính.
Trước mặt Tằm là cảnh Tưởng đứng trân mình và bên dưới bức tượng cẩm thạch do người bạn thân của Triệu xã trưởng biếu tặng vỡ thành nhiều mảnh. Tằm mau chóng hiểu, chính cậu đã vung gậy múa may rồi vô tình làm đổ bức tượng.
Còn chưa biết làm gì thì cả hai thình lình nghe tiếng bước chân khác vang lên. Giật mình xoay qua, chúng thấy Triệu xã trưởng xuất hiện. Đôi mắt ông vằn lên tia giận dữ vì đã bắt gặp những mảnh vỡ cẩm thạch. Rất nhanh, ông gằn giọng:
"Ai là thủ phạm?"
Tưởng cúi mặt chẳng dám nhìn, hai tay cầm gậy giấu ra sau lưng. Cậu không biết có nên thú nhận với cha. Bị đòn đau là một chuyện, nhưng điều khiến cậu sợ nhất là cha sẽ không cho mình tập võ nữa. Chỉ mới đến võ quán có một ngày mà đã bị cấm tiệt thì phải làm sao đây. Tưởng lo lắng vô cùng.
Bên cạnh, Tằm khẽ nhìn qua Tưởng. Trông nét mặt âu lo đó thì cũng đoán được ngoài sợ bị phạt đau ra thì cậu còn sợ một điều khác hơn. Tuy Tưởng luôn ghét mình nhưng Tằm nghĩ không thể bỏ mặc cậu thế này...
Nhắm mắt để thu hết can đảm, Tằm siết chặt tay rồi ngước mặt lên:
"Là con, thưa ông."
Hết sức kinh ngạc, Tưởng quay qua nhìn Tằm. Vẻ mặt đó đầy kiên quyết. Có lẽ ban đầu, Triệu xã trưởng chưa rõ ai là thủ phạm nhưng khi thấy Tằm nhận lỗi và nét mặt Tưởng bối rối rõ rệt thì ông đã biết. Nhìn hai đứa trẻ, ông lặp lại lần nữa:
"Ta hỏi lần cuối, ai là thủ phạm?"
Đảo mắt trong chốc lát, Tưởng ngẩng đầu lên và miệng chưa kịp nói là Tằm đã chen ngang, mạnh mẽ khẳng định mình chính là thủ phạm. Bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên của cậu chủ, Tằm chớp mắt như ra dấu. Tưởng hiểu, Tằm đang cố gắng giúp mình và nếu như nói ra sự thật thì mọi việc sẽ trở nên công cốc.
Hết nhìn Tằm, Triệu xã trưởng nhìn qua con trai vẫn lặng im. Dù biết rõ nhưng ông chẳng thể làm gì khác ngoài việc thở ra một tiếng nặng nề.
Cuối cùng, lời thú nhận đã được rút lại một cách âm thầm và Tưởng chỉ biết cúi đầu hối hận trong lúc Tằm bị Triệu xã trưởng đánh gậy vào tay. Sau đó nhỏ còn bị phạt nhốt trong nhà củi, không được ăn cơm trưa.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích
(8) Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trăm năm biết có duyên gì hay không...?(8)
================================================
Năm Bính Dần (1806). Ba năm sau.
Vào một buổi trưa, Tằm bấy giờ đã mười ba tuổi, đang lau chùi chậu hoa bằng gốm trên cái đôn thì nghe tiếng bước chân đi vào nhà. Quay qua mới biết là Triệu xã trưởng. Bên cạnh có tên người làm bê theo bức tượng cẩm thạch chim phượng. Trông thế là biết của quý. Tằm liền bước đến, chào ông.
"Con đi gọi hai cậu, đến giờ dùng cơm rồi."
Tằm lễ phép đáp dạ, rồi rời phòng chính. Tìm cậu Liêm thì đơn giản rồi vì cậu chỉ đến duy nhất một nơi thôi. Ý nghĩ vừa dứt là Tằm bắt gặp ngay bóng dáng Liêm chăm chú đọc sách bên cửa sổ thư phòng. Cậu thì lúc nào cũng ở đây. Từ xa, Tằm quan sát dáng vẻ chàng trai mười sáu tuổi và mỉm cười.
Liêm đang đi qua đi lại trong phòng và ngâm nga bài thơ, bất chợt phát hiện Tằm đứng bên cửa sổ nhìn mình tự lúc nào. Gấp sách lại, cậu hỏi:
"Em đến đây có chuyện gì sao?"
"Ông bảo Tằm tìm hai cậu vì đến giờ dùng cơm rồi."
"Vậy thì anh đi ngay. Thế còn Tưởng?"
"Cậu Liêm cứ đến chỗ ông đi ạ, Tằm sẽ đi tìm cậu Tưởng."
Khi bóng Liêm đã khuất sau thư phòng, nụ cười trên môi Tằm vẫn chưa biến mất. Vẫn như thuở bé, Tằm luôn dành cho Liêm một sự cảm mến âm thầm. Nhưng Tằm biết thân phận của mình nên chẳng mong gì hơn ngoài việc mỗi ngày đều trông thấy cậu ở bên cạnh, cùng nhau đàm đạo thơ văn.
Tằm xoay lưng, bây giờ phải đi tìm Tưởng. Nhắc đến cậu chủ nghịch ngợm ấy là lại chán chường. Mặc dù năm nay đã mười lăm rồi mà cậu cứ còn ham chơi, chẳng động gì vô sách vở. Mỗi lần muốn tìm cậu là khó khăn vô cùng bởi chẳng rõ cậu đang chơi ở đâu nữa. Suy nghĩ một lúc, Tằm cất bước. Có lẽ là ngoài đồng.
***
Trái với suy đoán của Tằm, Tưởng lúc này lại đang cùng đám bạn đồng tuổi đứng thập thò ở ngoài võ quán. Chẳng là nghe người ta đồn nhau, có ông thầy giỏi võ về xã Thổ này lập một cái võ quán. Tưởng thì không ham văn chương nhưng lại rất thích mấy chiêu thức võ nghệ kia. Hầu như trưa nào cũng nhảy tót đến đây, quan sát các anh múa vài đường quyền mà mê tít.
"Sao cậu không nài nỉ xã trưởng đến võ quán học?"
Tưởng nhìn tên đầu trọc lóc đó, thở dài. Lý nào lại không nghĩ đến điều ấy. Nhưng mà cậu biết tính cha, thể nào cũng chẳng được cho xem. Vài lần mở miệng muốn xin nhưng cứ hễ ông bảo chăm chỉ đọc sách đi là cậu lại thôi.
Còn đang ưu phiền thì chợt, Tưởng nghe tên đứng bên cạnh cất tiếng khẽ:
"Cậu Tưởng, em gái cậu đến tìm cậu đó."
Vừa phát hiện bóng dáng Tằm từ xa đi lại là Tưởng thở hắt rõ to. Kể từ sau cái đêm mưa to gió lớn mà Tưởng đã buông lời thề độc, dẫu Tằm thưa với Triệu xã trưởng rằng chỉ cần được sống trong Triệu gia là phước đức lắm rồi chứ không muốn trở thành con nuôi gì cả, thì cậu vẫn không chấp nhận nhỏ.
"Tao còn nghe đứa nào bảo Tằm là em gái tao thì đừng mong được yên."
Tưởng vừa buông lời đe dọa xong thì Tằm đã đến gần. Thấy cậu phủi quần đứng dậy, Tằm nói ngay rằng, ông bảo cậu về ăn cơm. Chẳng thèm nhìn, Tưởng vênh mặt bỏ đi trước. Quá quen với dáng vẻ này rồi, Tằm lặng lẽ bước theo sau.
Tưởng về nhà đúng ngay lúc mọi người đã ngồi vào bàn. Quan sát ba vợ và hai con đang ăn, Triệu xã trưởng ngừng lại, đề cập đến vấn đề quan trọng:
"Vài ngày nữa sẽ có quan tri huyện Đỗ Phần đến xã Thổ ta để xem tình hình đê điều. Ta muốn tất cả phải giữ đúng lễ nghi phép tắc trước mặt ngài ấy. Nếu ai gây ra sơ sót gì thì đừng trách ta phạt nặng."
Ai nấy đều vâng dạ. Triệu xã trưởng đưa mắt qua Tưởng, đứa con trai ngỗ nghịch này luôn là điều làm ông bận tâm nhất, hỏi dạo này đi học về con không đọc sách mà bỏ đi đâu, ngay cả ngoài đồng cũng chẳng thấy. Tưởng đảo mắt, đang nghĩ xem nên nói dối như thế nào thì Tằm đứng bên cạnh liền thưa:
"Dạ chắc ông không biết, cậu Tưởng đến võ quán của thầy Lư đấy ạ."
Lập tức, Tưởng liếc Tằm, con nhỏ nhà quê này dám đi tố giác cậu ư?
"Con đến đó làm gì?"
Câu hỏi từ cha khiến Tưởng lúng túng. Lại thêm lần nữa Tằm trả lời thay:
"Con thấy cậu Tưởng thích học võ lắm, hay là ông cho cậu đi học đi ạ."
Tưởng nhắm mắt cắn môi, thật phát điên với con nhỏ lắm chuyện đó. Cậu nghĩ bộ nhỏ muốn giết mình hay sao mà dám đi nói thế với ông. Đang hồi hộp chờ đợi cơn tức giận từ cha thì bất ngờ, Tưởng nghe ông dặn rằng:
"Nếu con thích tập võ như vậy thì cứ đến đấy học. Nhưng với điều kiện, phải chăm chỉ đọc sách trước khi đến võ quán, và đừng bỏ dở giữa chừng."
Tưởng kinh ngạc, dường như không tin vào tai mình. Mãi lát sau mới tin đây là thật, cậu mừng rỡ cảm ơn cha và hứa sẽ đọc sách chăm chỉ. Đang phấn khởi thì Tưởng bắt gặp Tằm nhìn mình như thể chúc mừng cậu đã được toại nguyện. Cậu không nói gì, chỉ đảo mắt sang hướng khác tuy nhiên vẻ mặt đã bớt khó chịu. Suy cho cùng, cũng nhờ nhỏ mà cậu mới được đến võ quán.
***
Thầy Lư quan sát từ trên xuống dưới cậu con trai thứ của Triệu xã trưởng và cũng là học trò mới nhập môn của võ quán. Nhìn Tưởng mặt mày thông minh nghịch ngợm, lại khỏe mạnh nhanh nhẹn, ông gật đầu ra điều ưng ý. Nghe xã trưởng nói vài lời xong, thầy Lư kính cẩn thưa:
"Tôi thấy cậu Tưởng rất có cốt cách của người tập võ, xin xã trưởng yên tâm. Nhất định cậu ấy sẽ không thua kém những bậc kỳ tài võ thuật."
Vừa mới nhập môn đã được thầy khen ngợi, Tưởng lấy làm vui mừng. Khung cảnh này lại hoàn toàn trái ngược với lần đầu tiên thầy Vãn nhìn cậu vào ngày đi học đầu tiên. Cổ nhân chẳng bảo, mỗi người đều có năng khiếu khác nhau, nếu biết phát huy sở trường và có đất dụng võ thì ắt sau này làm nên chuyện.
***
Tằm và tên Ngãi cùng quét tước phòng chính. Vừa hay, Tưởng bước vào. Biết cậu chủ từ võ quán trở về, tên người làm a dua này lân la đến gần hỏi han đủ thứ. Tưởng hứng khởi kể cho hắn nghe mình đã luyện võ thế nào. Tên Ngãi lại xua nịnh, giá mà con được xem cậu múa vài quyền. Tưởng vỗ ngực, "đưa gậy cho ta!".
Biết Tưởng sắp múa võ ngay trong phòng chính, Tằm liền nhắc nhở:
"Cậu muốn đánh gậy thì ra ngoài sân ạ, tập ở đây ông mắng chết."
"Một lát nữa cha ta mới về, ngươi lo gì."
Tằm vốn hiểu, Tưởng chẳng đời nào chịu nghe lời mình. Thấy cậu cầm gậy và bắt đầu múa vài chiêu vụng về thì nhỏ chán chường đi ra hành lang ngoài hiên lau chùi nốt mấy cây cột nhà. Làm việc chưa được bao lâu thì đột nhiên, Tằm nghe âm thanh đổ vỡ vang lớn ở bên trong. Lại đúng lúc tên Ngãi chạy vụt ra ngoài với vẻ lấm lét. Biết điều kinh khủng vừa xảy ra, nhỏ liền bước vội vào phòng chính.
Trước mặt Tằm là cảnh Tưởng đứng trân mình và bên dưới bức tượng cẩm thạch do người bạn thân của Triệu xã trưởng biếu tặng vỡ thành nhiều mảnh. Tằm mau chóng hiểu, chính cậu đã vung gậy múa may rồi vô tình làm đổ bức tượng.
Còn chưa biết làm gì thì cả hai thình lình nghe tiếng bước chân khác vang lên. Giật mình xoay qua, chúng thấy Triệu xã trưởng xuất hiện. Đôi mắt ông vằn lên tia giận dữ vì đã bắt gặp những mảnh vỡ cẩm thạch. Rất nhanh, ông gằn giọng:
"Ai là thủ phạm?"
Tưởng cúi mặt chẳng dám nhìn, hai tay cầm gậy giấu ra sau lưng. Cậu không biết có nên thú nhận với cha. Bị đòn đau là một chuyện, nhưng điều khiến cậu sợ nhất là cha sẽ không cho mình tập võ nữa. Chỉ mới đến võ quán có một ngày mà đã bị cấm tiệt thì phải làm sao đây. Tưởng lo lắng vô cùng.
Bên cạnh, Tằm khẽ nhìn qua Tưởng. Trông nét mặt âu lo đó thì cũng đoán được ngoài sợ bị phạt đau ra thì cậu còn sợ một điều khác hơn. Tuy Tưởng luôn ghét mình nhưng Tằm nghĩ không thể bỏ mặc cậu thế này...
Nhắm mắt để thu hết can đảm, Tằm siết chặt tay rồi ngước mặt lên:
"Là con, thưa ông."
Hết sức kinh ngạc, Tưởng quay qua nhìn Tằm. Vẻ mặt đó đầy kiên quyết. Có lẽ ban đầu, Triệu xã trưởng chưa rõ ai là thủ phạm nhưng khi thấy Tằm nhận lỗi và nét mặt Tưởng bối rối rõ rệt thì ông đã biết. Nhìn hai đứa trẻ, ông lặp lại lần nữa:
"Ta hỏi lần cuối, ai là thủ phạm?"
Đảo mắt trong chốc lát, Tưởng ngẩng đầu lên và miệng chưa kịp nói là Tằm đã chen ngang, mạnh mẽ khẳng định mình chính là thủ phạm. Bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên của cậu chủ, Tằm chớp mắt như ra dấu. Tưởng hiểu, Tằm đang cố gắng giúp mình và nếu như nói ra sự thật thì mọi việc sẽ trở nên công cốc.
Hết nhìn Tằm, Triệu xã trưởng nhìn qua con trai vẫn lặng im. Dù biết rõ nhưng ông chẳng thể làm gì khác ngoài việc thở ra một tiếng nặng nề.
Cuối cùng, lời thú nhận đã được rút lại một cách âm thầm và Tưởng chỉ biết cúi đầu hối hận trong lúc Tằm bị Triệu xã trưởng đánh gậy vào tay. Sau đó nhỏ còn bị phạt nhốt trong nhà củi, không được ăn cơm trưa.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích
(8) Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
/66
|