Họ Hòa Giả thiên đến Tân đô, ở một tòa lâu đài đồ sộ, lũy cao hào sâu, xứng đáng là tư dinh của sứ quân một thời đã làm cho Tôn gia phải kính nể.
Nhưng Hòa Giả Nghị, vị trưởng tộc, không ngụ tại lâu đài. Sau nhiều năm chinh chiến, ông muốn hưởng cuộc sống an nhàn tại cổ thành Osaka, nơi sinh quán, để uống trà làm thơ và chơi cây cảnh. Mọi quyền hành giao cho con trai trưởng, Hòa Giả Đạo Uẩn nắm giữ. Hòa Giả Đạo Uẩn tuổi mới ngoài hai mươi, đã chứng tỏ có tài cai trị khôn khéo và thích nghi với chính tình mới có phần hơn cả các bậc trưởng thượng từ xưa chỉ quen quy luật chiến tranh. Những chính sách khôn ngoan làm thay đổi bộ mặt lãnh địa, sở dĩ thực hiện được là nhờ sự cương quyết và nhìn xa của tân chủ soái, nhưng tất nhiên cũng phải kể đến công của các phụ tá kinh nghiệm và sáng suốt khuyến nghị.
Điền Xán Quang chính là một trong số các phụ tá tin cẩn ấy mà Hòa Giả Nghị đã đích thân chọn lọc và chỉ định đến Tân đô làm tham vấn cho Đạo Uẩn.
Sáng hôm ấy, như thường lệ, ông sửa soạn đến tư dinh, bỗng gia nhân vào báo có kẻ muốn xin tham kiến. Thì ra là một tùy viên tên gọi Cao Mục Lân.
- Ngươi có việc gì ?
- Tiểu nhân muốn cầu một ân huệ, xin đại nhân giúp cho.
Điền Xán Quang nhướng mày ra ý hỏi.
- Đại nhân vẫn thường đàm đạo với thiếu gia. Nếu có dịp nào tiện, xin đề bạt cho một người.
Điền Xán Quang mỉm cười. Ở nhiệm vụ tham kiểm ông giữ, những kẻ thuộc quyền và thân hữu hay nhờ cậy ông giới thiệu kẻ này người nọ vào những chức vụ còn trống.
Nhưng thường ông rất ngại. Có người ông chưa biết rõ khả năng và đức độ, có người ông biết nhưng lại không thích hợp.
- Ai thế ? Ngươi biết rõ không hay lại chỉ là một gã phiêu lưu lo tìm công danh thì nhiều mà tinh thần phục vụ thì ít đấy ?
- Không. Gã này còn trẻ, bà con bên tiện nội, sinh quán ở Iwakuni tỉnh Suo, đến tá túc tại tệ xá đã hơn hai năm nay.
- Iwakuni ? Trước khi xảy ra trân Sekigahara, tỉnh Suo thuộc gia tộc Lưu Hòa cai trị.
Phải gã là kiếm sĩ của tộc đó chăng ?
- Bẩm không phải. Gã tên gọi Cát Xuyên Mộc, cùng với Y Tô Gia Nghĩa là hai môn đồ nổi tiếng của danh kiếm Cổ Tư Nhiễm Chúc. Gã có tài đặc biệt rút gươm nhanh cực kỳ, chém đứt cánh nhạn đang bay ...
Điền Xán Quang lắng tai. Viên cận vệ đem hết sở trường của người hắn nhờ đề bạt ra khoa trương:
nào chiêu trảm nhạn Cát Xuyên Mộc thi triển ra sao, chiêu chiết liễu gã khổ công luyện tập thế nào, thao thao như người đích thân sử dụng những đường kiếm ấy vậy.
Tuy lắng tai, nhưng Điền Xán Quang không khỏi không liên tưởng đến một việc xảy ra trước đây hai năm tại một làng nhỏ vùng Hotengahara khi ông công du qua đấy.
Một nông dân đã một mình một kiếm giết hết bọn cướp từ trên núi đổ xuống vơ vét, sau đó lại tổ chức dân làng tự vệ chống cướp, hữu hiệu đến độ không một tên thảo khấu nào dám lai vãng quấy phá nữa. Kẻ thuật lại bảo người đó là một nông dân đần độn nhưng Điền Xán Quang không tin. Cho người đó phải là kẻ có tài, không muốn phô trương mà lại có óc thực tế, ông bèn đem chuyện thuật lại với Hòa Giả Đạo Uẩn, nhưng không thấy chủ soái có lệnh gì đặc biệt nên sau đó cũng quên đi. Nay nghe Cao Mục Lân tán dương người bà con của hắn, ông hỏi thêm cho rõ:
- Cát Xuyên Mộc có làm ruộng ở vùng Hotengahara bao giờ không ?
- Không. Tiểu nhân không nghe nói.
- Được rồi, để coi. Nếu có dịp, ta sẽ giúp.
oo Ở thao trường, Hòa Giả Đạo Uẩn đang tranh tài với một số tùy tướng cùng lứa tuổi về môn bắn cung thì Điền Xán Quang bước vào. Nhìn tư thế và phong cách của thiếu chủ, ông không thể không khen thầm. Phong cách trang nghiêm, tư thế vững chãi, tay áo bào lụa đen vén cao để lộ những bắp thịt cuồn cuộn, mắt nhìn thẳng hồng tâm, chẳng trách tên bắn đi mười lần trúng cả mười. Có người bảo Đạo Uẩn quá chú trọng đến môn bắn cung là một môn không mấy thích hợp với thời đại của hỏa khí và trường thương thì Đạo Uẩn chỉ đáp vắn tắt:
“Tên của ta nhắm mục tiêu tinh thần”. Nhìn Đạo Uẩn luyện tập, Điền Xán Quang tiếc đã hứa giúp đề bạt người của Cao Mục Lân. Một lãnh tụ như Đạo Uẩn không dễ gì chấp nhận sự tầm thường.
Thấy Điền Xán Quang, vị tiểu lãnh chúa niềm nở:
- Kìa Điền tiên sinh ! Đến sớm thế ? Hay tiên sinh muốn thử tài với vãn sinh đấy ?
- Đâu dám ! Vả lão phu đã tự hứa chỉ so tài với những người đồng tuế.
- Tiên sinh hẳn chê vãn sinh còn con nít ?
- Không phải vậy. Điền Xán Quang nói chữa. Thiếu gia hiểu lầm rồi ! Lão phu đã già, lâu nay ít luyện tập, tranh tài với một trang thanh niên dũng nhuệ có kỹ thuật điêu luyện như thiếu gia thì sao gọi là công bằng được ?
Mọi người trong sảnh cười ha hả. Đạo Uẩn cũng cười, đoạn rửa tay chỉnh y phục, cùng Điền lão sánh bước vào hậu đình.
- Tiên sinh cần gặp vãn sinh có việc gì ?
- Cũng chẳng có việc gì quan trọng.
Đoạn, sau khi trình bày vài việc thông thường, Điền Xán Quang nói:
- Có người nhờ lão phu đề bạt lên thiếu gia một kiếm sĩ.
- Ai thế ?
- Hắn còn trẻ, tên Cát Xuyên Mộc, người tỉnh Suo. Nghe nói có tài về kiếm thuật.
Đang lơ đãng nhìn ra xa, Đạo Uẩn quay lại chú ý:
- Cát Xuyên Mộc ? Tên nghe quen quen. Tiên sinh biết gã không ?
- Lão phu không rõ lắm, nhưng là học trò của Cổ Tư Nhiễm Chúc.
- Ý tiên sinh thế nào ? Sao không gọi đến thử ?
- Thiếu gia chọn người đã biết chúng ta không những chú trọng về võ thuật mà còn phải có đạo đức và kiến thức nữa.
- Đúng vậy, nhưng đừng bỏ lỡ dịp. Theo thiển ý, tiên sinh cứ cho triệu cả hai đến khảo sát xem sao.
- Cả hai ? Sao lại cả hai ? Còn ai nữa ?
- Thế tiên sinh quên rồi chăng ? Năm ngoái, vãn sinh có nghe kể câu chuyện một nông dân đuổi cướp ở vùng Hotengahara. Người đó xem ra cũng có tài đấy. Tên hắn là gì nhỉ ? Thạch Điền ...Thạch Điền Đạt Lang thì phải !
- Ồ, thế ra thiếu gia vẫn nhớ chuyện ấy !
- Nhớ chứ ! Chẳng biết bây giờ hắn còn ở Hotengahara không ?
- Lão phu cũng không rõ. Thấy thiếu gia không hỏi gì đến, tưởng ngài không quan tâm.
- Để một nhân vật như vậy lọt vào tay kẻ khác mà không xét thì uổng lắm.
- Lỗi tại lão phu. Nhiều người cầu cạnh quá, lão phu chẳng muốn làm thiếu gia bận lòng.
- Đa tạ tiên sinh. Vãn sinh bận thật nhưng bỏ qua là bỏ qua những chuyện khác kia chứ người nào tiên sinh đã để mắt tới, sao vãn sinh lại không lưu ý được. Xin xét việc này ngay cho.
oo Tảng sáng hôm sau, Điền Xán Quang lên đường cùng với một tùy viên nhắm hướng Hotengahara thẳng tiến.
Ngày đi đêm nghỉ, đến nơi, chiều đã xế. Đồng Hotengahara bây giờ khác lạ. Trước kia đìu hiu hoang vắng là thế, nay xanh ngắt những ruộng kê non thoai thoải xếp thành bậc trên sườn đồi. Lại có chỗ giồng đậu, giồng bắp. Con suối sau khu rừng thưa đã được be lại, chia thành nhiều nhánh chảy vào các chỗ trũng tạo nên các hồ nhỏ điều hòa mực nước để từ đó dẫn vào tưới các ruộng kê.
Một con chim sơn ca thấy động vụt lên cao, tiếng hót lảnh lót. Cảnh thanh bình, sung túc như hiện ra trước mắt. Điền Xán Quang ngạc nhiên nói với người tùy tùng:
- Hotengahara là đây đấy ư ? Hơn hai năm trước, vùng này còn là hoang địa, ta đi qua chỉ thấy lau sậy, có đâu được như thế này !
Theo đường mòn dẫn đến chân núi Hitachi, cả hai vừa cho ngựa đi bước một vừa ngắm cảnh. Tuy một đôi chỗ chưa khai phá hết, cây mục còn rải rác trên nền cỏ dại, nhưng nói chung toàn vùng hiển nhiên đang trên đà phát triển. Xa xa, một đám nông phu vác cào, cuốc đứng tụ tập trước một căn lều.
Người tùy viên bỗng thốt lên như để lưu ý Điền Xán Quang:
- Đại nhân ! Ngài có thấy gì không ?
Điền Xán Quang nheo mắt, lấy tay che ánh nắng chiều chênh chếch:
- Hình như có toán nông phu đang hành lễ trước một căn miếu thì phải ...
- Dạ đúng. Tiểu nhân cũng thấy thế.
- Mình lại coi, nhân thể hỏi thăm tin tức. Ta biết gần đây có ngôi đền, tới tạm trú qua đêm được.
Bèn lỏng cương cho ngựa thong dong bước. Đến nơi, thấy khoảng hai chục nông dân vừa lễ xong, đứng trước một ngôi miếu nhỏ bằng gỗ mới dựng trên một cái gò cao.
Sau miếu là căn lều cũ đã được sửa sang lại. Miếu nhỏ quá, cửa miếu chỉ rộng bằng mặt chiếc bàn con, một người chui không lọt. Bên trong có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm đặt trên một cái kỷ với những đồ tế tự.
Toán nông phu dường như vừa thăm ruộng về, nông cụ đã được rửa sạch sẽ và đang sửa soạn lục tục rời khỏi nơi hành lễ.
Điền Xán Quang sai tùy viên gọi một gã nông phu còn trẻ lại hỏi. Anh ta ngần ngại bước tới.
- Miếu này thờ ai vậy ?
- Thạch Điền đại hiệp.
- Ủa ! Phải Thạch Điền Đạt Lang chăng ?
- Phải. Thạch Điền đại hiệp là đại ân nhân của chúng tôi. Các ngài là ai ?
- Chúng ta là những người trong dinh Hòa Giả muốn gặp đại hiệp. Phải chăng...
phải chăng đại hiệp đã ... quy tiên ?
- Không biết. Thạch Điền đại hiệp trước ở căn nhà này nhưng nay không còn ở đây nữa.
Thấy có khách lạ hỏi thăm, những nông dân khác xúm đến vây quanh, ồn ào mỗi người một câu nghe không rõ gì cả. Một nông phu giả phải bước ra, đỡ lời cả toán:
- Thạch Điền đại hiệp trước ở đây với một đồ đệ. Ngài là thiên sứ giúp chúng tôi đánh đuổi bọn sơn quỷ, lại còn chỉ bảo chúng tôi cách ngăn nước, lấy nước vào ruộng.
Khi thành công, chúng tôi đến tạ Ơn thì ngài đã về trời, nên lập miếu này thờ ngài và nhớ ơn ngài chỉ dạy.
Điền Xán Quang bước xuống ngựa, tần ngần nhìn gian lều cỏ cùng ngôi miếu con.
Ông hối tiếc đã chậm trễ, để lỡ cơ hội chiêu dụ một người tài đức về cho soái chủ. Ông quay bảo tùy viên:
- Thạch Đạt Lang là một kiếm sĩ giang hồ. Ta không biết mặt và cũng không rõ thân thế, nhưng ta tin đấy là một người mà tài năng và kiến thức ít ai bì kịp. Lại không ham danh lợi. Uổng quá !
Nhưng ông vẫn còn chút hy vọng. Quay sang người nông phu già, ông hỏi:
- Từ đây đến thiền viện Toku đi đường nào tiện ?
- Ngài cứ theo đường mòn này, qua suối rẽ trái một thôi thì đến.
- Cư sĩ Tuệ Tĩnh còn trụ trì ở viện không ?
- Dạ còn. Ngài bây giờ là chỉ đạo của cả khu này. Phải rồi, nếu các vị cần biết rõ thêm điều gì nữa thì cứ đến đấy mà hỏi.
- Cảm ơn lão trượng.
Nói xong, Điền Xán Quang và tùy viên lên ngựa. Toán nông dân cũng dần dần giải tán.
oo Nghe tin khách quý từ Tân đô đến, viện chủ Tuệ Tĩnh lật đật bước ra nghênh tiếp.
Hàn huyên xong, hỏi về lý do cuộc thăm viếng bất ngờ, Điền Xán Quang đáp:
- Đệ muốn thăm tin tức của Thạch Điền Đạt Lang trước làm ruộng ở vùng này. Hỏi nông dân quanh đây, họ cho biết chỉ lão huynh mới rõ.
Tuệ Tĩnh buồn bã gật đầu:
- Thạch Đạt Lang bỏ đi đã non nửa năm nay, ngay sau khi thu hoạch vụ kê thứ hai. Thật là một vị anh hùng, kiên trì và cương quyết. Không nhờ Thạch Điền đại hiệp thì xóm tiều đã tan nát rồi mà cả vùng cũng không được thịnh vượng như thế này.
Rồi vị cư sĩ tóm tắt công trình của Thạch Đạt Lang kể cho Điền Xán Quang nghe.
Sau khi đánh tan bọn sơn quỷ, Thạch Đạt Lang tổ chức dân lành thành đoàn đội, đào hào, đắp lũy để tự vệ. Ngay năm ấy, dân làng còn phải chống chọi với hai bọn cướp khác nữa. Chết mất hai thanh niên, bị thương sáu người nhưng từ bấy giờ không tên cường khấu nào dám bén mảng tới xóm nữa. Nhưng đấy không phải là thành quả chính.
Điều quan trọng là Thạch Đạt Lang đã gây cho dân làng lòng tự tin ở sức mình để tự cường và tự túc. Chính Thạch Đạt Lang đã hô hào mọi người kết đoàn gom sức đắp bờ, be suối để phòng lụt và dẫn nước vào ruộng cho nên mới được như ngày nay. Năm đầu thu hoạch được một số kê, bắp khá; măn sau số thu hoạch tăng gấp đôi. Dân xóm mừng rỡ mở hội, mang đến tặng Thạch Đạt Lang mười hũ rượu, ngũ cốc và dê, gà nhưng Thạch Đạt Lang không nhận, tặng lại dân làng để dùng vào bữa tiệc. Chưa bao giờ xóm tiều lại có những ngày vui như thế.
- Họ cử lão tới tạ Ơn Thạch đại hiệp. Đại hiệp có nói sự thành công này do tinh thần kết đoàn và lòng quyết tâm của dân xóm chứ ông không có công gì, lại tặng lại dân xóm pho tượng Quan Thế Âm do ông điêu khắc những khi nhàn rỗi.
Mấy hôm sau, lão lại đến cùng với một số chức sắc, chủ ý rước đại hiệp tới ở hẳn trong xóm tại một căn nhà đã được thu xếp tươm tất trước, nhưng đến nơi thì Thạch đại hiệp đã đi rồi. Căn lều bỏ trống.
Mất mấy hôm dân chúng buồn rầu chẳng thiết làm ăn gì cả. Lão phải giải thích, khuyên họ chớ nên sao nhãng công việc thường nhật vì như thế trái với lời dặn của Thạch đại hiệp. Họ có lập căn miếu nhỏ, đặt pho tượng Quan Thế Âm trong đó và ngày hai lần, lúc đi làm cũng như lúc trở về, đến khấu đầu làm lễ tỏ lòng nhớ ơn ân nhân.
Nghe xong, Điền Xán Quang mơ màng nhìn ra xa. Ông mường tượng bóng người hiệp sĩ chưa hề quen biết, lòng ngẩn ngơ hối tiếc:
“Ta đã không tròn bổn phận với chủ soái. Biết bao giờ mới lại gặp được một người như thế ?” oo Hữu ngạn sông Sumida, trên ngã ba đường liên tỉnh dẫn đến Tân đô, người ta mới dựng một trạm canh thật lớn. Cổng cao, hai cánh bằng gỗ kiên cố chắn ngang đường, lính biên phòng ngày đêm thay nhau canh giữ và tuần tiễu suốt từ bờ sông đến chân núi.
Thạch Đạt Lang cùng đồ đệ đứng trong hàng chờ lính tuần kiểm soát. Ba năm trước, hắn cũng đã ghé qua đây, không gặp điều gì khó khăn nhưng tình thế mỗi ngày một tồi tệ hơn. Nhà cửa dựng thêm nhiều nhưng cái không khí thanh bình bây giờ không còn nữa.
- Anh kia ! Đến lượt anh ! Bước lại đây !
Thạch Đạt Lang tiến lại, giơ cao hai tay cho hai người lính tuần lực lưỡng, mặc quần da đi dép cỏ, lục soát.
- Vào thành làm gì ?
- Chẳng có chủ đích gì nhất định.
- Không có chủ đích gì ? Ngươi định nói đùa chăng ?
- Ô hay ! Thì ta là kẻ giang hồ nay đây mai đó, đến hay đi làm gì có chủ đích !
- Nói láo. Ai làm gì mà không có chủ đích. Hay là kẻ gian đấy ?
- Nếu vậy cứ cho là ta vào thành để cầu học cũng được.
Người lính lặng thinh, giở một quyển sổ lớn ra rồi vừa hỏi vừa ghi chép:
- Tên gì ? Bao nhiêu tuổi ? Sinh quán ở đâu ?
- Thạch Đạt Lang, hăm chín tuổi, sinh quán làng Miyamoto, tỉnh Mimasaka.
- Sư phụ là ai ?
- Không có sư phụ.
- Ai cho tiền ngươi đi đây đó ?
- Ta ăn nhờ ngủ đậu tại các đền chùa, đôi khi bạn bè giúp đỡ chút đỉnh. Cũng có lúc trồng trọt sinh nhai.
Ngẫm nghĩ một lát, người lính lại hỏi:
- Đến thành ở nhà ai ?
- Chưa biết. Chưa có địa chỉ nhất định.
- Vào thành phải khai chỗ trú ngụ. Không chỗ trú ngụ không được vào.
Thạch Đạt Lang nghĩ nếu cứ khai thật thì không bao giờ xong cuộc tra vấn cù nhầy này. Bèn nói đại:
- Ta ngụ Ở dinh Trúc Mộ đại nhân, trong phủ.
Trúc Mộ đại nhân chẳng ai khác, chính là Trúc Mộ Trung, trưởng nam Trúc Mộ Chính, một kiếm sĩ danh tiếng vùng Nara, nay đã lui về ở ẩn tại Trúc Lâm cốc. Ngưỡng mộ tài học và kiếm thuật nhà Trúc Mộ, lãnh chúa Tôn Điền Tùng Cương cử Trúc Mộ Trung vào giữ chức trung quân tham vấn trưởng và khi đặt bản doanh mới tại Tân đô, lại dành riêng một khu để làm tư dinh cho Trúc Mộ.
Để tránh một cuộc tra xét kéo dài, bất đắc dĩ Thạch Đạt Lang phải quyền biến nhắc đến tên Trúc Mộ Trung, hy vọng vị này biết đến hắn qua sự giới thiệu của thiền sư Đại Quán hoặc của chính Tôn Điền.
Quả nhiên khi nghe danh Trúc Mộ, người lính há hốc mồm. Tính danh đó hầu như có ma lực làm người lính sợ hãi. Gã đổi giọng lễ phép:
- Sao đại hiệp không nói trước ? Nếu biết đại hiệp có liên hệ với Trúc Mộ đại nhân, kẻ nô tài này đâu dám xét hỏi.
Người lính kia cũng đỡ lời:
- Bây giờ gian tế trà trộn trong dân chúng nhiều không kể xiết. Lệnh trên ban xuống là phải xét hỏi kỹ những kẻ giang hồ, xin đại hiệp bỏ qua cho.
Thạch Đạt Lang mỉm cười gật đầu cám ơn rồi ung dung dắt tay đồ đệ qua cổng hướng về phía bến đò. Hạo Nhiên hỏi:
- Sao họ đặc biệt khám xét kỹ những kiếm khách như chúng ta vậy thầy ?
- Họ sợ gian tế.
- Ngốc quá ! Gian tế dại gì ăn mặc như kiếm khách. Cứ mặc như nông phu hay thường dân khác, ai biết !
- Nói khẽ chứ ! Phải giữ mồm miệng. Chỗ này chẳng phải vùng Hotengahara đâu.
- Làm ta lỡ chuyến đò.
- Lỡ đò thì đợi chuyến sau, càng có thì giờ ngoạn cảnh núi Phú Sĩ.
- Ở Hotengahara cũng ngắm được núi Phú Sĩ, cứ gì ở đây !
- Ở đây khác. Núi Phú Sĩ thay đổi theo giờ, theo mùa, theo thời tiết, lại theo chỗ người đứng ngắm nữa. Nó còn đổi khác theo tâm trạng người đứng ngắm.
Hạo Nhiên lơ đãng nghe. Nó đâu có lưu tâm gì đến núi Phú Sĩ nên chẳng hỏi tại sao. Nó chỉ mong chóng vào thành, đến ở nhà Trúc Mộ đại nhân như lời thầy nó nói với người lính.
- Tối nay ta đến nhà Trúc Mộ đại nhân thật hả thầy ?
- Để ta xem đã.
- Nãy thầy nói vậy mà ?
- Ừ, nhưng không phải giản dị như thế. Trúc Mộ đại nhân giữ chức vụ rất lớn cạnh lãnh chúa đương nhiệm, gần như một vị đại thần trong cung, phải có giới thiệu mới được.
- Chắc ông ấy uy nghi, oai vệ lắm ! Lớn lên con cũng muốn được như thế !
- Uy nghi, oai vệ ?
- Dạ, uy nghi như ông ấy.
- Sao con nhắm thấp thế ?
Hạo Nhiên nhíu mày ngước nhìn thầy:
- Con không hiểu.
- Con hãy trông núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ có uy nghi không ?
- Người ta so sánh với núi sao được ?
- Núi Phú Sĩ tuy uy nghi, oai hùng, bất di bất dịch nhưng vẫn giữ yên lặng. Con muốn trở nên một người phi thường sau này, tốt lắm. Nhưng hãy giữ yên lặng như núi.
Con làm nên việc phi thường, tự nhiên sẽ được nể trọng thật sự, không phải giữ chức vụ cao mới được nể trọng.
Những lời Thạch Đạt Lang chưa kịp thấm vào bộ Óc non nớt của thằng bé, thì tiếng ồn ào của chuyến đò ngang đã tới. Hạo Nhiên vui mừng chạy xuống bến.
Sông Sumida ở khúc này có nhiều điểm trái ngược:
chỉ trong một quãng ngắn, chỗ rộng chỗ hẹp, chỗ sâu chỗ nông. Khi nước lên, sóng đục ngầu dào dạt vỗ vào bờ. Khi nước xuống, dòng sông trong leo lẻo. Bến đò ở đầu một cái vụng nhỏ đá chờm ra ngoài.
Trời xanh, nước trong vắt. Ngồi bên mạn thuyền, Hạo Nhiên nhìn đáy sông thấy lờ mờ hình chiếc mũ sắt đã han rỉ. Tiếng khách quá giang ồn ào nó chẳng để ý, mải nhìn đàn cá nhỏ lội tung tăng vẩy trắng óng ánh như bạc.
Thạch Đạt Lang đảo mắt nhìn quanh. Con đò hầu mang đủ hạng người của đủ thành phần trong xã hội:
một người thợ mộc, bàn tay với những đốt to lớn giữ khư khư túi đồ nghề trong bọc; hai mã phu quần áo nhớp nhúa, nét mặt nhăn nhúm như trái táo phơi khô; ba ả kỹ nữ phấn son loè loẹt; một du tăng nón tu lờ che kín mặt, nhắm mắt ngồi tham thiền trong góc; một kiếm khách lang thang cũng như hắn, quần áo bạc phếch và bốn năm gã trai tráng có vẻ phu khuân vác, ngồi đứng hỗn độn, trò chuyện, chửi thề oang oang.
Đò cập bến, bọn họ tranh nhau lên, xô đẩy đám phụ nữ kêu om sòm. Chờ cho khách quá giang đi đã vãn, thầy trò Thạch Đạt Lang mới bỏ thuyền lên bờ. Được mấy bước, bỗng có tiếng người gọi giật:
- Tráng sĩ ! Tráng sĩ quên cái này !
Quay lại, thấy người kiếm khách đồng hành cầm một cái túi gấm đưa cho. Cái túi cũ đã rách miệng và những đường chỉ thêu viền bạc đã sờn nhiều chỗ. Thạch Đạt Lang lắc đầu:
- Không phải của tại hạ. Chắc của người nào bỏ quên.
Bỗng Hạo Nhiên chạy đến, giật ngay cái túi từ tay người khách lạ, nhét vào bọc rồi nói:
- Của tôi !
Khách nhìn thằng bé, trừng mắt:
- Tiểu tử này thật vô lễ. Muốn sống đưa nó lại cho ta rồi khấu đầu xin lỗi ba lần, ta sẽ trả.
Hạo Nhiên trề môi thè lưỡi chế nhạo. Khách nắm áo nó định làm dữ, nhưng Thạch Đạt Lang vội giơ tay ngăn lại, xin lỗi về sự lỗ mãng ấy của nó, lấy cớ con trẻ còn dại, xin khách bỏ qua cho.
Người kia quay nhìn hắn khinh bỉ:
- Ngươi tên gì ? Liên hệ gì với thằng bé này ? Chú hay anh nó ?
- Tại hạ là Thạch Điền Đạt Lang, sư phụ thằng bé này.
Người kia nhíu lông mày, nhìn Thạch Đạt Lang một chặp, đoạn bảo Hạo Nhiên:
- Liệu hồn ! Lần sau đừng trách.
Rồi lập tức quay gót bỏ đi.
- Khoan ! Thạch Đạt Lang gọi. Xin cho tại hạ hỏi một điều.
Lời lẽ ôn hoà cùng dáng điềm tĩnh của hắn khiến người kia đứng sững, e ngại, tay để vào đốc kiếm.
- Ngươi muốn gì ?
- Các hạ cho biết quý danh.
- Can dự gì đến ngươi ?
- Tại hạ đã nói tên khi các hạ hỏi đến. Dĩ nhiên tại hạ cũng phải được quyền biết danh tính người đã hỏi.
Người kia lại trừng mắt nhìn Thạch Đạt Lang từ đầu đến chân, rồi không biết nghĩ sao, đáp:
- Ta là Liêu Phong.
Thạch Đạt Lang gật đầu:
- Tốt lắm. Giờ các hạ đi được rồi !
- Ta sẽ không quên cuộc gặp gỡ này.
Nói xong khách bỏ đi không quay lại.
Hạo Nhiên thở phào. Nó nhìn sư phụ với ánh mắt thán phục. Thạch Đạt Lang bảo:
- Hạo Nhiên ! Sống ở thành phố khác với sống ở thôn quê. Ở thôn quê, ta làm bạn với cầy cáo; ở đây, xung quanh ta có nhiều người. Con phải để ý cách cư xử cho có lễ độ.
- Thưa thầy vâng.
- Nếu mọi người biết sống hoà hợp với nhau thì mặt đất này là tiên cảnh. Người ta ai cũng có phần xấu phần tốt, không biết kềm chế để phần xấu lộ ra làm hại kẻ khác thì mặt đất này là địa ngục. Lễ độ không phải là giả dối đâu, nó giúp ta loại bỏ những hành động xấu, không hợp với xã hội, để mọi người sống hòa đồng với nhau. Con hiểu rõ chưa?
Hạo Nhiên gật. Thạch Đạt Lang lại tiếp:
- Xã hội nào cũng được tổ chức nhằm mục đích duy trì sự hòa đồng ấy. Hành động của con vừa rồi thật đáng trách. Chuyện nhỏ, nhưng suýt nữa thành lớn. Chúng ta chưa biết rồi đây sẽ đi đâu, nhưng bất kỳ đi đâu, con cũng phải tỏ ra có lễ độ và tôn trọng người xung quanh.
Hạo Nhiên lí nhí một lời xin lỗi. Nó rút cái túi gấm ra đưa cho Thạch Đạt Lang:
- Thầy giữ hộ con. Con giữ sợ mất.
- Túi này cha con để lại phải không ?
- Vâng.
Thạch Đạt Lang nhớ đến công đồ đệ. Nhờ những kỷ vật trong túi này mà hắn đã qua được mùa mưa lụt đầu tiên tại đồng hoang Hotengahara. Những năm sau, trồng cấy có kết quả hơn, Hạo Nhiên đã chuộc lại được cái túi. Hắn chắc tiền bán con ngựa trước khi ra đi, thằng bé cũng đã gom cả vào đây. Giao cái túi cho hắn giữ, Thạch Đạt Lang biết đồ đệ tin mình lắm. Hắn chỉ phiền không có khả năng giữ tiền, nhưng vẫn mỉm cười bảo thằng bé:
- Cũng được, để ta giữ cho. Nhưng khi nào tiêu việc gì, con tự quyết định lấy. Tối nay con thích ngủ ở đâu ?
- Nếu không đến nhà Trúc Mộ đại nhân được thì ta tìm cái quán nào trọ tạm chứ !
Hạo Nhiên nhìn cảnh vật xung quanh thấy cái gì cũng khác lạ. Khu này thuộc về phía bắc ngoại thành Edo. Một cái chợ ngựa quy tụ hàng trăm con đủ giống và màu sắc thường xuyên họp ở đây. Lái buôn, mã phu tấp nập ra vào, ngựa hí vang rần. Kẻ mua người bán điều đình giá cả trong những quán trà, quán rượu hoặc quán ăn dựng la liệt xung quanh chợ. Họ đập tay vào nhau, dùng những tiếng lóng và thổ ngữ nếu không phải tay nghề thì khó mà hiểu.
Một người tuổi trạc trung niên cao lớn, dáng mạnh mẽ, râu quai nón rậm tới mang tai, mặc trang phục kiếm sĩ, cùng đi với hai gia nhân, len lỏi, xem xét hàng chục con ngựa. Gã chỉ trỏ, vạch khuyết điểm của từng con rồi kết luận:
- Về thôi. Hôm nay chẳng có con nào khá. Họ bán lừa chứ ngựa gì mà tồi thế. Mua loại này về để tập luyện sao được !
Ra đến cổng chợ, kiếm sĩ mua ngựa vô ý suýt đụng phải thầy trò Thạch Đạt Lang.
Vừa định ngỏ lời xin lỗi, bỗng gã khựng lại, ngạc nhiên lùi mấy bước:
- Ủa, Thạch Điền Đạt Lang ! Phải Thạch Điền Đạt Lang đó không ?
Thạch Đạt Lang cũng nhìn gã, rồi kêu lớn:
- Mạnh Đạt !
Quả người đó là Mạnh Đạt. Mặc dầu hắn và Mạnh Đạt đã trực tiếp so gươm ở đại lâu viên trong Trúc Lâm cốc sáu bảy năm trước nhưng Mạnh Đạt tỏ ra không mang một chút hiềm thù gì. Lại còn có vẻ thân thiện nữa.
- Không ngờ gặp đại hiệp ở đây. Đại hiệp tới Tân đô lâu chưa ?
- Tại hạ mới từ Shimosa đến. Lão nhân gia vẫn được bình yên chứ ?
- Bình yên. Nhưng ở tuổi đó cũng chưa biết thế nào. Xấp xỉ cửu tuần rồi còn gì !
Đại hiệp đã định trọ đâu chưa ?
- Chưa. Tại hạ cũng còn đang tìm ...
- Còn tại hạ thì ở ngay trong dinh Trúc Mộ đại nhân. Nếu có dịp, xin mời đại hiệp đến thăm, tại hạ rất hân hạnh được giới thiệu đại hiệp.
Rồi ghé tai Thạch Đạt Lang, Mạnh Đạt nói nhỏ:
- Còn chuyện nữa. Một bảo vật rất quý thuộc quyền đại hiệp đấy.
Gã mỉm cười bí mật:
- Đừng quên đến, càng sớm càng tốt.
Nói đoạn, cùng với gia nhân nhảy lên ngựa phóng đi mất.
Nhưng Hòa Giả Nghị, vị trưởng tộc, không ngụ tại lâu đài. Sau nhiều năm chinh chiến, ông muốn hưởng cuộc sống an nhàn tại cổ thành Osaka, nơi sinh quán, để uống trà làm thơ và chơi cây cảnh. Mọi quyền hành giao cho con trai trưởng, Hòa Giả Đạo Uẩn nắm giữ. Hòa Giả Đạo Uẩn tuổi mới ngoài hai mươi, đã chứng tỏ có tài cai trị khôn khéo và thích nghi với chính tình mới có phần hơn cả các bậc trưởng thượng từ xưa chỉ quen quy luật chiến tranh. Những chính sách khôn ngoan làm thay đổi bộ mặt lãnh địa, sở dĩ thực hiện được là nhờ sự cương quyết và nhìn xa của tân chủ soái, nhưng tất nhiên cũng phải kể đến công của các phụ tá kinh nghiệm và sáng suốt khuyến nghị.
Điền Xán Quang chính là một trong số các phụ tá tin cẩn ấy mà Hòa Giả Nghị đã đích thân chọn lọc và chỉ định đến Tân đô làm tham vấn cho Đạo Uẩn.
Sáng hôm ấy, như thường lệ, ông sửa soạn đến tư dinh, bỗng gia nhân vào báo có kẻ muốn xin tham kiến. Thì ra là một tùy viên tên gọi Cao Mục Lân.
- Ngươi có việc gì ?
- Tiểu nhân muốn cầu một ân huệ, xin đại nhân giúp cho.
Điền Xán Quang nhướng mày ra ý hỏi.
- Đại nhân vẫn thường đàm đạo với thiếu gia. Nếu có dịp nào tiện, xin đề bạt cho một người.
Điền Xán Quang mỉm cười. Ở nhiệm vụ tham kiểm ông giữ, những kẻ thuộc quyền và thân hữu hay nhờ cậy ông giới thiệu kẻ này người nọ vào những chức vụ còn trống.
Nhưng thường ông rất ngại. Có người ông chưa biết rõ khả năng và đức độ, có người ông biết nhưng lại không thích hợp.
- Ai thế ? Ngươi biết rõ không hay lại chỉ là một gã phiêu lưu lo tìm công danh thì nhiều mà tinh thần phục vụ thì ít đấy ?
- Không. Gã này còn trẻ, bà con bên tiện nội, sinh quán ở Iwakuni tỉnh Suo, đến tá túc tại tệ xá đã hơn hai năm nay.
- Iwakuni ? Trước khi xảy ra trân Sekigahara, tỉnh Suo thuộc gia tộc Lưu Hòa cai trị.
Phải gã là kiếm sĩ của tộc đó chăng ?
- Bẩm không phải. Gã tên gọi Cát Xuyên Mộc, cùng với Y Tô Gia Nghĩa là hai môn đồ nổi tiếng của danh kiếm Cổ Tư Nhiễm Chúc. Gã có tài đặc biệt rút gươm nhanh cực kỳ, chém đứt cánh nhạn đang bay ...
Điền Xán Quang lắng tai. Viên cận vệ đem hết sở trường của người hắn nhờ đề bạt ra khoa trương:
nào chiêu trảm nhạn Cát Xuyên Mộc thi triển ra sao, chiêu chiết liễu gã khổ công luyện tập thế nào, thao thao như người đích thân sử dụng những đường kiếm ấy vậy.
Tuy lắng tai, nhưng Điền Xán Quang không khỏi không liên tưởng đến một việc xảy ra trước đây hai năm tại một làng nhỏ vùng Hotengahara khi ông công du qua đấy.
Một nông dân đã một mình một kiếm giết hết bọn cướp từ trên núi đổ xuống vơ vét, sau đó lại tổ chức dân làng tự vệ chống cướp, hữu hiệu đến độ không một tên thảo khấu nào dám lai vãng quấy phá nữa. Kẻ thuật lại bảo người đó là một nông dân đần độn nhưng Điền Xán Quang không tin. Cho người đó phải là kẻ có tài, không muốn phô trương mà lại có óc thực tế, ông bèn đem chuyện thuật lại với Hòa Giả Đạo Uẩn, nhưng không thấy chủ soái có lệnh gì đặc biệt nên sau đó cũng quên đi. Nay nghe Cao Mục Lân tán dương người bà con của hắn, ông hỏi thêm cho rõ:
- Cát Xuyên Mộc có làm ruộng ở vùng Hotengahara bao giờ không ?
- Không. Tiểu nhân không nghe nói.
- Được rồi, để coi. Nếu có dịp, ta sẽ giúp.
oo Ở thao trường, Hòa Giả Đạo Uẩn đang tranh tài với một số tùy tướng cùng lứa tuổi về môn bắn cung thì Điền Xán Quang bước vào. Nhìn tư thế và phong cách của thiếu chủ, ông không thể không khen thầm. Phong cách trang nghiêm, tư thế vững chãi, tay áo bào lụa đen vén cao để lộ những bắp thịt cuồn cuộn, mắt nhìn thẳng hồng tâm, chẳng trách tên bắn đi mười lần trúng cả mười. Có người bảo Đạo Uẩn quá chú trọng đến môn bắn cung là một môn không mấy thích hợp với thời đại của hỏa khí và trường thương thì Đạo Uẩn chỉ đáp vắn tắt:
“Tên của ta nhắm mục tiêu tinh thần”. Nhìn Đạo Uẩn luyện tập, Điền Xán Quang tiếc đã hứa giúp đề bạt người của Cao Mục Lân. Một lãnh tụ như Đạo Uẩn không dễ gì chấp nhận sự tầm thường.
Thấy Điền Xán Quang, vị tiểu lãnh chúa niềm nở:
- Kìa Điền tiên sinh ! Đến sớm thế ? Hay tiên sinh muốn thử tài với vãn sinh đấy ?
- Đâu dám ! Vả lão phu đã tự hứa chỉ so tài với những người đồng tuế.
- Tiên sinh hẳn chê vãn sinh còn con nít ?
- Không phải vậy. Điền Xán Quang nói chữa. Thiếu gia hiểu lầm rồi ! Lão phu đã già, lâu nay ít luyện tập, tranh tài với một trang thanh niên dũng nhuệ có kỹ thuật điêu luyện như thiếu gia thì sao gọi là công bằng được ?
Mọi người trong sảnh cười ha hả. Đạo Uẩn cũng cười, đoạn rửa tay chỉnh y phục, cùng Điền lão sánh bước vào hậu đình.
- Tiên sinh cần gặp vãn sinh có việc gì ?
- Cũng chẳng có việc gì quan trọng.
Đoạn, sau khi trình bày vài việc thông thường, Điền Xán Quang nói:
- Có người nhờ lão phu đề bạt lên thiếu gia một kiếm sĩ.
- Ai thế ?
- Hắn còn trẻ, tên Cát Xuyên Mộc, người tỉnh Suo. Nghe nói có tài về kiếm thuật.
Đang lơ đãng nhìn ra xa, Đạo Uẩn quay lại chú ý:
- Cát Xuyên Mộc ? Tên nghe quen quen. Tiên sinh biết gã không ?
- Lão phu không rõ lắm, nhưng là học trò của Cổ Tư Nhiễm Chúc.
- Ý tiên sinh thế nào ? Sao không gọi đến thử ?
- Thiếu gia chọn người đã biết chúng ta không những chú trọng về võ thuật mà còn phải có đạo đức và kiến thức nữa.
- Đúng vậy, nhưng đừng bỏ lỡ dịp. Theo thiển ý, tiên sinh cứ cho triệu cả hai đến khảo sát xem sao.
- Cả hai ? Sao lại cả hai ? Còn ai nữa ?
- Thế tiên sinh quên rồi chăng ? Năm ngoái, vãn sinh có nghe kể câu chuyện một nông dân đuổi cướp ở vùng Hotengahara. Người đó xem ra cũng có tài đấy. Tên hắn là gì nhỉ ? Thạch Điền ...Thạch Điền Đạt Lang thì phải !
- Ồ, thế ra thiếu gia vẫn nhớ chuyện ấy !
- Nhớ chứ ! Chẳng biết bây giờ hắn còn ở Hotengahara không ?
- Lão phu cũng không rõ. Thấy thiếu gia không hỏi gì đến, tưởng ngài không quan tâm.
- Để một nhân vật như vậy lọt vào tay kẻ khác mà không xét thì uổng lắm.
- Lỗi tại lão phu. Nhiều người cầu cạnh quá, lão phu chẳng muốn làm thiếu gia bận lòng.
- Đa tạ tiên sinh. Vãn sinh bận thật nhưng bỏ qua là bỏ qua những chuyện khác kia chứ người nào tiên sinh đã để mắt tới, sao vãn sinh lại không lưu ý được. Xin xét việc này ngay cho.
oo Tảng sáng hôm sau, Điền Xán Quang lên đường cùng với một tùy viên nhắm hướng Hotengahara thẳng tiến.
Ngày đi đêm nghỉ, đến nơi, chiều đã xế. Đồng Hotengahara bây giờ khác lạ. Trước kia đìu hiu hoang vắng là thế, nay xanh ngắt những ruộng kê non thoai thoải xếp thành bậc trên sườn đồi. Lại có chỗ giồng đậu, giồng bắp. Con suối sau khu rừng thưa đã được be lại, chia thành nhiều nhánh chảy vào các chỗ trũng tạo nên các hồ nhỏ điều hòa mực nước để từ đó dẫn vào tưới các ruộng kê.
Một con chim sơn ca thấy động vụt lên cao, tiếng hót lảnh lót. Cảnh thanh bình, sung túc như hiện ra trước mắt. Điền Xán Quang ngạc nhiên nói với người tùy tùng:
- Hotengahara là đây đấy ư ? Hơn hai năm trước, vùng này còn là hoang địa, ta đi qua chỉ thấy lau sậy, có đâu được như thế này !
Theo đường mòn dẫn đến chân núi Hitachi, cả hai vừa cho ngựa đi bước một vừa ngắm cảnh. Tuy một đôi chỗ chưa khai phá hết, cây mục còn rải rác trên nền cỏ dại, nhưng nói chung toàn vùng hiển nhiên đang trên đà phát triển. Xa xa, một đám nông phu vác cào, cuốc đứng tụ tập trước một căn lều.
Người tùy viên bỗng thốt lên như để lưu ý Điền Xán Quang:
- Đại nhân ! Ngài có thấy gì không ?
Điền Xán Quang nheo mắt, lấy tay che ánh nắng chiều chênh chếch:
- Hình như có toán nông phu đang hành lễ trước một căn miếu thì phải ...
- Dạ đúng. Tiểu nhân cũng thấy thế.
- Mình lại coi, nhân thể hỏi thăm tin tức. Ta biết gần đây có ngôi đền, tới tạm trú qua đêm được.
Bèn lỏng cương cho ngựa thong dong bước. Đến nơi, thấy khoảng hai chục nông dân vừa lễ xong, đứng trước một ngôi miếu nhỏ bằng gỗ mới dựng trên một cái gò cao.
Sau miếu là căn lều cũ đã được sửa sang lại. Miếu nhỏ quá, cửa miếu chỉ rộng bằng mặt chiếc bàn con, một người chui không lọt. Bên trong có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm đặt trên một cái kỷ với những đồ tế tự.
Toán nông phu dường như vừa thăm ruộng về, nông cụ đã được rửa sạch sẽ và đang sửa soạn lục tục rời khỏi nơi hành lễ.
Điền Xán Quang sai tùy viên gọi một gã nông phu còn trẻ lại hỏi. Anh ta ngần ngại bước tới.
- Miếu này thờ ai vậy ?
- Thạch Điền đại hiệp.
- Ủa ! Phải Thạch Điền Đạt Lang chăng ?
- Phải. Thạch Điền đại hiệp là đại ân nhân của chúng tôi. Các ngài là ai ?
- Chúng ta là những người trong dinh Hòa Giả muốn gặp đại hiệp. Phải chăng...
phải chăng đại hiệp đã ... quy tiên ?
- Không biết. Thạch Điền đại hiệp trước ở căn nhà này nhưng nay không còn ở đây nữa.
Thấy có khách lạ hỏi thăm, những nông dân khác xúm đến vây quanh, ồn ào mỗi người một câu nghe không rõ gì cả. Một nông phu giả phải bước ra, đỡ lời cả toán:
- Thạch Điền đại hiệp trước ở đây với một đồ đệ. Ngài là thiên sứ giúp chúng tôi đánh đuổi bọn sơn quỷ, lại còn chỉ bảo chúng tôi cách ngăn nước, lấy nước vào ruộng.
Khi thành công, chúng tôi đến tạ Ơn thì ngài đã về trời, nên lập miếu này thờ ngài và nhớ ơn ngài chỉ dạy.
Điền Xán Quang bước xuống ngựa, tần ngần nhìn gian lều cỏ cùng ngôi miếu con.
Ông hối tiếc đã chậm trễ, để lỡ cơ hội chiêu dụ một người tài đức về cho soái chủ. Ông quay bảo tùy viên:
- Thạch Đạt Lang là một kiếm sĩ giang hồ. Ta không biết mặt và cũng không rõ thân thế, nhưng ta tin đấy là một người mà tài năng và kiến thức ít ai bì kịp. Lại không ham danh lợi. Uổng quá !
Nhưng ông vẫn còn chút hy vọng. Quay sang người nông phu già, ông hỏi:
- Từ đây đến thiền viện Toku đi đường nào tiện ?
- Ngài cứ theo đường mòn này, qua suối rẽ trái một thôi thì đến.
- Cư sĩ Tuệ Tĩnh còn trụ trì ở viện không ?
- Dạ còn. Ngài bây giờ là chỉ đạo của cả khu này. Phải rồi, nếu các vị cần biết rõ thêm điều gì nữa thì cứ đến đấy mà hỏi.
- Cảm ơn lão trượng.
Nói xong, Điền Xán Quang và tùy viên lên ngựa. Toán nông dân cũng dần dần giải tán.
oo Nghe tin khách quý từ Tân đô đến, viện chủ Tuệ Tĩnh lật đật bước ra nghênh tiếp.
Hàn huyên xong, hỏi về lý do cuộc thăm viếng bất ngờ, Điền Xán Quang đáp:
- Đệ muốn thăm tin tức của Thạch Điền Đạt Lang trước làm ruộng ở vùng này. Hỏi nông dân quanh đây, họ cho biết chỉ lão huynh mới rõ.
Tuệ Tĩnh buồn bã gật đầu:
- Thạch Đạt Lang bỏ đi đã non nửa năm nay, ngay sau khi thu hoạch vụ kê thứ hai. Thật là một vị anh hùng, kiên trì và cương quyết. Không nhờ Thạch Điền đại hiệp thì xóm tiều đã tan nát rồi mà cả vùng cũng không được thịnh vượng như thế này.
Rồi vị cư sĩ tóm tắt công trình của Thạch Đạt Lang kể cho Điền Xán Quang nghe.
Sau khi đánh tan bọn sơn quỷ, Thạch Đạt Lang tổ chức dân lành thành đoàn đội, đào hào, đắp lũy để tự vệ. Ngay năm ấy, dân làng còn phải chống chọi với hai bọn cướp khác nữa. Chết mất hai thanh niên, bị thương sáu người nhưng từ bấy giờ không tên cường khấu nào dám bén mảng tới xóm nữa. Nhưng đấy không phải là thành quả chính.
Điều quan trọng là Thạch Đạt Lang đã gây cho dân làng lòng tự tin ở sức mình để tự cường và tự túc. Chính Thạch Đạt Lang đã hô hào mọi người kết đoàn gom sức đắp bờ, be suối để phòng lụt và dẫn nước vào ruộng cho nên mới được như ngày nay. Năm đầu thu hoạch được một số kê, bắp khá; măn sau số thu hoạch tăng gấp đôi. Dân xóm mừng rỡ mở hội, mang đến tặng Thạch Đạt Lang mười hũ rượu, ngũ cốc và dê, gà nhưng Thạch Đạt Lang không nhận, tặng lại dân làng để dùng vào bữa tiệc. Chưa bao giờ xóm tiều lại có những ngày vui như thế.
- Họ cử lão tới tạ Ơn Thạch đại hiệp. Đại hiệp có nói sự thành công này do tinh thần kết đoàn và lòng quyết tâm của dân xóm chứ ông không có công gì, lại tặng lại dân xóm pho tượng Quan Thế Âm do ông điêu khắc những khi nhàn rỗi.
Mấy hôm sau, lão lại đến cùng với một số chức sắc, chủ ý rước đại hiệp tới ở hẳn trong xóm tại một căn nhà đã được thu xếp tươm tất trước, nhưng đến nơi thì Thạch đại hiệp đã đi rồi. Căn lều bỏ trống.
Mất mấy hôm dân chúng buồn rầu chẳng thiết làm ăn gì cả. Lão phải giải thích, khuyên họ chớ nên sao nhãng công việc thường nhật vì như thế trái với lời dặn của Thạch đại hiệp. Họ có lập căn miếu nhỏ, đặt pho tượng Quan Thế Âm trong đó và ngày hai lần, lúc đi làm cũng như lúc trở về, đến khấu đầu làm lễ tỏ lòng nhớ ơn ân nhân.
Nghe xong, Điền Xán Quang mơ màng nhìn ra xa. Ông mường tượng bóng người hiệp sĩ chưa hề quen biết, lòng ngẩn ngơ hối tiếc:
“Ta đã không tròn bổn phận với chủ soái. Biết bao giờ mới lại gặp được một người như thế ?” oo Hữu ngạn sông Sumida, trên ngã ba đường liên tỉnh dẫn đến Tân đô, người ta mới dựng một trạm canh thật lớn. Cổng cao, hai cánh bằng gỗ kiên cố chắn ngang đường, lính biên phòng ngày đêm thay nhau canh giữ và tuần tiễu suốt từ bờ sông đến chân núi.
Thạch Đạt Lang cùng đồ đệ đứng trong hàng chờ lính tuần kiểm soát. Ba năm trước, hắn cũng đã ghé qua đây, không gặp điều gì khó khăn nhưng tình thế mỗi ngày một tồi tệ hơn. Nhà cửa dựng thêm nhiều nhưng cái không khí thanh bình bây giờ không còn nữa.
- Anh kia ! Đến lượt anh ! Bước lại đây !
Thạch Đạt Lang tiến lại, giơ cao hai tay cho hai người lính tuần lực lưỡng, mặc quần da đi dép cỏ, lục soát.
- Vào thành làm gì ?
- Chẳng có chủ đích gì nhất định.
- Không có chủ đích gì ? Ngươi định nói đùa chăng ?
- Ô hay ! Thì ta là kẻ giang hồ nay đây mai đó, đến hay đi làm gì có chủ đích !
- Nói láo. Ai làm gì mà không có chủ đích. Hay là kẻ gian đấy ?
- Nếu vậy cứ cho là ta vào thành để cầu học cũng được.
Người lính lặng thinh, giở một quyển sổ lớn ra rồi vừa hỏi vừa ghi chép:
- Tên gì ? Bao nhiêu tuổi ? Sinh quán ở đâu ?
- Thạch Đạt Lang, hăm chín tuổi, sinh quán làng Miyamoto, tỉnh Mimasaka.
- Sư phụ là ai ?
- Không có sư phụ.
- Ai cho tiền ngươi đi đây đó ?
- Ta ăn nhờ ngủ đậu tại các đền chùa, đôi khi bạn bè giúp đỡ chút đỉnh. Cũng có lúc trồng trọt sinh nhai.
Ngẫm nghĩ một lát, người lính lại hỏi:
- Đến thành ở nhà ai ?
- Chưa biết. Chưa có địa chỉ nhất định.
- Vào thành phải khai chỗ trú ngụ. Không chỗ trú ngụ không được vào.
Thạch Đạt Lang nghĩ nếu cứ khai thật thì không bao giờ xong cuộc tra vấn cù nhầy này. Bèn nói đại:
- Ta ngụ Ở dinh Trúc Mộ đại nhân, trong phủ.
Trúc Mộ đại nhân chẳng ai khác, chính là Trúc Mộ Trung, trưởng nam Trúc Mộ Chính, một kiếm sĩ danh tiếng vùng Nara, nay đã lui về ở ẩn tại Trúc Lâm cốc. Ngưỡng mộ tài học và kiếm thuật nhà Trúc Mộ, lãnh chúa Tôn Điền Tùng Cương cử Trúc Mộ Trung vào giữ chức trung quân tham vấn trưởng và khi đặt bản doanh mới tại Tân đô, lại dành riêng một khu để làm tư dinh cho Trúc Mộ.
Để tránh một cuộc tra xét kéo dài, bất đắc dĩ Thạch Đạt Lang phải quyền biến nhắc đến tên Trúc Mộ Trung, hy vọng vị này biết đến hắn qua sự giới thiệu của thiền sư Đại Quán hoặc của chính Tôn Điền.
Quả nhiên khi nghe danh Trúc Mộ, người lính há hốc mồm. Tính danh đó hầu như có ma lực làm người lính sợ hãi. Gã đổi giọng lễ phép:
- Sao đại hiệp không nói trước ? Nếu biết đại hiệp có liên hệ với Trúc Mộ đại nhân, kẻ nô tài này đâu dám xét hỏi.
Người lính kia cũng đỡ lời:
- Bây giờ gian tế trà trộn trong dân chúng nhiều không kể xiết. Lệnh trên ban xuống là phải xét hỏi kỹ những kẻ giang hồ, xin đại hiệp bỏ qua cho.
Thạch Đạt Lang mỉm cười gật đầu cám ơn rồi ung dung dắt tay đồ đệ qua cổng hướng về phía bến đò. Hạo Nhiên hỏi:
- Sao họ đặc biệt khám xét kỹ những kiếm khách như chúng ta vậy thầy ?
- Họ sợ gian tế.
- Ngốc quá ! Gian tế dại gì ăn mặc như kiếm khách. Cứ mặc như nông phu hay thường dân khác, ai biết !
- Nói khẽ chứ ! Phải giữ mồm miệng. Chỗ này chẳng phải vùng Hotengahara đâu.
- Làm ta lỡ chuyến đò.
- Lỡ đò thì đợi chuyến sau, càng có thì giờ ngoạn cảnh núi Phú Sĩ.
- Ở Hotengahara cũng ngắm được núi Phú Sĩ, cứ gì ở đây !
- Ở đây khác. Núi Phú Sĩ thay đổi theo giờ, theo mùa, theo thời tiết, lại theo chỗ người đứng ngắm nữa. Nó còn đổi khác theo tâm trạng người đứng ngắm.
Hạo Nhiên lơ đãng nghe. Nó đâu có lưu tâm gì đến núi Phú Sĩ nên chẳng hỏi tại sao. Nó chỉ mong chóng vào thành, đến ở nhà Trúc Mộ đại nhân như lời thầy nó nói với người lính.
- Tối nay ta đến nhà Trúc Mộ đại nhân thật hả thầy ?
- Để ta xem đã.
- Nãy thầy nói vậy mà ?
- Ừ, nhưng không phải giản dị như thế. Trúc Mộ đại nhân giữ chức vụ rất lớn cạnh lãnh chúa đương nhiệm, gần như một vị đại thần trong cung, phải có giới thiệu mới được.
- Chắc ông ấy uy nghi, oai vệ lắm ! Lớn lên con cũng muốn được như thế !
- Uy nghi, oai vệ ?
- Dạ, uy nghi như ông ấy.
- Sao con nhắm thấp thế ?
Hạo Nhiên nhíu mày ngước nhìn thầy:
- Con không hiểu.
- Con hãy trông núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ có uy nghi không ?
- Người ta so sánh với núi sao được ?
- Núi Phú Sĩ tuy uy nghi, oai hùng, bất di bất dịch nhưng vẫn giữ yên lặng. Con muốn trở nên một người phi thường sau này, tốt lắm. Nhưng hãy giữ yên lặng như núi.
Con làm nên việc phi thường, tự nhiên sẽ được nể trọng thật sự, không phải giữ chức vụ cao mới được nể trọng.
Những lời Thạch Đạt Lang chưa kịp thấm vào bộ Óc non nớt của thằng bé, thì tiếng ồn ào của chuyến đò ngang đã tới. Hạo Nhiên vui mừng chạy xuống bến.
Sông Sumida ở khúc này có nhiều điểm trái ngược:
chỉ trong một quãng ngắn, chỗ rộng chỗ hẹp, chỗ sâu chỗ nông. Khi nước lên, sóng đục ngầu dào dạt vỗ vào bờ. Khi nước xuống, dòng sông trong leo lẻo. Bến đò ở đầu một cái vụng nhỏ đá chờm ra ngoài.
Trời xanh, nước trong vắt. Ngồi bên mạn thuyền, Hạo Nhiên nhìn đáy sông thấy lờ mờ hình chiếc mũ sắt đã han rỉ. Tiếng khách quá giang ồn ào nó chẳng để ý, mải nhìn đàn cá nhỏ lội tung tăng vẩy trắng óng ánh như bạc.
Thạch Đạt Lang đảo mắt nhìn quanh. Con đò hầu mang đủ hạng người của đủ thành phần trong xã hội:
một người thợ mộc, bàn tay với những đốt to lớn giữ khư khư túi đồ nghề trong bọc; hai mã phu quần áo nhớp nhúa, nét mặt nhăn nhúm như trái táo phơi khô; ba ả kỹ nữ phấn son loè loẹt; một du tăng nón tu lờ che kín mặt, nhắm mắt ngồi tham thiền trong góc; một kiếm khách lang thang cũng như hắn, quần áo bạc phếch và bốn năm gã trai tráng có vẻ phu khuân vác, ngồi đứng hỗn độn, trò chuyện, chửi thề oang oang.
Đò cập bến, bọn họ tranh nhau lên, xô đẩy đám phụ nữ kêu om sòm. Chờ cho khách quá giang đi đã vãn, thầy trò Thạch Đạt Lang mới bỏ thuyền lên bờ. Được mấy bước, bỗng có tiếng người gọi giật:
- Tráng sĩ ! Tráng sĩ quên cái này !
Quay lại, thấy người kiếm khách đồng hành cầm một cái túi gấm đưa cho. Cái túi cũ đã rách miệng và những đường chỉ thêu viền bạc đã sờn nhiều chỗ. Thạch Đạt Lang lắc đầu:
- Không phải của tại hạ. Chắc của người nào bỏ quên.
Bỗng Hạo Nhiên chạy đến, giật ngay cái túi từ tay người khách lạ, nhét vào bọc rồi nói:
- Của tôi !
Khách nhìn thằng bé, trừng mắt:
- Tiểu tử này thật vô lễ. Muốn sống đưa nó lại cho ta rồi khấu đầu xin lỗi ba lần, ta sẽ trả.
Hạo Nhiên trề môi thè lưỡi chế nhạo. Khách nắm áo nó định làm dữ, nhưng Thạch Đạt Lang vội giơ tay ngăn lại, xin lỗi về sự lỗ mãng ấy của nó, lấy cớ con trẻ còn dại, xin khách bỏ qua cho.
Người kia quay nhìn hắn khinh bỉ:
- Ngươi tên gì ? Liên hệ gì với thằng bé này ? Chú hay anh nó ?
- Tại hạ là Thạch Điền Đạt Lang, sư phụ thằng bé này.
Người kia nhíu lông mày, nhìn Thạch Đạt Lang một chặp, đoạn bảo Hạo Nhiên:
- Liệu hồn ! Lần sau đừng trách.
Rồi lập tức quay gót bỏ đi.
- Khoan ! Thạch Đạt Lang gọi. Xin cho tại hạ hỏi một điều.
Lời lẽ ôn hoà cùng dáng điềm tĩnh của hắn khiến người kia đứng sững, e ngại, tay để vào đốc kiếm.
- Ngươi muốn gì ?
- Các hạ cho biết quý danh.
- Can dự gì đến ngươi ?
- Tại hạ đã nói tên khi các hạ hỏi đến. Dĩ nhiên tại hạ cũng phải được quyền biết danh tính người đã hỏi.
Người kia lại trừng mắt nhìn Thạch Đạt Lang từ đầu đến chân, rồi không biết nghĩ sao, đáp:
- Ta là Liêu Phong.
Thạch Đạt Lang gật đầu:
- Tốt lắm. Giờ các hạ đi được rồi !
- Ta sẽ không quên cuộc gặp gỡ này.
Nói xong khách bỏ đi không quay lại.
Hạo Nhiên thở phào. Nó nhìn sư phụ với ánh mắt thán phục. Thạch Đạt Lang bảo:
- Hạo Nhiên ! Sống ở thành phố khác với sống ở thôn quê. Ở thôn quê, ta làm bạn với cầy cáo; ở đây, xung quanh ta có nhiều người. Con phải để ý cách cư xử cho có lễ độ.
- Thưa thầy vâng.
- Nếu mọi người biết sống hoà hợp với nhau thì mặt đất này là tiên cảnh. Người ta ai cũng có phần xấu phần tốt, không biết kềm chế để phần xấu lộ ra làm hại kẻ khác thì mặt đất này là địa ngục. Lễ độ không phải là giả dối đâu, nó giúp ta loại bỏ những hành động xấu, không hợp với xã hội, để mọi người sống hòa đồng với nhau. Con hiểu rõ chưa?
Hạo Nhiên gật. Thạch Đạt Lang lại tiếp:
- Xã hội nào cũng được tổ chức nhằm mục đích duy trì sự hòa đồng ấy. Hành động của con vừa rồi thật đáng trách. Chuyện nhỏ, nhưng suýt nữa thành lớn. Chúng ta chưa biết rồi đây sẽ đi đâu, nhưng bất kỳ đi đâu, con cũng phải tỏ ra có lễ độ và tôn trọng người xung quanh.
Hạo Nhiên lí nhí một lời xin lỗi. Nó rút cái túi gấm ra đưa cho Thạch Đạt Lang:
- Thầy giữ hộ con. Con giữ sợ mất.
- Túi này cha con để lại phải không ?
- Vâng.
Thạch Đạt Lang nhớ đến công đồ đệ. Nhờ những kỷ vật trong túi này mà hắn đã qua được mùa mưa lụt đầu tiên tại đồng hoang Hotengahara. Những năm sau, trồng cấy có kết quả hơn, Hạo Nhiên đã chuộc lại được cái túi. Hắn chắc tiền bán con ngựa trước khi ra đi, thằng bé cũng đã gom cả vào đây. Giao cái túi cho hắn giữ, Thạch Đạt Lang biết đồ đệ tin mình lắm. Hắn chỉ phiền không có khả năng giữ tiền, nhưng vẫn mỉm cười bảo thằng bé:
- Cũng được, để ta giữ cho. Nhưng khi nào tiêu việc gì, con tự quyết định lấy. Tối nay con thích ngủ ở đâu ?
- Nếu không đến nhà Trúc Mộ đại nhân được thì ta tìm cái quán nào trọ tạm chứ !
Hạo Nhiên nhìn cảnh vật xung quanh thấy cái gì cũng khác lạ. Khu này thuộc về phía bắc ngoại thành Edo. Một cái chợ ngựa quy tụ hàng trăm con đủ giống và màu sắc thường xuyên họp ở đây. Lái buôn, mã phu tấp nập ra vào, ngựa hí vang rần. Kẻ mua người bán điều đình giá cả trong những quán trà, quán rượu hoặc quán ăn dựng la liệt xung quanh chợ. Họ đập tay vào nhau, dùng những tiếng lóng và thổ ngữ nếu không phải tay nghề thì khó mà hiểu.
Một người tuổi trạc trung niên cao lớn, dáng mạnh mẽ, râu quai nón rậm tới mang tai, mặc trang phục kiếm sĩ, cùng đi với hai gia nhân, len lỏi, xem xét hàng chục con ngựa. Gã chỉ trỏ, vạch khuyết điểm của từng con rồi kết luận:
- Về thôi. Hôm nay chẳng có con nào khá. Họ bán lừa chứ ngựa gì mà tồi thế. Mua loại này về để tập luyện sao được !
Ra đến cổng chợ, kiếm sĩ mua ngựa vô ý suýt đụng phải thầy trò Thạch Đạt Lang.
Vừa định ngỏ lời xin lỗi, bỗng gã khựng lại, ngạc nhiên lùi mấy bước:
- Ủa, Thạch Điền Đạt Lang ! Phải Thạch Điền Đạt Lang đó không ?
Thạch Đạt Lang cũng nhìn gã, rồi kêu lớn:
- Mạnh Đạt !
Quả người đó là Mạnh Đạt. Mặc dầu hắn và Mạnh Đạt đã trực tiếp so gươm ở đại lâu viên trong Trúc Lâm cốc sáu bảy năm trước nhưng Mạnh Đạt tỏ ra không mang một chút hiềm thù gì. Lại còn có vẻ thân thiện nữa.
- Không ngờ gặp đại hiệp ở đây. Đại hiệp tới Tân đô lâu chưa ?
- Tại hạ mới từ Shimosa đến. Lão nhân gia vẫn được bình yên chứ ?
- Bình yên. Nhưng ở tuổi đó cũng chưa biết thế nào. Xấp xỉ cửu tuần rồi còn gì !
Đại hiệp đã định trọ đâu chưa ?
- Chưa. Tại hạ cũng còn đang tìm ...
- Còn tại hạ thì ở ngay trong dinh Trúc Mộ đại nhân. Nếu có dịp, xin mời đại hiệp đến thăm, tại hạ rất hân hạnh được giới thiệu đại hiệp.
Rồi ghé tai Thạch Đạt Lang, Mạnh Đạt nói nhỏ:
- Còn chuyện nữa. Một bảo vật rất quý thuộc quyền đại hiệp đấy.
Gã mỉm cười bí mật:
- Đừng quên đến, càng sớm càng tốt.
Nói đoạn, cùng với gia nhân nhảy lên ngựa phóng đi mất.
/85
|