Hắn cho rằng phái phục cổ không có tính sáng tạo, văn viết ra dở ông dở thằng, không ra sao cả. Trình văn vài khoa thi hội gần đây nhất cho thấy rằng, đã rất hiếm gặp cái gọi là lấy chí khí Tần Hán vận hành vào lục kinh của phái phục cổ.
Cách thức dùng câu văn được chia nhỏ, văn chương điển cố rườm rà chính là xu hướng mới của văn bát cổ. Chính vì vậy Trương Nguyên đề xuất: “ Văn chủ Âu Tằng, pháp tông Thành Hoằng “ (có nghĩa là viết văn thì theo phong cách của Âu, Tằng là chủ đạo, bút pháp thì theo Thành, Hoằng là chủ đạo). Âu, Tằng chính là Âu Dương Tu và Tằng Củng. Thành, Hoằng là chỉ văn phong bát cổ giữa những năm Thành Hóa và Hoằng Trị. Đây chính là chủ trương văn học của Trương Nguyên, hắn muốn bài văn viết lên thật dễ hiểu, không cần làm ra vẻ khó hiểu huyền bí. Ngoài đọc các kinh ra còn phải đọc thêm nhiều cổ văn, chủ trương này của Trương Nguyên là rất thiết thực khả thi. Hắn không nêu ra hai bậc sư pháp còn nổi danh hơn là Hàn Dũ và Tô Thức.
Hàn Dũ lời văn rất phóng khoáng không thích hợp với văn bát cổ gò bó, trong khi đó Tô Thức thuộc loại tài năng bẩm sinh, hạ bút thành tuyệt văn, văn của Tô Thức không dễ học, cứ chạy theo e rằng dễ vẽ hổ không ra mà lại thành phân chó. Để so sánh thì sư pháp của Âu Dương Tu và Tằng Củng dễ hơn, như vậy mục đích học cổ văn cũng rất rõ ràng, chính là vì khoa cử. Để tập hợp được các chư sinh thì ngoài khoa cử ra không còn con đường nào khác. Chủ trương văn học phải có lợi cho việc ứng phó với thi cử mới có thể tập hợp được các thí sinh. Trương Nguyên dùng chính thành công trong thi cử của mình để kêu gọi chư sinh, đây mới chính là phương pháp có sức thuyết phục nhất.
Trương Đại và đám thiếu niên như Kỳ Bưu Giai là thế hệ hăng hái dũng cảm tỏ ra rất tán thưởng khi Trương Nguyên dám chỉ trích bậc thầy văn học trong nước là Vương Thế Trinh cũng tán đồng với chủ trương văn học của Trương Nguyên. Trương Nguyên lại đề nghị thành lập văn xã định kỳ bàn luận văn bát cổ ở Sơn Âm, đám Trương Ngạc cũng rất hào hứng với “ Văn chủ Âu Tằng, pháp tông Thành Hoằng “ , đây sẽ là chủ trương văn học của văn xã Sơn Âm.
Phạm Văn Nhược, Kim Lang Chi ở lại Sơn Âm 6 ngày, sau tết Trung nguyên rằm tháng bảy mới cùng
Kim Bá Tông và Dương Thạch Hương từ biệt Trương Nguyên và huynh đệ Trương Đại để hồi hương. Trương Nguyên chọn ra một trăm hai mươi cuốn bát cổ từ trong số 300 cuốn mà hắn đã làm trong 1 năm qua đưa cho Phạm Văn Nhược xuất bản, đồng thời đích thân hắn viết lời tựa, luận về đạo viết văn, trình bày chủ trương văn học của mình. Đây cũng là cách hắn tuyên truyền chính mình, các cuốn sách này phát hành càng nhiều, người mua càng nhiều thì tên tuổi hắn càng vang xa, đương nhiên hiệu sách phòng xã núi Phất Thủy của Phạm Văn Nhược cũng kiếm được nhiều tiền.
Hiện tại, Trương Nguyên phải chuyên tâm chuẩn bị cho kỳ thi đạo vào khoảng giữa tháng tư và tháng năm sang năm. Để giành được Tiểu Tam Nguyên, tuy cùng là tú tài nhưng tên tuổi của Tiểu Tam Nguyên khác biệt hơn nhiều. Để sách của Dương Thạch Hương và Phạm Văn Nhược dễ bán hơn, hắn nhất định phải nỗ lực, nghiên cứu kỹ “ Xuân Thu “ , làm tốt đề kinh nghĩa.
Vì hắn từ chỗ tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương biết được rằng, bổn kinh của Vương Đề Học cũng là “ Xuân Thu “ , là một học giả “ Xuân Thu “ nổi danh. Điều này chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ, rìu này phải múa cho tốt, múa cho hay, phải lọt được vào mắt xanh của Vương Đề Học mới được. Đáng tiếc là Lưu Tông Chu tiên sinh đã đi kinh thành, nếu không có thể thỉnh giáo Lưu tiên sinh về “ Xuân thu “ . Lưu tiên sinh là một nhà nho lớn, ông nghiên cứu uyên thâm không chỉ nhất kinh mà cả ngũ kinh cũng vô cùng tinh thông.
Khô hạn ở Sơn Âm trong một đêm đã kết thúc. Ngày thứ ba sau khi đám Phạm Văn Nhược rời khỏi Sơn Âm, cũng chính là ngày mười chín tháng bảy, vào lúc sáng sớm khi Trương Nguyên còn chưa thức dậy, chợt nghe Mục Chân Chân sung sướng hét lên ở bên sân vườn:
- Thiếu gia, phu nhân, Đại tiểu thư, mưa rơi rồi, mưa rơi rồi!
Thỏ Đình cũng kêu to:
- Trời mưa, trời mưa rồi!
Trương Nguyên xoay người bước xuống giường, mang giày vào rồi bước ra hành lang, thấy hai người Mục Chân Chân và Thỏ Đình đang nhảy nhót vui mừng ở sân, hắn nheo mắt nhìn quả nhiên là có mưa bụi rơi thật.
Mấy người Trương mẫu Lã thị, Trương Nhược Hi, vú Chu, Y Đình cũng ra hành lang nhìn, vẻ mặt ai nấy đều vui như mở hội. Trương mẫu Lã thị chắp tay nói:
- Quan Thế Âm Bồ Tát phù hộ, Hải Long Vương phù hộ, cho mưa lớn mới tốt.
Trương Nguyên lúc đầu cũng lo lắng vì trận mưa này quá nhỏ, mưa không lâu, không giải quyết được tình hình hạn hán lúc ấy. Ai ngờ được rằng cơn mưa lúc đầu nhỏ nhẹ như màng tơ, về sau rớt xuống thành giọt, cuối cùng là mưa kéo dài không dứt, mưa càng ngày càng lớn. Sau giờ ngọ, Đại Thạch Đầu chạy đến báo cáo rằng sông Đầu Lao khô hai tháng nay đã có nước.
Trương mẫu Lã thị ở Trương gia ba mươi năm nay đây là lần đầu tiên thấy sông Đầu Lao khô cạn, nên khi nghe nói sông lại có nước trong lòng không khỏi vui mừng, sai Trương Nguyên, Trương Nhược Hi, vú Chu và các người hầu dắt theo Lý Thuần, Lý Khiết cùng nhau ra vườn sau xem nước sông. Tiểu lầu ở vườn sau đã hoàn thành, sơn dầu cũng đã quét qua một lớp, hiện tại chỉ còn lại bậc thang phía trước nhà là chưa được hoàn chỉnh và một vài vật dụng lộn xộn chưa rửa sạch, vài ngày nữa có thể chuyển đồ đạc vào ở được rồi.
Đại Thạch Đầu nói sông Đầu Lao có nước, kỳ thực chỉ có dòng nước nhỏ nông choèn rộng vài thước, do mưa liên tục nên nước sông đã dâng lên cao giống như con rồng ẩn náu trong nền đất bao ngày nay giờ bắt đầu lắc đầu vẫy đuôi cuộn lên. Hai huynh đệ Lý Thuần, Lý Khiết từ khi đến thăm nhà bà ngoại bốn tháng mà chưa thấy trời mưa, mấy ngày nay nghe bà ngoại và mẫu thân nói mãi về hạn hán a, mong trời mưa a, nghe nhiều quá nên hai anh em cũng mong mưa theo. Chính vì vậy, khi trời bắt đầu mưa hai đứa la hét lên một cách khoái trá, tiếng hét chói tai, chúng muốn ra dầm mưa. Hai tỳ nữ một tay cầm dù che, một tay lôi kéo bọn chúng nhưng không được.
Trương Nguyên thấy mấy người tam huynh Trương Ngạc, Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi cũng đến cầu vòm đá xem mưa.
Khi xem nước sông Đầu Lao, một vài người đều che dù, Trương Ngạc đột nhiên ném chiếc dù lên không trung, chiếc dù từ trên cầu chầm chậm rơi xuống giữa dòng sông. Trương Ngạc nhìn vô cùng thích thú liền túm lấy dù của mấy người Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi ném xuống sông, cười hô hố không ngừng.
Mưa rất to, Trương Ngạc nhanh chóng ướt sũng từ đầu tới chân, y đi qua cầu đá tiến đến chỗ bọn Trương Nguyên. Thỏ Đình, Mục Chân Chân che chung một chiếc ô giấy dầu, Thỏ Đình lo lắng nói:
- Tam công tử muốn cướp ô của chúng ta kìa.
Trương Ngạc đi tới thi lễ với Trương mẫu Lã thị và Trương Nhược Hi, mặt ướt đẫm nước mưa, y cười hì hì, cảm thấy rất thú vị.
Trương mẫu Lã thị cười nói:
- Yến Khách không nên đi mưa như vậy, cẩn thận bị nhiễm lạnh rồi sinh bệnh đấy.
Trương Ngạc nói:
- Hơn nửa năm không được thấy mưa rồi, hôm nay rất vui, dãi gió dầm mưa một phen, vui vẻ chút không sao ạ.
Lý Thuần, Lý Khiết có tấm gương trước mắt càng nhốn nháo đòi ra dầm mưa.
Trương Nguyên thấy trận mưa này thật lớn, sợ sau khô hạn lại có lũ lụt nên dặn Thạch Song sáng sớm ngày mai phải tới điền trang ở hồ Giám, dặn dò mấy điền nông Tạ Kỳ Phó không nên đợi trời quang nữa, mau thu hoạch lúa chiêm, đáng lẽ để cuối tháng mới gặt là tốt nhất nhưng gặt sớm mấy ngày cũng không sao, tránh mưa liên tiếp sẽ làm cho các hạt lúa chín bị rụng hết.
Vào thu hễ cứ mưa là kéo dài không dứt, mưa một ngày lại tạnh nửa ngày, cách quãng lúc to lúc nhỏ.
Mãi đến rằm tháng tám trời cũng chưa thực sự quang được ngày nào. Dân chúng Thiệu Hưng lúc đầu vui mừng vì thấy mưa lớn có thể giải quyết được tình hình hạn hán bấy lâu nay, nhưng hiện giờ niềm vui không còn nữa mà thay vào đó họ oán trách ông trời bất nhân không để ý đến sự sống chết của người dân. Hạn hán nối tiếp lũ lụt, đúng là muốn tuyệt đường sống của con người.
Lúc khô hạn, những thửa ruộng tiện dẫn nước tưới tiêu thì còn thu hoạch được chút ít, như điền trang bên hồ Giám của gia đình Trương Nguyên, vụ chiêm tuy sản lượng giảm 1/3 so với năm trước nhưng không đến mức thất thu hoàn toàn. Nhưng một tháng ngay sau đó, tá điền Tạ Kỳ Phó gieo mạ xuống bao nhiêu đều hỏng hết, ra sức bơm nước ra cũng không thể cứu vãn được. Buổi sáng vừa tát nước để mạ lộ ra khỏi mặt nước thì một trận mưa lúc chiều tối lại đưa về như cũ. Những tá điền nhà Trương Nguyên vụ chiêm có thu hoạch được một chút, vì được nhà chủ giảm một nửa tiền thuê ruộng nên có thể tạm chống chọi được. Những nông dân không thu được một hạt lúa nào từ vụ chiêm thì thật là thảm, trong nhà không có lương thực dự trữ nên nếu một mùa thất thu thì coi như không có gì mà ăn. Nếu điền chủ còn hối thúc đòi tiền thuế ruộng thì lại càng cùng đường.
Đương nhiên tuyệt đại đa số các điền chủ không đến mức như vậy, quan huyện cũng nhiều lần ra chỉ thị các điền chủ phải cứu tế chính các tá điền của mình, không nên để dân chúng cơ hàn ly tán. Tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến gần đây cũng đau đầu nát óc, tám huyện trong hạt thì có 6 huyện báo lên xin cứu trợ thiên tai, lão cũng đã báo cáo tình hình với quan phủ Chiết Giang, căn cứ vào kinh nghiệm, trông chờ triều đình phát tiền và lương thực cứu trợ là rất khó, giờ đây chỉ xin triều đình miễn cho chút thuế má, còn lại phải tự cứu lấy mình. Phương pháp tự cứu này chính là vay mượn quyên góp lương thực, đối tượng để vay là những phú hộ. Nhưng từ thời Gia Tĩnh đến nay, những người dân giàu có cùng quan phủ tham gia cứu đói thường nảy sinh nhiều tiêu cực, thứ nhất là vì quan phủ cưỡng ép phân chia thậm chí còn chiếm làm của riêng số lương thực được quyên góp.
Hai là tinh thưởng của triều đình bị giảm giá trị, chức tán quan có được bằng cách nạp lương thực bị chê cười, học trò nạp kê để được vào học Quốc Tử Giám bị coi thường, vào được Quốc Tử Giám rồi cũng bị đuổi về nhà, bởi vậy những người giàu cũng không muốn vì chính phủ mà tham gia cứu đói. Từ Thời Tiến nghe nói Trương Nguyên hiến kế với Hầu Chi Hàn rằng điền chủ tự cứu các tá điền của mình được thực hiện ở Sơn Âm thấy có phần hiệu quả.
Sau rằm trung thu một ngày, Từ Tri phủ liền truyền Tri huyện Hầu Chi Hàn và Trương Nguyên tới phủ nha để cùng thảo luận về vấn đề cứu tế. Trương Nguyên đề nghị ngoài phương án điền chủ cứu tế tá điền của mình ra, còn đưa ra kế phường nào giúp phường đó, thôn nào giúp thôn đó. Vì phường nào cũng có người giàu, thôn nào cũng có người giàu, những người giàu cứu tế những người nghèo cùng phường cùng thôn với mình. Loại hình cứu tế này rút nhỏ phạm vi lại, người giàu được biết ơn cũng vui, mà lại có danh hành thiện.
Đương nhiên những hình thức cứu tế này không phải là không có ràng buộc, vẫn lấy danh nghĩa là cho vay, vay bao nhiêu trả bấy nhiêu, người nghèo sau khi qua được nạn thiên tai thì phải hoàn trả lại. Nếu không người giàu họ không nhân nghĩa đến như vậy, tiền và lương thực của họ cũng phải cực khổ mấy đời mới tích cóp được, nên không có lý nào bắt buộc họ phải thay quan phủ cứu giúp vô điều kiện. Kể cả kho lương Dương Hòa cũng vậy, không phải là cứu tế vô điều kiện, chỉ là cứu tế khi khẩn cấp, một mẫu ruộng được cấp một đấu gạo, nhà có mười mẫu được cấp một thạch gạo, như vậy có thể chống chọi được hai tháng khó khăn nhất.
Trương Nguyên còn đề nghị Từ Tri phủ kết hợp hai huyện Thiệu Hưng và Hội Kê, lấy danh nghĩa là công chẩn. Cái gọi là công chẩn ở đây chính là chiêu mộ dân đói làm công, ví dụ như xây đập, sửa kênh rồi phát lương thực hàng ngày cho họ. Như vậy vừa giúp dân gặp thiên tai qua được nạn đói mà quan phủ cũng không mất tiền để thuê, thật là nhất cử lưỡng tiện.
Ra khỏi phủ nha Thiệu Hưng mưa lại bắt đầu rơi, mưa gió mùa thu khá lạnh.
Mục Chân Chân đang đứng ngoài nha môn chờ Trương Nguyên, tay cầm một cái ô bằng giấy dầu, nách còn kẹp thêm một chiếc ô nữa, nhìn thấy thiếu gia đi ra, nàng bất giác dướn thẳng người lên, eo nhỏ ngực nở nhìn rất dễ động lòng người.
Trương Nguyên nhận ô Mục Chân Chân đưa cho, hai người ven theo sông Phủ sánh đôi chậm rãi mà đi. Một tháng trước sông Phủ gần như khô cạn, giờ đây nước chảy cuồn cuộn, nghe Mục Chân Chân đi sát bên nói:
- Mưa mãi không ngớt, trước buồn vì không có mưa, giờ thì buồn vì mưa nhiều.
Trương Nguyên nói:
- Trời chắc sắp tạnh rồi, không thể cứ mưa mãi được, nước đâu ra mà mưa lắm thế!
Mục Chân Chân cười khúc khích kêu lên một tiếng:
- Thiếu gia.
Trương Nguyên nghiêng đầu nhìn Mục Chân Chân, sắc mặt của thiếu nữ đọa dân trắng nõn nà như trái dưa thơm vậy, hai bên tóc mai và và tóc tơ ở phần gáy mềm mại như nhung rất đáng yêu, hắn hỏi:
- Chân Chân đã đọc xong “ Tả truyện “ chưa, mấy ngày nay ta không rảnh để dạy ngươi?
Mục Chân Chân nói:
- Dạ, nô tỳ đọc xong rồi, có Đại tiểu thư chỉ dạy rồi, chữ nào không biết thì hỏi đại tiểu thư.
Trương Nguyên gật đầu nói:
- Đọc xong “ Tả truyện “ thì chữ cũng nhận biết được tương đối rồi, ta thử kiểm tra xem ngươi nhớ được bao nhiêu.
Mục Chân Chân bắt đầu thấy hồi hộp, hết sức tập trung.
Trương Nguyên nói:
- Ngươi thử nói về câu chuyện giả đồ diệt Quắc, môi hở răng lạnh, đây cũng là một trong ba mươi sáu kế.
Mục Chân Chân nói rất chậm rãi, kể đại khái câu chuyện Tấn quốc đến Ngu quốc mượn đường tiêu diệt Quắc quốc, rồi sau lại diệt Ngu quốc, Trương Nguyên khen, nàng vui mừng hỏi:
- Thiếu gia, sau này tỳ nữ còn có thể đọc sách gì?
Trương Nguyên nói:
- Đọc “ Sử ký “ đi, ở chỗ tộc thúc tổ có đấy, nhưng tự mua lấy một bộ thì hay hơn, trong nhà cũng nên có vài cuốn lưu trữ.
Số tiền nhuận bút mà Dương Thạch Hương và Phạm Văn Nhược đưa tới có hơn ba trăm lượng, cho nên năm nay tuy thu nhập từ điền tô giảm nhiều nhưng tiền chi tiêu trong nhà vẫn khá thoải mái.
Hai chủ tớ rẽ vào phố Thập Tự phủ Học Cung để mua một bộ “ Sử ký “ gồm một trăm ba mươi cuốn do Nam Kinh Quốc Tử Giám xuất bản. Bộ này là ba lượng tám tiền, có tặng kèm một cái kẹp sách bằng trúc. Mục Chân Chân cầm kẹp sách, gần bốn lượng bạc cơ à, tim nàng đập thình thịch. Trương Nguyên mở ô cho Mục Chân Chân, hai người trở lại dinh thự Đông Trương, Đại Thạch Đầu bẩm báo:
- Thiếu gia, có khách đến, đang ngồi ở sảnh, không có danh thiếp.
Trương Nguyên đưa ô cho Đại Thạch Đầu, đến gần cửa chính thì thấy một thanh niên mặc áo nho màu xanh đang đứng ở mái hiên của đại sảnh, thi lễ nói:
- Hoa Đình Dực Thiện, mạo muội đến thăm.
Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Hóa ra là Dực huynh, lần trước gặp ở miếu Thủy Tiên Thanh Phổ, tại hạ cùng Dực huynh mới gặp mà như thân thiết từ lâu, hôm nay gặp lại thật sự rất vui mừng.
Dực Thiện vẫn như lần trước gặp mặt, cô độc, cũng không nói đến đây có chuyện gì. Trương Nguyên tất nhiên cũng không hỏi. Dực Thiện ở trên lầu nhỏ vườn sau nhà Trương Nguyên, cùng hắn đàm luận về văn chương, học thức của gã khiến Trương Nguyên kính nể. Đại huynh Trương Đại của hắn được cho là đọc nhiều sách vở nhưng so với Dực Thiện cũng không thể nào sánh bằng. Tuy nhiên, Đại huynh Trương Đại năm nay mời mười bảy tuổi còn Dực Thiện đã hai mươi bốn, hai lăm tuổi rồi.
Mặc dù không biết lai lịch của Dực Thiện, ngay cả tên Dực Thiện cũng là tên giả, nhưng điều đó không gây trở ngại cho tình bạn giữa Trương Nguyên và Dực Thiện, đây là bạn văn thuần túy, dùng văn học để giao tiếp, không để ý đến mặt khác. Dực Thiện thư pháp tinh diệu, sở trường là các loại thư thể nên gã làm văn bát cổ rất tốt, hắn nói với Trương Nguyên:
- Làm văn bát cổ có chín chữ quyết, lần lượt là “ Khách, chuyển, phản, hàn, thay, lật, thoát, bắt, rời “ . Cái gọi là ‘khách’ chính là khách trong khách, chủ trong khách, khách trong chủ, chủ trong chủ, chủ là gì? Chính là phá đề lập ý của bài văn. Khách là gì? Chính là bài văn được chỉnh sửa, thêm thắt, phát triển, nhưng trong chủ có khách, trong khách có chủ, lập luận chính diện là chủ, ngược lại thêm thắt vào là khách. Hai cái như gần như xa, giữ khoảng cách nhất định, lấy khách để hình dung chủ thì mới là bài văn tuyệt phẩm.
Trương Nguyên cảm thấy vô cùng hứng thú, thỉnh giáo tỉ mỉ, Dực Thiên cũng không giấu diếm gì, nói hết về ‘Cửu tự quyết’ để làm văn bát cổ. ‘Cửu tự quyết’ lại chính là biến đổi từ lý luận Thiện Tông. Dực Thiện còn nêu ví dụ minh họa, lúc đầu lấy “ Biểu trung quan bi “ của Tô Thức để phân tích đảo ngược ‘Cửu tự quyết’, nói rằng bài văn này của Tô Thức có dùng phương pháp chủ và khách. Trương Nguyên nghiêm túc trải nghiệm, cảm thấy Dực Thiện phân tích rất có lý, xưa nay rất nhiều nhà cổ văn nổi tiếng đều có dùng “ Cổ tự quyết “ . Như Tô Thức, mặc dù không biết “ Cửu tự quyết “ nhưng khi làm văn làm thơ đều có chỗ dùng tới, bởi vậy nói Dực Thiện có thể tổng kết được quả thật là kì tài. Trương Nguyên cũng đem những kỹ xảo viết văn học được từ Vương Tư Nhâm và lĩnh ngộ của mình, cùng Dực Thiện phân tích thảo luận, quả nhiên thấy những kỹ xảo này cũng trùng hợp với “Cửu tự quyết”, Dực Thiện nói:
- Không phải ai hiểu được “Cửu tự quyết” thì chắc chắn trở thành nhà văn lớn, trong đó điều tinh diệu là ở sự lĩnh ngộ của bản thân. Văn chương không phải là nghề thủ công, cho dù là những người thợ cùng học một thày, nhưng tay nghề cao thấp khác nhau, Giới Tử huynh chế nghệ hơn hẳn ta điều này thật sự không thể học được.
Trương Nguyên, Dực Thiện từng viết văn cùng đề, Dực Thiện viết bát cổ văn theo đúng quy củ, phương pháp chủ khách cũng có, nếu không so với của Trương Nguyên thì cũng được xem là văn hay, nhưng thiếu tính linh hoạt ở Trương Nguyên, hơi có chút gò bó. Trương Nguyên nói:
- Dực huynh khiêm tốn rồi, Dực huynh hiếu học suy nghĩ sâu xa, một người bình thường khó đạt đến, cùng đàm đạo một buổi với Dực huynh, tại hạ đã lĩnh hội được rất nhiều điều.
Dực Thiện ở lầu nhỏ vườn sau nhà Trương Nguyên ba ngày, sáng ngày mười chín tháng tám mới cáo từ Trương Nguyên, một thân một mình mang hành lý che dù lên đường. Trương Nguyên tiễn gã đến cầu Bát Sĩ, Dực Thiện muốn đi Hàng Châu, lúc sắp bước chân lên thuyền Dực Thiện hỏi:
- Giới Tử huynh cho ta là người như thế nào?
Trương Nguyên nói:
- Tài trí xuất chúng, suy nghĩ chín chắn, là bạn bè của ta.
Dực Thiện lại hỏi:
- Huynh có từng phỏng đoán về thân phận của ta không?
Trương nguyên nói:
- Dực huynh thần bí khó đoán, nhưng tại hạ kết bạn chỉ luận nhân tài.
Dực Thiện mỉm cười:
- Có thể kết bạn với Giới Tử huynh là vinh hạnh của tại hạ, sau này còn gặp lại.
Nói rồi gã thu dù lại, cúi đầu vái chào rồi xoay người bước lên thuyền, mới đi vài bước mà áo xanh đã thấm ướt.
Trương Nguyên đứng bên cầu cất giọng nói:
- Dực huynh, về sau nếu cần tại hạ giúp gì cứ nói thẳng, tại hạ nhất định sẽ làm hết sức mình.
Dực Thiện ở mui thuyền xoay người nhìn Trương Nguyên nói:
- Đa tạ.
Trương Nguyên nhìn con thuyền ô bồng của Dực Thiện đi ra xa dần trong màn mưa thu dày đặc, thầm nghĩ:
- Dực Thiện vô cùng tài hoa nhưng hai đầu lông mày có khí uất ức, đây là điển hình người có tài nhưng không gặp thời, gã làm văn bát cổ rất tốt, rốt cuộc vì duyên cớ gì khiến gã không thể tham gia khoa cử? Hoa Đình Dực Thiện, Hoa Đình Dực Thiện, thật là kỳ quái.
Gần cuối tháng tám, sau hơn một tháng mưa dầm rốt cuộc trời cũng hửng nắng, nhưng lúc này mới trồng lúa thì không kịp, chỉ chờ thời tiết ổn định, đất đai khô ráo sẽ gieo lúa mì. Công việc cứu đói, giúp nạn thiên tai ở Phủ Thiệu Hưng cũng đang tiến hành, thiên tai lần này tạm thời chưa đến mức gây nạn chết đói.
Ngày mùng 1 tháng chín, Chung thái giám ở sở dệt Hàng Châu phái người đến đón Trương Nguyên đi Hàng Châu, nói là sinh từ Chung thái giám trên núi Bảo Thạch đã xây xong, đặc biệt mời Trương Nguyên đi một chuyến. Trương Nguyên xin phép mẫu thân, ngày hôm sau mang theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng đáp thuyền quan của sở dệt đi Hàng Châu.
Cách thức dùng câu văn được chia nhỏ, văn chương điển cố rườm rà chính là xu hướng mới của văn bát cổ. Chính vì vậy Trương Nguyên đề xuất: “ Văn chủ Âu Tằng, pháp tông Thành Hoằng “ (có nghĩa là viết văn thì theo phong cách của Âu, Tằng là chủ đạo, bút pháp thì theo Thành, Hoằng là chủ đạo). Âu, Tằng chính là Âu Dương Tu và Tằng Củng. Thành, Hoằng là chỉ văn phong bát cổ giữa những năm Thành Hóa và Hoằng Trị. Đây chính là chủ trương văn học của Trương Nguyên, hắn muốn bài văn viết lên thật dễ hiểu, không cần làm ra vẻ khó hiểu huyền bí. Ngoài đọc các kinh ra còn phải đọc thêm nhiều cổ văn, chủ trương này của Trương Nguyên là rất thiết thực khả thi. Hắn không nêu ra hai bậc sư pháp còn nổi danh hơn là Hàn Dũ và Tô Thức.
Hàn Dũ lời văn rất phóng khoáng không thích hợp với văn bát cổ gò bó, trong khi đó Tô Thức thuộc loại tài năng bẩm sinh, hạ bút thành tuyệt văn, văn của Tô Thức không dễ học, cứ chạy theo e rằng dễ vẽ hổ không ra mà lại thành phân chó. Để so sánh thì sư pháp của Âu Dương Tu và Tằng Củng dễ hơn, như vậy mục đích học cổ văn cũng rất rõ ràng, chính là vì khoa cử. Để tập hợp được các chư sinh thì ngoài khoa cử ra không còn con đường nào khác. Chủ trương văn học phải có lợi cho việc ứng phó với thi cử mới có thể tập hợp được các thí sinh. Trương Nguyên dùng chính thành công trong thi cử của mình để kêu gọi chư sinh, đây mới chính là phương pháp có sức thuyết phục nhất.
Trương Đại và đám thiếu niên như Kỳ Bưu Giai là thế hệ hăng hái dũng cảm tỏ ra rất tán thưởng khi Trương Nguyên dám chỉ trích bậc thầy văn học trong nước là Vương Thế Trinh cũng tán đồng với chủ trương văn học của Trương Nguyên. Trương Nguyên lại đề nghị thành lập văn xã định kỳ bàn luận văn bát cổ ở Sơn Âm, đám Trương Ngạc cũng rất hào hứng với “ Văn chủ Âu Tằng, pháp tông Thành Hoằng “ , đây sẽ là chủ trương văn học của văn xã Sơn Âm.
Phạm Văn Nhược, Kim Lang Chi ở lại Sơn Âm 6 ngày, sau tết Trung nguyên rằm tháng bảy mới cùng
Kim Bá Tông và Dương Thạch Hương từ biệt Trương Nguyên và huynh đệ Trương Đại để hồi hương. Trương Nguyên chọn ra một trăm hai mươi cuốn bát cổ từ trong số 300 cuốn mà hắn đã làm trong 1 năm qua đưa cho Phạm Văn Nhược xuất bản, đồng thời đích thân hắn viết lời tựa, luận về đạo viết văn, trình bày chủ trương văn học của mình. Đây cũng là cách hắn tuyên truyền chính mình, các cuốn sách này phát hành càng nhiều, người mua càng nhiều thì tên tuổi hắn càng vang xa, đương nhiên hiệu sách phòng xã núi Phất Thủy của Phạm Văn Nhược cũng kiếm được nhiều tiền.
Hiện tại, Trương Nguyên phải chuyên tâm chuẩn bị cho kỳ thi đạo vào khoảng giữa tháng tư và tháng năm sang năm. Để giành được Tiểu Tam Nguyên, tuy cùng là tú tài nhưng tên tuổi của Tiểu Tam Nguyên khác biệt hơn nhiều. Để sách của Dương Thạch Hương và Phạm Văn Nhược dễ bán hơn, hắn nhất định phải nỗ lực, nghiên cứu kỹ “ Xuân Thu “ , làm tốt đề kinh nghĩa.
Vì hắn từ chỗ tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương biết được rằng, bổn kinh của Vương Đề Học cũng là “ Xuân Thu “ , là một học giả “ Xuân Thu “ nổi danh. Điều này chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ, rìu này phải múa cho tốt, múa cho hay, phải lọt được vào mắt xanh của Vương Đề Học mới được. Đáng tiếc là Lưu Tông Chu tiên sinh đã đi kinh thành, nếu không có thể thỉnh giáo Lưu tiên sinh về “ Xuân thu “ . Lưu tiên sinh là một nhà nho lớn, ông nghiên cứu uyên thâm không chỉ nhất kinh mà cả ngũ kinh cũng vô cùng tinh thông.
Khô hạn ở Sơn Âm trong một đêm đã kết thúc. Ngày thứ ba sau khi đám Phạm Văn Nhược rời khỏi Sơn Âm, cũng chính là ngày mười chín tháng bảy, vào lúc sáng sớm khi Trương Nguyên còn chưa thức dậy, chợt nghe Mục Chân Chân sung sướng hét lên ở bên sân vườn:
- Thiếu gia, phu nhân, Đại tiểu thư, mưa rơi rồi, mưa rơi rồi!
Thỏ Đình cũng kêu to:
- Trời mưa, trời mưa rồi!
Trương Nguyên xoay người bước xuống giường, mang giày vào rồi bước ra hành lang, thấy hai người Mục Chân Chân và Thỏ Đình đang nhảy nhót vui mừng ở sân, hắn nheo mắt nhìn quả nhiên là có mưa bụi rơi thật.
Mấy người Trương mẫu Lã thị, Trương Nhược Hi, vú Chu, Y Đình cũng ra hành lang nhìn, vẻ mặt ai nấy đều vui như mở hội. Trương mẫu Lã thị chắp tay nói:
- Quan Thế Âm Bồ Tát phù hộ, Hải Long Vương phù hộ, cho mưa lớn mới tốt.
Trương Nguyên lúc đầu cũng lo lắng vì trận mưa này quá nhỏ, mưa không lâu, không giải quyết được tình hình hạn hán lúc ấy. Ai ngờ được rằng cơn mưa lúc đầu nhỏ nhẹ như màng tơ, về sau rớt xuống thành giọt, cuối cùng là mưa kéo dài không dứt, mưa càng ngày càng lớn. Sau giờ ngọ, Đại Thạch Đầu chạy đến báo cáo rằng sông Đầu Lao khô hai tháng nay đã có nước.
Trương mẫu Lã thị ở Trương gia ba mươi năm nay đây là lần đầu tiên thấy sông Đầu Lao khô cạn, nên khi nghe nói sông lại có nước trong lòng không khỏi vui mừng, sai Trương Nguyên, Trương Nhược Hi, vú Chu và các người hầu dắt theo Lý Thuần, Lý Khiết cùng nhau ra vườn sau xem nước sông. Tiểu lầu ở vườn sau đã hoàn thành, sơn dầu cũng đã quét qua một lớp, hiện tại chỉ còn lại bậc thang phía trước nhà là chưa được hoàn chỉnh và một vài vật dụng lộn xộn chưa rửa sạch, vài ngày nữa có thể chuyển đồ đạc vào ở được rồi.
Đại Thạch Đầu nói sông Đầu Lao có nước, kỳ thực chỉ có dòng nước nhỏ nông choèn rộng vài thước, do mưa liên tục nên nước sông đã dâng lên cao giống như con rồng ẩn náu trong nền đất bao ngày nay giờ bắt đầu lắc đầu vẫy đuôi cuộn lên. Hai huynh đệ Lý Thuần, Lý Khiết từ khi đến thăm nhà bà ngoại bốn tháng mà chưa thấy trời mưa, mấy ngày nay nghe bà ngoại và mẫu thân nói mãi về hạn hán a, mong trời mưa a, nghe nhiều quá nên hai anh em cũng mong mưa theo. Chính vì vậy, khi trời bắt đầu mưa hai đứa la hét lên một cách khoái trá, tiếng hét chói tai, chúng muốn ra dầm mưa. Hai tỳ nữ một tay cầm dù che, một tay lôi kéo bọn chúng nhưng không được.
Trương Nguyên thấy mấy người tam huynh Trương Ngạc, Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi cũng đến cầu vòm đá xem mưa.
Khi xem nước sông Đầu Lao, một vài người đều che dù, Trương Ngạc đột nhiên ném chiếc dù lên không trung, chiếc dù từ trên cầu chầm chậm rơi xuống giữa dòng sông. Trương Ngạc nhìn vô cùng thích thú liền túm lấy dù của mấy người Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi ném xuống sông, cười hô hố không ngừng.
Mưa rất to, Trương Ngạc nhanh chóng ướt sũng từ đầu tới chân, y đi qua cầu đá tiến đến chỗ bọn Trương Nguyên. Thỏ Đình, Mục Chân Chân che chung một chiếc ô giấy dầu, Thỏ Đình lo lắng nói:
- Tam công tử muốn cướp ô của chúng ta kìa.
Trương Ngạc đi tới thi lễ với Trương mẫu Lã thị và Trương Nhược Hi, mặt ướt đẫm nước mưa, y cười hì hì, cảm thấy rất thú vị.
Trương mẫu Lã thị cười nói:
- Yến Khách không nên đi mưa như vậy, cẩn thận bị nhiễm lạnh rồi sinh bệnh đấy.
Trương Ngạc nói:
- Hơn nửa năm không được thấy mưa rồi, hôm nay rất vui, dãi gió dầm mưa một phen, vui vẻ chút không sao ạ.
Lý Thuần, Lý Khiết có tấm gương trước mắt càng nhốn nháo đòi ra dầm mưa.
Trương Nguyên thấy trận mưa này thật lớn, sợ sau khô hạn lại có lũ lụt nên dặn Thạch Song sáng sớm ngày mai phải tới điền trang ở hồ Giám, dặn dò mấy điền nông Tạ Kỳ Phó không nên đợi trời quang nữa, mau thu hoạch lúa chiêm, đáng lẽ để cuối tháng mới gặt là tốt nhất nhưng gặt sớm mấy ngày cũng không sao, tránh mưa liên tiếp sẽ làm cho các hạt lúa chín bị rụng hết.
Vào thu hễ cứ mưa là kéo dài không dứt, mưa một ngày lại tạnh nửa ngày, cách quãng lúc to lúc nhỏ.
Mãi đến rằm tháng tám trời cũng chưa thực sự quang được ngày nào. Dân chúng Thiệu Hưng lúc đầu vui mừng vì thấy mưa lớn có thể giải quyết được tình hình hạn hán bấy lâu nay, nhưng hiện giờ niềm vui không còn nữa mà thay vào đó họ oán trách ông trời bất nhân không để ý đến sự sống chết của người dân. Hạn hán nối tiếp lũ lụt, đúng là muốn tuyệt đường sống của con người.
Lúc khô hạn, những thửa ruộng tiện dẫn nước tưới tiêu thì còn thu hoạch được chút ít, như điền trang bên hồ Giám của gia đình Trương Nguyên, vụ chiêm tuy sản lượng giảm 1/3 so với năm trước nhưng không đến mức thất thu hoàn toàn. Nhưng một tháng ngay sau đó, tá điền Tạ Kỳ Phó gieo mạ xuống bao nhiêu đều hỏng hết, ra sức bơm nước ra cũng không thể cứu vãn được. Buổi sáng vừa tát nước để mạ lộ ra khỏi mặt nước thì một trận mưa lúc chiều tối lại đưa về như cũ. Những tá điền nhà Trương Nguyên vụ chiêm có thu hoạch được một chút, vì được nhà chủ giảm một nửa tiền thuê ruộng nên có thể tạm chống chọi được. Những nông dân không thu được một hạt lúa nào từ vụ chiêm thì thật là thảm, trong nhà không có lương thực dự trữ nên nếu một mùa thất thu thì coi như không có gì mà ăn. Nếu điền chủ còn hối thúc đòi tiền thuế ruộng thì lại càng cùng đường.
Đương nhiên tuyệt đại đa số các điền chủ không đến mức như vậy, quan huyện cũng nhiều lần ra chỉ thị các điền chủ phải cứu tế chính các tá điền của mình, không nên để dân chúng cơ hàn ly tán. Tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến gần đây cũng đau đầu nát óc, tám huyện trong hạt thì có 6 huyện báo lên xin cứu trợ thiên tai, lão cũng đã báo cáo tình hình với quan phủ Chiết Giang, căn cứ vào kinh nghiệm, trông chờ triều đình phát tiền và lương thực cứu trợ là rất khó, giờ đây chỉ xin triều đình miễn cho chút thuế má, còn lại phải tự cứu lấy mình. Phương pháp tự cứu này chính là vay mượn quyên góp lương thực, đối tượng để vay là những phú hộ. Nhưng từ thời Gia Tĩnh đến nay, những người dân giàu có cùng quan phủ tham gia cứu đói thường nảy sinh nhiều tiêu cực, thứ nhất là vì quan phủ cưỡng ép phân chia thậm chí còn chiếm làm của riêng số lương thực được quyên góp.
Hai là tinh thưởng của triều đình bị giảm giá trị, chức tán quan có được bằng cách nạp lương thực bị chê cười, học trò nạp kê để được vào học Quốc Tử Giám bị coi thường, vào được Quốc Tử Giám rồi cũng bị đuổi về nhà, bởi vậy những người giàu cũng không muốn vì chính phủ mà tham gia cứu đói. Từ Thời Tiến nghe nói Trương Nguyên hiến kế với Hầu Chi Hàn rằng điền chủ tự cứu các tá điền của mình được thực hiện ở Sơn Âm thấy có phần hiệu quả.
Sau rằm trung thu một ngày, Từ Tri phủ liền truyền Tri huyện Hầu Chi Hàn và Trương Nguyên tới phủ nha để cùng thảo luận về vấn đề cứu tế. Trương Nguyên đề nghị ngoài phương án điền chủ cứu tế tá điền của mình ra, còn đưa ra kế phường nào giúp phường đó, thôn nào giúp thôn đó. Vì phường nào cũng có người giàu, thôn nào cũng có người giàu, những người giàu cứu tế những người nghèo cùng phường cùng thôn với mình. Loại hình cứu tế này rút nhỏ phạm vi lại, người giàu được biết ơn cũng vui, mà lại có danh hành thiện.
Đương nhiên những hình thức cứu tế này không phải là không có ràng buộc, vẫn lấy danh nghĩa là cho vay, vay bao nhiêu trả bấy nhiêu, người nghèo sau khi qua được nạn thiên tai thì phải hoàn trả lại. Nếu không người giàu họ không nhân nghĩa đến như vậy, tiền và lương thực của họ cũng phải cực khổ mấy đời mới tích cóp được, nên không có lý nào bắt buộc họ phải thay quan phủ cứu giúp vô điều kiện. Kể cả kho lương Dương Hòa cũng vậy, không phải là cứu tế vô điều kiện, chỉ là cứu tế khi khẩn cấp, một mẫu ruộng được cấp một đấu gạo, nhà có mười mẫu được cấp một thạch gạo, như vậy có thể chống chọi được hai tháng khó khăn nhất.
Trương Nguyên còn đề nghị Từ Tri phủ kết hợp hai huyện Thiệu Hưng và Hội Kê, lấy danh nghĩa là công chẩn. Cái gọi là công chẩn ở đây chính là chiêu mộ dân đói làm công, ví dụ như xây đập, sửa kênh rồi phát lương thực hàng ngày cho họ. Như vậy vừa giúp dân gặp thiên tai qua được nạn đói mà quan phủ cũng không mất tiền để thuê, thật là nhất cử lưỡng tiện.
Ra khỏi phủ nha Thiệu Hưng mưa lại bắt đầu rơi, mưa gió mùa thu khá lạnh.
Mục Chân Chân đang đứng ngoài nha môn chờ Trương Nguyên, tay cầm một cái ô bằng giấy dầu, nách còn kẹp thêm một chiếc ô nữa, nhìn thấy thiếu gia đi ra, nàng bất giác dướn thẳng người lên, eo nhỏ ngực nở nhìn rất dễ động lòng người.
Trương Nguyên nhận ô Mục Chân Chân đưa cho, hai người ven theo sông Phủ sánh đôi chậm rãi mà đi. Một tháng trước sông Phủ gần như khô cạn, giờ đây nước chảy cuồn cuộn, nghe Mục Chân Chân đi sát bên nói:
- Mưa mãi không ngớt, trước buồn vì không có mưa, giờ thì buồn vì mưa nhiều.
Trương Nguyên nói:
- Trời chắc sắp tạnh rồi, không thể cứ mưa mãi được, nước đâu ra mà mưa lắm thế!
Mục Chân Chân cười khúc khích kêu lên một tiếng:
- Thiếu gia.
Trương Nguyên nghiêng đầu nhìn Mục Chân Chân, sắc mặt của thiếu nữ đọa dân trắng nõn nà như trái dưa thơm vậy, hai bên tóc mai và và tóc tơ ở phần gáy mềm mại như nhung rất đáng yêu, hắn hỏi:
- Chân Chân đã đọc xong “ Tả truyện “ chưa, mấy ngày nay ta không rảnh để dạy ngươi?
Mục Chân Chân nói:
- Dạ, nô tỳ đọc xong rồi, có Đại tiểu thư chỉ dạy rồi, chữ nào không biết thì hỏi đại tiểu thư.
Trương Nguyên gật đầu nói:
- Đọc xong “ Tả truyện “ thì chữ cũng nhận biết được tương đối rồi, ta thử kiểm tra xem ngươi nhớ được bao nhiêu.
Mục Chân Chân bắt đầu thấy hồi hộp, hết sức tập trung.
Trương Nguyên nói:
- Ngươi thử nói về câu chuyện giả đồ diệt Quắc, môi hở răng lạnh, đây cũng là một trong ba mươi sáu kế.
Mục Chân Chân nói rất chậm rãi, kể đại khái câu chuyện Tấn quốc đến Ngu quốc mượn đường tiêu diệt Quắc quốc, rồi sau lại diệt Ngu quốc, Trương Nguyên khen, nàng vui mừng hỏi:
- Thiếu gia, sau này tỳ nữ còn có thể đọc sách gì?
Trương Nguyên nói:
- Đọc “ Sử ký “ đi, ở chỗ tộc thúc tổ có đấy, nhưng tự mua lấy một bộ thì hay hơn, trong nhà cũng nên có vài cuốn lưu trữ.
Số tiền nhuận bút mà Dương Thạch Hương và Phạm Văn Nhược đưa tới có hơn ba trăm lượng, cho nên năm nay tuy thu nhập từ điền tô giảm nhiều nhưng tiền chi tiêu trong nhà vẫn khá thoải mái.
Hai chủ tớ rẽ vào phố Thập Tự phủ Học Cung để mua một bộ “ Sử ký “ gồm một trăm ba mươi cuốn do Nam Kinh Quốc Tử Giám xuất bản. Bộ này là ba lượng tám tiền, có tặng kèm một cái kẹp sách bằng trúc. Mục Chân Chân cầm kẹp sách, gần bốn lượng bạc cơ à, tim nàng đập thình thịch. Trương Nguyên mở ô cho Mục Chân Chân, hai người trở lại dinh thự Đông Trương, Đại Thạch Đầu bẩm báo:
- Thiếu gia, có khách đến, đang ngồi ở sảnh, không có danh thiếp.
Trương Nguyên đưa ô cho Đại Thạch Đầu, đến gần cửa chính thì thấy một thanh niên mặc áo nho màu xanh đang đứng ở mái hiên của đại sảnh, thi lễ nói:
- Hoa Đình Dực Thiện, mạo muội đến thăm.
Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Hóa ra là Dực huynh, lần trước gặp ở miếu Thủy Tiên Thanh Phổ, tại hạ cùng Dực huynh mới gặp mà như thân thiết từ lâu, hôm nay gặp lại thật sự rất vui mừng.
Dực Thiện vẫn như lần trước gặp mặt, cô độc, cũng không nói đến đây có chuyện gì. Trương Nguyên tất nhiên cũng không hỏi. Dực Thiện ở trên lầu nhỏ vườn sau nhà Trương Nguyên, cùng hắn đàm luận về văn chương, học thức của gã khiến Trương Nguyên kính nể. Đại huynh Trương Đại của hắn được cho là đọc nhiều sách vở nhưng so với Dực Thiện cũng không thể nào sánh bằng. Tuy nhiên, Đại huynh Trương Đại năm nay mời mười bảy tuổi còn Dực Thiện đã hai mươi bốn, hai lăm tuổi rồi.
Mặc dù không biết lai lịch của Dực Thiện, ngay cả tên Dực Thiện cũng là tên giả, nhưng điều đó không gây trở ngại cho tình bạn giữa Trương Nguyên và Dực Thiện, đây là bạn văn thuần túy, dùng văn học để giao tiếp, không để ý đến mặt khác. Dực Thiện thư pháp tinh diệu, sở trường là các loại thư thể nên gã làm văn bát cổ rất tốt, hắn nói với Trương Nguyên:
- Làm văn bát cổ có chín chữ quyết, lần lượt là “ Khách, chuyển, phản, hàn, thay, lật, thoát, bắt, rời “ . Cái gọi là ‘khách’ chính là khách trong khách, chủ trong khách, khách trong chủ, chủ trong chủ, chủ là gì? Chính là phá đề lập ý của bài văn. Khách là gì? Chính là bài văn được chỉnh sửa, thêm thắt, phát triển, nhưng trong chủ có khách, trong khách có chủ, lập luận chính diện là chủ, ngược lại thêm thắt vào là khách. Hai cái như gần như xa, giữ khoảng cách nhất định, lấy khách để hình dung chủ thì mới là bài văn tuyệt phẩm.
Trương Nguyên cảm thấy vô cùng hứng thú, thỉnh giáo tỉ mỉ, Dực Thiên cũng không giấu diếm gì, nói hết về ‘Cửu tự quyết’ để làm văn bát cổ. ‘Cửu tự quyết’ lại chính là biến đổi từ lý luận Thiện Tông. Dực Thiện còn nêu ví dụ minh họa, lúc đầu lấy “ Biểu trung quan bi “ của Tô Thức để phân tích đảo ngược ‘Cửu tự quyết’, nói rằng bài văn này của Tô Thức có dùng phương pháp chủ và khách. Trương Nguyên nghiêm túc trải nghiệm, cảm thấy Dực Thiện phân tích rất có lý, xưa nay rất nhiều nhà cổ văn nổi tiếng đều có dùng “ Cổ tự quyết “ . Như Tô Thức, mặc dù không biết “ Cửu tự quyết “ nhưng khi làm văn làm thơ đều có chỗ dùng tới, bởi vậy nói Dực Thiện có thể tổng kết được quả thật là kì tài. Trương Nguyên cũng đem những kỹ xảo viết văn học được từ Vương Tư Nhâm và lĩnh ngộ của mình, cùng Dực Thiện phân tích thảo luận, quả nhiên thấy những kỹ xảo này cũng trùng hợp với “Cửu tự quyết”, Dực Thiện nói:
- Không phải ai hiểu được “Cửu tự quyết” thì chắc chắn trở thành nhà văn lớn, trong đó điều tinh diệu là ở sự lĩnh ngộ của bản thân. Văn chương không phải là nghề thủ công, cho dù là những người thợ cùng học một thày, nhưng tay nghề cao thấp khác nhau, Giới Tử huynh chế nghệ hơn hẳn ta điều này thật sự không thể học được.
Trương Nguyên, Dực Thiện từng viết văn cùng đề, Dực Thiện viết bát cổ văn theo đúng quy củ, phương pháp chủ khách cũng có, nếu không so với của Trương Nguyên thì cũng được xem là văn hay, nhưng thiếu tính linh hoạt ở Trương Nguyên, hơi có chút gò bó. Trương Nguyên nói:
- Dực huynh khiêm tốn rồi, Dực huynh hiếu học suy nghĩ sâu xa, một người bình thường khó đạt đến, cùng đàm đạo một buổi với Dực huynh, tại hạ đã lĩnh hội được rất nhiều điều.
Dực Thiện ở lầu nhỏ vườn sau nhà Trương Nguyên ba ngày, sáng ngày mười chín tháng tám mới cáo từ Trương Nguyên, một thân một mình mang hành lý che dù lên đường. Trương Nguyên tiễn gã đến cầu Bát Sĩ, Dực Thiện muốn đi Hàng Châu, lúc sắp bước chân lên thuyền Dực Thiện hỏi:
- Giới Tử huynh cho ta là người như thế nào?
Trương Nguyên nói:
- Tài trí xuất chúng, suy nghĩ chín chắn, là bạn bè của ta.
Dực Thiện lại hỏi:
- Huynh có từng phỏng đoán về thân phận của ta không?
Trương nguyên nói:
- Dực huynh thần bí khó đoán, nhưng tại hạ kết bạn chỉ luận nhân tài.
Dực Thiện mỉm cười:
- Có thể kết bạn với Giới Tử huynh là vinh hạnh của tại hạ, sau này còn gặp lại.
Nói rồi gã thu dù lại, cúi đầu vái chào rồi xoay người bước lên thuyền, mới đi vài bước mà áo xanh đã thấm ướt.
Trương Nguyên đứng bên cầu cất giọng nói:
- Dực huynh, về sau nếu cần tại hạ giúp gì cứ nói thẳng, tại hạ nhất định sẽ làm hết sức mình.
Dực Thiện ở mui thuyền xoay người nhìn Trương Nguyên nói:
- Đa tạ.
Trương Nguyên nhìn con thuyền ô bồng của Dực Thiện đi ra xa dần trong màn mưa thu dày đặc, thầm nghĩ:
- Dực Thiện vô cùng tài hoa nhưng hai đầu lông mày có khí uất ức, đây là điển hình người có tài nhưng không gặp thời, gã làm văn bát cổ rất tốt, rốt cuộc vì duyên cớ gì khiến gã không thể tham gia khoa cử? Hoa Đình Dực Thiện, Hoa Đình Dực Thiện, thật là kỳ quái.
Gần cuối tháng tám, sau hơn một tháng mưa dầm rốt cuộc trời cũng hửng nắng, nhưng lúc này mới trồng lúa thì không kịp, chỉ chờ thời tiết ổn định, đất đai khô ráo sẽ gieo lúa mì. Công việc cứu đói, giúp nạn thiên tai ở Phủ Thiệu Hưng cũng đang tiến hành, thiên tai lần này tạm thời chưa đến mức gây nạn chết đói.
Ngày mùng 1 tháng chín, Chung thái giám ở sở dệt Hàng Châu phái người đến đón Trương Nguyên đi Hàng Châu, nói là sinh từ Chung thái giám trên núi Bảo Thạch đã xây xong, đặc biệt mời Trương Nguyên đi một chuyến. Trương Nguyên xin phép mẫu thân, ngày hôm sau mang theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng đáp thuyền quan của sở dệt đi Hàng Châu.
/345
|