Tháng sáu đầy nắng, thời gian này bố tôi đã bắt đầu ra ngoài chủ động tìm việc làm, lúc đó ông đã nói với chúng tôi rằng: “Sau này chuyện chi tiêu trong gia đình để bố lo, con tập trung học đi, đừng đi làm nữa!” Lúc đó, mặc dù tôi đã nói: “Đi làm là thói quen của con rồi, không phải chỉ vì tiền, mà ngồi không con không chịu được!” Thế nhưng, trong lòng tôi vẫn không khỏi thầm phấn khởi. Hiện tại ông cũng đã kiếm được một công việc ổn định, bên cạnh đó, ông còn làm “thầy lang” kiêm “bác sĩ thể dục” giúp mẹ của Long chữa bệnh nữa. Bố tôi cũng đã từng ở trong giai đoạn cuối của căn bệnh tiểu đường, thậm chí còn nặng hơn tình trạng của mẹ Long bây giờ rất nhiều. Ông kể, lúc đó máu trong cơ thể đều bị đặc sánh lại, di chuyển cũng là một chuyện khó khăn, tưởng chừng không thể qua nổi nữa rồi, bởi vậy mới tuyệt giao không liên lạc với gia đình nữa, nhưng cuối cùng, nhờ vừa kết hợp thuốc tây lại vừa kết hợp với những bài thuốc dân gian, kèm thêm tinh thần tập thể dục cực kỳ tích cực, ông đã đánh lùi được bệnh tật. Thế nên bố tôi luôn vỗ ngực tự hào nói: “Tập thể dục chính là phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất! Vừa phòng bệnh lại vừa chữa bệnh. Bố khỏi bệnh chính là nhờ tập thể dục.” Nhưng cái chính là phải tập sao cho đúng cách, ông nói mẹ của Long suy nghĩ ủ dột quá, cả ngày chẳng chịu vận động gì cả, bệnh tật ngày càng nặng là phải rồi. Gia đình bên nội nhà tôi từng có truyền thống chữa bệnh đông y và đều là những người học võ từ nhỏ, bản thân tôi cũng không phải một ngoại lệ, nhưng càng lớn, truyền thống này càng bị bài mòn.
Việc bố tôi chữa trị cho mẹ Long là một bí mật đối với bà, chuyện này tôi đã bàn với Long trước khi chúng tôi kết thúc mối quan hệ “anh em”. Bởi vậy mà ngoài mẹ của Long ra, ai cũng biết “bí mật” này.
Từ ngày bố không còn thường xuyên túc trực ở nhà, chị em tôi đâm ra lại phải thay nhau quán xuyến chuyện nhà cửa, thời gian đi làm của tôi cũng phải hạn chế hơn vì buổi trưa và buổi tối đều phải về sớm để nấu cơm cho Quân ăn, ăn cơm xong thì thằng Quân sẽ phải lo rửa bát, một tuần có bảy ngày thì tôi dọn nhà bốn ngày, nó dọn ba, cứ phân chia nhau thế mà làm. Ban đầu tôi còn bì tị: “Tại sao lúc nào con cũng phải làm hơn nó? Con còn phải đi làm cơ mà?” thế nhưng dần dà rồi cũng quen, cứ tự an ủi: “Mình là cô Mị, quanh năm rúc đầu trong xó bếp như con rùa già.” thế là an phận.
…..
Vào một ngày nọ, cô Mị bỗng dưng thấy buồn, bởi vì cô ta nhớ tiểu đệ của mình, thế là cô ta đành mò lên tầng tum, hí hoáy tìm cách trèo lên trên sân thượng- nơi yên bình duy nhất thuộc về cô ta. Thế nhưng, khi chân Mị vừa mới một bước dẫm lên đốt thứ nhất của chiếc cầu thang gỗ dặt dẽo, nó bỗng kêu “cót két” một tiếng, cô liều mình, bước lên đốt thứ hai, chiếc cầu thang đã mục rữa do kiên cường hứng chịu mấy trận mưa ào ạt từ đợt bão đầu hè có vẻ như đã không còn sức khỏe để chịu đựng đôi chân to như cột đình của Mị, cuối cùng đành lung lay hết mực đuổi cô xuống. Mị sợ quá! Liền luống cuống nhảy xuống ngay lập tức, may mà thang vẫn còn nể “tình nghĩa” bấy lâu nên chưa đổ sập vào người cô.
Chiếc thang già nua cuối cùng cũng không còn đủ độ cứng cáp để chiến đấu với thời gian và giông bão, Mị đành bất lực, đứng ngẩng mặt lên nhìn mép sân thượng bé nhỏ của mình đang lấp ló ở trên cao, nuốt nước bọt ừng ực. Đúng lúc đó bố của Mị lại xuất hiện, hình như ông vừa mới thắp hương xong, thấy cô con gái cứ đứng thần người ra cạo cạo chiếc thang đã cũ kĩ, ông liền hỏi: “Làm sao con khóc?”, Mị thút thít trả lời: “Thang của con bị ‘người ta’ làm mục mất rồi!” Thấy vậy, bố liền xoa đầu cô rồi cười hiền từ, nói bằng giọng lạc quan, “Đợi đấy! Ta sẽ sửa cho con!” Vậy là chỉ gần một tiếng sau, dưới bàn tay tài hoa đầy màu nhiệm của bố, chiếc thang cũ kĩ của Mị đã được dựng lên như cũ, cô hồi hộp bước lên từng bước, lo lắng bất an nhưng những tiếng “cót két” dường như đã sợ hãi mà bỏ cô đi rất xa rồi. Mị sung sướng quá, liền vừa hì hục trèo, vừa không quên ngoái xuống cám ơn “người cha già đáng kính”. Lúc đã ngồi yên vị trên sân thượng nhỏ bé đầy sỏi đá, những chỗ trũng vẫn còn ngập nước khiến cô không thể nằm soải ra, nhưng Mị vẫn không ngừng cười tủm tỉm, nghĩ về lúc bố cặm cụi đóng lại chiếc cầu thang cho cô, cô bỗng nhiên liên tưởng đến một “anh chàng thợ mộc tài hoa” nào đó…
Quá khứ khẽ lướt qua như một cơn gió chỉ ve vuốt trên ngọn cây, thoáng chốc đã tan biến tận phương trời nao… Cô lặng người nhìn mây trời, chợt nghiệm ra một điều như chân lý, “Ông trời ban cho phụ nữ một trái tim toàn vẹn, nhưng lại quên mất không cho họ một đôi tay và bờ vai vững chắc. Chính vì vậy mà người đàn ông mới sinh ra để cho họ gửi gắm và dựa dẫm cả đời.” Cô nghĩ thế, và bỗng dưng lại nhớ tới mẹ, chân lý trên dường như cũng bắt đầu sứt mẻ một tí, vì chân lý này chả phù hợp với mẹ cô chút nào cả! Bà là một người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, bà có cả một bờ vai lẫn đôi tay vững chắc, bởi vậy nên bà mới có thể thay chồng vừa làm bố, vừa làm mẹ cho hai đứa con thơ trong suốt mười tám năm ròng rã. Lâu dần, cô lại thấy mẹ giống người bố, còn bố thích hợp làm người mẹ hơn, bởi bố cô tính hiền hòa, dĩ hòa vi quý chứ không nóng nảy như mẹ. Mẹ cô lúc tức lên thì rất đáng sợ, tiếng bà gầm lên khiến bố cũng phải khóc thét, bởi vậy mà bố hay gọi mẹ là “sư tử Hà Đông”, điều này Mị hoàn toàn đồng ý, không buồn phủ nhận. Nhưng nay “sư tử Hà Đông” cũng đã về với khu rừng Hòa Bình quy ẩn rồi, chỉ còn lại bố hiền lành ở lại chăm sóc hai đứa con đã lớn tướng, ông chắc chắn không vất vả bằng mẹ, nhưng sự trở về của ông… cơ hồ cũng có thể coi như là một chuyến du lịch nghỉ ngơi dài hạn đối với mẹ.
Vào một buổi tối giữa tháng sáu, tôi hẹn chị Trâm ra trà chanh Chợ Gạo ngồi đạm đạo, dạo này khi không còn điên cuồng lao vào trò chơi tình ái, tôi lại bắt đầu quay trở về quỹ đạo sống cũ, dành thời gian cho bạn bè, gia đình và công việc nhiều hơn. Trong số những người bạn thân của tôi hiện tại thì chị Trâm là người có cùng sự tương đồng với tôi nhiều nhất, về hoàn cảnh gia đình cũng như những va chạm trong cuộc sống. Thỉnh thoảng khi có thời gian rảnh, tôi vẫn phải dành ra ít nhất một lần trong tuần để đi lượn lờ với chị, thế nên chuyện tình cảm của tôi, chị ấy cũng nắm bắt khá rõ. Đã hơn một tháng trôi qua, tôi không còn ủ rũ nữa, mà thật ra tôi cũng chưa bao giờ tỏ ra buồn rầu trước mặt mọi người, tôi sống với nụ cười, cho dù nó có hơi giả tạo.
Tối hôm ấy hai đứa ngồi nhâm nhi đĩa hướng dương được đặt ngay ngắn trên chiếc ghế nhựa màu xanh quen thuộc của quán trà chanh bên lề đường, vừa cười, vừa nói về chuyện tình yêu giời ơi đất hỡi. Thế rồi, bỗng dưng chị Trâm lại chìm vào suy tư, sau một hồi thì đột nhiên buột miệng hỏi tôi.
- Mai này! Chia tay Long em không buồn à?
- Bắt đầu từ bao giờ mà đòi chia tay?
- À…
Chị Trâm khẽ “À” một tiếng, tiếng “À” nghe thì cảm tưởng như có vẻ hiểu, nhưng thực chất lại chẳng hiểu cái gì hết. Bởi những tâm tư thầm kín tôi vẫn giấu sâu trong lòng, đâu có bao giờ phô bày ra cho người khác “chiêm ngưỡng”. Tôi khẽ nhấp một ngụm trà chanh, lòng lại miên man suy nghĩ về câu tiếp theo mà chị Trâm vừa nói.
- Tại chị thấy hồi trước em suốt ngày hớn hở kể về anh ý, xong bây giờ lại cứ như bốc hơi ấy. Chị nói thật, nếu buồn thì em cứ khóc đi cho nhẹ lòng, đừng cố nhịn như vậy.
Tôi chỉ khẽ xua tay, rồi lại nhoẻn miệng mỉm cười, một nụ cười yếu ớt, khiến người ta có cảm giác như đang gắng gượng nhưng thực chất lại không phải vậy. Có lẽ chị Trâm không hiểu, khi người ta đã trải qua quá nhiều tổn thương, thì mọi đớn đau hóa ra cũng chỉ là thói quen mà thôi, không đáng để khóc nữa.
……
Có người đã nói với tôi một câu như thế này: “Những người đã từng quen biết trong cuộc sống, dù muốn hay không, ắt sẽ có năng tương ngộ.” Điều đó chính xác đã xảy ra với tôi và Lâm đến hai lần, nếu như lần đầu tiên là cố tình, thì lần thứ hai chính là cái khả năng tự nhiên đó.
Tối hôm đi trà chanh với chị Trâm về, một mình tôi lại lang thang trên con phố vắng, lúc phóng qua hồ, tôi đã phi rất nhanh, nhanh hết sức có thể để tránh những ký ức từng tồn tại ở nơi đây vô tình ùa về hiện tại. Đúng lúc đó, có một anh thanh niên bất ngờ phóng tới theo chiều ngược lại, vẫn giữ vững bản lĩnh, tôi không thèm né tránh, vẫn phăm phăm tiến về phía trước. Lúc hai đầu xe gần chạm tưởng chừng sắp vang lên tiếng nổ đinh tai nhức óc thì chiếc xe SH lại kia lập tức bất ngờ quẹo trái, mặc dù suýt vãi cả ra quần nhưng khuôn mặt lạnh lùng của tôi vẫn không hề biến sắc. Tôi biết, bọn thanh niên vô văn hóa bây giờ rất hay lượn lờ lạng lách trêu gái trẻ, chuyện này đối với tôi cũng đã trở thành một thói quen, vậy nên thay vì né tránh hay tỏ ra bực bội, tôi chọn cách đối mặt và im lặng. Cũng không ít lần tôi thoát nạn được là nhờ thế. Nhưng lần này, tên thanh niên kia có vẻ là một tay lì lợm, mặc cho tôi đã lạnh tanh lao vút đi lẫn vào dòng người mờ ảo, hắn vẫn kiên quyết đuổi theo, cho đến khi bất ngờ ke được đầu xe của tôi khi tôi buộc phải rẽ vào một con ngõ nhỏ. Xung quanh tối om, cảm nhận được ánh đèn xe máy đang chĩa thẳng vào mặt mình, tôi khẽ nheo mắt nhìn, chau mày khó chịu. Rồi bước ra từ trong màn đêm ấy, một giọng nói vô cùng quen thuộc bất ngờ cất lên, như đánh tan cả sự sợ hãi mơ hồ đang ẩn hiện trên khuôn mặt sắp không giữ nổi bình tĩnh của tôi, Lâm vừa đi, vừa nhếch môi kinh ngạc nói.
- Anh biết mà! Anh đã biết là em rất lì mà! Đối đầu xe như thế mà không chịu nhường đường, nếu không phải là anh chắc em tan xác rồi!
Lâm nói điều này với vẻ vô cùng hào hứng, nhưng lại bị tôi lập tức hắt cho cả một gáo nước lạnh vào mặt. Tôi đáp trả anh bằng giọng thờ ơ.
- Không tránh em thì anh cũng tan xác!
- Em vẫn không thay đổi gì!
- Còn anh đã thay đổi nhiều…
Thoáng chút ngạc nhiên hiện lên trong đôi mắt anh, Lâm khẽ chau mày hỏi lại.
- Thay đổi gì?
- Trông anh già và xấu hơn! Ha ha ha!
Vậy là chúng tôi chính thức quen nhau trở lại từ đó.
Sau buổi đối đầu xe đầy kịch tính hôm ấy, Lâm mời tôi đi café, lúc này vẫn còn khá sớm nên tôi liền đồng ý. Dù sao thì Lâm đối với tôi cũng không phải người xa lạ, cũng không hiểu vì sao, đối với tôi, kể cả khi anh có không còn là người yêu đi chăng nữa thì Lâm vẫn đem lại cho tôi một cảm giác vô cùng gần gũi, thậm chí còn có thể dựa dẫm được. Nói hơi sến thì đối với tôi anh giống như một cánh rừng bao la rộng lớn, trong cánh rừng ấy có những thân cây vừa cao vừa rộng, lúc nào cũng dang tay sải bóng mát, chờ đợi tôi trở về ngả vào gốc cây, muốn thả mình nghỉ ngơi đến khi nào cũng được. Thế nên tôi đã ngồi giãi bày với anh ấy về mọi chuyện xảy ra trong suốt mấy tháng qua, mong chờ có một người có thể thực sự thấu hiểu. Lâm hiểu, vì giữa chúng tôi cũng đã từng có một lần cách xa.
Những ngày sau đó, anh thường xuyên rủ tôi đi chơi, đi café, đi xem phim, như một người bạn tán gẫu đơn thuần, mặc dù cũng có đôi lúc anh thể hiện sự quan tâm của mình hơi thái quá. Thật sự mà nói, tôi sợ cái sự thái quá ấy! Nhưng chỉ cần tôi hơi thay đổi thái độ một chút, Lâm sẽ dừng lại ngay, tôi thích anh bởi vì anh hiểu ý tôi như vậy.
Vào một ngày thứ bảy cuối tháng sáu, Lâm lại rủ tôi đi xem phim “Thế chiến Z”, cứ nghe đến đánh nhau bạo loạn là tôi thích mê rồi, chẳng chần chừ nhiều, tôi liền đồng ý ngay. Tối nay để đổi gió một chút, tôi ăn vận sexy hơi mọi hôm một xíu, khác với vẻ bụi bặm hoặc nhí nhảnh thường ngày. Lúc vừa nhìn thấy tôi xuất hiện từ đằng xa, y như rằng mắt Lâm sáng rực lên như hai quả đèn pha, khiến tôi phải bụm miệng cười đắc ý. Đoạn đường từ con dốc cạnh nhà sách ra đến ngoài đường lớn vô cùng ngắn, thế nhưng khi vô tình chạm phải ánh mắt của người con trai đang thong dong bước xuống trên những bậc cầu thang cao vút từ nhà sách Fahasa, tôi bỗng có cảm giác như đất trời đang ngưng lại, mọi thứ cứ như sụt thẳng dưới gót chân, giữ chặt lấy tôi, khiến tôi muốn bước cũng không thể bước nổi. Trong giây phút đó, anh cũng nhìn tôi như ngây dại, vẻ đờ đẫn hiện ra rõ rệt trong ánh mắt của cả hai, sau một hồi lâu im lặng, bỗng, Lâm hồ hởi lên tiếng.
- Mai! Đi mau thôi kẻo muộn!
Tôi như bừng tỉnh trước tiếng thúc giục của Lâm, giả vờ luống cuống lục lại túi đồ trong giây lát, xong đâu đấy mới liền vội vàng trèo lên xe Lâm. Kể từ lúc đó, ánh mắt tôi vẫn không hề dời khỏi người con trai đang cầm cuốn sách dày cộp trên tay kia, tôi không biết anh bắt đầu tập thói quen đọc sách từ khi nào, chỉ biết, khi đôi tay tôi đang đưa lên, cố tình chạm vào eo của Lâm và khẽ siết chặt nó lại, đôi mắt anh bỗng nhắm nghiền.
Chúng tôi không thể yêu nhau, cũng không còn đường quay lại với nhau được nữa. Chẳng phải chỉ còn hai tháng nữa là anh đã chính thức thành người đàn ông có vợ rồi đó sao? Bởi vậy lúc này đây, nếu có thể, xin anh… hãy hận tôi… càng nhiều càng tốt.
Trong giây lát, chúng tôi nhanh chóng dời điểm nhìn khỏi nhau, rồi thờ ơ lướt qua nhau, không chào hỏi, không va chạm, hệt như hai người xa lạ, hoàn toàn chưa từng xuất hiện trong cuộc đời của nhau. Cảm giác lúc đó, chỉ có thể diễn tả bằng hai từ: “Vỡ nát!”
Việc bố tôi chữa trị cho mẹ Long là một bí mật đối với bà, chuyện này tôi đã bàn với Long trước khi chúng tôi kết thúc mối quan hệ “anh em”. Bởi vậy mà ngoài mẹ của Long ra, ai cũng biết “bí mật” này.
Từ ngày bố không còn thường xuyên túc trực ở nhà, chị em tôi đâm ra lại phải thay nhau quán xuyến chuyện nhà cửa, thời gian đi làm của tôi cũng phải hạn chế hơn vì buổi trưa và buổi tối đều phải về sớm để nấu cơm cho Quân ăn, ăn cơm xong thì thằng Quân sẽ phải lo rửa bát, một tuần có bảy ngày thì tôi dọn nhà bốn ngày, nó dọn ba, cứ phân chia nhau thế mà làm. Ban đầu tôi còn bì tị: “Tại sao lúc nào con cũng phải làm hơn nó? Con còn phải đi làm cơ mà?” thế nhưng dần dà rồi cũng quen, cứ tự an ủi: “Mình là cô Mị, quanh năm rúc đầu trong xó bếp như con rùa già.” thế là an phận.
…..
Vào một ngày nọ, cô Mị bỗng dưng thấy buồn, bởi vì cô ta nhớ tiểu đệ của mình, thế là cô ta đành mò lên tầng tum, hí hoáy tìm cách trèo lên trên sân thượng- nơi yên bình duy nhất thuộc về cô ta. Thế nhưng, khi chân Mị vừa mới một bước dẫm lên đốt thứ nhất của chiếc cầu thang gỗ dặt dẽo, nó bỗng kêu “cót két” một tiếng, cô liều mình, bước lên đốt thứ hai, chiếc cầu thang đã mục rữa do kiên cường hứng chịu mấy trận mưa ào ạt từ đợt bão đầu hè có vẻ như đã không còn sức khỏe để chịu đựng đôi chân to như cột đình của Mị, cuối cùng đành lung lay hết mực đuổi cô xuống. Mị sợ quá! Liền luống cuống nhảy xuống ngay lập tức, may mà thang vẫn còn nể “tình nghĩa” bấy lâu nên chưa đổ sập vào người cô.
Chiếc thang già nua cuối cùng cũng không còn đủ độ cứng cáp để chiến đấu với thời gian và giông bão, Mị đành bất lực, đứng ngẩng mặt lên nhìn mép sân thượng bé nhỏ của mình đang lấp ló ở trên cao, nuốt nước bọt ừng ực. Đúng lúc đó bố của Mị lại xuất hiện, hình như ông vừa mới thắp hương xong, thấy cô con gái cứ đứng thần người ra cạo cạo chiếc thang đã cũ kĩ, ông liền hỏi: “Làm sao con khóc?”, Mị thút thít trả lời: “Thang của con bị ‘người ta’ làm mục mất rồi!” Thấy vậy, bố liền xoa đầu cô rồi cười hiền từ, nói bằng giọng lạc quan, “Đợi đấy! Ta sẽ sửa cho con!” Vậy là chỉ gần một tiếng sau, dưới bàn tay tài hoa đầy màu nhiệm của bố, chiếc thang cũ kĩ của Mị đã được dựng lên như cũ, cô hồi hộp bước lên từng bước, lo lắng bất an nhưng những tiếng “cót két” dường như đã sợ hãi mà bỏ cô đi rất xa rồi. Mị sung sướng quá, liền vừa hì hục trèo, vừa không quên ngoái xuống cám ơn “người cha già đáng kính”. Lúc đã ngồi yên vị trên sân thượng nhỏ bé đầy sỏi đá, những chỗ trũng vẫn còn ngập nước khiến cô không thể nằm soải ra, nhưng Mị vẫn không ngừng cười tủm tỉm, nghĩ về lúc bố cặm cụi đóng lại chiếc cầu thang cho cô, cô bỗng nhiên liên tưởng đến một “anh chàng thợ mộc tài hoa” nào đó…
Quá khứ khẽ lướt qua như một cơn gió chỉ ve vuốt trên ngọn cây, thoáng chốc đã tan biến tận phương trời nao… Cô lặng người nhìn mây trời, chợt nghiệm ra một điều như chân lý, “Ông trời ban cho phụ nữ một trái tim toàn vẹn, nhưng lại quên mất không cho họ một đôi tay và bờ vai vững chắc. Chính vì vậy mà người đàn ông mới sinh ra để cho họ gửi gắm và dựa dẫm cả đời.” Cô nghĩ thế, và bỗng dưng lại nhớ tới mẹ, chân lý trên dường như cũng bắt đầu sứt mẻ một tí, vì chân lý này chả phù hợp với mẹ cô chút nào cả! Bà là một người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, bà có cả một bờ vai lẫn đôi tay vững chắc, bởi vậy nên bà mới có thể thay chồng vừa làm bố, vừa làm mẹ cho hai đứa con thơ trong suốt mười tám năm ròng rã. Lâu dần, cô lại thấy mẹ giống người bố, còn bố thích hợp làm người mẹ hơn, bởi bố cô tính hiền hòa, dĩ hòa vi quý chứ không nóng nảy như mẹ. Mẹ cô lúc tức lên thì rất đáng sợ, tiếng bà gầm lên khiến bố cũng phải khóc thét, bởi vậy mà bố hay gọi mẹ là “sư tử Hà Đông”, điều này Mị hoàn toàn đồng ý, không buồn phủ nhận. Nhưng nay “sư tử Hà Đông” cũng đã về với khu rừng Hòa Bình quy ẩn rồi, chỉ còn lại bố hiền lành ở lại chăm sóc hai đứa con đã lớn tướng, ông chắc chắn không vất vả bằng mẹ, nhưng sự trở về của ông… cơ hồ cũng có thể coi như là một chuyến du lịch nghỉ ngơi dài hạn đối với mẹ.
Vào một buổi tối giữa tháng sáu, tôi hẹn chị Trâm ra trà chanh Chợ Gạo ngồi đạm đạo, dạo này khi không còn điên cuồng lao vào trò chơi tình ái, tôi lại bắt đầu quay trở về quỹ đạo sống cũ, dành thời gian cho bạn bè, gia đình và công việc nhiều hơn. Trong số những người bạn thân của tôi hiện tại thì chị Trâm là người có cùng sự tương đồng với tôi nhiều nhất, về hoàn cảnh gia đình cũng như những va chạm trong cuộc sống. Thỉnh thoảng khi có thời gian rảnh, tôi vẫn phải dành ra ít nhất một lần trong tuần để đi lượn lờ với chị, thế nên chuyện tình cảm của tôi, chị ấy cũng nắm bắt khá rõ. Đã hơn một tháng trôi qua, tôi không còn ủ rũ nữa, mà thật ra tôi cũng chưa bao giờ tỏ ra buồn rầu trước mặt mọi người, tôi sống với nụ cười, cho dù nó có hơi giả tạo.
Tối hôm ấy hai đứa ngồi nhâm nhi đĩa hướng dương được đặt ngay ngắn trên chiếc ghế nhựa màu xanh quen thuộc của quán trà chanh bên lề đường, vừa cười, vừa nói về chuyện tình yêu giời ơi đất hỡi. Thế rồi, bỗng dưng chị Trâm lại chìm vào suy tư, sau một hồi thì đột nhiên buột miệng hỏi tôi.
- Mai này! Chia tay Long em không buồn à?
- Bắt đầu từ bao giờ mà đòi chia tay?
- À…
Chị Trâm khẽ “À” một tiếng, tiếng “À” nghe thì cảm tưởng như có vẻ hiểu, nhưng thực chất lại chẳng hiểu cái gì hết. Bởi những tâm tư thầm kín tôi vẫn giấu sâu trong lòng, đâu có bao giờ phô bày ra cho người khác “chiêm ngưỡng”. Tôi khẽ nhấp một ngụm trà chanh, lòng lại miên man suy nghĩ về câu tiếp theo mà chị Trâm vừa nói.
- Tại chị thấy hồi trước em suốt ngày hớn hở kể về anh ý, xong bây giờ lại cứ như bốc hơi ấy. Chị nói thật, nếu buồn thì em cứ khóc đi cho nhẹ lòng, đừng cố nhịn như vậy.
Tôi chỉ khẽ xua tay, rồi lại nhoẻn miệng mỉm cười, một nụ cười yếu ớt, khiến người ta có cảm giác như đang gắng gượng nhưng thực chất lại không phải vậy. Có lẽ chị Trâm không hiểu, khi người ta đã trải qua quá nhiều tổn thương, thì mọi đớn đau hóa ra cũng chỉ là thói quen mà thôi, không đáng để khóc nữa.
……
Có người đã nói với tôi một câu như thế này: “Những người đã từng quen biết trong cuộc sống, dù muốn hay không, ắt sẽ có năng tương ngộ.” Điều đó chính xác đã xảy ra với tôi và Lâm đến hai lần, nếu như lần đầu tiên là cố tình, thì lần thứ hai chính là cái khả năng tự nhiên đó.
Tối hôm đi trà chanh với chị Trâm về, một mình tôi lại lang thang trên con phố vắng, lúc phóng qua hồ, tôi đã phi rất nhanh, nhanh hết sức có thể để tránh những ký ức từng tồn tại ở nơi đây vô tình ùa về hiện tại. Đúng lúc đó, có một anh thanh niên bất ngờ phóng tới theo chiều ngược lại, vẫn giữ vững bản lĩnh, tôi không thèm né tránh, vẫn phăm phăm tiến về phía trước. Lúc hai đầu xe gần chạm tưởng chừng sắp vang lên tiếng nổ đinh tai nhức óc thì chiếc xe SH lại kia lập tức bất ngờ quẹo trái, mặc dù suýt vãi cả ra quần nhưng khuôn mặt lạnh lùng của tôi vẫn không hề biến sắc. Tôi biết, bọn thanh niên vô văn hóa bây giờ rất hay lượn lờ lạng lách trêu gái trẻ, chuyện này đối với tôi cũng đã trở thành một thói quen, vậy nên thay vì né tránh hay tỏ ra bực bội, tôi chọn cách đối mặt và im lặng. Cũng không ít lần tôi thoát nạn được là nhờ thế. Nhưng lần này, tên thanh niên kia có vẻ là một tay lì lợm, mặc cho tôi đã lạnh tanh lao vút đi lẫn vào dòng người mờ ảo, hắn vẫn kiên quyết đuổi theo, cho đến khi bất ngờ ke được đầu xe của tôi khi tôi buộc phải rẽ vào một con ngõ nhỏ. Xung quanh tối om, cảm nhận được ánh đèn xe máy đang chĩa thẳng vào mặt mình, tôi khẽ nheo mắt nhìn, chau mày khó chịu. Rồi bước ra từ trong màn đêm ấy, một giọng nói vô cùng quen thuộc bất ngờ cất lên, như đánh tan cả sự sợ hãi mơ hồ đang ẩn hiện trên khuôn mặt sắp không giữ nổi bình tĩnh của tôi, Lâm vừa đi, vừa nhếch môi kinh ngạc nói.
- Anh biết mà! Anh đã biết là em rất lì mà! Đối đầu xe như thế mà không chịu nhường đường, nếu không phải là anh chắc em tan xác rồi!
Lâm nói điều này với vẻ vô cùng hào hứng, nhưng lại bị tôi lập tức hắt cho cả một gáo nước lạnh vào mặt. Tôi đáp trả anh bằng giọng thờ ơ.
- Không tránh em thì anh cũng tan xác!
- Em vẫn không thay đổi gì!
- Còn anh đã thay đổi nhiều…
Thoáng chút ngạc nhiên hiện lên trong đôi mắt anh, Lâm khẽ chau mày hỏi lại.
- Thay đổi gì?
- Trông anh già và xấu hơn! Ha ha ha!
Vậy là chúng tôi chính thức quen nhau trở lại từ đó.
Sau buổi đối đầu xe đầy kịch tính hôm ấy, Lâm mời tôi đi café, lúc này vẫn còn khá sớm nên tôi liền đồng ý. Dù sao thì Lâm đối với tôi cũng không phải người xa lạ, cũng không hiểu vì sao, đối với tôi, kể cả khi anh có không còn là người yêu đi chăng nữa thì Lâm vẫn đem lại cho tôi một cảm giác vô cùng gần gũi, thậm chí còn có thể dựa dẫm được. Nói hơi sến thì đối với tôi anh giống như một cánh rừng bao la rộng lớn, trong cánh rừng ấy có những thân cây vừa cao vừa rộng, lúc nào cũng dang tay sải bóng mát, chờ đợi tôi trở về ngả vào gốc cây, muốn thả mình nghỉ ngơi đến khi nào cũng được. Thế nên tôi đã ngồi giãi bày với anh ấy về mọi chuyện xảy ra trong suốt mấy tháng qua, mong chờ có một người có thể thực sự thấu hiểu. Lâm hiểu, vì giữa chúng tôi cũng đã từng có một lần cách xa.
Những ngày sau đó, anh thường xuyên rủ tôi đi chơi, đi café, đi xem phim, như một người bạn tán gẫu đơn thuần, mặc dù cũng có đôi lúc anh thể hiện sự quan tâm của mình hơi thái quá. Thật sự mà nói, tôi sợ cái sự thái quá ấy! Nhưng chỉ cần tôi hơi thay đổi thái độ một chút, Lâm sẽ dừng lại ngay, tôi thích anh bởi vì anh hiểu ý tôi như vậy.
Vào một ngày thứ bảy cuối tháng sáu, Lâm lại rủ tôi đi xem phim “Thế chiến Z”, cứ nghe đến đánh nhau bạo loạn là tôi thích mê rồi, chẳng chần chừ nhiều, tôi liền đồng ý ngay. Tối nay để đổi gió một chút, tôi ăn vận sexy hơi mọi hôm một xíu, khác với vẻ bụi bặm hoặc nhí nhảnh thường ngày. Lúc vừa nhìn thấy tôi xuất hiện từ đằng xa, y như rằng mắt Lâm sáng rực lên như hai quả đèn pha, khiến tôi phải bụm miệng cười đắc ý. Đoạn đường từ con dốc cạnh nhà sách ra đến ngoài đường lớn vô cùng ngắn, thế nhưng khi vô tình chạm phải ánh mắt của người con trai đang thong dong bước xuống trên những bậc cầu thang cao vút từ nhà sách Fahasa, tôi bỗng có cảm giác như đất trời đang ngưng lại, mọi thứ cứ như sụt thẳng dưới gót chân, giữ chặt lấy tôi, khiến tôi muốn bước cũng không thể bước nổi. Trong giây phút đó, anh cũng nhìn tôi như ngây dại, vẻ đờ đẫn hiện ra rõ rệt trong ánh mắt của cả hai, sau một hồi lâu im lặng, bỗng, Lâm hồ hởi lên tiếng.
- Mai! Đi mau thôi kẻo muộn!
Tôi như bừng tỉnh trước tiếng thúc giục của Lâm, giả vờ luống cuống lục lại túi đồ trong giây lát, xong đâu đấy mới liền vội vàng trèo lên xe Lâm. Kể từ lúc đó, ánh mắt tôi vẫn không hề dời khỏi người con trai đang cầm cuốn sách dày cộp trên tay kia, tôi không biết anh bắt đầu tập thói quen đọc sách từ khi nào, chỉ biết, khi đôi tay tôi đang đưa lên, cố tình chạm vào eo của Lâm và khẽ siết chặt nó lại, đôi mắt anh bỗng nhắm nghiền.
Chúng tôi không thể yêu nhau, cũng không còn đường quay lại với nhau được nữa. Chẳng phải chỉ còn hai tháng nữa là anh đã chính thức thành người đàn ông có vợ rồi đó sao? Bởi vậy lúc này đây, nếu có thể, xin anh… hãy hận tôi… càng nhiều càng tốt.
Trong giây lát, chúng tôi nhanh chóng dời điểm nhìn khỏi nhau, rồi thờ ơ lướt qua nhau, không chào hỏi, không va chạm, hệt như hai người xa lạ, hoàn toàn chưa từng xuất hiện trong cuộc đời của nhau. Cảm giác lúc đó, chỉ có thể diễn tả bằng hai từ: “Vỡ nát!”
/46
|